1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN

167 443 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 2,58 MB

Nội dung

Trong cuộc sống hàng ngày, con người không chỉ tiêu thụ và sử dụng một số lượng lớn các nguyên liệu, sản phẩm từ thiên nhiên, từ sản xuất để tồn tại và phát triển mà đồng thời cũng vứt thải lại cho thiên nhiên và môi trường sống các phế thải, rác thải. Nền kinh tế xã hội càng phát triển, dân số tại các vùng đô thị, trung tâm công nghiệp càng tăng nhanh thì phế thải và rác thải càng nhiều và ảnh hưởng trực tiếp trở lại đời sống của con người: gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh tật, làm giảm sức khỏe cộng đồng, chiếm đất đai để chôn lấp, làm bãi rác, làm mất cảnh quan các khu dân cư, đô thị,… Cùng với những vấn đề ô nhiễm

LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống hàng ngày, con người không chỉ tiêu thụ và sử dụng một số lượng lớn các nguyên liệu, sản phẩm từ thiên nhiên, từ sản xuất để tồn tại và phát triển mà đồng thời cũng vứt thải lại cho thiên nhiên và môi trường sống các phế thải, rác thải. Nền kinh tế - xã hội càng phát triển, dân số tại các vùng đô thị, trung tâm công nghiệp càng tăng nhanh thì phế thải và rác thải càng nhiều và ảnh hưởng trực tiếp trở lại đời sống của con người: gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh tật, làm giảm sức khỏe cộng đồng, chiếm đất đai để chôn lấp, làm bãi rác, làm mất cảnh quan các khu dân cư, đô thị,… Cùng với những vấn đề ô nhiễm môi trường sống chung thì vấn đề ô nhiễm chất thải rắn nói riêng tại các đô thị ở Việt Nam đang là vấn đề cấp thiết đặt ra và cần được giải quyết kịp thời. Thành phố Quy Nhơn cũng không nằm ngoài xu thế đó. Là một trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của tỉnh Bình Định, thành phố đã và đang góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của tỉnh về tất cả các lĩnh vực: công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ,…Tuy nhiên bên cạnh đó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là sự phát sinh chất thải rắn - một bức xúc và nan giải hiện nay của thành phố. Để thành phố Quy Nhơn phát triển theo hướng bền vững, trở thành một điểm du lịch thu hút nhiều du khách tham quan thì việc quản lý và Page | 1 xử lý phù hợp với thực trạng môi trường nơi đây là việc làm hết sức cần thiết. Do đó, em đã chọn đề tài “PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN” tập trung vào việc đánh giá tác động đến môi trường không khí dựa trên phần mềm Industrial Source Complex Short Term (ISCST3) và khả năng phát tán chất ô nhiễm nguồn nước sông Hà Thanh thông qua mô hình Streeter Phelps. Nội dung đồ án: ♦ Chương 1 Tổng quan về quy trình quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Quy Nhơn. ♦ Chương 2 Cơ sở lý thuyết của các công cụ đánh giá chất lượng môi trường không khí, môi trường nước và chất thải rắn. ♦ Chương 3 Đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn ♦ Chương 4 Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị về quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn. Page | 2 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ QUY NHƠN Chất thải rắn (CTR) được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa. Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) bao gồm chất thải từ khu dân cư, khu vực buôn bán thương mại và khu vực công nghiệp. Nó có thể hoặc không bao gồm chất thải xây dựng và chất thải từ việc đập phá các công trình xây dựng cũ. Chất thải rắn đô thị được định nghĩa là: vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy. 1.1 Tình hình quản lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam 1.1.1 Tình hình phát sinh chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam [10] Lượng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam lên đến hơn 15 triệu tấn mỗi năm, trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, các khu chợ và kinh doanh chiếm tới 80% tổng lượng chất thải phát sinh trong cả nước. Lượng còn lại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại tuy phát sinh với khối lượng ít hơn nhiều nhưng cũng được coi là nguồn thải đáng Page | 3 lưu ý do chúng có nguy cơ gây hại sức khỏe và môi trường rất cao nếu như không được xử lý theo cách thích hợp. Chất thải chủ yếu tập trung ở các vùng đô thị. Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt của cả nước). Ước tính mỗi người dân đô thị ở Việt Nam trung bình phát thải khoảng 2/3kg chất thải mỗi ngày, gấp đôi lượng thải bình quân đầu ở vùng nông thôn. Chất thải ở các vùng đô thị thường có tỷ lệ các thành phần nguy hại lớn hơn như các loại pin, các loại dung môi sử dụng trong gia đình và các loại chất thải không phân hủy như nhựa, kim loại và thủy tinh. Chất thải công nghiệp ước tính lượng phát thải chiếm khoảng 20- 25% tổng lượng chất thải sinh hoạt, tùy theo quy mô và cơ cấu công nghiệp của từng tỉnh/thành phố. Chất thải công nghiệp tập trung nhiều ở miền Nam, gần một nửa lượng chất thải công nghiệp của cả nước phát sinh ở khu vực Đông Nam Bộ trong đó TP.Hồ Chí Minh, thành phố chính của khu vực này phát sinh 31% tổng lượng chất thải công nghiệp cả nước. Chất thải nguy hại tổng lượng phát sinh trong năm 2003 ước tính cỡ 160.000 tấn. Một tỷ lệ rất lớn lượng chất thải này (cỡ 130.000 tấn/năm) phát sinh từ công nghiệp. Chất thải y tế nguy hại từ các bệnh viện, cơ sở y tế và điều dưỡng chiếm cỡ 21.000 tấn/năm, trong khi các Page | 4 nguồn phát sinh chất thải nguy hại từ hoạt nông nghiệp chỉ khoảng 8.600 tấn/năm. (Theo kết quả điều tra sơ bộ của Cục Bảo vệ môi trường 2003) Với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa và hiện đại hóa nhanh, ước tính lượng phát sinh chất thải sẽ tăng lên đáng kể, thành phần chất thải khó phân hủy và tính độc hại cũng gia tăng và trở thành mối quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường. 1.1.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và con người Các vấn đề ô nhiễm môi trường như ô nhiễm môi trường nước và không khí cũng liên quan đến việc quản lý chất thải rắn không hợp lý. Chính vì thế mà chất thải rắn hiện nay đang là vấn đề bức xúc đối với toàn xã hội, nhất là trong quá trình đô thị, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Từ trước đến nay ở nước ta, rác thải chủ yếu được xử lý theo hình thức chôn lấp hay tập kết vào những bãi rác lộ thiên, vấn đề này gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người. Đối với môi trường: việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn không tốt sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng chất thải rắn trong đô thị. Điều này không những làm mất mỹ quan đô thị, gây mùi hôi thối, là nơi sản sinh của ruồi, muỗi, nơi cư trú của các loại vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật mà còn là nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí làm cho môi trường sống ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng. Page | 5 Đối với con người: chất thải rắn khi phát sinh có thể thâm nhập vào môi trường không khí dưới dạng bụi hoặc các chất khí sinh ra do quá trình phân hủy như: H 2 S, NH 3 …rồi theo đường hô hấp vào cơ thể người hay sinh vật. Một phần thấm vào nước, đất thông qua chuỗi thức ăn vào cơ thể người và gây bệnh. Đây là những mối nguy hại đe dọa đến cuộc sống của con người, do đó cần phải có biện pháp quản lý thích hợp. Không những thế việc quản lý và thu gom chất thải rắn không tốt sẽ không thu hồi và tái chế được các thành phần vô cơ trong rác thải như giấy, kim loại, nhựa gây lãng phí của cải vật chất cho xã hội. 1.1.3 Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên trách về chất thải rắn đô thị trong cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, đơn vị sản xuất…). Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị là thiết yếu, có vai trò kiểm soát các vấn đề liên quan đến chất thải rắn bao gồm: 1) Sự phát sinh; 2) Thu gom, lưu giữ và phân loại tại nguồn; Page | 6 3) Thu gom tập trung; 4) Trung chuyển và vận chuyển; 5) Phân loại, xử lý và chế biến; 6) Thải bỏ chất thải rắn một cách hợp lý; Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý chất thải rắn Quản lý chất thải rắn đô thị liên quan đến các vấn đề như quản lý hành chính, tài chính, luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật. Để giải quyết vấn đề liên quan đến chất thải rắn, cần phải có sự phối hợp hoàn chỉnh giữa các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quy hoạch vùng - thành phố, địa lý, sức khỏe cộng đồng, xã hội học, kỹ thuật, khoa học, và các vấn đề khác. Page | 7 ♦ Mục đích của quản lý chất thải rắn: -Bảo vệ sức khỏe cộng đồng. -Bảo vệ môi trường. -Sử dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng. -Tái chế và sử dụng tối đa rác hữu cơ. -Giảm thiểu chất thải rắn tại các bãi đổ. 1.1.4 Hiện trạng quản lý chất thải rắn hiện nay Ở nước ta, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở các đô thị - khu công nghiệp được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một mặt góp phần tích cực cho sự phát triển của đất nước, mặt khác tạo ra một khối lượng chất thải rắn ngày càng lớn ( bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện…). Việc thải bỏ một cách bừa bãi chất thải rắn không hợp vệ sinh ở các đô thị, khu công nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, làm phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người. Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong nước, trong khi đó công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp còn rất yếu kém. Page | 8 Tại các thành phố việc thu gom và vận chuyển chất thải đô thị do Công ty môi trường đô thị (URENCO) đảm nhận. Tuy nhiên hiện nay cũng đã xuất hiện nhiều tổ chức tư nhân tham gia công việc này. Hiện nay, ở Việt Nam năng lực thu gom chất thải rắn ở tất cả các đô thị và khu công nghiệp mới chỉ đạt khoảng 20-40%. Rác thải chưa phân loại tại nguồn, được thu gom lẫn lộn và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Việc ứng dụng các công nghệ tái chế chất thải rắn để tái sử dụng còn rất hạn chế, chưa được tổ chức và quy hoạch phát triển. Các cơ sở tái chế rác thải có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả tái chế còn thấp và quá trình hoạt động cũng gây ô nhiễm môi trường. Hiện chỉ có một phần nhỏ rác thải ( khoảng 1,5 - 5% tổng lượng rác thải) được chế biến thành phân bón vi sinh và chất mùn với công nghệ hợp vệ sinh. [10] Giải quyết vấn đề chất thải rắn là một bài toán phức tạp từ khâu phân loại chất thải rắn, tồn trữ, thu gom đến việc vận chuyển, tái sinh, tái chế và chôn lấp. Biện pháp xử lý chất thải rắn hiện nay chủ yếu là chôn lấp, nhưng chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn nào đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường. Các bãi chôn lấp chất thải rắn vẫn còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Chất thải rắn phát sinh tại các khu công nghiệp đang được thu gom và xử lý chung với rác thải sinh hoạt đô thị vì chưa có khu xử lý riêng Page | 9 dành cho chất thải rắn công nghiệp. Chất thải nguy hại (trong đó có chất thải bệnh viện) chỉ được thu gom với tỷ lệ khoảng 50-60%. [10] 1.1.5 Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu chất thải rắn Hạn chế và tiến tới cấm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bệnh viện…cũng như các hộ gia đình đổ chất thải ra sông, hồ, đường phố. Kiểm soát nghiêm ngặt để bảo đảm việc thải và vận chuyển các chất thải theo các quy định vệ sinh môi trường. Các vi phạm đều bị xử lý theo Luật bảo vệ môi trường và các quy định có liên quan của Việt Nam. Tổ chức thu gom kịp thời và triệt để chất thải, tiến hành phân loại chất thải ngay từ nguồn thải để thuận tiện cho việc tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy. Khuyến khích việc áp dụng các công nghệ mới trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải. Vận động thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, xóa bỏ các thói quen xấu như vứt rác thải, chất thải bừa bãi…ở các đô thị; tuân theo các quy định cụ thể về vệ sinh môi trường. Tiến hành việc quy hoạch xây dựng các bãi chôn chất thải theo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và đáp ứng được yêu cầu chôn lấp chất thải của địa phương. Đầu tư cơ sở vật chất để áp dụng các công nghệ xử lý hoặc tiêu hủy chất thải phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường, trước hết là chất thải công nghiệp độc hại và chất thải bệnh viện để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Page | 10 [...]... hàng ngày lớn và đang ngày một tăng, có ảnh hưởng nhiều đến môi trường đô thị 1.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn 1.3.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị thành phố Quy Nhơn Chất thải rắn của thành phố Quy Nhơn được thải ra từ các hộ gia đình, các chợ, các xí nghiệp sản xuất, các bệnh viện, đường hè phố, các công trình công cộng và phế thải xây dựng trong thành phố 1.3.2... thông số cơ bản và quan trọng nhất trong việc thiết kế hệ thống quản lý rác như lựa chọn thiết bị chứa, thu gom và vận chuyển, phân tuyến và mạng lưới thu gom, đề ra các văn bản pháp quy phục vụ công tác quản lý cũng như việc lựa chọn phương pháp xử lý Page | 28 1.3.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Quy Nhơn 1.3.3.1 Hiện trạng phân loại, thu gom và vận chuyển a) Phân loại: Việc phân. .. một số phương pháp xử lý chất thải rắn thường hay được sử dụng nhất ở nước ta cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng của nó Vì vậy khi xử lý chúng ta cần phải xem xét thật kỹ các yếu tố cần thiết để lựa chọn một phương pháp xử lý cho phù hợp 1.2 Quy trình quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Quy Nhơn Thành phố Quy Nhơn là trung tâm kinh... gom và vận chuyển a) Phân loại: Việc phân loại chất thải rắn là một việc làm rất quan trọng nó quy t định tới hiệu quả của quá trình quản lý các nguồn chất thải thuộc loại này Cũng bởi thực trạng của quản lý chất thải hiện nay ở Quy Nhơn việc phân loại chất thải rắn chưa được thực hiện tốt, tình trạng các loại chất thải rắn được đổ thải lẫn lộn với nhau và đưa đến bãi chôn lấp diễn ra phổ biến Việc... lượng rác này và được thu gom bằng 2 hình thức: chính thống (do đơn vị chuyên trách thu gom chất thải rắn đảm nhận) và không chính thống (do người dân, các cơ sở tái chế, tái sử dụng lại chất thải rắn này và thu gom và mua về)  Các loại chất thải khác: Công ty môi trường đô thị Quy Nhơn hiện đang quản lý một số loại chất thải khác như sau: Page | 34 - Phế thải xây dựng và sửa chữa; - Chất thải từ bãi... bàn là 79 tấn/ngày 1.3.2.2 Thành phần Thành phần chất thải rắn đô thị thành phố Quy Nhơn không cố định mà thay đổi theo thời gian và điều kiện sống Tuy nhiên, đó chỉ là sự thay đổi về lượng còn thành phần định tính thì hầu như không thay đổi và bao gồm các thành phần sau: Bảng 2.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Quy Nhơn TT 1 2 3 4 5 6 7 Page | 27 Thành phần Chất hữu cơ Xương/sành, sứ... các phương pháp xử lý chất thải rắn cần xem xét các yếu tố sau: -Thành phần, tính chất chất thải rắn ( sinh hoạt, công nghiệp, nguy hại và không nguy hại) -Tổng lượng chất thải rắn cần được xử lý -Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng -Yêu cầu bảo vệ môi trường 1.1.6.2 Các phương pháp xử lý chất thải rắn Tùy theo yêu cầu xử lý và đặc điểm của rác thu gom mà lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp Tuy... sành sứ và các chất rắn Tính chất nguy hại Không Có Có Không Có Tỷ lệ % 52,9 10,1 8,8 2,9 2,3 Có Không Có Không 0,9 0,8 0,6 20,9 khác Tổng cộng Tỷ lệ phần chất thải nguy hại 100 22,6 Thành phần chất thải rắn thương mại giống như thành phần của chất thải rắn sinh hoạt thành phố  Mỗi khu vực khác nhau sẽ có thành phần và khối lượng rác khác nhau Trong công tác quản lý rác thải đô thị, khối lượng và thành. .. Dân số lao động Theo số liệu của niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn, dân số chính thức của thành phố năm 2008 là 271248 người Trong đó, dân số nội thị là 242002 người, chiếm 90,3% dân số toàn thành phố Diện tích và dân số trung bình trong các năm gần đây của các phường, xã của thành phố Quy Nhơn, cân đối lao động xã hội được trình bày trong các bảng sau: Bảng 2.1 Đơn vị hành chính, diện tích, dân số. .. được một số phế thải để tái sử dụng hoặc tái sản xuất đồng thời thể hiện sự hạn chế trong quản lý  Đối với chất thải sinh hoạt: Hầu hết các loại chất thải từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học, chợ đều thu gom chung và đưa đến bãi rác, còn chất thải vườn như rơm rạ, rau, quả được sử dụng lại để làm phân bón, làm thức ăn cho gia súc, hoặc làm chất đốt  Đối với chất thải công nghiệp: Một số loại chất . thành phố Quy Nhơn ♦ Chương 4 Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị về quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn. Page | 2 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ THÀNH. cần thiết. Do đó, em đã chọn đề tài “PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN” tập trung vào việc đánh giá tác động đến môi trường không khí. chuyển và vận chuyển; 5) Phân loại, xử lý và chế biến; 6) Thải bỏ chất thải rắn một cách hợp lý; Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý chất thải rắn Quản lý chất thải rắn

Ngày đăng: 21/05/2015, 09:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS Trần Hiếu Nhuệ (2001), Quản lý chất thải rắn đô thị tập 1, Nhà xuất bản xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất thải rắn đô thị tập 1
Tác giả: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng
Năm: 2001
2. PGS.TS Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Xuân Nguyên
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2004
3. PGS.TS Nguyễn Hồng Khánh (2009), Môi trường bãi chôn lấp chất thải và kỹ thuật xử lý nước rác, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường bãi chôn lấp chất thải và kỹ thuật xử lý nước rác
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Hồng Khánh
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2009
4. GS.TS Virginia Maclaren và GS.TS Trần Hiếu Nhuệ (2005), Quản lý tổng hợp chất thải ở Campuchia, Lào và Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý tổng hợp chất thải ở Campuchia, Lào và Việt Nam
Tác giả: GS.TS Virginia Maclaren và GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật
Năm: 2005
5. GS.TS Trần Ngọc Chấn (2004), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải tập (1,3), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải tập (1,3)
Tác giả: GS.TS Trần Ngọc Chấn
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2004
6. Trịnh Thành, Bài giảng mô hình hóa trong công nghệ môi trường và quản lý môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng mô hình hóa trong công nghệ môi trường và quản lý môi trường
7. Nghiêm Trung Dũng, Bài giảng kỹ thuật xử lý ô nhiễm khí, Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kỹ thuật xử lý ô nhiễm khí
8. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Bài giảng Quản lý chất thải rắn, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Quản lý chất thải rắn
9. Bùi Tá Long, Bài giảng Mô hình BOD/DO đơn giản – Mô hình Streeter – Phelps và nghiên cứu phát triển mô hình Streeter Phelps,Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Mô hình BOD/DO đơn giản – Mô hình Streeter – Phelps và nghiên cứu phát triển mô hình Streeter Phelps
20. US – EPA (1995), EPA’s guide for the industrial source complex dispersion models, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: EPA’s guide for the industrial source complex dispersion models
Tác giả: US – EPA
Năm: 1995
10. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 Khác
11. UBND tỉnh Bình Định & Ban CBDA VSMT thành phố Quy Nhơn (2005), Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn thành phố Quy Nhơn năm 2005 Khác
12. UBND tỉnh Bình Định & UBND thành phố Quy Nhơn (2005), Báo cáo dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải thành phố Quy Nhơn năm 2005 Khác
13. Ban quản lý dự án vệ sinh môi trường Quy Nhơn (2009), Báo cáo thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ thuộc tiểu dự án VSMT thành phố Quy Nhơn năm 2009 Khác
14. UBND tỉnh Bình Định (2009), Báo cáo quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020 Khác
15. Quyết định số 1344/QĐ-STNMT ngày 15/7/2009 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ thuộc dự án nhà máy xử lý Khác
17. Luật Bảo vệ môi trường 2005, Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.Tiếng Anh Khác
18. WHO (1993), Assessment of sources of air, water, and land pollution Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w