MỞ ĐẦU. Xây dựng văn bản pháp luật là một trong những hoạt động quan trong của Nhà nước trong thực hiện chức năng quản lý của mình với xã hội. Kết quả của hoạt động xây dưng văn bản đó là tạo ra các văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự thể hiện ý chí của Nhà nước, có giá trị bắt buộc thực hiện với tất cả các chủ thể trong xã hội. Xuất phát từ đặc thù đó, công tác xây dựng văn bản pháp luật bắt buộc phải thỏa mãn các yêu cầu về măt chính trị xã hội, pháp lý và khoa học, trong đó yêu cầu về mặt khoa học là một trong những nội dung quan trọng. Yêu cầu về mặt khoa học, có nội dung chính là tính khả thi của văn bản pháp luật. yêu cầu này bao gồm nhiều nội dung khác nhau với những yêu cầu riêng cho mỗi nội dung. Để phần nào làm rõ hơn vấn đề này, chúng em xin được trình bày bài tập nhóm số 1 của mình theo đề tài: “Phân tích những biểu hiện của tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ”. Dù đã hết sức cố gắng nhưng vì những lý do khách quan và chủ quan nên bài làm của chúng em vẫn không thể tránh khỏi nhũng hạn chế, sai sót. Rất mong sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn NỘI DUNG. MỞ ĐẦU. Xây dựng văn bản pháp luật là một trong những hoạt động quan trong của Nhà nước trong thực hiện chức năng quản lý của mình với xã hội. Kết quả của hoạt động xây dưng văn bản đó là tạo ra các văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự thể hiện ý chí của Nhà nước, có giá trị bắt buộc thực hiện với tất cả các chủ thể trong xã hội. Xuất phát từ đặc thù đó, công tác xây dựng văn bản pháp luật bắt buộc phải thỏa mãn các yêu cầu về măt chính trị xã hội, pháp lý và khoa học, trong đó yêu cầu về mặt khoa học là một trong những nội dung quan trọng. Yêu cầu về mặt khoa học, có nội dung chính là tính khả thi của văn bản pháp luật. yêu cầu này bao gồm nhiều nội dung khác nhau với những yêu cầu riêng cho mỗi nội dung. Để phần nào làm rõ hơn vấn đề này, chúng em xin được trình bày bài tập nhóm số 1 của mình theo đề tài: “Phân tích những biểu hiện của tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ”. Dù đã hết sức cố gắng nhưng vì những lý do khách quan và chủ quan nên bài làm của chúng em vẫn không thể tránh khỏi nhũng hạn chế, sai sót. Rất mong sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn NỘI DUNG. MỞ ĐẦU. Xây dựng văn bản pháp luật là một trong những hoạt động quan trong của Nhà nước trong thực hiện chức năng quản lý của mình với xã hội. Kết quả của hoạt động xây dưng văn bản đó là tạo ra các văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự thể hiện ý chí của Nhà nước, có giá trị bắt buộc thực hiện với tất cả các chủ thể trong xã hội. Xuất phát từ đặc thù đó, công tác xây dựng văn bản pháp luật bắt buộc phải thỏa mãn các yêu cầu về măt chính trị xã hội, pháp lý và khoa học, trong đó yêu cầu về mặt khoa học là một trong những nội dung quan trọng. Yêu cầu về mặt khoa học, có nội dung chính là tính khả thi của văn bản pháp luật. yêu cầu này bao gồm nhiều nội dung khác nhau với những yêu cầu riêng cho mỗi nội dung. Để phần nào làm rõ hơn vấn đề này, chúng em xin được trình bày bài tập nhóm số 1 của mình theo đề tài: “Phân tích những biểu hiện của tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ”. Dù đã hết sức cố gắng nhưng vì những lý do khách quan và chủ quan nên bài làm của chúng em vẫn không thể tránh khỏi nhũng hạn chế, sai sót. Rất mong sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn NỘI DUNG.
Trang 1MỞ ĐẦU.
Xây dựng văn bản pháp luật là một trong những hoạt động quan trong của Nhà nước trong thực hiện chức năng quản lý của mình với xã hội Kết quả của hoạt động xây dưng văn bản đó là tạo ra các văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự thể hiện ý chí của Nhà nước, có giá trị bắt buộc thực hiện với tất cả các chủ thể trong xã hội Xuất phát từ đặc thù đó, công tác xây dựng văn bản pháp luật bắt buộc phải thỏa mãn các yêu cầu về măt chính trị -xã hội, pháp lý và khoa học, trong đó yêu cầu về mặt khoa học là một trong những nội dung quan trọng Yêu cầu về mặt khoa học, có nội dung chính là tính khả thi của văn bản pháp luật yêu cầu này bao gồm nhiều nội dung khác nhau với những yêu cầu riêng cho mỗi nội dung Để phần nào làm rõ hơn vấn đề này,
chúng em xin được trình bày bài tập nhóm số 1 của mình theo đề tài: “Phân tích những biểu hiện của tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật Ví dụ” Dù đã hết sức cố
gắng nhưng vì những lý do khách quan và chủ quan nên bài làm của chúng em vẫn không thể tránh khỏi nhũng hạn chế, sai sót Rất mong sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn Chúng em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Khái niệm văn bản pháp luật.
Văn bản pháp luật là hệ thống văn bản do các cơ quan và chủ thể có thẩm quyền ban hành theo hình thức, thủ tục luật định, có nội dung chứa đựng ý chí Nhà nước, tác động đến các đối tượng liên quan nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lí Nhà nước
2 Khái niệm tính khả thi
“Khả thi” theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa là có khả năng thực hiện Như vậy, văn
bản pháp luật có tính khả thi là văn bản pháp luật có khả năng thực hiện trên thực tế Hay nói cách khác, những quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có khả năng đi vào cuộc sống và phát huy được tác dụng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đời sống
mà không chỉ dừng lại ở trên giấy
Trang 2Để một văn bản pháp luật được các chủ thể trong xã hội thực hiện hiệu quả thì văn bản đó bắt buộc phải phù hợp với các yêu cầu về tính hợp lý của pháp luật Đó là các yêu cầu về sự phù hợp về văn bản pháp luật với điều kiện và sự vận động của các điều kiện kinh tế xã hội;về sự phù hợp của nội dung văn bản pháp luật với các quy phạm xã hội khác( đạo đức, tôn giáo , chính trị, phong tục tập quán ); vềddamr bảo tính kịp thời của văn bản pháp luật và các yêu cầu về kỹ thuật trình bày văn bản( ngôn ngữ chuẩn xác đúng quy tắc, bố cục logich chặt chẽ) Việc thỏa mãn các yêu cầu trên sẽ tạo nên
sự hợp lý của pháp luật, từ đó đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật
Tuy nhiên tính hợp lý của văn bản pháp luật phải nằm trong tính hợp pháp mới an toàn Một văn bản dù có hợp lý đến đâu, nhưng được ban hành trái thủ tục, thẩm
quyền, hình thức thì cũng sẽ bị bãi bỏ và không thể được thực thi
II NỘI DUNG TÍNH KHẢ THI CỦA VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1.Văn bản pháp luật phải phù hợp với điều kiện và quy luật vận động kinh tế.
Pháp luật là một yếu tố thuộc về nội dung chính trị-pháp lý trong kiến trúc thượng tầng của xã hội Theo quy luật, kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với cơ sở thượng tầng- tức các yếu tố thuộc về cơ cấu kinh tế của một xã hội thì mới đảm bảo sự phát triển ổn định cho xã hội Chính vì lẽ đó mà pháp luật phải có sự phù hợp với các điều kiện kinh tế
Sự phù hợp giữa nội dung của văn bản pháp luật với các điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là các điều kiện kinh tế phản ánh dõ mối tương quan giữa văn bản pháp luật với trình độ phát triển kinh tế -xã hội Nếu văn bản phán ánh chính xác các vấn đề đặt
ra từ thực tiễn, có nội dung phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước sẽ tạo ra động lực thức đẩy kinh tế xã hội phát triển Trong trường hợp pháp luật không phù hợp và phản ánh đầy đủ các hướng vận động của xã hội với các quy định quá cao hoặc lỗi thời sẽ làm giảm sút hiệu quả của quản lý nhà nước
Ví dụ cho điều này chính là Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1980 đánh dấu thời kỳ xây dựng CNXH trong cả nước Tuy nhiên trong Hiến pháp lại có một số nội dung quy định còn bất cập về kinh tế và xã hội Hiến pháp chỉ thừa nhận hai thành phần kinh tế
trên cơ sở hai quan hệ sở hữu: “thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân
và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động.”( điều
Trang 318), Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương và mọi quan hệ với nước ngoài( điều 21)
… Những yêu cầu này không đáp ứng đòi hỏi khách quan về nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, không phát huy được sự năng động sáng tạo trong phát triển kinh tế của các tầng lớp nhân dân, tạo nên một nhân tố khiến cho kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong những năm 80 của thế kỷ XX Bên cạnh đó Hiến pháp còn có nhiều quy định không phù hợp với điều kiện khách quan của đất nước lúc bấy giờ như thực hiện chế độ học tập, khám bệnh chữa bệnh không phải trả tiền ( Điều 60, 61) Những quy định này không thể thực hiện được trong thực tế khiến cho Hiến pháp này được đánh giá là chỉ mang nặng tính cương lĩnh Những nội dung này về sau đã được sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp 1992 cho phù hợp với yêu cầu và thực tiễn phát triển đất nước
Sư phù hợp của pháp luật với trình độ phát triển kinh tế cũng là một yếu tố đảm bảo hiệu quả tác động của pháp luật đến các quan hệ xã hội Điều này thể hiện ở việc, các chế tài của pháp luật tác động vào lợi ích kinh tế của các chủ thể trong xã hội phải phù hợp với điều kiện kinh tế mới đảm bảo tính răn đe của các chế tài này
Ví dụ như việc xây dựng chế định phạt tiền trong các Pháp lệnh và luật xử lý vi phạm hành chính Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính là từ 5000 đồng đến 500.000.000 đồng, đến Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008 lại quy định mức tiền phạt là từ 10.000 đồng đến 500.000.000 đồng, và hiện nay trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì mưc tiền phạt được ấn định là :từ 50.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với
tổ chức Sơ dĩ có sự thay đổi này bởi từ năm 2002 đến 2012 kinh tế nước ta đã có sự phát triển , thu nhập bình quân đầu người đã được nâng cao nên nếu giữ nguyên mức tiền phạt thì sẽ không đảm bảo tính răn đe của hình thức phạt tiền trong xử lý vi phạm hành chính
Như vậy văn bản pháp luật phải phù hợp với các điều kiện kinh tế để một mặt thúc đầy các quan hệ kinh tế phát triển, một mặt, đảm bảo cho mình khả năng thực thi trong thực tiễn
Trang 42.Văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với các quy phạm xã hội khác và với ý thức xã hội.
Trước tiên, văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy phạm đạo đức Như chúng ta đã biết, pháp luật và đạo đức là bộ phận của hình thái ý thức xã hội Giữa chúng thường xuyên có mối quan hệ, tác động qua lại đan xen lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau mặc dù giữa chúng có những điểm riêng biệt Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của xã hội trong tất cả các lĩnh vực: văn hóa, kinh tế, chính trị thì mức độ đan xen, ảnh hưởng của pháp luật và xã hội cãng rõ ràng Đồng thời những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành luôn phải phù hợp với quy phạm pháp luật đạo đức VD: Theo tư tưởng đạo đức của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thì quan hệ gia đình dòng tộc, ân nghĩa thân thích được đặc biệt coi trọng, vì vậy việc tố giác người thân của mình như ông bà cha mẹ, anh chị em ruột, vợ chồng con cái phạm tộibị coi là điều không phù hợp quan niệm của đạo đức, là “bất nhẫn” Vì vậy, luật hình sự Việt Nam 1999 đã quy định tội không tố giác người thân là ông bà cha mẹ con cái phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm trong những trường hợp quy định riêng ở điều 313-BLHS( đây là những tội rất nghiêm trọng và đăc biệt nghiêm trọng) Đây là một ví dụ điển hình về văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy phạm đạo đức
Tiếp theo, văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy phạm tôn giáo Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền con người được cộng đồng quốc tế ghi nhận từ lâu Ở nước ta, xuyên suốt các Hiến pháp nước ta, từ Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và Hiến
pháp 1992 (kể cả trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Quốc hội đang xin ý kiến
toàn dân) quyền này đã trân trọng ghi nhậnĐể xã hội và đời sống tôn giáo phát triển ổn định, chế độ nhà nước nào cũng có pháp luật và tôn giáo nào cũng có giáo luật của mình Pháp luật và giáo luật đều có điểm chung, rất tương đồng là định hình, định hướng hành vi và đạo đức nhân cách con người, giúp mọi người đạt đến mục đích: làm những việc thiện, ích nước lợi nhà, tốt đời đẹp đạo, vì sự phồn vinh và bình yên cuộc sống, vì hạnh phúc của con người; phù hợp với sự phát triển của chế độ nhà nước và tôn giáo, vì sự tiến bộ xã hội Để có một xã hội ổn định và phát triển đòi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với những quy phạm tôn giáo chân chính VD:
Trang 5khoản 4 Điều 9 của Luật đất đai quy định người sử dụng đất gồm có nhiều đối tượng trong đó có cơ sở tôn giáo, cụ thể: Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ
sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất Theo quan niệm tôn giáo, thì những lãnh địa này là những vùng đất thiêng liêng và thần bí Quy định trên của nhà nước đã tạo điều kiện cho các cơ sở tôn giáo nắm quyền sử dụng các địa điểm ấy từ đó, tạo điều kiện cho các tín đồ tôn giáo ấy thực hiện các sinh hoạt tôn giáo của mình Do đó quy định ấy đã giải quyết mối quan hệ giữa quy định của pháp luật với tín điều tôn giáo theo hướng hài hòa
Văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với tín ngưỡng dân gian và phong tục tập quán Tín ngưỡng dân gian là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích
thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng Phong tục tập quán là các quy tắc xử sự được hình thành trong quá trình sinh hoạt một cộng đồng và được cộng đồng thừa nhận, mang tính ổn định lâu dài Hai yếu tố này tồn tại ổn định trong nhân dân tạo thành nếp sống nếp nghĩ của các cá nhân trong xã hội Bên cạnh những hủ tục
và một số nội dung mê tín thì tín ngưỡng và phong tục tập quán của dân tộc ta còn mang nhiều nội dung tích cực, nhân văn Vì vậy, muốn cho cộng đồng đó tồn tại phát triển và tốt đẹp thì pháp luật luôn phải phù hợp với những tín ngưỡng và phong tục tốt đẹp đó Ví dụ như để đảm bảo việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở cộng đồng dân cư
ở cơ sở, năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 24/1998/CT-TTg về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư Chỉ thị này đã dựa vào một truyền thống đó lập quy ước, hương ước ở các làng xã Việt Nam để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính chất tự quản ngay tại cộng đồng đề
ra biện pháp đảm bảo quản lý nhà nước ở các cộng đồng dân cư trên cơ sở phát huy các giá trị truyền thống và tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành Nhờ vậy mà trong nhiều năm gần đây, công tác xây dựng các khu dân cư,làng văn hóa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, chính sách của Đảng , pháp luật của nhà nước, thông qua kênh các hương ước quy ước được phổ biến giáo dục sâu rộng đến người dân Ngược lại nếu các quy định của pháp luật mà trái với quy định của pháp luật thì hiệu quả của các quy định này sẽ không được đảm bảo.VD: Năm 2001, Chính phủ ban hành số
Trang 662/2001/NĐ-CP, quy định về tổ chức tang lễ cho cán bộ, công chức Trong đó có rất nhiều điều trái với tín ngưỡng và phong tục tập quán của người Việt Nam như điều
khoản 5 điều 44: Ban Tổ chức lễ tang chuẩn bị không quá 10 vòng hoa luân chuyển Các đoàn đến viếng mang theo băng vải đen, kích thước 1,2m x 0,2m, có dòng chữ trắng: "Vô cùng thương tiếc ông (bà) " để gắn vào vòng hoa do Ban Tổ chức lễ tang
chuẩn bị Nhận thấy rằng đây là một văn bản quy phạm trái với những tín ngưỡn cơ bản của người dânViệt Nam, sau đó Chính phủ phải bãi bỏ để văn bản này
3 Văn bản pháp luật phải có tính kịp thời.
Sự vật hiện tượng trong đời sống xã hội luôn luôn vận động biến đổi, do đó yêu cầu về tính kịp thời của văn bản pháp luật được đặt ra Nội dung của yêu cầu này đó là văn bản phải ra đúng thời điểm cần để điều chính một vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước, không muộn cũng không sớm để đáp ứng các đòi hỏi của thực tế
Chúng ta có thể thấy rõ nội dung này ở các văn bản pháp luật quy định về các vấn
đề mang tính cấp thiết như tuyên bố tình trạng khẩn cấp, tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hay các công văn chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão Ví dụ như ngày 5 tháng 3 năm 1979, Chủ tich nước Tôn Đức Thắng ban hành Lệnh Tổng động viên toàn quốc khi chiến tranh Biên giới vẫn diễn ra ác liệt tại biên giới phía Bắc Hay vào cuối tháng 9 năm 2013 khi cơn bão số mười sắp đổ bộ vào khu vực miền Trung, Thủ tướng Chính phủ đã ra công điện ngày 29 tháng 9 năm 2013 để chỉ đạo công tác phòng chống bão Đây chính là ví dụ tiêu biểu cho việc đáp ứng tính kịp thời của văn bản pháp luật
4 Văn bản phải có kỹ thuật trình bày đảm bảo.
Kỹ thuật trình bày văn bản pháp luật thể hiện qua hai nội dung Thứ nhất đó là bố cục trình bày logich Bố cục các văn bản pháp luật đều được trình bày theo một bố cục nhất định đó là: Khái quát trước cụ thể; quan trọng trước cái ít quan trọng hơn; quy định quyền và nghĩa vụ trước thủ tục thực hiện; sắp xếp theo trình tự thủ tục thực hiện
Bố cục này ta có thể thấy ở hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, đơn
cử như về nguyên tắc cái khái quát trước cái cụ thể Trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, phần 1 là phần quy định chung, trong phần này nhà làm luật đã trình
Trang 7bày các vấn đề mang tính khái quát chung nhất như nội dung điều chỉnh, gải thích từ ngữ, nguyên tắc xử lý, thời hiệu, thời hạn… tiếp đó mới đến các phần xử phạt vi phạm hành chính Trong phần này, ở chương III, nhà làm luật lại sắp xếp theo trật tự thủ tực theo từng bước: thủ tục xử phạt vi phạm- thi hành quyết định xử phạt vi phạm- cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt…
Thứ hai đó là ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phải chuẩn xác, đúng quy tắc Do tiếng Việt rất đa dạng và phong phú nên việc chuẩn hóa ngôn ngữ pháp lý nói chung và ngôn ngữ trong văn bản pháp luật nói riêng phải được đặc biệt coi trọng Nếu ngôn ngữ không chuẩn xác, không đúng quy tắc hay không dõ nghĩa sẽ dễ dẫn điến việc hiểu sai
ý nghĩa của các quy phạm pháp luật, dẫn đến việc thực hiện không đúng hoặc không thống nhất làm hạn chế hiệu quả thực hiện của văn bản pháp luật của văn bản pháp luật trên thực tiễn Ví dụ như trong Pháp lệnh dân số năm 2003 Điểm a khoản 1 điều 10
Pháp lệnh quy định mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền :” Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác,thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp
vợ chồng trên cơ sở bình đẳng;” Do trình bày như vậy nên quy định trên lập tức bị các
cặp vợ chống, cá nhân muốn sinh con thứ 3 suy diễn rằng Nhà nước đã “mở cửa” cho phép các cặp vợ chồng “ quyền quyết định số con”, hệ quả là tỉ lệ sinh trong những
năm từ 2003 đến 2008 tăng mạnh, điều này vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước:” mỗi cặp vợ chồng cá nhân chỉ sinh từ 1 đến 2 con” Cuối cùng đến năm 2008, Ủy ban thường vụ Quốc hội lại phải ban hành Pháp lệnh số
08/2008/PL-UBTVQH12 sửa đổi điểu 10 của pháp lệnh dân số thành :” Quyền và nghĩa vụ của mỗi
cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:
1 Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;
2 Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”;
Như vậy chỉ cần một lỗi nhỏ về từ và câu trong văn bản pháp luật cũng có thể dẫn đến những tác động rất lớn đến hiệu quả thi hành của các văn bản này
Trang 8KẾT LUẬN Như vậy tính kả thi của văn bản pháp luật phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Những yếu tố này, dù có về mặt nội dung hoặc hình thức thì đều có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên tính hợp lý làm cơ sở cho sự khả thi trong thực tiễn của những văn bản pháp luật này Tìm hiểu về vấn đề trên không chỉ làm sâu sắc thêm nhận thức của chúng ta về các yêu càu của văn bản pháp luật, mà còn tạo cho chúng ta khả năng nhận định đánh giá các văn bản có tính khả thi hay không Từ đó tạo nên những kỹ năng quan bổ trợ quan trọng cho hoạt động học tập và nghiên cứu, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn các môn luật chuyên ngành khác sau này
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy pham pháp luật:
1 Hiến pháp 1980
2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2013
3 Bộ Luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009
4 Luật Đất đai năm 2004
Pháp lệnh Số: 44/2002/PL-UBTVQH10 về xử lý vi phạm hành chính 2002
Pháp lệnh Số: 04/2008/PL-UBTVQH12 về sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002
5 Pháp lệnh Dân số số 06/2003/PL-UBTVQH11
6 Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12 sửa đổi điểu 10 của pháp lệnh dân số
7 Nghị định số 62/2001/NĐ-CP quy định về tổ chức tang lễ cho cán bộ, công chức
Sách:
Trang 91 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, 2008
2 Hoàng Minh Hà, “Bàn về tính hợp lí của VBPL”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số
3/2008