III. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý về kinh tế và năng lực ngành
và năng lực ngành
3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế
Trên thực tế, đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cơ bản đã phát huy được truyền thống cách mạng, tinh thần sáng tạo, tự chủ. Nhìn chung, trình độ cán bộ sau hơn 20 năm đổi mới được nâng cao rõ rệt, năng
động, tự tin, dám nghĩ, dám làm, phương pháp tư duy có nhiều thay đổi, năng lực lãnh đạo và quản lý có bước phát triển mới.
Tuy vậy, xét về chất lượng, số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hiện nay có nhiều mặt chưa ngang tầm với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, viên chức có biểu hiện thoái hoá, thiếu công tâm. Mặt khác, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế hiện nay đang đứng trước nhiều mâu thuẩn, đó là: mâu thuẩn giữa yêu cầu cao của sự nghiệp CNH, HĐH với năng lực hạn chế của cán bộ; giữa yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài với tình hình thực tế cán bộ hiện ngày càng già đi nhưng chậm được bổ sung sức trẻ; giữa đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn với khả năng đào tạo có hạn; giữa bằng cấp với năng lực thực tế ... Nhiều cán bộ, viên chức còn mang nặng phong cách làm việc, tư duy và các thói quen của kiểu điều hành kinh tế “mệnh lệnh hành chính” ban ơn.
Vì vậy, để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, và với mục tiêu xa hơn là củng cố bộ máy nhà nước, tạo lập lòng tin của nhân dân, đã đến lúc cần đánh giá một cách nghiêm túc và khách quan toàn bộ đội ngũ công chức, trước hết là đội ngũ công chức trực tiếp giải quyết các nhu cầu của doanh nghiệp, của nhân dân. Kiên quyết loại bỏ những công chức kém năng lực và phẩm chất ra khỏi bộ máy công quyền; đồng thời với công việc này, cần sớm áp dụng quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, nâng cao thu nhập chính đáng, tạo cho đội ngũ công chức có thể sống được bằng đồng lương, từ đó có thể hạn chế được nhũng nhiễu, kích thích tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình trong thực thi công vụ.
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ công chức hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn; đồng thời phát huy tính dân chủ và mở rộng sự kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị-xã hội, của công dân đối với bộ máy quản lý nhà nước và công chức nhà nước.
3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới
Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý là giải pháp quan trọng mà các cơ quan, đơn vị có thể thực hiện ngay nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nói chung.
Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm, phổ biến tài liệu nghiệp vụ giữa các tỉnh, các huyện, thị. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác quản lý và công khai quy hoạch, kế hoạch, đăng ký kinh doanh, quảng bá xúc tiến đầu tư... Khẩn trương hoàn thành đề án Trung tâm thông tin tại sở Kế hoạch và Đầu tư, kết nối mạng trong toàn ngành kế hoạch từ tỉnh đến các huyện thị.
Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển các loại hình tư vấn về quy hoạch nhằm đáp ứng được nhu cầu lập, thẩm định quy hoạch phát triển. Khuyến khích cán bộ, các nhà khoa học thực hiện các đề tài nguyên cứu khoa học về công tác quy hoạch phát triển và đầu tư.
DỰ KIẾN TÊN ĐỀ TÀI:
“THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” TRỊ.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
MỤC LỤC