1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giao an tuân 28 lóp2 GDKNS

20 141 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 212 KB

Nội dung

TUẦN 28 Thứ 2 ngày 14 tháng 3 năm 2011 Tiết 2+3 – TIẾNG ANH: (Cô Bình dạy) Tiết 4 - TOÁN: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ( Nhà trường ra đề.) Chiều thứ 2 Tiết 1+2- TẬP ĐỌC: KHO BÁU. I. Mục tiêu: - Đọc rõ ràng, rành mạch toàn bài. Biết nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm và giữa các cụm từ. - Hiểu nội dung câu chuyện: Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động, chăm chỉ trên đồng ruộng người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,5) HS giỏi trả lời được câu 4 * GDKNS: - Kĩ năng tự nhận thức. - xác định giá trị bản thân. - Lắng nghe tích cực. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: - Giới thiệu chủ điểm mới cây cối B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: - Đọc mẫu toàn bài - Yêu cầu đọc từng câu - Theo dõi và cho HS phát âm từ khó Treo bảng phụ HD HS đọc 1 số câu văn dài - Luyện đọc đoạn -Yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi. 3. Tìm hiểu bài: - Quan sát tranh trong SGK - Nối tiếp đọc - Phát âm từ khó - Luyện đọc cá nhân - Đọc nối tiếp đoạn kết hợp nêu nghĩa của từ mới trong SGK. - Luyện đọc trong nhóm - Cử đại diện thi đọc - Đọc đồng thanh toàn bài. - 1 - - Gọi HS đọc toàn bài - Tìm những từ ngữ nối lên sự cần cù chịu khó của vợ chồng người nông dân? - Nhờ chăm chỉ làm lụng 2 vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì ? - Hai người con trai người nông dân có chăm làm ruộng như cha mẹ không? - Cuối cùng kho báu 2 anh em tìm được là gì? - Câu chuyện muốn khuyên em điều gì - Nhận xét ý kiến đúng - Từ câu chuyện trên các em rút ra bài học gì cho mình? 4. Luyện đọc lại : - Cho HS thi đọc từng đoạn - Nhận xét ghi điểm C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học - Nhắc HS về nhà tập kể chuyện. 1 em đọc, lớp đọc thầm theo dõi - Một nắng 2 sương, cày sâu quốc bẫm, từ sáng sớm,… Mặt trời lặn, chẳng lúc nào ngơi tay - Gây dựng được cơ ngơi đàng hoàng - Họ ngại làm ruộng chỉ mơ hão huyền. - Đất đai màu mỡ, là lao động chuyên cần mới có của cải. - Thảo luận theo bàn - Nhiều HS cho ý kiến Ai chăm học, chăm làm người ấy sẽ thành công sẽ hạnh phúc có nhiều niềm vui. - 4, 5 HS thi đọc - 1, 2 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm theo dõi. - Nhận xét bạn đọc Tiết 3: MĨ THUẬT: (Cô Lài dạy) Chiều thứ 3 Tiết 1 -KỂ CHUYỆN: KHO BÁU I. MỤC TIÊU: - Dựa vào gợi ý cho trước kể lại được từng đoạn câu chuyện ( BT1); HS giỏi kể được toàn bộ câu chuyện ( BT2) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi các gợi ý III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: 2. Kể từng đoạn theo gợi: Treo bảng phụ ghi các gợi ý. - yêu cầu dựa vào gợi ý và kể mẫu. - Chia lớp thành nhóm 3 HS. 3-HS đọc nối tiếp. 3-HS kể nối tiếp. - Tập kể trong nhóm - 2-3Nhóm thi kể. - 2 - 3. Kể toàn bộ câu chuyện: - Nhận xét đánh giá. 4. Củng cố dặn dò: - Nhận xét đánh giá. - Câu chuyện khuyên em điều gì? - Nhận xét đánh giá. - Nhắc HS về tập kể lại theo vai. - Nhận xét bình chọn nhóm kể hay 2-3 HS giỏi kể toàn bộ câu chuyện. - Một số HS khác nối tiếp nhau kể chuyện. -1-2HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình. - Nhận xét lời kể của hai bạn. - Nêu: Phải chăm chỉ lao động thì mới có của cải, vật chất -Vài HS nhắc lại. Tiết 2- CHÍNH TẢ (Nghe – viết): KHO BÁU I. MỤC TIÊU: - Nghe – viết chính xác bài chính tả; Trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi - Luyện viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn: l/n; ên/ênh; ua/ươ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra; -Yêu cầu HS viết bảng con. - Nhận xét đánh giá. B. Bài mới: Giới thiệu bài. a. Hướng dẫn viết chính tả: - Đọc bài chính tả. - Đoạn viết nói lên điều gì? -Yêu cầu tìm từ mình hay viết sai - Luyện viết tiếng từ khó. - GV nhận xét, sửa sai - Nghe- viết bài: GV đọc từng câu - Đọc từng câu. - Đọc lại bài. - Thu chấm 10 – 12 bài. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: - HS viết 2 từ bắt đầu bằng tr/ch - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - Đức tính chăm chỉ của hai vợ chồng người nông dân. - HS tìm và nêu: Quanh, sương, lặn, - HS viết bảng con các từ vừa nêu - HS viết bài vào vở. - Đổi vở soát lỗi. - 2HS đọc. - Làm vào vở và đọc lại bài. - 3 - Bài 3a,b - Bài tập yêu cầu gì? C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Nhắc HS về làm bài tậpvào vở bài tập. + voi huơ vòi, mùa màng. Thuở nhỏ, chanh chua. - 2, 3 HS đọc bài. - Điền l/n ên/ênh - Làm miệng. - Nối tiếp nhau đọc lại bài. Tiết 3- THỂ DỤC: ( Thầy Cường dạy) Tiết 4- TIN HỌC: ( Cô Út Thương dạy) Thứ 4 ngày 16 tháng 3 năm 2011 Tiết 1-TOÁN: SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM I. MỤC TIÊU: - Biết so sánh các số tròn trăm. - Biết thứ tự các số tròn trăm. - Biết điền các số tròn trăm vào các vạch trên tia số. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ ô vuông II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: - Gọi HS lên viết từ 100 => 1000 - 10 Đơn vị bằng mấy chục? - 10 Chục bằng mấy trăm? - 10 Trăm bằng bao nhiêu? - Nhận xét đánh giá B. Bài mới: -Giới thiệu bài 1.So sánh các số tròn trăm - Kể tên các số tròn chục? - Nêu các số tròn trăm từ bé- lớn - Các số tròn trăm có đặc điểm gì? - Muốn so sánh được các số ta dùng dấu gì? Thực hiện - Đếm xuôi đến ngược - 1 Chục - 1 trăm - 1000 - Kể 10,20……90,100,200,……900 - HS nêu -Tận cùng có 2 chữ số 0 >, <, = - 4 - -Yêu cầu HS thực hành cùng GV gắn 2 hình vuông có 100 ô vuông - Gắn 3 hình vuông có 100 ô vuông -Ta nói 2 trăm như thế nào với 300 và ngược lại. 2. Thực hành: -Yêu cầu HS thực hành bằng các ô vuông Bài 1: HD và yêucầu thực hành theo cặp. Bài 2: Nêu yêu cầu điền dấu >, <, = - Khi so sánh 2 số tròn trăm cần lưu ý điều gì? Bài 3: Số? - Giữa hai số tròn trăm liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? -Trong dãy số tròn trăm số nào lớn nhất, số nào bé nhất? - Số 1000 là số lớn nhất có 4 chữ số hay bé nhất có 4 chữ số? C. Củng cố dặn dò: - Cho HS chơi trò chơi: sắc xếp các số tròn trăm: HD cách chơi. - Nhận xét nhắcnhở. 200 < 300 ; 300 > 200 - Nhắc lại nhiều lần. -Thực hiện 400 < 500 ; 500 > 400 -Thực hiện. HS 1: gắn các tấm bìa. HS 2: ghi số vào bảng con và ghi dấu >, < = -100< 200; 200> 100 300< 500; 500> 300 400 = 400 - Làm vào bảng con. - So sánh hàng trăm vì hàng đơn, chục là các chữ số 0 - 1HS lên bảng làm - Nhận xét chữa bài. - Đọc các số tròn trăm. -100 đơn vị. - Nêu ví dụ - Số lớn nhất 900 - Số tròn trăm bé nhất 100 - Số bé nhất có 4 chữ số: - Cho HS chơi theo 2 tổ. - Nhận xét thi đua. Tiết 2- TẬP ĐỌC: CÂY DỪA I. MỤC TIÊU: - Đọc trơn toàn bài, ngắt nhịp thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát. - Hiểu nội dung bài: Cây dừa giống như một con người gắn bó với trời đất, với thiên nhiên xung quanh ( Trả lời được các câu hỏi 1,2; Thuộc 8 dòng thơ đầu) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra. - 5 - - Đưa ra 5 cái thăm nói về 5 cây lạ. - Đánh giá, ghi điểm B. Bài mới: Giới thiệu bài a. Luyện đọc: - GV mẫu toàn bài -Yêu cầu đọc câu kết hợp luyện đọc từ khó - Hướng dẫn cách đọc và chia 3 đoạn - Luyện đọc nhóm b.Tìm hiểu bài: -Yêu cầu đọc thầm -Yêu cầu đọc câu hỏi và thảo luận theo bàn - Em thích câu nào nhất? Vì sao? - Qua bài này em có nhận xét gì về cây dừa đối với quê hương? c. Luyện đọc thuộc lòng - Nhận xét đánh giá. C. Củng cố dặn dò: - Dừa thuộc loại cây gì dùng để làm gì? - Dừa được trồng nhiều ở đâu? - Nhận xét giờ học. - Nhắc HS về học thuộc bài. - Lên bốc thăm, đọc câu hỏi gọi bạn trả lời - Nhận xét - Theo dõi - Nối tiếp đọc câu - Cá nhân đọc từ khó - 3 HS nối tiếp đọc đoạn - Nêu nghĩa của từ SGk + Bạc phếch: Mất màu cũ đi + Đánh nhịp: Động tác đưa tay lên xuống… - Đọc trong nhóm - Cử đại diện các nhóm thi đọc - Nhận xét bình chọn - Đọc đồng thanh - Thực hiện - 2 HS đọc câu hỏi 1-2 -Thảo luận và báo cáo kết quả - Ngọn dừa: Cái đầu biết gật - Thân dừa: bạc phếch, canh trời - Quả dừa: đàn lợn con, hũ rượu - Nối tiếp nhau cho ý kiến - Gắn bó như con người. - Đọc trong nhóm - Đọc đồng thanh - Thi đua đọc thuộc toàn bài. - Cây ăn quả, quả dừa dùng làm nước uống, mứt … - Miền Nam vùng ven biển. Tiết 3- LUYỆN TỪ VÀ CÂU : TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ? I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số từ ngữ về cây cối. (BT1) - Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ: để làm gì? (BT2) - Ôn lại cách dùng dấu chấm, dấu phẩy. (BT3) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - 6 - III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn hs làm bài tập. Bài 1: Từ ngữ về cây cối. -Tổ chức cho HS thi đua kể về các loại cây mà em biết? - Nhận xét và cho HS kể thêm - Hãy cho biết có loại cây nào vừa cho quả, bóng mát, lấy gỗ? - Làm gì để cây phát triển? Bài 2: Đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? -Yêu cầu thảo luận hỏi đáp. -Nhận xét đánh giá. Bài 3: Ôn dấu chấm, dấu phẩy Bài tập yêu cầu gì? + Sau dấu chấm ta viết như thế nào? + Dấu phẩy dùng làm gì? - Nhận xét – đánh giá. - Chấm vở HS 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. -Thực hiện theo 2 dãy lên ghi hết các loài cây. -Phân chia thành từng loại. +Cây lương thực, thực phẩm +Cây lấy gỗ +Cây ăn quả +Cây bóng mát +Cây hoa -Cây mít, cây sấu, cây xoài,… - Bảo vệ chăm sóc không bẻ cành. -2-3HS đọc bài. -Đọc mẫu câu và trả lời. -Thực hiện. -5- 6 cặp lên thực hành hỏi đáp. -2-3HS đọc -Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy. -Viết hoa. -Ngăn cách giữa các cụm từ dài. -Làm bài vào vở bài tập. -Vài HS đọc bài, đọc đúng các dâu chấm, dấu phẩy. -Hệ thống lại các kiến thức đã học. -Về ôn lại bài. Tiết 1 - ĐẠO ĐỨC: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT. ( tiết 1 ) I.MỤC TIÊU: - Biết mọi người cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử tốt với người khuyết tật. - Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật. - Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng của mình. - HS giỏi biết không đồng tình với thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật. - 7 - * GDKNS: Kĩ năng thể hiện sự cảm thông đối với người khuyết tật. - Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuyết tật. II. ĐỒ DÙNG: - tranh, thẻ màu III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Giáo viên Học sinh A.Kiểm tra: - Nêu những việc nên làm và không nên làm khi đến nhà người khác chơi. - Nhận xét đánh giá. B. Bài mới: - Kể chuyện cõng bạn đi học. - Vì sao hàng ngày Tứ phải cõng Hồng đi học? - Chi tiết nào cho biết Tứ rất cần cù dũng cảm cõng bạn đi học? - Giới thiệu bài và giải thích thế nào là người khuyết tật? HĐ 1: Phân tích tranh - Treo tranh vẽ của bài tập 1: - Tranh vẽ gì? - Vì sao bạn nhỏ phải ngồi trên xe lăn? - Việc làm của bạn nhỏ giúp gì cho bạn bị khuyết tật? - Nếu em ở đó em sẽ làm gì vì sao? - Kết luận: Cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có quyền được học tập, được vui chơi, quyền bình đẳng giúp đỡ… HĐ 2: Làm gì để giúp đỡ người khuyết tật. - Giúp đỡ người khuyết tật là làm việc gì? -Việc gì không nên làm đối với người khuyết tật? - Ở lớp em hay nơi em ở có bạn nào bị khuyết tật, em đã làm gì để giúp đỡ bạn? Bài 2: - Bài tập yêu cầu gì? - Chia lớp thành các nhóm: HS tự ghi - 2 , 3 HS nêu. -Lắng nghe. -Vì Hồng ham học nhưng bị liệt 2 chân. - HS nêu. - Quan sát tranh. - 1Bạn nhỏ ngồi trên xe lăn các bạn khác đẩy xe. - Vì bạn bị liệt hai chân. - Bạn nhỏ thấy vui được đi học hoà đồng với các bạn. - Nhiều HS cho ý kiến. - Dắt qua đường. - Trêu ghẹo, xô đẩy, đánh … - Vài HS tự liên hệ. - 2-3 HS đọc. - Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết - 8 - vào phiếu những việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật. - Đánh giá chung. HĐ 3: Bày tỏ ý kiến Bài 3: Yêu cầu HS đọc. -Yêu cầu HS thảo luận theo cặp về các tình huống. - Quy định cách bày tỏ. Xanh: Đồng tình Đỏ: Không đồng tình. - Nêu từng ý kiến. C.Củng cố dặn dò: - Nhận xét đánh giá. - Em cần có thái độ thế nào đối với người khuyết tật? - Nhận xét đánh giá giờ học. tật. - Thảo luận nhóm. - Các nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét bổ sung. - 2HS đọc – cả lớp đọc. - Thực hiện. - Bày tỏ ý kiến theo cặp và giải thích vì sao - HS nêu Chiều thứ 4 Tiết 1- CHÍNH TẢ (Nghe – viết): CÂY DỪA I. Mục tiêu : - Nghe và viết lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát. - Làm được BT 2 a/b. II. Đồ dùng dạy và học: Bảng phụ III.Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: B. Bài mới: Giới thiệu bài 1. Hướng dẫn viết chính tả . - Giáo viên đọc mẫu 8 câu thơ đầu và yêu cầu học sinh đọc lại . - Đoạn thơ nhắc đến những bộ phận nào của cây dừa? - Các bộ phận đó được so sánh với những gì? - 2 học sinh đọc. + Đoạn thơ nhắc đến lá dừa, thân dừa, quả dừa, ngọn dừa. + Lá : như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh. + Ngọn dừa: như người biết gật đầu để gọi trăng. + Thân dừa: bạc phếch, đứng - 9 - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn thơ có mấy dòng ? - Dòng thứ nhất có mấy tiếng? - Dòng thứ hai có mấy tiếng? - Đây là thể thơ lục bát . Dòng thứ nhất viết lùi vào 2 ô, dòng thứ hai viết cách lề 1 ô. - Các chữ cái đầu dòng thơ viết như thế nào? - Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa. - Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu học sinh tìm đọc các từ dễ lẫn và các từ dễ viết . - Yêu cầu HS luyện viết các từ vừa tìm được. - Viết bài: - Giáo viên đọc bài thong thả từng dòng thơ cho học sinh viết . - Soát lỗi: Đọc toàn bài phân tích từ khó cho HS soát lỗi. - Chấm bài: - Chấm 10 bài nhận xét bài viết . 2. Hướng dẫn làm bài tập . *Bài 2a: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Dán 2 tờ giấy lên bảng , chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu học sinh lên tìm từ tiếp sức. - Giáo viên tổng kết trò chơi và nêu đáp án: Tên cây bắt đầu bằng s Tên cây bắt đầu bằng x Sắn, sim, sung, sâm, sấu, sậy Xoan, xà cừ, xà – nu, xương rồng C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về viết lại những lỗi chính tả. canh trời đất. + Quả dừa: như đàn lợn con, như những hũ rượu. *8 dòng thơ. *Dòng thứ nhất có 6 tiếng. *Dòng thứ hai có 8 tiếng. - Viết hoa - Học sinh tìm và đọc . * Các từ : dang tay, gọi trăng, bạc phếch, chiếc lược, hũ rượu, quanh, ngọt, tàu dừa, - 4 học sinh lên bảng viết, dưới lớp viết vào vở nháp . - Nghe và viết vào vở . - Học sinh soát lỗi . - 1 em đọc đề. - Học sinh làm bài theo nhóm. - 2 học sinh đọc nối tiếp. - Học sinh nghe và ghi nhớ. Tiết 2- ÂM NHẠC: (Cô Linh dạy) - 10 - [...]... CHIA VUI TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI I MỤC TIÊU: - Biết đáp lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT1) - Đọc và trả lời được các câu hỏi về bài miêu tả ngắn (BT2); Viết được các câu trả lời cho một phần bài tập 2 (BT3) * GDKNS: - Kĩ năng giao tiếp ứng xử văn hóa - Biết lắng nghe tích cực II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ, tranh quả măng cụt III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học... sau: a Lan là HS ngoan ngoãn, chăm chỉ b Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa - GV gợi ý hướng dẫn nhóm 3 làm bài: Bộ phận in đậm là những từ chỉ đặc điểm, thì ta chọn cụm từ “ntn” để đặt câu hỏi - GV lưu ý cả lớp: Khi đặt câu hỏi thì cuối câu nhớ đặt dấu ? Bài 3: Trò chơi: Tìm tên con vật - Cho sẵn một số tên con vật: chó, mèo, lợn, gà, ngựa - GV nêu các các câu hỏi H: Con gì cục tác lá chanh? H:... thiệu bài b HD viết chữ hoa - Đưa mẫu chữ - Quan sát - Chữ y được viết bởi mấy li? - 5 li rộng 4ô Viết bởi mấy nét? - Nét móc hai đầu, nét khuyết dưới - Quan sát theo dõi - Viết bảng con 2-3 lần - HD cách viết, mẫu và nêu cách viết - Nhận xét - Giới thiệu cụm từ ứng dụng - HS đọc Yêu luỹ tre làng -Tre rất gần gũi với bà con nông dân, tre -Tre dùng làm nhà, an rổ, rá, nong, nia, dùng để làm gì? … -Yêu... dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “ Như thế nào?” - HS nêu yêu cầu bài tập a Mùa hè , tiếng ve kêu râm ran suốt - Tự làm bài vào vở, 3 em lên bảng đêm ngày chữa bài ( Nhóm 1,2 yêu cầu làm phần b Những cánh cò trắng bay lượn dập a,b; nhóm 3 làm cả bài) dờn trên đồng lúa a Mùa hè , tiếng ve kêu râm ran suốt c Khóm nhài trong vườn nở hoa trắng đêm ngày muốt b Những cánh cò trắng bay lượn dập - GV gợi ý... đến 110 -Yêu cầu HS cùng làm trên đồ dùng trực quan - Có 100 ô vuông thêm 1 ô vuông có tất cả mấy trăm, chục, mấy đơn vị? -Vậy cô viết được số nào? - Em hãy đọc số 101? - Giới thiệu cách đọc 101 - Số 101 có mấy trăm, chục, đơn vị? - Có 100 ô vuông thêm 2 ô vuông có tất cả bao nhiêu ô vuông? – ta có số nào? - Nêu các số liền sau số 104 - Lấy đồ dùng trực quan - 1 trăm 0 chục 1 đơn vị - 101 - Vài HS đọc... dò: - Cả lớp tự làm bài vào vở - Nối tiếp nhau nêu câu hỏi a Lan là HS như thế nào? b Cây bưởi sau nhà như thế nào? - HS thi nhau dành quyền trả lời Đáp án lần lượt là: gà, lợn, chó, Tiết 4-TIẾNG VIỆT ÔN LUYỆN I MỤC TIÊU - Hệ thống lại cấu tạo, quy trình viết các chữ hoa đã học theo cỡ nhỏ (P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X) - Viết các từ chỉ địa danh theo cỡ nhỏ - Tập viết kiểu chữ nghiêng II HOẠT ĐỘNG DẠY... hoa - Tập viết các chữ hoa vào bảng - Hướng dẫn viết các từ chỉ địa danh: Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳnh Lưu,… - HS theo dõi - GV viết mẫu: vừa viết vừa hướng dẫn - Tập viết vào bảng - GV uốn nắn, sửa lỗi cho HS - 19 - - Viết bài vào vở: GV nêu yêu cầu viết bài Mỗi chữ cái viết hoa một dòng cỡ nhỏ, Mỗi từ chỉ địa danh một dòng cỡ nhỏ - GV theo dõi, uốn nắn HS viết đúng mẫu 3 Chấm bài:... số 110, 120,… 190 gọi là các số - Nhắc lại tròn chục - Dãy số này có đặc điểm gì giống - Tận cùng là chữ số 0 nhau? 2 So sánh các số tròn chục - HD HS thực hành trên đồ dùng trược - Thực hiện và nêu quan như sách GK 120 < 130 130 > 120 - 120 và 130 có những hàng nào giống - Hàng đơn vị, hàng trăm nhau? - Khi so sánh 120, 130 ta so sánh số - Số hàng chục nào? - Nêu: 150 < 160 - Nêu: 150 và 160 160 >... lới chia vui - Bình chọn lời nói hay - Khi nói lời đáp các em cần nói với - Thành thật, chân thành thái độ như thế nào? Bài 2: - Gọi HS đọc bài Quả măng cụt, giới - 2- 3HS đọc, lớp đọc thầm theo thiệu tranh - HS giỏi đọc các câu hỏi SGK - Cho HS thảo luận theo cặp - HS nêu câu hỏi cho bạn trả lời - Nhắc lại nhiều lần về hình dáng, mùi vị, ruột - GV ghi thành bài văn lên bảng - Nối tiếp nhau nói lại nội... 2:Hướng dẫn và cho hs làm bài -Gọi hs đọc các số vừa viết -Theo dõi Baứi 3:Hướng dẫn hs viết các số vào -Hs viết số và đọc số các vạch -Viết số và đọc các số 100 101 102 103 104 105 -Lấy đồ dùng trực quan Bài 4 : Hướng dẫn hs viết các số theo thứ tự từ bé đén lớn 103, 105, 108, 109 - 16 - -Viết và đọc các số -Vài HS đọc 106, 104, 102, 101 -Nhận xét chữa bài 2.Củng cố dặn dò: -Nhắc HS về nhà làm lại . - * GDKNS: Kĩ năng thể hiện sự cảm thông đối với người khuyết tật. - Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuyết tật. II. ĐỒ DÙNG: - tranh,. Giới thiệu bài và giải thích thế nào là người khuyết tật? HĐ 1: Phân tích tranh - Treo tranh vẽ của bài tập 1: - Tranh vẽ gì? - Vì sao bạn nhỏ phải ngồi trên xe lăn? - Việc làm của bạn nhỏ giúp. trong tình huống giao tiếp cụ thể. (BT1) - Đọc và trả lời được các câu hỏi về bài miêu tả ngắn (BT2); Viết được các câu trả lời cho một phần bài tập 2 (BT3) * GDKNS: - Kĩ năng giao tiếp ứng xử

Ngày đăng: 21/05/2015, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w