Khái niệm về hành chính: Hình thức thực hiện thẩm quyền hành chính là sự biểu hiện ra bên ngoài về hoạt động của các chủ thể hành chính nhà nước trong việc thực hiện các chư
Trang 1ĐỀ CƯƠNG THẨM QUYỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Câu 1: Phân tích các hình thức thực hiện thẩm quyền hành chính nhà nước? Trả lời:
a Khái niệm về hành chính:
Hình thức thực hiện thẩm quyền hành chính là sự biểu hiện ra bên ngoài
về hoạt động của các chủ thể hành chính nhà nước trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình
b Các hình thức cơ bản thực hiện thẩm quyền hành chính nhà nước
Đặc trưng của hoạt động hành chính nhà nước là những hình thức pháp ly liên kết chặt chẽ với nhau trên cơ sở sự thống nhất của chức năng chấp hành -điều hành Đồng thời thực tiễn quản ly nhà nước cũng cho thấy rằng hoạt động hành chính nhà nước còn có thể được tiến hành dưới những hình thức không mang tính pháp ly
Có thể chia hình thức thực hiện thẩm quyền hành chính nhà nước thành hai loại cơ bản:
- Những hình thức mang tính pháp ly được pháp luật quy định cụ thể về nội dung, trình tự, thủ tục;
- Những hình thức không mang tính pháp ly được pháp luật quy định những nguyên tắc, khuôn khổ chung để tiến hành chứ không quy định cụ thể về nội dung, trình tự, thủ tục
c Hình thức mang tính pháp ly
- Ban hành văn bản quản ly nhà nước
+ Văn bản chủ đạo
Là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm đề ra những chủ trương, các nhiệm vụ và biện pháp lớn đề cập những vấn đề chung có tính chính trị- pháp ly của quốc gia và địa phương
Các văn bản này là cơ sở trực tiếp để ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thường thể hiện ở hình thức nghị quyết Nó đảm bảo sự thống nhất trong lãnh đạo của hệ thống hành chính nhà nước
Trang 2+ Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
Thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan hành chính nhà nước quy định những quy tắc xử sự chung trong lĩnh vực quản ly nhà nước; những nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia quan hệ quản ly nhà nước; xác định rõ thẩm quyền và thủ tục tiến hành hoạt động của các đối tượng quản ly.v.v…
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp ly quan trọng nhất trong hoạt động của các chủ thể quản ly nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
Văn bản quy phạm pháp luật có đầy đủ các yếu tố sau đây:
* Do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo thẩm quyền, hình thức được pháp luật quy định
* Được ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
* Có chứa quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng và có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc hoặc từng địa phương (quy phạm pháp luật)
* Được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật
Trong thực tiễn, hàng năm hệ thống hành chính nhà nước ban hành một số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng chấp hành và điều hành của mình
Thông qua hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các chủ thê quản ly nhà nước thực hiện các việc sau:
* Cụ thể hóa văn bản pháp luật có giá trị pháp ly cao hơn
* Ấn định những quy tắc xử sự chung trong quản ly nhà nước
Trang 3* Quy định những nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ quản ly nhà nước
* Xác định những mối quan hệ chủ yếu giữa các bộ phận của hệ thống hành chính nhà nước và mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân và tổ chức
* Quy định những hạn chế và những điều cấm
* Trong trường hợp cần thiết, đặt ra những nghĩa vụ đặc biệt hoặc trao quyền đặc biệt
* Thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật và đặt ra những bảo đảm pháp ly cho trật tự quản ly nhà nước
Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo các yêu cầu hợp pháp và hợp ly
+ Văn bản cá biệt ( văn bản áp dụng pháp luật)
Là loại văn bản do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để giải quyết những vụ việc cụ thể, đối với những đối tượng cụ thể
Ban hành văn bản áp dụng pháp luật là hình thức hoạt động chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là cấp cơ sở Nội dung của nó là áp dụng một hay nhiều quy phạm pháp luật vào một trường hợp cụ thể, trong những điều kiện cụ thể Việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ pháp luật hành chính cụ thể
Văn bản áp dụng pháp luật có những đặc điêm sau:
* Là loại văn bản do các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền ban hành căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật, để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể
* Mang tính chất đơn phương và bắt buộc thi hành ngay
Bằng việc ban hành các văn bản áp dụng pháp luật, các chủ thể quản ly nhà nước giải quyết những việc cụ thể liên quan đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân trên cơ sở những yêu cầu và điều kiện được quy định trong những văn bản quy phạm pháp luật
Trang 4Như vậy, thông qua việc ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật, các chủ thể quản ly nhà nước tác động một cách trực tiếp đến mọi mặt hoạt động của các cơ quan cấp dưới, các cơ quan, doanh nghiệp và tổ chức trực thuộc, các tổ chức phi nhà nước và công dân tham gia vào quan hệ quản ly nhà nước
- Các hình thức mang tính pháp ly khác
Đây là hình thức quan trọng của hoạt động quản ly nhà nước Hình thức này được tiến hành khi phát sinh những điều kiện tương ứng được quy định trong các quy phạm pháp luật như:
+ Phòng ngừa hành chính: Là biện pháp do các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước áp dụng để ngăn ngừa các hành
vi vi phạm pháp luật
Phòng ngừa hành chính gồm các biện pháp chủ yếu như: kiểm tra các loại giấy tờ, kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu, kiểm tra hàng hóa, hành ly, thân thể; hạn chế hay cấm người, phương tiện vào một số khu vực không an toàn…
+ Ngăn chặn hành chính: Là hình thức được các cơ quan hành chính nhà nước, những người có thẩm quyền áp dụng trong trường hợp cần thiết để chặn đứng hành vi vi phạm pháp luật đang diễn ra hoặc ngăn chặn hậu quả thiệt hại
do chúng gây ra
+ Đăng ky những sự kiện liên quan đến đời sống chính trị- pháp ly của công dân như đăng ky khai sinh, đăng ky kết hôn, đăng ky phương tiện giao thông…
+ Lập và cấp một số giấy tờ nhất định như lập biên bản về vi phạm hành chính
+ Hoạt động công chứng, chứng thực
d Hình thức không mang tính pháp ly
Là hình thức hoạt động thuộc phạm vi chức năng, thẩm quyền của chủ thể quản ly nhà nước nhưng pháp luật dành cho chủ thể có thẩm quyền lựa chọn việc thực hiện để bảo đảm tính tự quyết, chủ động, thực hiện có hiệu quả các hoạt động hành chính
Hình thức hoạt động không mang tính pháp ly gồm:
Trang 5- Hình thức hội nghị
Tổ chức hội nghị chủ yếu để thống nhất y kiến của tập thể lãnh đạo, để kết hợp và điều phối hướng dẫn triển khai công việc trong cơ quan hành chính
Hình thức hội nghị còn được sử dụng để thông báo, truyền đạt chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước đến các thành viên trong tổ chức
- Hình thức hoạt động điều hành bằng các phương tiện thông tin kỹ thuật hiện đại bao gồm: việc các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức hành chính sử dụng các phương tiện kỹ thuật vào hoạt động quản ly như máy điện thoại, máy fax, máy vi tính, internet…
Câu 2: Trình bày nguyên tắc thực hiện thẩm quyền hành chính nhà nước? Trả lời:
Nguyên tắc thực hiện thẩm quyền hành chính
- Nguyên tắc thực hiện thẩm quyền trên cơ sở luật, để thực hiện luật;
- Nguyên tắc thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trong thực hiện thẩm quyền hành chính nhà nước của chủ thể có thẩm quyền;
- Nguyên tắc bảo đảm pháp chế và kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện thẩm quyền hành chính;
- Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả, công khai, minh bạch trong thực hiện thẩm quyền hành chính;
- Nguyên tắc thực hiện thẩm quyền hành chính trên các căn cứ xác thực từ các tổ chức, chức vụ có thẩm quyền tham mưu và tư vấn
Câu 3: Phân tích đặc điểm cơ bản của thẩm quyền hành chính nhà nước? Trả lời:
Thẩm quyền hành chính nhà nước có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Là một bộ phận cấu thành của thẩm quyền nhà nước, được đặc trưng bởi quyền lực nhà nước
Trang 6- Trực tiếp thực thi pháp luật nhằm tổ chức hoạt động hành chính nhà nước, tổ chức đời sống xã hội trong phạm vi quyền hạn pháp ly bằng các hình thức, phương pháp quản ly hành chính nhà nước
- Hướng toàn bộ hoạt động của hệ thống hành chính đến thực hiện nghĩa vụ: giữ gìn an ninh, an toàn, môi trường sống của xã hội; phát triển dân sinh, dân quyền, dân trí mà nền tảng là phát triển kinh tế
- Thực hiện tự quản trong hệ thống quản ly hành chính nhà nước đối với xã hội, tức là bảo đảm và bảo vệ quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của cư dân trong quốc gia và từng đơn vị hành chính, trên phạm vi cả nước và trong mối ngành, lĩnh vực bằng thẩm quyền của mình
- Thẩm quyền cụ thể được phân cấp cho các pháp nhân là đơn vị hành chính và phân công co các cơ quan hành chính; có thể được ủy quyền trong hệ thống và chuyển giao ra ngoài hệ thống
- Tạo thành hệ thống thứ bậc, ổn định, liên tục nhờ quan hệ "quyền lực-phục tùng", nghĩa là có quy chế chỉ đạo, điều hành và kiểm tra theo hệ thống thẩm quyền trực thuộc ngang, dọc
- Là một hệ thống mở, phát triển theo sự phát triển của đời sống dân sự
Phân tích:
Câu 4: Trình bày các phương pháp đặc thù thực hiện thẩm quyền hành chính nhà nước?
Trả lời:
- Các phương pháp đặc thù của hành chính nhà nước
+ Phương pháp giáo dục, thuyết phục hành chính
Phương pháp giáo dục là cách thức tác động vào nhận thức của con người thông qua các quy luật tâm ly để nhằm nâng cao tính tự giác, tinh thần trách nhiệm và khả năng làm việc của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ
Các phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật nhận thức Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục, tức là làm cho gười ta phân biệt được phải- trái, đúng- sai, lợi- hại, đẹp- xấu, thiện- ác…, từ đó nâng cao tính tự chủ làm việc và gắn bó với tổ chức
Trang 7+ Phương pháp tổ chức hành chính
Phương pháp tổ chức hành chính là cách thức tác động lên hành vi con người thông qua các mối quan hệ trong tổ chức nhằm đưa con người vò khuôn khổ, kỷ luật, kỷ cương
Phương pháp này được áp dụng thông qua việc xây dựng quy chế, quy trình, nội dung hoạt động của cơ quan, bộ phận, cá nhân và kiểm tra, xử ly kết quả thực hiện một cách dân chủ, công bằng Làm tốt biện pháp này thì trách nhiệm kỷ luật sẽ được giữ vững và tăng lên, hiệu quả công việc sẽ cao, đoàn kết nội bộ được bảo đảm; ngược lại thì tư tưởng sẽ không lành mạnh, đoàn kết nội bộ không ổn định, kỷ luật, kỷ cương lỏng lẻo, hiệu quả công việc thấp
+ Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là cách thức tác động vào đối tượng quản ly thông qua các lợi ích kinh tế, để cho đối tượng quản ly tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ
Áp dụng phương pháp kinh tế thông qua sử dụng các đòn bẩy kinh tế như: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, giá cả, thuế, chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái…
+ Phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của các chủ thể hành chính nhà nước lên đối tượng bằng các quyết định hành chính mang tính bắt buộc
Phương pháp này dựa trên mối quan hệ quyền lực- phục tùng, tức mối quan hệ quyền hành trong tổ chức Phương pháp hành chính được thực hiện thông qua các nội dung như: ra các quyết định hành chính có tính bắt buộc thi hành; cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính; xử ly hành chính các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật
Trong các phương pháp này, phương pháp giáo dục chính trị, tư tưởng, là phương pháp hàng đầu, phải làm thường xuyên, liên tục và nghiêm túc; phương pháp tổ chức là hết sức quan trọng, có tính kịp thời; phương pháp kinh tê là cách thức cơ bản, tạo động lực thúc đẩy mọi hoạt động quản ly nhà nước; phương
Trang 8pháp hành chính là rất cần thiết, mang tính khẩn trương, nhưng phải được sử dụng một cách đúng đắn, nhất là trong những tình huống cấp bách
Câu 5: Phân tích các đặc điểm của thẩm quyền lập quy cua các cơ quan hành chính nhà nước?
Trả lời:
* THẨM QUYỀN LẬP QUY CỦA CHÍNH PHỦ VÀ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
1 Thẩm quyền lập quy của Chính phủ
Quyền lập quy của Chính phủ thể hiện ở hoạt động ban hành nghị định để:
- Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản ly, điều hành của Chính phủ;
- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
- Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản ly nhà nước, quản ly kinh tế, quản ly xã hội (Trong trường hợp này phải được sự đồng y của Ủy ban thường vụ Quốc hội).1
1 Điều 14, Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (03/6/2008)
Trang 9Quy trình thực hiện thẩm quyền lập quy của Chính phủ được chuẩn hóa theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Lập chương trình xây dựng nghị định
- Chính phủ quyết định chương trình xây dựng nghị định hằng năm của Chính phủ
- Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan lập Dự kiến chương trình xây dựng nghị định hằng năm của Chính phủ trên cơ sở đề nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân
Giai đoạn 2: Thành lập ban soạn thảo Nghị định
Cơ quan chủ trì soạn thảo thành lập Ban soạn thảo nghị định Ban soạn thảo gồm Trưởng ban là đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo và các thành viên là đại diện cơ quan thẩm định, đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan, một số chuyên gia, nhà khoa học
Giai đoạn 3: Lấy y kiến đối với dự thảo nghị định
Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm lấy y kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; đăng tải dự thảo trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của
cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để lấy y kiến góp y của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
Giai đoạn 4: Thẩm định, tiếp thu, chỉnh ly, hoàn thiện dự thảo nghị định
Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị định trước khi trình Chính phủ
Trong trường hợp dự thảo nghị định có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc dự thảo nghị định do Bộ Tư pháp chủ trì soạn
Trang 10thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan hữu quan, các chuyên gia, nhà khoa học
Giai đoạn 5: Thông qua dự thảo nghị định
Dự thảo nghị định được xem xét, thông qua tại cuộc họp của Chính phủ Nghị định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành
Ngoài ra Chính phủ còn có thể ban hành những chủ trương, chính sách cụ thể mang tính bắt buộc đối với toàn xã hội nhưng không hoàn toàn mang tính chất quy phạm như những văn bản về vận động sinh đẻ có kế hoạch, phong trào tiết kiệm, phong trào thi đua
2 Thẩm quyền lập quy của Thủ tướng Chính phủ
Quyền lập quy của Thủ tướng Chính phủ được cụ thể hóa bằng quyền ban hành quyết định để quy định các vấn đề:
- Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
- Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm xây dựng dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo sự phân công của Thủ tướng
Dự thảo được gửi lấy y kiến, thẩm định (Bộ Tư pháp), chỉnh ly, hoàn thiện và trình Thủ tướng xem xét và ky ban hành