1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tại Nhà máy sản xuất thuốc lá CRAVEN

51 2,9K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 3,72 MB

Nội dung

Do đó có thể nói trong tương lai ngành này vẫn còntồn tại và phát triển, vì thế việc tìm hiểu đúng thực trạng sản xuất cũng như đánh giáhoạt động của công tác BHLĐ trong ngành là rất cần

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU……… 5

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP ……….……….6

2.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty……… ………….6

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển……… ………… 6

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh……… ………… 6

2.1.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ……… 8

2.1.4 Cơ cấu Tổ chức quản lý của Tổng công ty.……… 8

2.2 Giới thiệu về Nhà máy thuốc lá BẾN THÀNH CRAVEN ”A”……… 8

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Nhà máy……… 8

2.2.2 Vị trí địa lý……… 9

2.2.3 Ngành nghề kinh doanh……… 9

2.2.4 Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2007……… 9

2.2.5 Cơ cấu tổ chức quản lý……….10

2.2.6 Các nguyên vật liệu chủ yếu trong sản xuất……….12

2.2.7 Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá……….13

THUYẾT MINH QUY TRÌNH SẢN XUẤT THUỐC LÁ……… 14

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI Nhà máy thuốc lá BẾN THÀNH CRAVEN ”A”……… 17

3.1 Cơ sở pháp lý và mức độ đầy đủ các văn bản……… 17

3.2 Hệ thống phân công quản lý trách nhiệm BHLĐ………21

3.2.1 Cơ cấu tổ chức công tác BHLĐ………21

3.2.2 Hệ thống mạng lưới ATVSV………23

3.2.3 Công tác lập kế họach BHLĐ……… 23

3.2.4 Tổ chức công đoàn……… 24

3.3 Nhận thức về công tác BHLĐ của người LĐ và người sử dụng LĐ……… 24

3.4 Chất lượng lao động……….24

Trang 2

3.4.1 Trình độ chuyên môn………25

3.4.2 Độ tuổi……… 25

3.4.3 Hợp đồng lao động……… 25

3.4.4 Tay nghề, bậc thợ……… 26

3.5 Tâm lý lao động xã hội………26

3.6 Công tác tuyên truyền huấn luyện về BHLĐ……… 26

3.7 Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi……… ….27

3.8 Tư thế lao động và ecgonomi……….… 27

3.9 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân……….……… 28

3.9.1 Cấp phát PTBVCN……… 29

3.9.2 Sử dụng và bảo quản PTBVCN………30

3.10 Quản lý sức khỏe người lao động và khai báo, điều tra TNLĐ……….30

3.10.1 Bồi dưỡng độc hại……… 30

3.10.2 Quản lý hồ sơ……….30

3.10.3 Khám tuyển và khám sức khỏe định kỳ……… 31

3.10.4 Khai báo, điều tra TNLĐ………31

3.11 Công tác phòng chống cháy nổ……… 32

3.12 Tình trạng an toàn nhà xưởng, nhà kho, mặt bằng và các công trình phụ……….33

3.13 An toàn dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị……….35

3.14 An toàn máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ……….39

3.15 An toàn điện và chống sét……….40

3.16 Môi trường lao động……….40

3.17 Công trình xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn………45

3.18 Phong tr ào” Xanh - sạch - đẹp, bảo vệ môi trường”……….46

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ……… 47

4.1 Kết luận……… 47

4.2 Kiến nghị……… 48

Tài liệu tham khảo………50

Trang 3

Danh mục hình

Hình 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý – điều hành của Tổng công ty công nghiệp SàiGòn

Hình 2 Hình phối cảnh nhà máy thuốc lá Bến Thành CRAVEN “A”

Hình 3 Sơ đồ tổ chức quản lý Nhà máy thuốc lá Bến Thành CRAVEN “A”

Hình 4 Sơ đồ bố trí mặt bằng Nhà máy thuốc lá Bến Thành CRAVEN “A”

Hình 5 Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá điếu thành phẩm CRAVEN “A”

Hình 6 Cơ cấu trình độ người lao động tại nhà máy

Hình 7 Cơ cấu hợp đồng lao động được áp dụng tại nhà máy

Hình 8 Cơ cấu tay nghề bậc thợ được áp dụng tại nhà máy

Hình 9 Phân loại sức khỏe công nhân năm 2007

Hình 10 Cụm máy vấn điếu

Hình 11 Cụm máy đóng bao gói

Hình 12 Cụm máy dán tem và bọc kiếng bao

Hình 13 Cụm máy kiếng tút

Hình 14 Cụm máy đóng thùng thành phẩm

Danh mục bảng

Bảng 1 Nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất thuốc lá

Bảng 2 Thời gian làm việc và nghỉ ngơi của CBCNV Nhà máy

Bảng 3 a Danh mục PTBVCN cấp phát định kỳ

Bảng 3 b Danh mục PTBVCN cấp phát định kỳ

Bảng 4 Nội dung báo cáo điều tra TNLĐ

Bảng 5 Tính chất nguy hiểm cháy nổ của quy trình sản xuất và mặt bằng nhà xưởng.Bảng 6 Các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ

Bảng 7 Nồng độ hơi khí độc đo năm 2006

Bảng 8 Các yếu tố vi khí hậu đo năm 2006

Bảng 9 Các yếu tố vật lý đo năm 2006

Bảng 10 Tổng hợp kết quả đo đạc môi trường năm 2006

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATLĐ : An toàn lao động

ATVSLĐ : An toàn, vệ sinh lao động

ATVSV : An toàn vệ sinh viên

BLĐTBXH : Bộ Lao động Thương binh và Xã Hội

CBCNV : Cán bộ công nhân viên

ĐKL Đ : Điều kiện lao động

TLĐLĐVN : Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

TTLT : Thông tư liên tịch

VSLĐ : Vệ sinh lao động

Trang 5

CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU

Ngành sản xuất thuốc lá hiện nay là một trong những ngành độc hại, NLĐ làmviệc trong ngành chịu nhiều yếu tố khắc nghiệt của ĐKLĐ, đặc biệt là hơi khí độc,trong đó có Nicotin, bên cạnh đó ngành sản xuất thuốc lá còn là một trong nhữngngành có môi trường sản xuất dễ cháy nổ và độc hại, đã có nhiều công trình nghiêncứu cải thiện ĐKLĐ cho ngành này nhưng hiện nay ĐKLĐ ở đây vẫn còn khắc nghiệt

Do đặc thù của sản phẩm có tính chất đặc biêt, không được khuyến khích sản xuấtnhưng lại có chỗ đứng trong đời sống vì nhu cầu của người sử dụng khá cao và nó cómột vị trí không thể thiếu hiện nay, bởi thị trường đang tràn ngập thuốc lá lậu, ngườitiêu dùng cũng không thể bỏ nó một sớm một chiều và lợi nhuận từ thuế của thuốc lákhó có ngành nào vượt qua được Do đó có thể nói trong tương lai ngành này vẫn còntồn tại và phát triển, vì thế việc tìm hiểu đúng thực trạng sản xuất cũng như đánh giáhoạt động của công tác BHLĐ trong ngành là rất cần thiết, để đưa ra cái nhìn tổng thể

về ĐKLĐ trong ngành này, cũng như đề xuất các biện pháp cải thiện ĐKLĐ, nhằm bảo

vệ sức khỏe, tính mạng NLĐ, nâng cao năng suất, chất lượng lao động

Hiện nay, trên thị trường thuốc lá điếu đầu lọc hiệu CRAVEN “A” ở Việt Namnói chung, cũng như ở Tp.HCM nói riêng, rất được người tiêu dùng ưa chuộng Đây làsản phẩm thương hiệu nổi tiếng đạt tiêu chuẩn quốc tế Có được một sản phẩm nổitiếng như thế là nhờ vào :

 Những công nghệ máy móc hiện đại

 Đội ngũ cán bộ công nhân viên nhà máy nhiệt quyết, chuyên nghiệp, hiện đại

 Cách tổ chức, làm việc có hệ thống và chất lượng

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cũng như các cơ sở sản xuấtthuốc lá khác, nhà máy sản xuất thuốc lá CRAVEN “A” vẫn còn tồn tại nhiều yếu tốảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ cũng như các nguy cơ gây mất an toàn khác, do đó, cần

có một nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng hoạt động của nhà máy, đặc biệt trong côngtác quản lý và thực hiện ATVSLĐ để đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện ĐKLĐhiện nay của nhà máy Đó cũng là lý do tôi chọn Nhà máy sản xuất thuốc lá CRAVEN

“A” làm đơn vị thực tập tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Bảo hộ lao động

Trang 6

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

2.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty:

Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số1325/QĐ-UBND ngày 27/03/2006, tiền thân là Công ty Thuốc lá Bến Thành

Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn hoạt động theo mô hình công mẹ - công tycon

Tên viết tắt: CNS

Tên tiếng Anh: SAIGON INDUSTRY CORPORATION (CNS)

Địa chỉ: số 11/121, đường Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh Điện thoại: 0838951780

Công ty Thuốc lá Bến Thành được thành lập cách đây 18 năm theo quyết định

số 113/ QĐ-UB ngày 04/09/1986 của Ủy Ban Nhân Dân Tphcm

Công ty được công nhận là doanh nghiệp Nhà Nước hạng một trực thuộc SởCông Nghiệp TP Hồ Chí Minh nay thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân dân Tphcm

Vào thời điểm công ty được thành lập, đây là mô hình đặc biệt đầu tiên hợp tácvới nước ngoài nhằm huy động được vốn, kỹ thuật một cách nhanh chóng để đáp ứngnhu cầu tiêu thụ trong nước

da giày, túi xách, công nghiệp chế biến lương thực; thực phẩm, rượu, bia, nước giải

Trang 7

khát; nguyên phụ liệu, hương liệu, hóa chất, thiết bị, phụ tùng ngành thực phẩm;……

- Cho thuê nhà và văn phòng, trung tâm thương mại

- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, nhà ở, kho bãi, du lịch lữ hành nộiđịa và quốc tế

- Đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp, khu côngnghiệp, trường học, bến tàu, cầu cảng, công trình thủy điện, thủy lợi

- Thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị và công trình ngành thuốc lá, công – nôngnghiệp

- Dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn xây dựng Nghiên cứu chuyển giao công nghệ

Tổng Công ty có 5 nhà máy trực thuộc là:

- Nhà máy Thuốc lá Bến Thành CARVEN “A”

- Nhà máy Thuốc lá Bến Thành 2

- Nhà máy Thuốc lá Bến Thành 3

- Nhà máy Thuốc lá Khánh Hội

- Nhà máy Điện cơ (LIDICO)

Có 2 đối tác nước ngoài chủ yếu là:

- Công ty British American Tobacco (BAT) sản xuất thuốc lá điếu đầu lọc caocấp Craven “A” với năng lực sản xuất 300 triệu bao thuốc lá / năm

- Công ty Seita Altadis của nước Cộng hòa Pháp sản xuất thuốc lá điếu đầu lọccao cấp Fine với năng lực sản xuất 20 triệu bao thuốc lá / năm

Thị trường cung cấp chủ yếu là nội địa

2.1.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ:

Sản phẩm Thuốc lá Craven "A", Fine, Khánh Hội, Chợ Lớn

Thị trường cung cấp chủ yếu là nội địa

Trang 8

2.1.4 Cơ cấu Tổ chức quản lý của Tổng công ty:

Hình 1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH CỦA TỔNGCÔNG TY CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN

2.2 Giới thiệu về Nhà máy thuốc lá Bến Thành CRAVEN “A”

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

Nhà máy thuốc lá Bến Thành CRAVEN “A” được thành lập từ phân xưởngchính là phân xưởng Craven “A” ở đối diện khu văn phòng Tổng công ty số 11/121,đường Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh Diện tích 6.200m2.Nhà máy là đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc Tồng công ty Công nghiệp Sài Gòn(CNS)

Vào quý 4 năm 2007 Nhà Máy đã được di dời đến khu công nghiệp Vĩnh LộcQuận Bình Tân Tphcm theo chủ trương chung của UBND TPHCM

Tên tiếng Anh: BENTHANH CRAVEN “A” TOBACCO FACTORY

Địa chỉ: Lô D11/II-D18/II, đường số 5 KCN Vĩnh Lộc, Q.Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh.Điện thoại: 08.54281699

Trang 9

Với các dây chuyền đồng bộ, tự động và hiện đại năng suất cao, chất lượng đạttiêu chuẩn quốc tế Nhà Máy có một đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm và lực lượngcông nhân lành nghề có tay nghề cao.

Khuôn viên Nhà Máy rộng rãi được xây dựng hiện đại và thoáng mát, thuận tiệncho việc sản xuất và giao nhận hàng hóa

Nhà máy có 2 phân xưởng sản xuất:

 Xưởng sản xuất thuốc lá CRAVEN “A” với diện tích 4.473m2

 Xưởng sản xuất cây đầu lọc với diện tích 1.170m2

Hình 2 Hình phối cảnh nhà máy thuốc lá Bến Thành CRAVEN “A”

2.2.2 Vị trí địa lý:

Nhà Máy được dặt tại Lô D11/II-D18/II, dường số 5 KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân,

Tp Hồ Chí Minh

 Phía Bắc giáp đường 2B

 Phía Tây giáp đường số 5

 Phía Nam giáp đường 2A

 Phía Đông giáp đường dự kiến số 4 (chưa mở đường)

2.2.3 Ngành nghề kinh doanh:

Sản phẩm sản xuất chủ yếu ở Nhà máy thuốc lá Bến Thành CRAVEN”A” làthuốc lá nhãn hiệu CRAVEN “A” KINGSIZE, CRAVEN “A” MENTHOL, CRAVEN

“A” COFFEE, CRAVEN “A” LIGHT, CRAVEN “A” ………

Sản phẩm cây đầu lọc chủ yếu cung cấp cho xưởng sản xuất thuốc lá

2.2.4 Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2007:

Trang 10

2.2.5 Cơ cấu tổ chức quản lý:

Hình 3 Sơ đồ tổ chức nhà máy thuốc lá Bến Thành CRAVEN”A”

Nhà máy hiện có 1 Giám Đốc và 4 Phó Giám Đốc, 1 Phòng thống kê số liệusản xuất và 1 phòng KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm thuốc lá

Giám đốc

PGĐ PGĐ

Phòng

Thống kê

Phòng

Thống kê

Xưởng sản xuất thuốc lá CRAVEN

Xưởng sản xuất thuốc lá CRAVEN

Phòng KCS

Phòng KCS

PGĐPGĐ

Xưởng sản xuất cây đầu lọc

Xưởng sản xuất cây đầu lọc

Trang 12

2.2.6 Các nguyên vật liệu chủ yếu trong sản xuất:

Các Nguyên vật liệu chủ yếu mua trong nước, có 1 số loại phải nhập từ nướcngoài

B ng 1 Nguyên v t li u ch y u đ s n xu t thu c lá.ảng 1 Nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất thuốc lá ật liệu chủ yếu để sản xuất thuốc lá ệu chủ yếu để sản xuất thuốc lá ủ yếu để sản xuất thuốc lá ếu để sản xuất thuốc lá ể sản xuất thuốc lá ảng 1 Nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất thuốc lá ất thuốc lá ốc lá

Trang 13

2.2.7 Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá:

Trang 14

THUYẾT MINH QUY TRÌNH SẢN XUẤT THUỐC LÁ

1 Mô tả sự hoạt động của máy vấn:

Thuốc sợi được máy hút cấp vào buồng sợi của máy vấn, thuốc sợi được đánh tơi đều ra bằng hệ thống trục quay có đinh gai

Sau đó thuốc sợi tiếp tục được quạt thổi, thổi lên dây inox dẹp và nó được giữ trên dây inox dẹp là nhờ có nhiều lổ nhỏ li ti với lực hút chân không(máy hút chân

không cấp) Nó tiếp tục được chuyển tải ra thanh đo nhờ sự chuyển động của dây inox dẹp

Trong khi đó giấy vấn cũng được chuyển tải qua các rulô mực để in mộc(chữCRAVEN “A” màu nâu và chữ SXTVN màu xanh) và giấy vấn cũng được chuyển tảiđến thanh đo bởi dây ruband để bọc lấy thuốc sợi Giấy vấn bọc lấy thuốc sợi này tiếptục được dây ruband kéo qua béc keo và keo được phun lên mép của giấy vấn và tiếptục qua bàn ủi, bàn ủi này có nhiệm vụ sấy khô mép dán tạo thành điếu thuốc dài

Điếu thuốc dài này tiếp tục đi qua ổ trục dao cắt điếu nhờ lực kéo quán tính củadây ruband và nó được dao cắt ,cắt thành từng điếu thuốc có chiều dài theo tiêu chuẩn

đã định sẵn (điếu đơn)

Sau đó, những điếu thuốc này được cam đá điếu dưa vào tang nhận điếu ( nóđược giữ trên tang nhận điếu là nhờ lực hút chân không).Từ đây điếu thuốc đuợc đưaxang tang gai (tại điểm giao giữa hai tang mà khi lực hút chân không ở tang nhận điếungắt và lực hút chân không ở tang gai mở )

Trong khi đó, đầu lọc cũng được cấp vào và đưa qua ổ dao cắt đầu lọc, cắt thànhtừng đoạn theo theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã định Đầu lọc này tiếp tục được đưa xuốngtang gai để ghép đối đầu với các điếu đơn Đồng thời giấy vàng cũng được các rulôkéo xuống qua lô keo để được cấp keo, rồi giấy vàng tiếp tục đi qua thớt dao cắt, đượccắt thành đoạn theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã định

Sau đó, giấy vàng được chuyển tải lên tang nhôm, ở đây nó bọc lấy điếu đơn vàđầu lọc (điếu đơn và đầu lọc cũng được chuyển tải đến tang nhôm) Theo sự chuyểnđộng của tang nhôm kéo điếu thuốc có đầu lọc và giấy vàng đi qua bàn tay, bàn sethành điếu đôi và nhờ có bàn ủi nhiệt độ trong tang nhôm sấy cho keo giấy vàng đượckhô Điếu đôi này, tiếp tục được chuyển tải đến ổ trục dao cắt điếu đôi và được cắtthành hai điếu, nhờ có tang đảo điếu mà các điếu thuốc ở phía trong được đảo ra phía

Trang 15

bên ngoài và xếp thành một hàng ngay ngắn với điếu bên ngoài, rồi được đưa qua máyđóng bao bằng tải hoặc đưa vào khay thuốc( nếu máy đóng bao có sự cố ).

Tất cả các máy vấn điều vận hành điều khiển bằng PLC

Tất cả các nguyên phụ liệu cấp cho máy vấn điều có thiết bị dò báo và đóng ngắt

tự động( nếu có sự cố điều được báo lên màng hình điều khiển PLC )

2 Mô tả sự hoạt động của máy đóng bao:

Thuốc điếu thành phẩm từ máy vấn chuyển qua bằng băng tải hay bằng khay được đưa vào phểu thuốc Từ phểu thuốc, thuốc điếu được tách ra thành 20 điếu xếp thành 3 lớp ( 7 - 6 - 7) Nó được các móc đẩy điếu đẩy đến nhận giấy bạc ( giấy bạc được các rulô nhám kéo qua ổ trục dao cắt giấy bạc và được dao cắt giấy bạc cắt thành từng đoạn có độ dài theo tiêu chuẩn đã định)

Giấy bạc bọc lấy 20 điếu thuốc tiếp tục được các mốc đẩy chuyển đến vị trí để nhận thêm giấy khung( giấy khung này cũng được chuyển tải qua thớt dao cắt giấy

khung và được cắt theo chiều dài tiêu chuẩn ) Sau đó nó được tay đẩy gói (bao) đưa đến vị giao tiếp với khuôn giấy hộp

Đồng thời khi đó, giấy hộp cũng được dây ruband kéo chuyển đến khuôn bế giấy hộp( Trên đường đi giấy hộp được phun keo để dán dính giữa giấy hộp và giấy bạc), từ đây giấy hộp bao lấy 20 điếu thuốc đã được bọc giấy bạc và giấy khung nhờ tay đẩy gói (bao) đưa vào Sau đó khuôn bế chuyển động tịnh tuyến để cho phun keo vào các mép giấy và các tay xếp gói (bao) xếp thành bao thuốc hoàn chỉnh

Các bao thuốc này được đưa vào tang sấy và sấy khô ,xong nó tiếp tục được cáctay đẩy gói (bao) đẩy ra ngoài băng tải chuyển đến máy kiếng bao

3 Mô tả sự hoạt động của máy tem và máy kiếng bao:

Bao thuốc thành phẩm, từ máy bao chuyển xang bằng băng tải Nó được đưaqua máy dán tem và khi dán tem xong Các bao thuốc này chuyển tải đến máy kiếng

Trang 16

bao bằng băng tải khép kín Tại máy kiếng bao chỉ bao và kiếng bao được dán dính vàonhau(Vì chỉ bao có một mặt keo được chuyển tải đến thớt dao cắt kiếng) Ở đây kiếngđược cắt ra thành một đoạn theo tiêu chuẩn đã định để bọc lấy bao thuốc và được dándính bởi hai bàn ủi đầu và một bàn ủi hông.

Sau đó, các bao thuốc đã bọc kiếng được tay đẩy bao đẩy đi theo đường dẫn vàxếp thành hai hàng, mỗi hàng có 5 bao Trong khi đó giấy tút cũng đưa xuống để tayđẩy 10 bao, đẩy vào cho giấy tút bao lại Đồng thời keo cũng được phun vào hai đầugiấy tút và tay xếp tút xếp thành tút thuốc được sấy khô bởi hai bàn ủi ở đầu tút Cáctút thuốc thành phẩm tiếp tục được băng tải chuyển đến máy kiếng tút

4 Mô tả sự hoạt động của máy kiếng tút:

Sau khi tút thuốc chuyển từ máy kiếng bao qua, trong khi đó kiếng bao tút và chỉ tút cũng được các rulô chuyển đến vị trí để bọc lấy tút thuốc, rôì từ đó tay đẩy tút đưa tút thuốc theo hai thanh dẫn Hai thanh dẫn này có nhiệm vụ xếp kiếng thành nếp

và được dán dính bởi hai bàn ủi đầu tút (Ở đây kiếng bao tút cũng được dao cắt kiếng cắt theo chiều dài tiêu chuẩn đã định)

Các tút thuốc này tiếp tục được đưa đến vị trí của hai bàn ủi mặt lưng để ủi cho kiếng bao tút căng thẳng và đẹp hơn

Sau đó các tút thành phẩm này được đưa vào thùng carton để dán băng keo lại chất xuống pallet và chuyển đi nhập kho Ở đây tút thuốc thành phẩm có thể đóng

thùng bằng tay hoặc bằng máy nếu có máy đóng thùng( mỗi thùng thuốc này gồm có

50 tút và được xếp thành 5 hàng)

*/ Ghi chú :

Đối với máy kiếng tút ít chi tiết và đơn giản nhất

Trang 17

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ BẾN THÀNH CRAVEN ”A”

3.1 Cơ sở pháp lý và mức độ đầy đủ các văn bản:

Các văn bản pháp luật mà nhà máy đang áp dụng:

Văn bản luật:

 Hiến pháp 1992

 Luật Lao động 1995, sửa đổi bổ sung 2002

 Luật PCCC 2001

 Luật Công đoàn 1990

 Luật Bảo vệ môi trường

Văn bản dưới luật:

+ Văn bản dưới luật cấp chính phủ:

Nghị định 195/CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉngơi

Nghị định số 06/CP ngày 20-01-1995 của Chính phủ Quy định chi tiết một sốđiều của Bộ luật Lao động về ATLĐ, VSLĐ

Nghị định số 109/2002/NĐ-CP Ngày 27/12/2002 v/v sửa đổi nghị định 195/CP

về thời giờ làm việc, thời giờ nghĩ ngơi

Nghị định số 35/2003/ NĐ-CP ngày 04/04/2003 Quy định chi tiết thi hành một

số điều của luật PCCC

Nghị định số 110/2002/ NĐ-CP ngày 27-12-2002 của Chính phủ Bổ sung Nghịđịnh số 06/CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về ATLĐ, VSLĐ

Nghị định số 27/CP ngày 20-4-1995 của chính phủ về quản lý sản xuất, cungứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Nghị định số 113/2004/ NĐ-CP ngày 16/04/2004 Quy định xử phạt hành chính

về hành vi vi phạm pháp luật lao động

Nghị định số 169/2003/NĐ-CP về an toàn điện

Nghị định số 123/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chánh trong lĩnh vựcPCCN

Trang 18

+ Văn bản dưới luật cấp bộ:

Thông tư số 09-TT-LĐ ngày 13-4-1995 của LBLĐ-TBXH-BYT Quy định cácđiều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên

Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/03/2004 Hướng dẫn thi hành nghị định35/2003/ NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật PCCC

Thông tư số 07/LĐTBXH-TT ngày 11-4-1995 của Bộ Lao động Thương binh

xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ Luật Lao động và nghị định số195/CP của chính phủ về thời gian làm việc và thời giờ nghỉ ngơi

Thông tư số 23/2003/TT-BL ĐTBXH ngày 03/11/2003 Quy định, hướng dẫnthủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy móc, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầunghiêm ngặt về ATL Đ, VSL Đ

Thông tư số 13/BYT-TT ngày 24-10-1996 của Bộ Y tế Hướng dẫn thực hiệnquản lý VSLĐ, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp

Thông tư số 13/BYT-TT ngày 02-8-1997 cuả Bộ Lao động Thương binh Xãhội Hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người lao động

Thông tư số 10/2003/TT- BLĐTBXH ngày 18/04/2003 Hướng dẫn việc Thựchiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị TNL Đ, BNN

Thông tư số 20/1997/TT-BLĐTBXH ngày 17-12-1997 của Bộ Lao độngThương binh Xã hội Hướng dẫn việc khen thưởng hàng năm về công tác BHLĐ

Thông tư 16/LĐTBXH-TT ngày 23-4-1997 của Bộ Lao động Thương binh Xãhội Hướng dẫn về thời giờ làm việc hằng ngày được rút ngắn đối với người làm cáccông việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Thông tư số 955/1998 QĐ- LĐTBXH ngày 22-9-1998.V/v ban hành danh mụctrang bị PTBVCN cho người lao động có làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm độchại

Trang 19

Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày

31-01-1998 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư.Hướng dẫn thi hành Nghị định số 31/CP ngày 23-11-1995 của chính phủ về lao động

là người tàn tật

Thông tư liên tịch số 14/1998 TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày

31-10-1998 của Liên tịch Bộ Lao động Thương binh Bã hội – Bộ Y tế - Tổng Liên đoàn Laođộng Việt Nam Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong doanhnghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày08/03/2005 về hướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáođịnh kỳ TNLĐ

Thông tư số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 20-4-1998 của Liên tịch Bộ

y tế - Bộ Lao động Thương binh Xã hội Hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnhnghề nghiệp

Thông tư số 14/1999/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện chế độ thời gianlàm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tínhthời vụ và gia công theo đơn đặt hàng

Thông tư số 37/2005/TT_BLĐTBXH ngày 29/12/2005 về hướng dẫn công táchuấn luyện ATLĐ, VSLĐ

Thông tư số 1420/MTG ngày 26/11/1994 về hướng dẫn đánh giá tác động môitrường

Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28/04/2000 về hướng dẫn chăm sóc sứckhỏe người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thông tư số 10/1998/TT-BLĐTBXH Ngày 28 tháng 05 năm 1998 Hướng dẫnthực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

Thông tư Số 1320/1999/ QĐ-LĐTBXH Về việc bổ sung, sửa đổi Danh mụctrang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tốđộc hại

Trang 20

+ Các quyết định, qui định, chỉ thị, công văn:

Quyết định số 233/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2006 Phê duyệtChương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đếnnăm 2010

Quy định số 4128/2001/QĐ-BYT quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thựcphẩm tại các nhà ăn, bếp ăn tập thể và cơ sở kinh doanh chế biến xuất ăn sẵn

Quỵết định số 955/1998/QĐ-BLĐTBXH với việc ban hành Danh mục trang bịPTBVCN cho NLĐ làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại

Quyết định số 205/2002/ QĐ –LĐTBXH Về việc bổ sung, sửa đổi Danh mụctrang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tốđộc hại

Quyết định số 722/2000/QĐ-BLĐTBXH Về việc bổ sung, sửa đổi danh mục trang thiết bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại

Quy định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03-3-1999 của Bộ Lao độngThương binh Xã hội V/v ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độchại, nguy hiểm, và đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm

Quy định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/06/2002 về công bố danh mụctiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng

Chỉ thị số 622/BXD-TCLĐ ngày 25-9-1997 của Bộ trưởng Xây dựng về tăngcường công tác an toàn và VSLĐ trong ngành xây dựng

Công văn số 1139/LĐTBXH-TTLT ngày 18-4-1998 của Bộ Lao động Thươngbinh Xã hội V/v quản lý các chai chứa LPG loại không nạp lại

+ Các quy định về an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở :

Căn cứ điều 82 Chương VIII về kỷ luật lao động và điều 98 chương IV An toàn laođộng của Bộ Luật lao động nước CHXHCNVN, Nhà máy ban hành và áp dụng các nộiquy vận hành và quy tắc an toàn máy móc thiết bị được ứng dụng để sản xuất tại cácđơn vị xưởng sản xuất

+ Các tiêu chuẩn khác:

Tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000-2001

Trang 21

+ Những văn bản liên quan được cập nhập tại cơ sở:

- TCVN 4244-1986- Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng

- TCVN 3147-1979- Quy phạm chung công tác xếp dỡ

- TCVN 5851-1990- Thiết bị khí nén - Yêu cầu chung về an toàn

- TCVN 4717-1989-Thiết bị sản xuất, che chắn an toàn –Yêu cầu chung về antoàn

- TCVN 5659-1992 -Thiết bị sản xuất, bộ phận điều khiển

- TCVN 3748-1983 - Máy gia công kim lọai – Yêu cầu chung về an toàn

- TCVN 4756-1989- Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện

- TCVN 2572-1979- Biển báo an toàn điện

- TCVN 5779-1990- An toàn cháy nổ- Yêu cầu chung

- TCVN 3146-1986- Công việc hàn điện-Yêu cầu chung về an toàn

- TCVN 3985-1985- Tiếng ồn - Mức cho phép tại các vị trí lao động

TCVN 51281990 và TCVN 55081991 Không khí vùng làm việcVi khí hậu Giá trị cho phép và phương pháp đánh giá

-Nhận xét:

Nhà máy đã cập nhật đầy đủ hệ thống văn bản pháp luật về vấn đề BHLĐ Tuynhiên có một số thông tư, quyết định, quy định, chỉ thị, công văn nhà máy chưa kịp cậpnhật kịp

3.2 Hệ thống phân công quản lý trách nhiệm BHLĐ trong nhà máy:

3.2.1 Tổ chức quản lý công tác BHLĐ :

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác BHLĐ nhà máy đã bố trí một cán

bộ bán chuyên trách về BHLĐ trước đây là Đội trưởng đội bảo vệ

Ngoài ra vào năm 2008, để đẩy mạnh công tác BHLĐ, nhà máy đã thành lậpBan BHLĐ gồm 7 thành viên

Danh sách Ban BHLĐ nhà máy gồm:

1 Giám đốc - Trưởng ban

2 Phó Giám đốc - Phó ban thường trực

3 Phó Giám đốc - Ủy viên

4 Phó Giám đốc - Ủy viên

5 Đội trưởng bảo vệ - Cán bộ Bán chuyên trách về BHLĐ - Ủy viên

Trang 22

6 Phụ trách Y tế - Ủy viên.

7 Chủ tịch công đoàn - Phó ban

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban BHLĐ:

 Xây dựng quy chế quản lý, kế hoạch BHLĐ và các biện pháp kỹ thuật an toàn,VSLĐ, cải thiện điều kiện lao động và bệnh nghề nghiệp của nhà máy

 Định kỳ hàng tháng, Ban BHLĐ tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tácBHLĐ ở các tổ sản xuất để có cơ sở xây dựng kế hoạch và đánh giá tình hình công tácBHLĐ của nhà máy Trong kiểm tra nếu phát hiện thấy các nguy cơ mất an toàn, cóquyền yêu cầu người quản lý sản xuất thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó

Ban BHLĐ có trách nhiệm thực hiện và quyền hạn kể từ ngày 25 tháng 03 năm 2008

Nội dung kiểm tra đánh giá :

1 Kiểm tra vịêc sử dụng điện:

 Các cầu dao điện, dây dẫn điện, chỗ đầu nối

 Thùng điện, hộp điện che chắn bảo vệ an toàn, vệ sinh

 Động cơ điện dây kéo poulie che chắn an toàn, vệ sinh

 Các bảng nội quy sữa chữa điện Treo bảng cấm đóng điện khi làm việc

2 Kiểm tra vệ sinh công nghiệp:

 Việc bố trí sắp xếp, bố trí hàng hóa

 Giữ vệ sinh chung khu vực sản xuất, xung quanh nhà xưởng những khu vực nhưbãi chứa nguyên liệu vật tư, phế liệu rác, hệ thống cống rãnh thoát nước

3 Kiểm tra thực hiện trang bị BHLĐ:

 Sử dụng đầy đủ trang bị BHLĐ do nhà máy cấp phát

 Mang khẩu trang khi làm nơi có bụi, hóa chất độc hại

 Mang khẩu trang, giày, nút chống ồn và nón vải khi làm việc

4 Kiểm tra thực hiện an toàn lao động:

 Trang bị đầy đủ các bảng nội quy vận hành máy móc và để đúng nơi quy định

 Thao tác vận hành thết bị, xử lý sự cố theo Bảng mô tả công việc

5 Kiểm tra thực hiện nội quy an toàn lao động :

 Đảm bảo thời gian làm việc, nhận và bàn giao đúng giờ quy định

6 Kiểm tra thực hiện an toàn PCCC:

 Việc sắp xếp hàng hóa, vật dụng không cản trở lối đi

Trang 23

 Quản lý và bảo quản tốt các chất dễ cháy

 Không hút thuốc khu vực sản xuất

 Bố trí hợp lý và bảo quản các phương tiện chữa cháy tại chỗ, đặt đúng nơi quyđịnh và có các bảng tiêu lệnh chữa cháy

3.2.2 Hệ thống mạng lưới ATVSV:

Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐVN ngày31-10-1998 Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong doanh nghiệp cơ

sở sản xuất kinh doanh

Ban Giám đốc Nhà máy và Công đoàn Nhà máy đã thành lập danh sách cán bộcông nhân viên là đội viên ATVSV của Nhà máy gồm 19 người chia ra 5 tổ, nhiệm vụ

và quyền hạn của đội ATVSV được quy định tại các điều 4.1, 4.2 của thông tư trên,các ATVSV được Ban BHLĐ phân nhiều ở các ví trí, làm theo ca kíp khác nhau nhằmthực hiện công tác BHLĐ được chặt chẽ và hiệu quả

3.2.3 Công tác lập kế hoạch BHLĐ:

Hằng năm, ban BHLĐ, phối hợp với Công đoàn và Ban lãnh đạo nhà máy lập

kế họach về BHLĐ Kế hoạch về BHLĐ của Nhà máy bao gồm đầy đủ các nội dungquy định tại Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐVN ngày31/10/1998, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong doanh nghiệp cơ

sở sản xuất kinh doanh

Gồm có:

 Trang bị PTBVCN

 Tuyên truyền, huấn luyện về BHLĐ

 Kỹ thuật an toàn và PCCN

 Cải thiện môi trường làm việc bằng các kỹ thuật vệ sinh

 Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp

 Chế độ bồi dưỡng độc hại

Căn cứ để lập kế hoạch cũng áp dụng đúng theo Thông tư số BLĐTBXH-BYT-TLĐVN

14/1998/TTLT-Kế hoạch được lập dựa vào:

 Kinh nghiệm rút ra từ các năm trước

 Đề xuất của các đoàn thanh tra, kiểm tra

 Kế hoạch sản xuất,công nghệ sản xuất và kết cấu nhà xưởng

Trang 24

 Ý kiến của người lao động và tổ chức Công đoàn.

3.2.4 Tổ chức công đoàn:

Nhà máy có thành lập bộ phận Công đoàn: Gồm có 1 Chủ tịch công Đoàn, 1Phó Chủ tịch công Đoàn, và 3 Ủy viên công Đoàn

Công Đoàn nhà máy có nhiệm vụ:

- Tập hợp, đoàn kết lực lượng, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho côngnhân viên nhà máy

- Bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp cho người lao động

- Chăm lo bồi dưỡng giáo dục Đoàn viên ưu tú giới thiệu sang Tổ chức Đảng

3.3 Nhận thức về công tác BHLĐ của người NLĐ và người sử dụng lao động:

Ban giám đốc nhà máy có nhận định tương đối về ĐKLĐ của công nhân trongnhà máy và có quan tâm đến việc cải thiện ĐKLĐ nâng cao năng suất lao động củacông nhân Có đề ra kế hoạch và biện pháp phòng ngừa trong vấn đề vệ sinh lao động

và an toàn lao động và biện pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu các tai nạn lao động,đảm bảo vệ sinh và môi trường

Công nhân trong nhà máy phần lớn chưa ý thức được những tác hại bụi, tiếng

ồn, nhiệt độ, điện,… mà họ có thể gánh chịu sau này khi làm việc tại nhà máy

3.4 Chất lượng lao động:

Tính đến tháng 12/2008, tổng số lao động tại nhà máy là 238 người, trong đó sốlao động nữ 43 người

Hệ thống lao động được phân bố trong cơ cấu tổ chức sau :

 Số người làm việc trong khối văn phòng: 05 người

 Số người làm việc trong phân xưởng: 235 người

Nhìn chung công tác bố trí lực lượng lao động tại nhà máy tương đối gần đúngngành nghề đã được đào tạo Các vị trị bố trí họ làm việc đều hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ

Trang 25

Công nhân Kĩ thuật

công nhân công nghệ

Hình 7 Cơ cấu hợp đồng lao động được áp dụng tại nhà máy

Hợp đồng xác định thời hạn là hợp đồng ký trong vòng 3 tháng sau đó xem xét

sẽ ký hợp đồng có thời hạn và không xác định thời hạn

Ngày đăng: 20/05/2015, 23:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Văn Trinh - Giáo trình Nguyên lý kỹ thuật an toàn Khác
2. Trần Văn Trinh - Giáo trình Quản lý Bảo Hộ Lao Động tại cơ sở Khác
3. Nguyễn Văn Quán - Giáo trình Nguyên lý Bảo Hộ Lao Động Khác
4. Phan Kế Phúc - Giáo trình Kỹ thuật An Toàn Điện Khác
5. Bộ Luật Lao Động Việt Nam.II. Mạng internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w