1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BẢN BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP ĐƠN VỊ THỰC TẬP SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG TRỊ

43 311 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 341,5 KB

Nội dung

Qua hơn 20 năm lập lại tỉnh,ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đã tích cực nổ lực cố gắng phấn đấu vươn lên khắc phục những khó khăn,thử thách để hoàchung trong sự nghiệp phát triển của toàn

Trang 1

KHOA ĐẦU TƯ

- -BẢN BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢPĐƠN VỊ THỰC TẬP: SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG TRỊ

Trang 2

Chương 1: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập

I.Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị

Năm 1945 khi đất nước và tỉnh nhà tạm thời chia làm hai miền,cùng với sự

ra đời của của Uỷ ban Kế hoạch nhà nước,Uỷ ban Kế hoạch khu vực VĩnhLinh ,một đặc khu đặc biệt của miền Bắc xã hội chủ nghĩa được thành lập.Saungày Quảng Trị được giải phóng đến Bắc sông Thạch Hãn năm 1972 thìngành Kế hoạch Quảng Trị được hình thành và đi vào hoạt động

Năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng,Ngành Kế hoạch Quảng Trị là cơquan kế hoạch đầu tiên của các tỉnh miền Nam đã hoà nhập với uỷ ban Kếhoạch tỉnh Quảng Bình và tỉnh Thừa Thiên Huế thành Uỷ ban Kế hoạch tỉnhBình Trị Thiên

Đến năm 1989,tỉnh Quảng Trị được lập lại và Uỷ ban Kế hoạch tỉnh cùngvới hệ thống ngành Kế hoạch từ tỉnh đến cơ sở được hình thành

Qua hơn 20 năm lập lại tỉnh,ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đã tích cực nổ lực

cố gắng phấn đấu vươn lên khắc phục những khó khăn,thử thách để hoàchung trong sự nghiệp phát triển của toàn tỉnh.Đặc biệt trong những năm trởlại đây Sở Kế hoạch và đầu tư đã tập trung xây dựng và chỉ đạo thực hiện các

kế hoạch hàng năm,kế hoạch 5 năm phục vụ thiết thực đại hội Đảng bộtỉnh.Xây dựng đề án quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh,đề xuất lựachọn các chương trình dự án ưu tiên về phát triển kinh tế xã hội,các cân đốichủ yếu về vốn,đầu tư xây dựng.Nắm bắt tình hình hoạt động của các doanhnghiệp trên địa bàn để gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của toàntỉnh

Sở Kế hoạch và đầu tư là trung tâm đầu mối theo dõi,kiểm tra việc thực

hiện quy hoạch,kế hoạch các chương trình dự án phát triển.Là bộ máy thammưu với tỉnh đề ra những biện pháp về cơ chế,chính sách phát triển kinh tế xãhội mang lại kết quả thiết thực

II.Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị

-Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

tỉnh Quảng Trị, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, gồm: tổng hợp về quyhoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ

Trang 3

chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước,đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trongphạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanhnghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ côngthuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh theo quy định củapháp luật.

-Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoảnriêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy bannhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra vềchuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

-Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định củapháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thểsau:

1.Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

1.1 Dự thảo quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội 05 năm và hàng năm của tỉnh; bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngânsách của địa phương; kế hoạch xúc tiến đầu tư của tỉnh; các cân đối chủ yếu

về kinh tế - xã hội của tỉnh; trong đó có cân đối tích lũy và tiêu dùng, cân đốivốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính;

1.2 Dự thảo chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệmtheo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm đểbáo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành, phối hợp việc thực hiện các cân đốichủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh;

1.3 Dự thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanhnghiệp nhà nước do địa phương quản lý; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợđối với việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệpnhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh;

1.4 Dự thảo các quyết định, chỉ thị; chương trình, biện pháp tổ chứcthực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tưthuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư;

Trang 4

1.5 Dự thảo các văn bản về danh mục các dự án đầu tư trong nước vàđầu tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh tỏng trường hợp cầnthiết;

1.6 Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về tiêuchuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp Phó phòng Phòng Tài chính – Kếhoạch thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, huyện, thị xã (gọi tắt là cấp huyện)sau khi thống nhất ý kiến với Sở Tài chính

2 Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

2.1 Dự thảo Quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyềnban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nước củaSở;

2.2 Dự thảo quyết định thành lập, sát nhập, chia tách, tổ chức lại, giảithể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật;

2.3 Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyềncủa Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân cấp

3 Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra,

thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch vàđầu tư; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách,quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý nhànước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt

4 Về quy hoạch và kế hoạch:

4.1 Công bố và chịu trách nhiệm hướng dẫn các Sở, ban, ngành, địaphương tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định;

4.2 Quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được

Ủy ban nhân dân tỉnh giao;

4.3 Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,thành phố xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh đã được phê duyệt;

4.4 Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổngân sách cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh

Trang 5

5 Về đầu tư trong nước và nước ngoài:

5.1 Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trímức vốn đầu tư phát triển cho từng chương trình, dự án thuộc ngân sách nhànước do tỉnh quản lý phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theongành, lĩnh vực;

5.2 Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liênquan thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư pháttriển của các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; giám sát đầu tư củacộng đồng theo quy định của pháp luật;

5.3 Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, thanh tra, giám sát, thẩm định,thẩm tra các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

5.4 Quản lý các hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nướcngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiếnđầu tư theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hướng dẫn thủtục đầu tư theo thẩm quyền

6 Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ:

6.1 Vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA và cácnguồn viện trợ phi Chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các Sở, ban, ngành xâydựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng nguồn vốn ODA và cácnguồn viện trợ phi Chính phủ; tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sửdụng vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ trình Ủy ban nhân dântỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

6.2 Đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và các nguồn việntrợ phi Chính phủ; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng,giải ngân thực hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ cóliên quan đến nhiều Sở, ban, ngành và các địa phương; định kỳ tổng hợp báocáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồnviện trợ phi Chính phủ

7 Về quản lý đấu thầu:

7.1 Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Ủyban nhân dân tỉnh về hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật

Trang 6

7.2 Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiệncác quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp tình hình thực hiện các dự

án đấu thầu đã được phê duyệt và tình hình thực hiện công tác đấu thầu theoquy định

8 Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh:

8.1 Thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập, sắp xếp, tổchức lại doanh nghiêp nhà nước do tỉnh quản lý; tổng hợp tình hình sắp xếp,đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác;

8.2 Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký kinhdoanh; đăng ký tạm ngừng kinh doanh; cấp mới, bổ sung, thay đổi, cấp lại vàthu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạtđộng chi nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Sở;phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử

lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký kinh doanh của các doanhnghiệp tại địa phương; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký kinhdoanh theo quy định của pháp luật

9 Về kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân:

9.1 Đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách, kếhoạch phát triển, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn,theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch,

cơ chế, chính sách phát triển và hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể,kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh;

9.2 Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết cácvướng mắc về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân

có tính chất liên ngành;

9.3 Đầu mối phối hợp với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nướcnghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, xây dựng các chương trình, dự án trợ giúp,thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân trênđịa bàn tỉnh;

9.4 Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tưgửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan ngang

Trang 7

Bộ có liên quan về tình hình phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địabàn tỉnh.

10 Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy

định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh

11 Chịu trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế

hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở đối với Phòng Tài chính Kếhoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

12 Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ;

xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước vàchuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực được giao

13 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của

pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý cáchành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở;phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí

14 Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, tài

chính, tài sản, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ theoquy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổchức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, khen thưởng, kỷ luật đốivới cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Sở

và phát triển nguồn nhân lực ngành Kế hoạch và Đầu tư ở địa phương

15 Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ

được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư

16 Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo

quy định của pháp luật

III.Cơ cấu tổ chức

1 Lãnh đạo Sở:

1.1 Sở Kế hoạch và Đầu tư có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc

1.2 Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy bannhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạtđộng của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dântỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định;

1.3 Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệmtrước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công Khi

Trang 8

Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy nhiệm điềuhành các hoạt động của Sở;

1.4 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệmlại Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư theo tiêu chuẩnchuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền ban hành và theo các quyđịnh của nhà nước về quản lý cán bộ công chức

1.5 Việc điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm,cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với Giámđốc và các Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư do Chủ tịch Ủy ban nhândân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật

2 Cơ cấu tổ chức các phòng ban

2.1 Văn phòng:

Tham mưu giúp lãnh đạo Sở về công tác đối nội, đối ngoại, tổ chức bộmáy, kế toán tài chính, thi đua khen thưởng, văn thư lưu trữ, công tác hànhchính quản trị cơ quan

2.2 Thanh tra:

Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, theohướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh vàhướng dẫn nghiệp vụ thanh tra kế hoạch và đầu tư của Thanh tra Bộ Kế hoạch

2.4 Phòng Thẩm định:

Tham mưu về thực hiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn đốivới công tác thẩm định dự án đầu tư, hồ sơ xét thầu, hồ sơ mời thầu và nhữngtài liệu có liên quan

Trang 9

2.5.Phòng Đăng ký kinh doanh:

Tham mưu cho lãnh đạo về việc phối hợp với các ngành xây dựng chỉtiêu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, theo dõi quá trìnhhoạt động của sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trong tỉnh, hộkinh doanh cá thể, hợp tác xã trên địa bàn, làm đầu mối quản lý và đăng kýkinh doanh; là đầu mối của hoạt động sắp xếp doanh nghiệp nhà nước trên địabàn tỉnh Cà Mau

2.6 Phòng Kinh tế đối ngoại:

Tham mưu về lĩnh vực kinh tế đối ngoại của tỉnh bao gồm: đầu tư trựctiếp của nước ngoài, viện trợ quốc tế, hợp tác kinh tế và khoa học với các tổchức quốc tế, nghiên cứu về chính sách kinh tế đối ngoại, tổ chức tiếp đón cácđoàn khách quốc tế đến quan hệ làm việc

2.7 Phòng Văn hóa - Xã hội:

Tham mưu về công tác quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia, các

dự án thuộc lĩnh vực văn hóa-xã hội mà phòng quản lý; nghiên cứu đề xuấtcác chính sách và cơ chế quản lý đối với các chương trình, mục tiêu

2.8.Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn:

-Tham mưu cho Giám đốc Sở về cơ chế, chính sách quản lý nhà nước, cácgiải pháp, biện pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện về quy hoạch, kế hoạch,quản lý đầu tư, các chương trình, đề án thuộc lĩnh vực: nông nghiệp và pháttriển nông thôn, chính sách dân tộc, nước sạch nông thôn, tài nguyên môitrường trên địa bàn toàn tỉnh có hiệu quả

-Chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn xây dựng kế hoạch 5 năm,hàng năm, thẩm định quy hoạch ngành thuộc các lĩnh vực do Phòng phụ tráchtheo quy định hiện hành

-Theo dõi và hướng dẫn các ngành, các địa phương, đơn vị thực hiện quyhoạch ngành; kế hoạch và quản lý các dự án đầu tư; tham gia quyết toán côngtrình; đề xuất điều chỉnh kế hoạch, danh mục đầu tư của các ngành và lĩnhvực thuộc Phòng phụ trách Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vàcác nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi khối, ngành

do Phòng theo dõi

Trang 10

IV.Những kết quả chủ yếu đạt được giai đoạn 2006-2009

1/ Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng:

Cấp uỷ Chi bộ, Ban Giám đốc, Ban chấp hành Công đoàn đã thườngxuyên quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng Các văn bản củaĐảng, các Nghị quyết của Tỉnh, các Chỉ thị của các cấp tùy theo nội dung,mức độ để phổ biến, truyền đạt cho đội ngũ cốt cán hoặc toàn thể CBCC Đãlồng ghép phối hợp công tác giáo dục với cuộc vận động: “Học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Chính vì thế, đội ngũ CBCC tintưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, có tinh thần tráchnhiệm, tích cực và tận tụy với công việc được phân công, đáp ứng yêu cầu vềtiến độ thời gian và chất lượng công việc cơ quan

Cấp uỷ, Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng cùng toàn thể CBCC đã xâydựng được sự đoàn kết nhất trí Sự đoàn kết được khởi đầu và bắt nguồn từ sựgương mẫu của Ban lãnh đạo, Cấp uỷ, nói đi đôi với làm; biết phát huy trí tuệtập thể, sức mạnh tổng hợp và phát huy dân chủ, tính sáng tạo của từng CB-

CC trong chỉ đạo, điều hành và quá trình tác nghiệp; biết chăm lo đến quyềnlợi và sự tiến bộ của mọi người trong cơ quan Do vậy, đã tạo được sự gắn bógần gũi, thân thiện trong môi trường công tác tạo được không khí làm việchăng hái, vui vẻ, hòa nhã, tôn trọng, nghiêm túc, hiệu quả, là nhân tố quyếtđịnh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của cơ quan

Trong năm, cơ quan không có cán bộ công chức nào vi phạm các chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Mặc dù đời sống cònkhó khăn, nhưng tư tưởng của CB-CC ổn định, vững vàng, luôn khắc phụckhó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Qua thực tiễn công tác,đội ngũ cán bộ công chức đã từng bước trưởng thành, có kinh nghiệm, đápứng cơ bản về năng lực quản lý, trình độ chuyên môn và tỏ rõ bản lĩnh trongquá trình thực thi công vụ, góp phần tích cực vào bức tranh toàn cảnh vềthành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong năm 2009

2/ Về thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị:

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của UBND tỉnh, sự chỉ đạo của cấp ủy, quản

lý, điều hành của Ban Giám đốc, ngay từ đầu năm, cơ quan đã xây dựngChương trình công tác trọng tâm, giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng trongtừng thời gian cụ thể, động viên toàn thể CBCC chủ động thực hiện nhiệm vụ

Trang 11

chính trị được giao, đảm bảo về thời gian và chất lượng công việc từng tuần,từng tháng, từng quý.

Với phương châm là đoàn kết, phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợpcủa cả Sở, bằng những giải pháp hữu hiệu để hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn2006-2009 Cụ thể ở một số mặt công tác sau:

2.1 Công tác xây dựng, quản lý quy hoạch phát triển KT-XH đã từng bước được đổi mới:

Trên tinh thần đổi mới công tác quy hoạch phù hợp với tình hình địaphương và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện chủ trương của Thủtướng Chính phủ và nhiệm vụ UBND tỉnh giao, cơ quan đã phối hợp với cácban ngành và các huyện thị trong tỉnh xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế -

xã hội đến năm 2020 Bản quy hoạch đã cập nhật khá đầy đủ thông tin và đưa

ra nhiều định hướng và giải pháp quan trọng nhằm khai thác tối đa mọi tiềmnăng lợi thế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội tỉnh tiến nhanh và bền vữngtrong thời kỳ mới

Cơ quan đã hoàn thành các báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm

vụ KT-XH hàng kỳ cho HĐND, UBND và làm căn cứ giúp Tỉnh ủy xây dựngbáo cáo của BCH Đảng bộ Tỉnh Các báo cáo đã phân tích làm rõ các giảipháp điều hành tham mưu cho tỉnh nhằm chống giảm phát, duy trì sự ổn định

và phát triển kinh tế của tỉnh, giữ vững an sinh xã hội Ngoài ra còn hoànthành nhiều báo cáo tổng hợp, chuyên đề về tình hình thực hiện nhiệm vụ quyhoạch, kế hoạch, đầu tư, phát triển các chương trình dự án lớn, chống thamnhũng, nội vụ, thanh tra phục vụ công tác giám sát của Quốc hội, thực hiệnnghị quyết 39 của Bộ Chính trị, công tác phối hợp với các ngành đoàn thể vànhiệm vụ chính trị của cơ quan

Đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các huyện thị triển khai xâydựng quy hoạch KT-XH, quy hoạch ngành làm cơ sở cho việc hoạch định kếhoạch phát triển 2010-2015 phục vụ đại hội đảng các cấp Đã tăng cườngkiểm tra công tác thực hiện quy hoạch, thông qua kiểm tra đã giúp các huyện,thị, thành nắm bắt và xử lý thông tin trong chỉ đạo triển khai thực hiện quyhoạch trên địa bàn, đồng thời có hướng xử lý những tồn đọng, yếu kém vànhững vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai xây dựng qui hoạch Cơquan đã phân công 2 tổ trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ 2 huyện Hải lăng và Gio

Trang 12

Linh xây dựng quy hoạch KT-XH đến 2020 một cách tích cực.

Đề tài khoa học của Sở: “Hiệu quả quy hoạch và đầu tư trên địa bànQuảng Trị“ là một công trình khoa học huy động trí tuệ của một tập thể miệtmài lao động, là một sản phẩm của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực

kế hoạch và đầu tư tỉnh nhà được các cấp đánh giá cao

2.2 Công tác kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã có tác dụng thiết thực:

Công tác kế hoạch hóa tiếp tục đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng,đảm bảo cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và

an sinh xã hội Sở đã tập trung để cân đối các nguồn vốn đầu tư phát tiển theohướng ưu tiên phát triển công nghiệp dịch vụ và du lịch Đã tham mưu UBNDtỉnh trình HĐND tỉnh thông qua kế hoạch phân bổ vốn ngân sách tập trungđảm bảo tính công khai, minh bạch, tăng cường phân cấp cho huyện thị, thànhphố nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực và hữu hiệu trong công tác kếhoạch hóa trên địa bàn tỉnh

Căn cứ vào khung định hướng của TW, Sở đã chủ động xây dựng các chỉtiêu phát triển KT-XH với các giải pháp sát thực với tình hình từng địaphương Trên cơ sở đó, đã tổ chức hướng dẫn các sở, ngành địa phương xâydựng kế hoạch và thống nhất phương án tổ chức thực hiện kế hoạch phát triểnKT-XH một cách khoa học, thích hợp, khả thi, phù hợp với mục tiêu quyhoạch và đảm bảo tính thực tiễn cho từng địa phương, từng giai đoạn cụ thể

Kế hoạch vừa mang tính giai đoạn, vừa mang tầm chiến lược phù hợp mụctiêu lâu dài của quy hoạch

Đã tham mưu cho UBND tỉnh trong việc bố trí vốn ngân sách, có trọngđiểm, ưu tiên các chương trình trọng điểm và trả nợ; bố trí vốn đầu tư theođịnh hướng quy hoạch, giảm dần tình trạng đầu tư manh mún, kém hiệu quả.Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi côngcác công trình trọng điểm Tích cực rà soát các dự án đầu tư, đình hoãn vàgiãn tiến độ các dự án chưa thực sự cấp bách, điều chuyển vốn cho các dự ánsắp hoàn thành và các dự án trọng điểm.Riêng năm 2009 đề xuất giải phápđiều chỉnh vốn đối với các dự án đến 31/10 giải ngân dưới 50% vốn và đã cótác động tích cực Tính đến ngày 31/12/2009 khối lượng giải ngân đạt1.712.648 tỷ đồng, đạt 89,94% kế hoạch (bằng 190,9% so với kế hoạch giao

Trang 13

đầu năm).

Đã tổ chức thực hiện các dự án ODA do Sở quản lý đảm bảo chất lượng,phát huy hiệu quả cao Đến nay đã hoàn thành các dự án Chương trình pháttriển nông thôn Quảng Trị, giảm nghèo miền Trung, Chia sẻ giai đoạn 1 đúngtiến độ đề ra đồng thời đã tiếp tục khởi động dự án Chia sẻ 2 và nhiều dự ánkhác

Trong quá trình xây dựng và và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch;

đã chỉ đạo lồng ghép vốn các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đểphát huy hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; lồng ghép với chiến lược phát triểnnhanh, bền vững và xóa đói giảm nghèo; mục tiêu thiên niên kỷ; vấn đề giới,dân tộc…

Công tác hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốcgia, các dự án lớn được lãnh đạo Sở và các phòng thường xuyên theo dõi, đônđốc với tinh thần trách nhiệm cao Tăng cường kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ thicông các công trình XDCB Các chương trình, dự án đầu tư đã phát huy hiệuquả, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xoá đói giảm nghèo, nhất là ở miềnnúi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người Đối tượng là nôngdân, nông nghiệp, nông thôn được quan tâm, đời sống từng bước cải thiện vàđảm bảo an sinh xã hội

Đã trực tiếp tham gia góp ý xây dựng hoàn thiện đề án phát triển KT-XHhuyện Đakrông, được Bộ đánh giá là một đề án sát thực và được giới thiệulàm đề án mẫu cho toàn quốc

Đặc biệt, Năm 2009 Sở đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, cùng vớicác ngành tích cực làm việc với các bộ, ngành TW để bổ sung nguồn vốn chotỉnh tăng trên 1014 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, nâng tổng vốn ngân sáchtỉnh quản lý lên 1.991 tỷ đồng, tăng 110,5% so với kế hoạch HĐND tỉnh giaođầu năm Đây là kết quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong điều kiện củamột tỉnh nghèo, tạo điều kiện giúp tỉnh cân đối, đẩy nhanh tiến độ xây dựngcác công trình trọng điểm, giải quyết các nhu cầu bức xúc về vốn đầu tư củanhiều ngành, địa phương

2.3.Công tác xúc tiến đầu tư và hoạt động kinh tế đối ngoại

Đơn vị đã tổ chức thực hiện tốt công tác làm đầu mối xúc tiến, hỗ trợ,hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế đối ngoại Đã tích cực tham mưu để huy

Trang 14

động, thu hút vốn đầu tư có hiệu quả Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hộinăm 2009 đạt 3.794 tỷ đồng, tăng 394 tỷ so với năm 2008 Đây là một kết quảđáng phấn khởi của quá trình đổi mới tư duy, tìm tòi cách làm phù hợp, cóhiệu quả trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của lãnh đạo và chuyên viên sở.

Từ quy hoạch, kế hoạch đến việc đề xuất dự án đầu tư hiệu quả, công tácthông tin quảng bá, tiếp xúc các đối tác

Hoạt động KTĐN có nhiều chuyển biến Trong năm 2009 có 3 dự án lớnđược phê duyệt và triển khai Đó là: Dự án Chia sẻ giai đoạn 2 (Thụy Điển),

dự án HT Mở rộng cấp nước Bến quan và Mỹ Chánh (Italia), Dự án HTKTcấp nước và vệ sinh môi trường tiểu vùng sông Mêkông (ADB)) Có 3 dự ánđược ký kết biên bản ghi nhớ là HTKT phát triển Đô thị dọc Hành lang tiểuvùng sông Mêkông (ADB), Chương trình cấp nước và vệ sinh môi trường tiểuvùng sông Mêkông (UN-HABITAT), Dự án phát triển du lịch bền vững tiểuvùng sông Mêkông (ADB)… tính đến nay có 18 dự án ODA với tổng vốn đầu

tư 1.944 tỷ đồng đang thực hiện Đã giải ngân ước đạt trên 321,14 tỷ đồng,trong đó ODA đạt 241,99 tỷ đồng, đối ứng đạt 79,15 tỷ đồng Công tác quản

lý các dự án được chấn chỉnh, thực hiện hài hòa các thủ tục và thông lệ, qua

đó đẩy mạnh tiến độ giải ngân theo hiệp định Các dự án thực hiện đảm bảođúng cam kết, được UBND tỉnh và các nhà tài trợ đánh giá cao

Công tác quảng bá, kêu gọi đầu tư đang có dấu hiệu khả quan như: Cảngđào Mỹ Thủy và khu kinh tế biển Đông nam Quảng Trị, hành lang kinh tếđông tây, nhà máy xi măng ROLI, đồng thời đã chú trọng tổ chức phối hợpchặt chẽ giữa các Ban ngành để hỗ trợ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triểnkhai dự án Đã biên tập và xuất bản được tập sách quảng bá kêu gọi đầu tư cóchất lượng

2.4 Về công tác Thanh tra, kiểm tra, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng sát thực và được thắt chặt:

* Hoạt động thanh tra, kiểm tra đã thực sự đi vào nề nếp Đã tổ chức

kiểm tra 2 phòng Văn Xã và Nông nghiệp Nông thôn của Sở Cơ bản 2 phòng

đã tuân thủ đúng theo quy định Tuy nhiên công tác tiếp nhận,, bổ sung, sửađổi và lưu trữ, quản lý hồ sơ cần tổ chức một cách khoa học và chặt chẽ hơn

Đã thực hiện kết thúc 05 cuộc kiểm tra

Tổng số tiền phát hiện sai phạm qua thanh tra, kiểm tra: 164.237.441 đồng

Trang 15

Trong đó: +Chi không đúng đối tượng, đề nghị thu hồi:

72.962.841 đồng

+ Giảm thanh toán theo hợp đồng: 91.274.600 đồng

-Số tiền xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đầu tư: 29.500.000 đồng

* Về công tác thẩm định dự án đầu tư, thẩm định đấu thầu được thực

hiện trên cơ sở hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và các chế độchính sách hiện hành của nhà nước; theo hướng giảm hội họp, nâng cao chấtlượng và rút ngắn thời gian thẩm định, đảm bảo mục tiêu và hiệu quả, chốnglãng phí thất thoát trong đầu tư, đồng thời phù hợp với tình hình thực tiễn pháttriển KT-XH của địa phương

Tổng số dự án tổ chức thẩm định năm 2009 là 232 dự án Tăng hơn gấp đôinăm 2008 Tổng mức đầu tư trình thẩm định là 3.106.443 triệu đồng Gấp 3 năm

2008 (1.027.743 triệu đồng), kinh phí tiết kiệm được 37.685 triệu đồng

Tổng số 135 gói thầu được thẩm định năm 2009 với giá trị gói thầu là616.630 triệu đồng, giá trị trúng thầu sau thẩm định là 609.618 triệu đồng,kinh phí tiết kiệm được 7.011 triệu đồng

2.5 Công tác cải cách hành chính là một việc làm thường xuyên liên tục trong quá trình hoạt động của Sở.

Từ 01/9/2008, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở có sự thayđổi nhằm kế thừa và phát huy chức năng vai trò nhiệm vụ của từng phòng,từng CBCC thuộc Sở Nội bộ hoạt động đều tay hơn, chức năng tham mưu, tưvấn được phát huy và đặc biệt là các hoạt động chuyên môn mang tính chuyênsâu hơn, đáp ứng sát đúng yêu cầu chức năng của chuyên môn nghiệp vụ củatừng tập thể, cá nhân

Quy trình chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 của Sở đã hoànthiện và đi vào vận hành chính thức, đã được Bộ KH&CN cấp giấy chứngnhận (QĐ 2434/QĐ-TĐC ngày 25/12/2009) Đây là kết quả, sản phẩm trí tuệ,khoa học gắn liền thực tiễn của Lãnh đạo và toàn thể CBCC đã tốn kémkhông ít thời gian, công sức cho việc đầu tư xây dựng và ban hành

Đã hoàn thiện phần mềm ứng dụng CNTT vào hoạt động chuyên môncủa cơ quan nhằm thực hiện dự án: “Xây dựng trung tâm CNTT” cho toàn thể

LĐ, chuyên viên Sở và Cán bộ Kế hoạch 10 huyện thị xã Tuy nhiên, để sửdụng thành thạo và hoàn hảo cần phải có những bước đi thích hợp hơn, sát

Trang 16

đúng với thực tiễn hơn để giúp CBCC tiếp cận với kỹ thuật và ứng dụng khoahọc công nghệ trong công tác của mình.

Tổ rà soát thủ tục hành chính đã làm việc một cách tích cực và hiệu quả

Đã tổ chức thống kê và tiến hành rà soát được 201 văn bản (số thủ tục của Sởchiếm 1/6 tổng số thủ tục của cấp tỉnh)

Các hồ sơ thẩm định của các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản được tiếnhành kịp thời, đảm bảo tiến độ

* Về công tác cải cách thủ tục hành chính trong ĐKKD:

- Thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại cơ quan đã thực

sự theo hướng một đầu mối, xoá được quy trình cắt khúc trong giải quyếtcông việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; cấp Giấy chứng nhậnđăng ký mã số thuế; cấp Giấy phép khắc dấu, Giấy chứng nhận mẫu dấu vàtrả con dấu cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư Thực hiện đúng yêu cầu củaChính phủ, rút ngắn thủ tục cấp giấy phép còn 5 ngày, giảm 3 ngày so vớinăm 2008 Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên địabàn; ngăn ngừa tình trạng gây phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ,công chức Nhà nước

-Trong năm qua đã giải quyết được 320 bộ hồ sơ đăng ký thành lậpdoanh nghiệp mới, 41 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động Chi nhánh,Văn phòng đạidiện và 370 bộ hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thẩm định vàtrình UBND tỉnh cấp 26 Giấy chứng nhận đầu tư Phối hợp với các cơ quanhữu quan tiến hành kiểm tra sau ĐKKD 70 doanh nghiệp, thu hồi Giấy chứngnhận 22 DN Tổng số hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả qua bộ phận “1 cửa” là

674 bộ

Là cơ quan tham mưu cho Ban ĐM & PTDN tỉnh đã hoàn thành đề ánsắp xếp đổi mới và phát triển DNNN đến năm 2010 đã được Thủ tướng phêduyệt

Phối hợp cùng Liên Minh HTX & DNNQD tổ chức được 9 lớp đào tạo,bồi dưỡng cho cán bộ quản lý chủ chốt HTX, 8 lớp khởi sự doanh nghiệpquản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính, v.v

Trang 17

Chương 2: Tình hình hoạt động và quản lý đầu tư trên địa bàn

tỉnh Quảng Trị

I.Tình hình quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

1.Đối với nguồn vốn đầu tư trong nước

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ngày càng tăng Thời kỳ

1996-2000 tăng bình quân 27%/năm, đạt 1.260,7 tỷ đồng; thời kỳ 2001-2005 tăngbình quân 17,4%/năm, đạt 2.856 tỷ đồng; từ năm 2006 – 2009 tăng 21,7% đạt4.250 tỷ đồng; tổng cộng 8366,7 tỷ đồng Đầu tư NSNN gồm nhiều nguồnkhác nhau:

-Vốn Ngân sách TW quản lý đầu tư trực tiếp qua Bộ, ngành TW là2.832 tỷ đồng, chiếm 41,1% Nguồn vốn này chủ yếu tập trung cho các côngtrình quốc gia như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 9, Thuỷ lợi-thuỷ điện Quảng Trị Việc quản lý nguồn vốn này do các Bộ, ngành TW trựctiếp quản lý và đầu tư theo định hướng chung của TW, tỉnh hỗ trợ giải phóngmặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án

-Vốn ngân sách địa phương quản lý tăng nhanh hàng năm, thể hiệnquyết tâm lớn của tỉnh huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển Năm 1995

là 78 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt 607 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm17,1% Tổng vốn ngân sách địa phương quản lý là 4.074,7 tỷ đồng, trong đó:

+Vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư có mục tiêu và vốn Chương trình mụctiêu quốc gia là 1.968 tỷ đồng, chiếm 29,9% Nguồn vốn này được quản lýtheo các cơ chế riêng, đáng chú ý là việc phân bổ vốn theo các mục tiêu đãđịnh trước và nhiều chương trình đã được TW thông báo kế hoạch cho từngchương trình, dự án cụ thể

+Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2001 - 2009 là 343 tỷđồng, chiếm 5,2% Nguồn vốn này cũng được đầu tư theo các mục tiêu củaChính phủ nhằm phát triển giáo dục, giao thông và thuỷ lợi miền núi, vùngđặc biệt khó khăn

+Vốn ngân sách tập trung của tỉnh là 1.230 tỷ đồng, chiếm 18,7% Tỉnh

đã có nhiều giải pháp tăng thu ngân sách tỉnh, bổ sung tái đầu tư các côngtrình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và sự hỗ trợ của TW ngày càng tăng, vìthế, nguồn vốn đầu tư này tăng nhanh

Trang 18

+Vốn thu từ quyền sử dụng đất tăng khá, trong đó giai đoạn từ năm

2001 -2008 đạt 334 tỷ đồng, chiếm 5,1% Việc khai thác vốn từ quỹ đất đầu

tư cơ sở hạ tầng đã góp phần tích cực trong quá trình chỉnh trang đô thị, nhiềucông trình quan trọng được triển khai, nhiều khu đô thị mới được hình thànhnhư khu đô thị Nam Đông Hà, thị xã Quảng Trị, các thị trấn, thị tứ

2.Đối với nguồn vốn nước ngoài

2.1.Tình hình thu hút và sử dụng ODA.

Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư là cơ quan đầu mối tham mưa trực tiếp đãtuân thủ thực hiện đúng quy trình thu hút, quản lý và sử dụng nguồn ODA củachính phủ và huớng dẫn của các Bộ ngánh TW đã tích cực vận động và thuhút được khá nhiều chương tình, dự án

Tỉnh Quảng Trị là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước, đểthực hiện việc chuyên đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng Quảngtrị cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thu hút , quản lý và sử dụng nguồn ODAQuảng Trị đã và đang phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác với 7 nhà tài trợsong phương (Nhật Bản, Phần Lan, Thuỵ Điển , Na Uy, Đức , Tây Ban Nha,Hàn Quốc) và 03 đối tác đa phương(WB, DAB,UNDB).Nguồn vốn đã đónggóp khoảng 10% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội

Từ năm 1996 đến năm 2009 đã có 66 dự án ODA lớn nhỏ và đang thựchiện trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị là 207 triệu $ (3.520 tỷ vnđ)

Trong đó có 50 dự án đã hoàn thành với tổng số vốn 97,2triệu $(1.652 tỷvnđ) và 16 dự án đang thực hiện với tổng số vốn là 109,9 triệu $(1.869 tỷvnđ)

Tháng 2/2009 với sự kiện Nhật Bản nối lại quan hệ hợp tác viên trợ choViệt Nam, đó là sự kiện hết sức quan trọng, và đáng mừng đối với tỉnh ,vìQuảng Trị là tỉnh nhận được nhiều dự án đầu tư từ nguồn vốn của Nhật Bản

Những dụ án lớn:

- Chương trình PTNT tỉnh Quảng Trị( GĐ I+ II+III) khoảng 23,13 triệu $

- Giảm nghèo miềnTrung (ADB):16,44 triệu $

- Nâng cấp hệ thống thoát nước Nam Thạch Hãn:20,26 triệu $

- Cải thiện môi trưồng đô thị miền Trung(ADB):13,76 triệu $

- Hệ thống đê bao vùng trũng Hải Lăng(WB):16,5 triệu $

- Cấp nước vệ sinh thị xã Đông Hà (ADB):12,82 triệu $

Trang 19

- Dự Án Chia Sẽ (Thuỷ Điển):13,32triệu $

Trong số các dự án được triển khai thực hiện có 59 chương trình dụ án kếtthúc với tổng số vốn 117.1 triệu $ và 5 chương trình , dự án ODA vẫn đangthực hiện với tổng số vốn 65,8 triệu $

Tỉnh đã chủ động xây dựng danh mục các chương trình dự án ưu tiên; tiếnhành công tác vận động đối với các nhà tài trợ và các cơ quan chính phủ; phốihợp tổ chức đàm phán, ký kết điều ước quốc tế khung về ODA; chuẩn bị vănkiện chương trình dự án; tổ chức phối hợp thẩm định,phê duyệt nội dung vănkiện; tham gia đàm phán, ký kết điều ước quốc ; tổ chức thực hiện theo dõi;đánh giá, nghiệm thu, quyếtt toán và bàn giao kết quả chương trình dự ánODA

Hầu hết các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh đã được tiếp nhận ODA Các

dự án ODA được tập trung đầu tư cho thị xã Đông Hà, các huyện Hải Lăng,Triệu Phong, Hướng Hoá, Đakrông, Gio Linh và Vĩnh Linh Riêng thị xãQuảng Trị vốn ODA còn tương đối nhỏ so với các địa phương khác trongtỉnh Đa số cá dự án tập trung chủ yếu vào vùng nông thôn đang gặp nhiềukhó khăn, đặc biệt là các xã miền núi và vùng ven biển nơi có tỷ lệ nghèo đóicao Chính vì vậy đã nhận được sự cam kết của những người hưởng lợi, điều

đó đã góp phần đẩy nhanh các bước chuẩn bị dự án triển khai xây dựng,nghiệm thu và đưa vào sử dụng, đồng thời giải quyết những vướng mắc trongquá trình thực hiện chương trình dự án

Tình hình thực hiện các chương trình, dự án đã có bước tiến triển khá,năm sau cao hơn năm trước và vượt kế hoạch giải ngân hằng năm theo kếhoạch của trung ương giao, tuân thủ quy chế và nguyên tắc quản lý và sửdụng nguồn vốn ODA của chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ, được cộngđồng các nhà tài trợ quốc tế đánh giá cao trong việc sử dụng có hiệu quảnguồn vốn ODA Các dự án ODA đã thu hút và nâng cao năng lực cho hàngtrăm cán bộ trực tiếp làm việc tại các Ban quản lý dự án tỉnh, huyện và xã, vàcho một bộ phận không nhỏ người dân hưởng lợi ở các huyện, thị trong tỉnh

2.2.Tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI

Năm 2009, UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án FDI với vốnđầu tư 9,6 triệu USD, số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư bằng 65% vàtổng vốn đầu tư cam kết bằng 22,4% so với năm 2008, nguyên nhân chủ yếu

Trang 20

là do các dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới trong năm chủyếu là các dự án có vốn đầu tư tương đối nhỏ

- Hiện tại tỉnh Quảng Trị có 16 dự án FDI hoạt động hợp lệ với tổng vốn đăng

ký là 150 triệu USD và vốn điều lệ là 88,124 triệu USD

- Bên cạnh đó công tác quản lý vốn FDI còn gặp nhiều khó khăn:

+Suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến năng lực đầu tư của các nhàđầu tư và suy giảm nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm do doanhnghiệp sản xuất ra

+Toàn tỉnh chưa có đơn vị tư vấn đầu tư để quản lý nhà đầu tư từ quá trìnhkhảo sát đến quyết định lập hồ sơ dự án cũng như triển khai dự án đầu tư+Về phía nhà đầu tư trong thời gian qua chủ yếu là các nhà đầu tư nhỏ,năng lực tài chính, năng lực quản lý còn hạn chế, việc khảo sat thăm dò thịtrường chưa khoa học, chưa có sự hiểu biết về quy định, pháp luật của nhànước nên sảy ra tình trạng dự án khi triển khai không hiệu quả, không tìmđược kênh tiêu thụ sản phẩm hiệu quả

+Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư để giao đất cho chủđầu tư còn gặp rất nhiều khó khăn, mặt khác khi dự án đã được cấp giấychứng nhận đầu tư nhiều nhà đầu tư chưa quan tâm kiện toàn bộ máy ngay

từ đầu để có đủ năng lực triển khai làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

dự án

II Tình hình quy hoạch:

1 Xây dựng quy hoạch phát triển định kỳ:

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế nhanh

và bền vững, trong đó cần tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển vùng cao,đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, các dự án có ảnhhưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tăng cường công tác thanhkiểm tra nhằm bảo đảm chất lượng của công trình, ngăn chặn có hiệu quả tìnhtrạng lãng phí trong đầu tư xây dựng

- Tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các trụ sở hợp khối, các dự

án khác tại Khu đô thị mới, đảm bảo hoàn thành việc di chuyển một số cơquan hành chính của tỉnh theo kế hoạch đã đề ra

- Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương để khởi công các dự án cơ

sở hạ tầng giao thông quan trọng, quy mô lớn

Trang 21

- Tiếp tục thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo đề án đượcduyệt đến năm 2010 Phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế, trong đó chútrọng phát triển thành phần kinh tế ngoài quốc doanh; chuyển đổi, khuyếnkhích thành lập mới hợp tác xã nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đónggóp của kinh tế tập thể vào tăng trưởng kinh tế Chú trọng định hướng cácthành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các lĩnh vực mà tỉnh ưu tiên, tập trungvào sản xuất hàng hóa và dịch vụ, hạn chế đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơbản Có chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với các doanh nghiệp đầu tư vào hoạtđộng khoa học và công nghệ, những lĩnh vực ít hấp dẫn, khó thu hồi vốn đầu

tư nhưng cần thiết cho phát triển kinh tế của địa phương

- Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất,kinh doanh; quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo chuyên môn, quản trịdoanh nghiệp; vốn để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc xây dựng và đăng kýthương hiệu hàng hóa, tuyên truyền về sở hữu trí tuệ nhằm tăng khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp

2.Xây dựng quy hoạch và kế hoạch thu hút vốn đầu tư trong và nước ngoài

- Dự báo vẫn còn nhiều khó khăn do một số sản phẩm xuất khẩu của địaphương chậm được cải thiện, thu hút đầu tư vào địa bàn chưa thực sự phụchồi, giá cả vật tư đầu vào trong xu hướng tăng Do đó, định hướng kích thíchđầu tư phát triển trong năm tới đang là vấn đề rất được quan tâm

-Việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tập trung đầu tư pháttriển kinh tế nhanh và bền vững; trong đó tập trung nguồn lực đầu tư để đẩynhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm như: khu công nghiệp LaoBảo,khu công nghiệp Nam Đông Hà,Cảng Cửa Việt,các dự án hạ tầng kinh tếcửa khẩu, các dự án đầu tư cho giao thông, thủy lợi đặc biệt là các dự án ởvùng sâu, vùng xa có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh làđịnh hướng trọng yếu cho sự kích thích đầu tư trong năm tới

- Bên cạnh đó một trong những hướng đi quan trọng là tranh thủ nguồn vốnđầu tư theo các quyết định của Chính phủ, vốn trái phiếu Chính phủ đầu tưcho giao thông, thủy lợi, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, thực hiện Nghị

Ngày đăng: 21/05/2015, 09:28

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w