1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BIỂU HIỆN CỦA TÍNH QUY PHẠM VÀ TÍNH BẤT QUY PHẠM TRONG TÁC PHẨM "CẢNH NGÀY HÈ" - NGUYỄN TRÃI

19 9,6K 32
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 243,5 KB

Nội dung

BIỂU HIỆN CỦA TÍNH QUY PHẠM VÀ TÍNH BẤT QUY PHẠM TRONG TÁC PHẨM "CẢNH NGÀY HÈ" - NGUYỄN TRÃI

Trang 1

BIỂU HIỆN CỦA TÍNH QUY PHẠM VÀ TÍNH BẤT QUY PHẠM TRONG TÁC PHẨM

“Cảnh ngày hè” - Nguyễn Trãi

(SGK lớp 10 – Nâng cao)

♫ ♥ ♫

I) KHÁI NIỆM QUY PHẠM - BẤT QUY PHẠM

Quy phạm là tính chất mẫu mực, khuôn sáo được thể hiện qua một số

hệ thống phức tạp và phương pháp các quy ước về nội dung và hình thức của tác phẩm, các cách thức miêu tả, biểu hiện mà người viết phải tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình sáng tác Hay nói một cách nôm na rằng tính chất quy phạm chính là biểu hiện của chữ “Lễ”, là những khuôn phép mang tính chất quy ước

Tính quy phạm văn học trung đại có nguồn gốc sâu xa từ ý thức sùng

cổ, tập cổ, tôn trọng các chuẩn mực mà xã hội đã quy định Điều này còn được thể hiện qua ý thức phục tùng các nguyên tắc, luật lệ nghiêm ngặt của xã hội trọng lễ Không chỉ dừng lại ở đó, tính quy phạm trong văn học trung đại còn bắt nguồn từ ý thức tuân thủ những quy định chặt chẽ trong nội dung và hình thức thi cử

Bất quy phạm là việc phá vỡ các tính chất quy phạm đã được quy ước

do tư tưởng phóng túng và năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ Nguyên nhân sâu sa dẫn đến việc bứt phá những chuẩn mực này là do xã hội phong kiến suy thoái, mỗi một nho sĩ có một cách nhìn khác nhau dưới những góc độ khác nhau Nhưng điểm chung nhất là họ muốn thoát khỏi những gì ràng buộc mang tính lỗi thời Con người có nhu cầu giải phóng Điều này rất phù hợp với quá trình vận động và quan điểm của con người

II) NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TÍNH QUY PHẠM - BẤT QUY PHẠM TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

1 Quy phạm - bất quy phạm về đề tài

Tính chất cao quý từ nguồn gốc, quan niệm sáng tác và sinh hoạt thơ văn xưa cũng sinh ra tính quy phạm Đề tài phải phù hợp với tính chất cao quý Nó có thể được lựa chọn từ những đề tài công thức Mục đích chính của loại đề tài này là bàn bạc về nội dung tác phẩm kinh điển Nho gia, phát biểu những quan niệm về chính trị, đạo đức, triết học, thẩm mĩ dựa trên nền tảng học thuyết Nho giáo Phải là chuyện quốc gia đại sự, là thế thái nhân tình, là thành tích lớn lao của vua này chúa nọ, là quan hệ vua tôi, cha con, quân dân,

là đạo lí làm người theo lí tưởng cao cả…Tư tưởng Nho gia trong những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu minh hoạ rất rõ cho tính chất quy phạm Đó là

Trang 2

những mẫu hình Nho gia với những biểu hiện của con người như: đi, đứng, ăn nói, ứng xử…đúng theo chuẩn mực của xã hội phong kiến quy định

Cũng có khi các thi sĩ sử dụng loại đề tài có tính chất tập cổ tức là những đề tài được lấy từ các tác phẩm văn chương mang tính mẫu mực của người Trung Quốc Chẳng hạn như: “Kinh thi”, “Li tao”, “thơ Đường”…Loại

đề tài này thường đề cập tới cảnh núi sông hùng vĩ, chùa chiền u tịch, đêm trăng chiều gió, tài tử giai nhân…Do đó văn chương trung đại sử dụng không mòn những loại đề tài ít di dịch: cảm, thuật, hoài, hứng, vịnh, ngâm, tặng, đề, tán, tiễn, tống, biệt, điếu, vãn Cùng là đề tài “thuật hoài” nhưng nội dung và hình thức thể hiện thật khác nhau giữa Phạm Ngũ Lão và Đặng Dung Điều này minh chứng rằng tác phẩm tuy cùng có chung một đề tài nhưng khía cạnh, góc độ khai thác nội dung và hình thức thì không thể giống nhau được

Vì đó chính là “chất” của từng thi sĩ Phú, văn xuôi, truyện kí, tiểu thuyết cũng chọn đề tài trang nghiêm “Phú sông Bạch Đằng”, “Phú sen trong giếng ngọc”, “Lĩnh Nam chích quái”, “Hoàng Lê nhất thống chí”…là những tác phẩm mà mới chỉ nghe tên mà ta có thể thấy chất cao quý, trang nghiêm của

đề tài Các loại văn xuôi triều đình, tôn giáo, bia, minh, liễn đối trong hội tang, chay đều mang tính nghiêm chỉnh, thanh nhã Đề tài của tuồng thường mang chất bi hùng Riêng chèo đôi lúc lại có đề tài mang chất dân gian nơi thôn xóm

Tính chất quy phạm trong đề tài nhìn chung được đảm bảo Tuy vậy, đó chỉ là khi viết bằng chũ Hán Còn khi viết bằng chữ Nôm, tiếng Việt thì tính chất bất quy phạm xuất hiện Nếu giai đoạn thượng kì, đề tài sáng tác ngâm vịnh chủ yếu là vua quan, mai, lan, cúc, trúc hay ngư, tiều, canh mục…thì đến giai đoạn hạ kì, đề tại được mở rộng thêm nhiều theo hướng tự do, phóng khoáng, dần phá vỡ những gì quy định từ trước Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái là những tác giả có biểu hiện phá cách rõ nhất Những con người tầm thường, những sự vật tầm thường được đưa vào văn học Thiên nhiên không còn mang tính quy phạm, hạn chế tính ước lệ khuôn mẫu mà thay vào đó là những gì gần gũi với đời sống hàng ngày của người bình dân như mùng tơi, cà, mướp, rau muống…Điều này được chứng minh trong “Hồng Đức quốc

âm thi tập” Đề tài ngâm vịnh chẳng có gì là cao quý, ngược lại thơ dùng ngâm vịnh đủ thứ đồ vật trong nàh từ cái hũ, cái vò, cái đầu rau, cái cối xay, cái điếu…Phú Hán thanh nhã, cao sang còn phú Nôm lấy

đề tài thông tục: tổ tôm, cờ bạ, thầy đồ ngông…Kinh nghĩa là thể văn trường thi, yêu cầu bình luận lời thánh hiền trong kinh điển thì Lê Quý Đôn, một con người tưởng là nghiêm trang bậc nhất lại viết hai bài kinh nghĩa lấy tựa đề là “Mẹ ơi, con muốn lấy chồng”, và “Ai ơi, chớ lấy học trò” với giọng đầy hóm hỉnh, đùa cợt Hồ Xuân Hương lại có những nhận xét rất sắc về những vị quân vương, những kẻ tự cho mình

là kẻ quân tử Bà đã đập thẳng vào những bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chúng “Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt Đi thì cũng dở ở không xong” Con người càng ngày càng chủ động hơn trong tình yêu đặc biệt

Trang 3

là tâm tư tình cảm thầm kín của người phụ nữ dần bộc lộ Điều này đáng được trân trọng biết bao!

2 Quy phạm - bất quy phạm trong việc xây dựng

hình tượng nghệ thuật

Một loạt đề tài quy thành công thức, những cảm tác, cảm hoài, tự thuật, thuật hoài …đều nhằm vào đối tượng cụ thể nhất định trước mắt, ở ngoại giới hay trong lòng thuộc nội tâm mà ngòi bút của nhà thơ đã dệt nên đoạn nên gấm thì đối tượng đó đã trở thành hình tượng nghệ thuật.Thơ đứng đầu trong các loại văn chương theo quy phạm trung đại, đáng được văn nhân ngâm, vịnh, cảm, hoài Nhưng đó phải là những gì cao quý, sang trọng Tôn trọng,

ưu tiên sử dụng các công thức ước lệ khi miêu tả thiên nhiên: “Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông”, “Mai, lan, cúc, trúc”; miêu tả hình ảnh con người hoặc các sinh hoạt văn hoá của con người trong bức tranh thiên nhiên: “Ngư, tiều, canh, mục”, “Cầm, kì, thi, tửu” Chẳng hạn câu thơ trong bài “Chiều hôn nhớ nhà” của Bà huyện Thanh Quan có sự xuất hiện của ông “ngư”, “mục”:

“Gác mái ngư ông về viễn phố Gõ sừng mục tử lại cô thôn” ; miêu tả nhân vật nhất là các nhân vật chính diện như tả anh hùng, thi nhân, thiếu nữ đều tuân thủ công thức, sử dụng các ước lệ quen thuộc…Chẳng hạn khi miêu tả về thiếu nữ như Thuý Vân, Thuý Kiều thì đại thi hào Nguyễn Du không quên sử dụng công thức ước lệ theo tính chất quy phạm của văn học trung đại

“Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thuỷ nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.”

Vận dụng điển cố cũng là cách thể hện tính quy phạm của văn học trung đại khi nêu những tấm gương mẫu mực trong lịch sử Trung quốc Điều này chúng ta thấy rất rõ trong thơ văn của những tác gia lớn như Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu, Đặng Trần Côn…

Tuy nhiên, đến Nguyễn Trãi mới thấy sự khác biệt “Ức Trai thi tập” chưa thoát khỏi vòng quy phạm cao quý, sang trọng Nhưng với “Quốc âm thi tập” thì nét bất quy phạm lại thể hiện rất rõ Tát ao, cấy muống, vớt bèo, ươm sen, thuyền lúc nhúc, chợ cá xôn xao, chác cá tươi, quét trúc bước qua suối, gánh nước trăng theo về…là những cảnh quê nghèo trong lành không lấy gì làm cao sang Tùng, cúc, trúc, mai là khuôn sáo, là công thức chứ dâm bụt, mùng tơi, rồi những con thú như mèo, lợn, trâu có gì là tao nhã Lê Thánh Tông còn táo tợn hơn nũa, bất quy phạm thể hiện cao độ Dường như không vật gì trong nhà, quanh xóm, dưới tay mà không thành đối tượng cho thơ Tuy đối tượng tầm thường, quê kệch nhưng hình tượng thơ lại ít nhiều, xa gần được nâng lên thành sang trọng Vào thời mất nước đen tối, những cay bút

Trang 4

nho sĩ nhân dân đã ra sức đả kích, chửi bới, phỉ nhổ lũ người theo giặc giết hại đồng bào rồi trèo lên chức nọ tước kia, giàu sang nổi tiếng:

“Dám hỏi: hàm ân người lớp trước Hay là một lũ những hoang quân?”

Hay: “Hăm hở trẻ con múa lại hát

Đứa thì làm tướng đứa làm yêu”

Những viên quan khâm sai, đề đốc Lê Văn Trinh, quan án, quan đề… đều là những con người lòng dạ chúng có khác gì con rận, con cóc, con muỗi, con chó chết trôi…Tất cả những hình tượng trên đều đã bỏ xa những gì được gọi là quy phạm

Con người thẩm mĩ trong văn học trung đại xét từ cảm thức chung của con người trung đại phương Đông cũng như phương Tây, từ thẩm mĩ Việt Nam đến tính cao nhã, tính vô ngã và hữu ngã đã nêu lên những loại hình con người thẩm mĩ như “con người vũ trụ”, “con người - tôn giáo, đạo lí” rồi quy lại “con người – công dân” (cuối thế kỉ 15), tiếp theo là “con người – cá nhân” với nhiều xu hướng khác nhau và cuối cùng lại trở về là “con người – công dân” đầy hoài niệm cá nhân Vậy con người thẩm mĩ trước tự nhiên xã hội đã xuất hiện thành ngôn ngữ từ trong văn chương cổ của ta như thế nào?

Tượng trưng, kí hiệu là những hình tượng ngôn ngữ mà ta bắt gặp rất nhiều trong văn học trung đại Nó thường đi cùng ước lệ, điển cố, điển tích, cách điệu, và cao hơn là nghệ thuật nắm bắt cái thần của phương thức cảm nhận trực giác theo tư duy và tinh thần tổng hợp phương Đông Thực vậy, tả người, tả vật mà nhằm nắm bắt cái thần của đối tượng thì không thể tả thực được Phải dùng biện pháp ước lệ Lấy chi tiết thay thế cho toàn bộ, chọn trong đối tượng cần miêu tả một nét có tính chất tiêu biểu để hình dung cả đối tượng mà cộng đồng chỉ nhìn nét ấy là có thể hình dung được đối tượng bằng tưởng tượng của bản thân mình Bắt đầu là sự “quy ước” nhưng sau được công nhận thì thành “lệ” Cái roi là ước lệ cưỡi ngựa, cái chén là ước lệ bữa tiệc…Tượng trưng lại khác: dùng một vật cụ thể có nét thích hợp để nói đến một cái trừu tượng Chim bồ câu tuợng trưng cho hoà bình, cái cân tượng trưng cho công lí…Kí hiệu trong văn học là một hiện tượng mang sẵn một nội dung đã thành phổ biến, nhắc tới là mọi người hiểu đúng, không lầm lẫn được Ước lệ, tượng trưng, điển cố điển tích, thành ngữ, tục ngữ dùng mãi cũng trở thành kí hiệu Cách điệu là nghệ thuật hoá từ cảnh tượng hiện thực thường thô ráp để lựa chọn, sắp xếp theo những phương hướng nhất định nhằm đạt hiệu quả thẩm mĩ cao nhất

Tất cả các kí hiệu đều dùng vào cách điệu hoá Tính quy phạm của văn học trung đại có kiểu cách điệu hoá riêng mang tính đặc thù Quy phạm cách điệu, tài thì không nói các loại công dung ngôn hạnh mà “pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm” Chẳng phải có một mình Thuý Kiều mà cô cung nữ trong

“Cung oán ngâm khúc” cũng được nêu cao giá trị đến mức tuyệt đối lí tưởng Nghe hơ quá nhưng quy phạm buộc phải cách điệu lên như thế mới sang, mới thú vị với biết bao những ước lệ, tượng trưng, điển tích mà chỉ những bậc văn

Trang 5

nhân hay chữ, đọc nhiều sách thánh hiền, vào ra hàng ngày với thi phù mới hiểu và thấm thía được

Ở phạm vi con người thuộc phạm trù con người – công dân, con người của cộng đồng thì tâm lí hay chủ thể hiện ra bằng hành động (loại tự sự) chứ không có diễn biến nội tâm, hoặc có diễn biến nội tâm, có tâm lí nhưng vẫn ở mức sơ sài Chỉ khi con người – cá nhân xuất hiện thì tâm lí các diễn biến nội tâm phong phú, tinh vi, sâu sắc đồng thời mới hiện lên đằm thắm trong trang thơ, bài văn Một nét khá đậm trong hình tượng con người thẩm mĩ đáng quan tâm đó là cảnh thiên nhiên tươi đẹp của nước nhà vốn đã đi vào quan niệm thẩm mĩ dân tộc đã được cảm nhận, suy nghĩ trải ra trong thời gian, không gian như thế nào?

Một đoạn thơ minh họa - Trên đây nói thêm về con người văn thơ trung đại nước ta đã xuất hiện trước tự nhiên, xã hội như thế nào? Trong đó chú ý ít nhiều đến phương thức cách diệu hoá quy phạm rồi bất quy phạm, đến mối quan hệ giữa con người và cảnh vật, cũng từ quy phạm đến bất quy phạm, bao trùm cả thời gian, không gian vốn không tách rời được các mặt kia Dưới đây, kết hợp các mặt lại, thử xem ngòi bút tác giả “truyện Kiều” ở mấy câu sau:

Có khi vắng vẻ thư phòng Đốt lò hương, giở phím đồng ngày xưa

Bẻ bai rủ rỉ tiếng tơ, Trăm hay nhạt khói, gió đưa lay rèm

Dường như bên nóc bên thềm Tiếng Kiều đồng vọng, bóng xiêm mơ màng

Bởi lòng tạc đá ghi vàng Tưởng nàng nên lại thấy nàng về đây.”

Bấy giờ Kim Trọng đã lấy Thuý Vân, nhưng tâm trạng vẫn là “Càng ân duyên mới càng dào tình xưa” Đây là một phút “dào tình xưa” ấy Cảnh: lò hương đốt lên, phím đồng giở ra, cảnh cũ bày ra trở lại, trước có hai người nay chỉ còn một Thời gian: thời gian khép kín, hiện tại và hồi tưởng quá khứ Không gian: khách quan, hiện tại là thư phòng , một người, không gian tình cảm, hồi tưởng quá khứ Thời gian, không gian xáo trộn trong ảo giác Con người: hiện tại mà quá khứ, tỉnh mà như mê rồi như nhập vào cõi nào không phải là trần gian

Dàn cảnh ra như thế để nhẹ bớt lời bình, nhường phần cho những trái tin đồng điệu với chàng Kim Trước đoạn này có hai câu: “Nỗi nàng nhớ đến bao giờ Tuôn châu đòi trận, vò tơ trăm vòng” Đó là nỗi đau trực tiếp bằng nước mắt và qụăn lòng, thiệt mặt, thường tình Bước vào mấy câu này là đi vào một cõi khác: mượn cảnh mà nói tình và là một cấp độ khác của nỗi đau

Phải chăng có một sự chuyển biến từ thực sang hư, từ thực tại sang ảo giác, từ một nỗi đau nhớ tâm linh chuyển dần thành một nỗi đau hoá thân vào

sự biểu hiện con người mình nhớ thương có tiếng có hình Không phải một lần chỉ mình với mình vắng vẻ nơi chốn như chỗ gặp nhau ngày xưa Mảnh hương, phím đàn là vật ngày cũ Cảnh cũ, vật cũ, việc cũ nhưng chỉ thiếu hình

Trang 6

bóng của người cũ Thế mà biến đổi tất cả Cái cũ như mất đi, nghiêng lệch

đi Tiếng tơ chẳng còn là tiếng sắt tiếng vàng, chẳng còn trong như tiếng hạc, đục như nước suối, khoan như gió thoảng, sầm sập như đổ mưa, mà chỉ bẽ bàng, nhạt nhẽo, rủ rỉ như than mà không thành lời Trầm thì khói cũng nhạt chẳng chút thơm Chỉ vì một cớ người xưa vắng mặt Vậy thì tiếng đàn còn vui được với ai? Trầm còn thơm cho ai? Dường như có sự biến dạng ở cảnh vật, có gì như ớn lạnh ở con người có gì bất thường nhập vào không khí Và hình như thực đã chuyển qua hư Có ngọn gió thì bỗng lay rèm Quả nhiên, bên nóc bên thềm, tiếng Kiều đồng vọng xa xa và bóng xiêm áo nàng mơ màng, phảng phất Ảo giác tâm linh, cái đẹp đã biến thành cái thiêng Cái tài cái hay của tác giả là tù vật chất hoá mà thiêng liêng hoá nỗi nhớ của trái tim biết yêu để biết nhớ

Nếu dùng thi pháp ngày nay nói theo Bakhtin, lời văn trong tiểu thuyết hơn bất kì đâu là lời đối thoại thì ở mấy câu này, trên bề mặt có hai nhân vật, một có mặt bằng xương bằng thịt, một hiện ra dưới dạng “cái bóng ma” Nhưng ở chiều sâu, đối thoại tăng gấp nhiều lần Kim nay với Kim xưa, Kiều

“bóng ma”…Kim xưa với Kiều xưa Thậm chí lò hương với phím đàn cũng

có thể xem như những nhân vật và nay đối thoại với xưa, và đối thoại với nhau Thời gian, không gian theo đó mà thành kép và cũng đối thoại với nhau, xưa với nay…Đoạn thơ đặc kín những tiếng nói ngầm khiến chất cảm xúc tăng lên vô biên, vô tận

Đã nói thế còn nhắc tới những dấu vết quy phạm trung đại từ ngôn ngữ tượng trưng đến môtíp hồn linh hiển hiện, phong thái cao nhã đốt hương gảy đàn, từ dùng hư để nói thực, chuyển thực sang hư, đến các biện pháp của lí thuyết văn bản như “hồi cố” mà xưa gọi là phục bút rồi hô ứng, động và tĩnh, chưa kể bao nhiêu quy phạm trong thể thơ lục bát…

3 Quy phạm - bất quy phạm về thể loại

Quy phạm về thể loại là tuân thủ nghiêm ngặt quy cách sáng tác của thể loại nhất là các thể loại được sử dụng trong học hành thi cử Thể thơ cách luật gốc Trung Quốc đem dùng vào nước ta vốn chứa chất biết bao quy phạm từ

số dòng, số chữ mỗi câu đến đối ngẫu, niêm luật và một loạt những điều cấm

kị khác Tuy nhiên, những bản lĩnh thơ lớn đôi lúc cho phép mình vượt lên trên những hạn định đó, tự hưởng đôi chút tự do nhưng vẫn nằm trong giới hạn Chẳng hạn câu kết trong bài thất ngôn bát cú, miễn sao đóng và mở hết

mà chưa hết tạo một không gian, thời gian nghệ thuật rộng rãi, ngân dài trong lòng người đọc Lại nói về Nguyễn Trãi, ngoài việc lấy đề tài là rau muống, mùng tơi, con trâu, con lợn còn niêm luật có khi bất chấp Đặc biệt ông đã xen vào thể thất ngôn bát cú câu thơ lục ngôn hay toàn bài tám câu đều là những câu lục ngôn cả: “Đạp áng mây, ôm bó củi Ngồi bên suối gác cần câu.”

Bên cạnh việc phá cách của Nguyễn Trãi, chúng ta còn bắt gặp nhiều trường hợp tương tự như Nguyễn Công Trứ chẳng hạn Một bài hát nói thường có 11 câu chia làm ba khổ gồm phần miễu và phần lời Nhưng với

“Bài ca ngất ngưởng”, Nguyễn Công Trứ đã sáng tác dôi hai khổ tức là tám

Trang 7

câu thơ nữa Văn tế là một thể loại thường dùng trong ma chay, phúng điếu ca ngợi công đức của nguời đã chết và bày tỏ lòng tiếc thương của người còn sống “Văn tế Trương Định”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là nỗi niềm tiếc thương của Nguyễn Đình Chiểu với những người có công với đất nước đồng thời là bài ca ca ngợi sự hi sinh anh dũng của những con người Nhưng với Phạm Thái lại khác Ông sử dụng thể loại văn tế vào một mục đích hoàn toàn khác so với Nguyễn Đình Chiểu Đơn giản chỉ là nỗi niềm tiếc thương cho người yêu của mình phải chịu một cái chết oan uổng mà thôi Không có cách cắt nghĩa nào khác là coi đó như một biểu hiện của quy luật tiếp biến văn hoá nói chung của dân tộc ta: mượn của người nhưng trên cơ sở vốn ngôn ngữ, vốn âm điệu và nhu cầu diễn đạt tâm hồn mình mà biến đổi có lợi cho mình Chính theo tinh thần đó, thế kỉ 18 – 19 có nhiều nhà thơ nổi tiếng Việt Nam như nữ sĩ họ Hồ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương đã cởi bỏ hết vẻ trang trọng của thể thơ cách luật để nó trở thành âm điệu Việt Nam

Có một sự sáng tạo lớn trong thể thơ nói chung được xem là vượt bực,

mở đường thoát dần ra khỏi không gian nhiều giới hạn của Đường luật Đó là

sự xuất hiện và định hình hoàn chỉnh của các thể thơ khác nhau trong nền thơ dân tộc Lục bát trong thơ ca dân gian bước vào văn bác học một cách độc đáo Song thất lục bát kết hợp câu thơ bảy chữ, nhịp thơ khác với câu lục bát gốc dân gian cũng xuất hiện trong thơ văn bác học nói lối được rút ra từ tuồng hình thành từ ca dao, dân ca, câu thơ bảy chữ, tám chữ của thể ca trù

mà hát nói chỉ là một hình thức Tất cả các thể thơ này khi đã định hình và đạt phẩm chất thẩm mĩ cao nhất đều tự thân mang theo phép tắc nhất định từ hình thức đến nội dung

Thể phú hay nói rộng ra tới biền văn tứ lục, tuy để lại không ít thành tựu đáng quý nhưng lại là loại “văn bát cổ”, một loại văn rất khó cho kẻ học

đi thi Tuy nhiên tính bất quy phạm cũng bùng nổ Nhà bác học Lê Quý Đôn

đã dùng thể phú sáng tác một bài kinh nghĩa, một thể văn thi cử nghiêm chỉnh bậc nhất với những nội dung mà nhà nho phải xấu hổ Đến Tú Xương thì ông coi phú, văn tế như trò đùa

Đối với truyện kí, các tác giả dựa trên cái “gốc”, cái “sườn” nhất định

mà dàn dựng các cốt truyện, xây dựng các tính cách Có khi từ một tư tưởng chính mà triển khai sự kiện, có khi sáng tạo một số tình tiết, khắc hoạ các tính cách ở đôi ba nét hay hư cấu, phóng tác trong trần thuật…Ví dụ so sánh giữa hai tác phẩm sau sẽ cho ta thấy rất rõ điều đó Truyện “Lí ông Trọng” trong Việt điện u linh có chép: “Vương họ Lí tên ông Trọng, người Từ Liêm, thân cao hai trượng ba thước, khí chất thẳng thắn, dũng mãnh khác với người thường” Lĩnh Nam chích quái kể lại khác: “Cuối đời Hùng Vương có người

ở xã Thuỵ Phương, huyện Từ Liêm, đất Giao Chỉ, họ lí tên Thân Khi đẻ ra rất

to lớn, rồi cao đến hai trượng ba thước, tính tình kiêu hãnh, giết người, tội đáng chết Hùng Vương tiếc mà không nỡ giết” Cách kể sau có thêm chi tiết, nhân vật sinh động hơn, kết cấu cũng khác

“Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ được khen là “Thiên cổ kì bút” quả xứng đáng! Về mặt truyện, nó đạt nghệ thuật truyện ngắn hiện đại không

Trang 8

chỉ một đôi bài Tuy nhiên, nó cũng còn có nhiều yếu tố trung đại đã thành quy phạm cứng rắn như tính chất hoang đường, ngôn ngữ chưa thành ngôn ngữ nhân vật, dựa vào tác phẩm nước ngoài, dùng lại truyện cổ tích dân gian nhưng có sự sáng tạo lại Nghệ thuật kết cấu ừ hình tượng đến trần thuật so với các tác phẩm tự sự khác đã vượt lên hẳn

4 Quy phạm - bất quy phạm về ngôn ngữ

Ngôn ngữ là lĩnh vực nhiều quy phạm nhất Trước tiên là vấn đề chữ Hán, chữ Nôm Những gì nghiêm chỉnh, trọng đại phải viết bằng chữ thánh hiền Sự ưu tiên ấy là một quy phạm gay gắt Chữ Nôm chỉ dùng vào những

gì thông thường hàng ngày Tôn ti trong các thể loại cũng được thể hiện nơi đây Dù là thơ, phú hễ viết bằng chữ Nôm là coi như không nằm trong quy phạm, tất cả đều ở ngoài lề mọi sách vở của nhà trường, của khoa cử, xem như thú văn thơ chơi bời chứ không phải để học tập Tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có thể xen là một kiệt tác nhưng kết thúc cuốn truyện, đại thi hào lại viết: “Lời thơ góp nhặt dông dài Mua vui cũng được một vài trống canh” Vì sao tác giả lại viết những câu khiêm tốn như vậy? Phải chăng tác phẩm được sáng tác bằng chữ Nôm Có điều, cùng với sự trỗi dậy mãnh liệt

và sức lan tràn, chinh phục của tư tưởng nhân đạo nhân văn dân tộc, chẳng ai còn dám cho tiếng Việt, chữ Nôm là “mách qué” và văn chương chữ Nôm từ giữa thế kỉ thế kỉ 18 đã sánh ngang và vượt lên trên văn chương chữ Hán với tính dân tộc và nhân dân của nó Tiêu biểu phải kể đến những tên tuổi như

“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm

Văn thơ vốn cao quý thì tính cao quý cũng là quy phạm cho ngôn ngữ Ngôn ngữ phải thanh tao, phong nhã, tránh thông tục, thô bỉ Laị phải bóng bẩy, tinh vi, giàu hình tượng Hàm súc là một phẩm chất đi đầu, hàm súc là phải tạo được dư ba Cảm nhận thế giới của con người trung đại đã chỉ ra cách nhìn cảnh vật, sự việc, con người, cuộc đời xuyên qua bên ngoài mà đạt tới cái cái bên trong, cái linh hồn, cái không thấy được, nên đưa tới vô vàn ẩn dụ rồi tượng trưng Nhờ những ẩn dụ, tượng trưng ấy mà văn chương thêm khả năng hàm súc và dư ba Hàm súc có ý là ngắn gọn, dư ba có ý là lời hết mà ý còn ngân vang Đó là cách tư duy của phương Đông và của Việt Nam Nó nhằm khêu gợi trực cảm chứ không lí giải, miêu tả dài dòng, tỉ mỉ Nó dành cho gnười đọc nghĩ tiếp, cảm tiếp, thêm hứng thú Cảm nhận của người trung đại trước xã hội là xã hội bất biến, ổn định, con người dính liền với cộng đồng chưa tách riêng ra thành con người – cá nhân nên không nhằm khẳng định mình mà nặng tư tưởng sùng cổ Cảm xúc, nghĩ suy, diễn đạt cũng dựa vào người xưa, có sáng tạo cũng trong khuôn khổ đó, độc sáng mới vượt ra ngoài Cho nên văn chương trung đại sử dụng hình tượng ngôn ngữ xưa, những điển tích, những điển cố trong văn thơ người trước mượn luôn tác phẩm cổ để sáng tạo lại cũng bình thường Người sáng tác đều là những kẻ học rộng, nhớ nhiều nên văn thơ chẳng ngại dùng lời khó hiểi cho người đời nay

Trang 9

Thử xem xét ngay trong đoạn đầu của “Chinh phụ ngâm”, bản dịch, để

coi tác giả và dịch giả đã tuân thủ các quy phạm ra sao

“Thuở trời đất nổi cơn gió bụi” - ẩn dụ đã thành tượng trưng: chỉ sự

gian nan, đây là giặ giã

“Khách mà hồng” - hoán dụ thành tượng trưng chỉ người phụ nữ

“Xanh kia thăm thẳm từng trên” - ẩn dụ thành tượng trưng: chỉ trời.

“Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt” - điển tích về địa danh, Vạn

Lí Trường Thành của Trung Quốc ngăn chặn quân xâm luợc phương Bắc, khi

có giặc thì ở đó nổi trống, cũng như đốt lửa khói lên báo động

“Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây” - đốt lửa khói lên báo động.

“Chín tầng gươm báu trao tay” - dịch từ chữ “cửu trùng” chỉ nhà vua

Đây là điển tích: vua ở nơi cao hay ở trong cung có nhiều bức thành bảo vệ…

Tính cao quý, hàm súc của ngôn ngữ quá rõ Ẩn dụ, tượng trưng, điển

cố, điển tích không thiếu, chẳng thừa Bốn câu đủ mở đầu khắc sâu chủ đề khúc ngâm” chiến tranh là nhiều nỗi truân chiên cho phụ nữ Lại vừa cảm nậhn vừa oán thán Tám câu vụt qua như chớp từ báo giặc đến, vua xống lệnh ngay giữa đêm, tướng ra quân liền tinh mơ như thần tốc dù đất nước quen thanh bình đã hơn ba trăm năm Tự sự ngắn gọn, khí thế dũng mãnh, trên dưới một lòng.Tiếp theo tả hào khí của chàng trai chinh ph xếp bút nghiên lên đường nhẹ nhõm theo truyền thống Tưởng đâu vang dậy hào hùng của một thời Lí Trần chống giặc cứu nước Tác giả nhầm lẫn chăng hay dự tính điều gì! Chỉ nghe âm điệu thật quyến rũ, ấm áp từ mtộ truyền thống sâu xa nghìn đời dấy động từ đâu trong huyết quản Lời thơ mực thước đúng quy phạm nhưng sự sáng tạo tài tình của người cầm bút, người viết, kẻ dịch, đều do thực

tế cuộc sống và xúc cảm Việt Nam quyết định

Đến “truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, chúng ta chỉ xem cách tiếp và biến của nhà thơ thiên tài Nhìn chung, khi tiếp nhận từ tác phẩm

“Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du giữ nguyên cốt truyện và những tình tiết lớn, chỉ bớt thêm một số chi tiết Vì văn vần không có không gian như của văn xuôi mà chủ yếu do thẩm mĩ, do phép lôgíc đối với toàn truyện, đối với tính cách nhân vật Việc chuộc tội cho Vương ông được tha, “Kim Vân Kiền truyện” kéo dài từ hồi thứ 4 đến hồi thứ 6 Nguyễn

Du lược tất cả Việc Thúc Sinh mang Kiều ra khỏi lầu xanh, việc các sứ giả của Hồ Tôn Hiến đi lại dụ hàng cũng lắm việc phức tạo, Nguyễn Du thấy không có ích gì nên rút lại còn mấy câu Còn nói đến chuyện thô bỉ của Tú Bà dạy Thuý Kiều hành nghề, nhà thơ chỉ để lại cái cảm tưởng ghê rợn, mỉa mai không thể nào chua chắt hơn, còn bỏ hết

Nguyễn Du chú ý xây dựng tính cách nhân vật của mình trong việc thêm bớt ấy Ở hồi 1, sau khi gặp Kim Trọng ở hội Đạp Thanh về, hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân trong “Kim Vân Kiều truyện” trêu đùa gán ghép cho nhau, nghe chưa hợp tình, hợp lí, càng không phù hợp với tính cách đoan trang, e ấp của hai cô gái nết na, nhất là với Thuý Kiều, mặc dù trong thâm tâm nàng đã bị choáng váng bởi tiếng sét ái tình Cách nàng đối đáp cùng với Kim Trọng lúc mới gặp gỡ nghe như một giọng “sách vở” không được tự

Trang 10

nhiên, không ăn khớp với tính cách thuỳ mị, dịu dàng của nàng Cũng như chỗ Thuý Kiều đối xử với Sở Khanh lúc đầu tỏ ra quá nhẹ dạ, coi rẻ mình quá đều không thích hợp với phẩm chất của nàng Những chi tiết ấy Nguyễn Du tước hết, thay bằng những hành động, cử chỉ, lời nói thoả đáng với tính cánh một Thuý Kiều đa tình nhưng đoan trang, e ấp, một Thuý Kiều đến nước khổ quá muốn tin người cứu khổ nhưng vẫn nửa tin nửa ngờ, không tới nỗi mất cả

sự thông minh

Thường thì Nguyễn Du đi sâu vào tâm lí nhân vật hơn, thêm vào những đoạn tả cảnh, tả tình làm cho nhân vật được thực hơn, rõ ràng như đang sống, đang hoạt động trước mắt người đọc Nhất là cảnh vật thiên nhiên, nói như Hoài Thanh, hầu như thành một nhân vật có rung cảm hẳn hoi, cùng sống chung với con người, chia sẻ mọi nỗi vui buồn của con người Thanh Tâm Tài Nhân thường ít quan tâm tả cảnh, tả tình Trái lại thì Nguyễn Du rất coi trọng Chẳng hạn trong hồi 1, khi Kim Trọng không còn biết nói gì nữa đành từ biệt

ba chị em Thuý Kiều ra về thì Thanh Tâm Tài Nhân chuyển ngay qua câu chuyện tối hôm ấy ở nhà họ Vương, hai chị em Kiều và Vân đem hình ảnh của Kim Trọng ra trêu đùa nhau, thế là hết Còn Nguyễn Du muốn xây dựng cho mối tình của Kim - Kiều thật đẹp nên đã xen vào cảnh từ biệt một không khí bâng khuâng, vương vấn như muốn kéo dài mãi không dứt Nguyễn Du bỏ qua câu chuyện gán ghép thay bằng cảnh Thuý Kiều một mình ngắm trăng trong vườn mà tâm hồn cũng rạo rực, sôi nổi trong yên lặng như cảnh vườn xuân, từ ánh trăng, ngấn nước tới cây cối cũng ướt, nặng trĩu xuân Rồi thái

độ hiểu biết của Thuý Kiều mấy lần gặp gỡ Kim Trọng, tâm tư của nàng khi bước chân ra đi theo tên họ Mã, nỗi niềm của nàng khi ở lầu Ngưng Bích, lúc

“say, cười” ở chốn lầu xanh…Những chỗ mà “Kim Vân Kiều truyện” lướt qua thì lại được Nguyễn Du dừng lại, khắc hoạ cho được tâm trạng của Thuý Kiều trong từng hoàn cảnh một Đối với nhân vật Thuý Kiều là như thế, đối vớic các nhân vật khác cũng vậy Nguyễn Du đã nhờ vào cơ sở kha thuận lợi của Thanh Tâm Tài Nhân, vận dụng vốn sống của mình, thiên tài nghệ thuật của mình, đem vào tác phẩm chất sống phi thường linh động, muôn đời không phai

Cách tiếp nhận và chuyển hoá của người thành của mình vốn là một hiện tượng của giao lưu văn hoá văn học thời trung đại Trường hợp “Truyện Kiều” của thiên tài Nguyễn Du cũng vậy! Sức sáng tạo kiệt xuất đã biến một công trình đáng quý nhưng còn thô ráp thành một lâu đài tráng lệ, trong đó con người chủ yếu vượt qua bao quy phạm để có một đời sống rất người ở xã hội xấu xa khiến người đọc đời đời còn thương cảm, nhưng vẫn chưa thoát trọn kiếp làm người con gái trong những quy phạm khắt khe của lễ giáo phong kiến

Gần mười thế kỉ đất nước ta sống trong xã hội phong kiến cũng là gần mười thế kỉ mà văn học trung đại trải qua Có thể nói, thời kì này, những nét quy phạm và bất quy phạm trong văn học thể hiện rất rõ Chỉ trong phạm vi một bài tiểu luận thì chúng ta không thể nào đề cập hết được Chính vì vậy tôi chỉ xin tuyển chọn những nét chính để trình bày Tuy nhiên, có thể nói rằng,

Ngày đăng: 08/04/2013, 11:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Đình Sử, Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp văn học trung đại Việt Nam
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
2. Lê Trí Viễn, Đặc trưng văn học trung đại, Nxb Văn nghệ Tp HCM, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng văn học trung đại
Nhà XB: Nxb Văn nghệ Tp HCM
3. Nguyễn Kim Châu, Đề cương bài giảng chuyên đề “Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương bài giảng chuyên đề “Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam
5. Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục – 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm
Nhà XB: Nxb Giáo dục – 2000
6. Lê Bảo, Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường Nguyễn Trãi, Nxb Giáo dục – 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường Nguyễn Trãi
Nhà XB: Nxb Giáo dục – 1999
7. Lixêvich, Tư tưởng văn học Trung Quốc cổ xưa, Trường ĐHSP. TP HCM, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng văn học Trung Quốc cổ xưa, Trường
8. Phùng Hữu Lan, Đại cương Triết học sử Trung Quốc,Nxb Thanh niên, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương Triết học sử Trung Quốc
Nhà XB: Nxb Thanh niên
4. Giáo viên tổ VHTĐ, Văn học trung đại Việt Nam, Giáo trình ĐHSP TP Hồ Chí Minh Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình   thức   của   câu   thơ - BIỂU HIỆN CỦA TÍNH QUY PHẠM VÀ TÍNH BẤT QUY PHẠM TRONG TÁC PHẨM "CẢNH NGÀY HÈ" - NGUYỄN TRÃI
nh thức của câu thơ (Trang 14)
Bảng   phụ.   Gv   gọi   một - BIỂU HIỆN CỦA TÍNH QUY PHẠM VÀ TÍNH BẤT QUY PHẠM TRONG TÁC PHẨM "CẢNH NGÀY HÈ" - NGUYỄN TRÃI
ng phụ. Gv gọi một (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w