1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG THUẬT TOÁN KHAI PHÁ LUẬT KẾT HỢP ĐỂ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM

43 436 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 753,2 KB

Nội dung

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm.. Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm.. Áp dụng khai phá

Trang 1

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

KHOA KHOA HỌC MÁY TÍNH

Trang 2

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 2

Mục Lục

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT 4

I ĐẶT VẤN ĐỀ 5

II KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN, QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM 7

1 Quản lý dự án 7

1.1 Khái niệm 7

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới dự án 7

1.4 Các giai đoạn của quản lý dự án 9

1.5 Các lĩnh vực trong quản lý dự án 9

1.6 Vai trò của người quản lý dự án 11

2 Quản lý dự án phần mềm 13

2.1 Khái niệm: 13

2.2 Quy trình quản lý dự án phần mềm 13

2.3 Các hoạt động chính trong quản lý dự án phần mềm 15

III KHÁI NIỆM VỀ DATA MINING, LUẬT KẾT HỢP VÀ THUẬT TOÁN KHAI PHÁ LUẬT KẾT HỢP 20

1 Khái niệm về Data Mining 20

2 Các giai đoạn của quá trình khai phá dữ liệu 22

3 Các kỹ thuật khai phá dữ liệu 23

3.1 Kết hợp 23

3.2 Phân cụm 23

3.3 Phân loại 24

3.4 Hồi quy 25

4 Ứng dụng của Data Mining 25

5 Luật kết hợp trong khai phá dữ liệu 26

5.1 Định nghĩa 26

5.2 Tìm luật kết hợp 27

Trang 3

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 3

6 Thuật toán khai phá luật kết hợp 28 6.1 Thuật toán Apriori 28 6.2 Thuật toán Apriori-Tid 30

IV NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG THUẬT TOÁN KHAI PHÁ LUẬT KẾT HỢP VÀO QUẢN LÝ DỰ

ÁN PHẦN MỀM 33

V KẾT LUẬN, HƯỚNG PHÁT TRIỂN 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 4

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 4

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu, chữ viết tắt Ý nghĩa

PM Project Management Người quản lý dự án

Estimate Hoạt động ước lượng, từ hay dùng trong quản lý dự

án phần mềm

Effort Chi phí cần dùng cho làm dự án Đơn vị có thể là

ngày hoặc tháng, năm tùy vào quy định của mỗi công ty

LOC Line of Code Số dòng code, dùng để tính mức độ

lớn nhỏ của dự án Productivity Năng suất làm việc Trong dự án phần mềm thì có

thể là số trang design trên một ngày, số LOC code được trong một tháng

CSS Customer satisfaction survey Chỉ số khảo sát độ

hài lòng của khách hàng

Risk Những rủi ro có thể xảy ra trong dự án

Leakage Những lỗi mà sau khi gửi sản phẩm cho khách

hàng, khách hàng bắt được lỗi

Timeliness Tham số chỉ sự đúng thời gian cam kết với khách

hàng

WO Work Order Tên tài liệu trong Fsoft, có ghi nội

dung của dự án và các bên liên quan

PP Project Planning Tên tài liệu trong Fsoft, có ghi

nội dung của dự án và các chiến lược làm dự án của người quản lý dự án

Bug Từ chỉ lỗi trong làm dự án phần mềm

Trang 5

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 5

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thời đại ngày nay, khi sức ép thay đổi công nghệ ngày càng lớn và cạnh tranh khốc liệt buộc cho các doanh nghiệp phản ứng kịp thời với những thay đổi của môi trường, hoạt động theo hình thức các dự án trở thành một phương thức vận hành hữu hiệu đối với các tổ chức Tổ chức theo hình thức dự án cung cấp các công cụ hữu hiệu nhằm tăng cường khả năng hoạch định, thực thi và kiểm soát hoạt động, nhân lực và nguồn lực của tổ chức Quản trị dự án trở lên cần thiết bởi

xã hội hiện đại đòi hỏi những phương pháp quản trị mới trong đó sử dụng nhóm thay vì cá nhân để giải quyết vấn đề Ngoài ra, khi mức độ phức tạp của các dịch

vụ và sản phẩm và cũng như các quy trình để sản xuất ra chúng ngày càng ra tăng,

dự án chính là một công cụ hiệu quả để kiểm tra các sản phẩm cũng như quy trình sản xuất Một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của dự án là planning, planning bao gồm việc ước lượng resources, ước lượng chi phí, đánh giá rủi ro, chọn người quản lý, đưa ra các Mertrics đảm bảo chất lượng, đưa ra những quyết định trong quá trình làm dự án Tất cả các thông tin đó với các doanh nghiệp lớn đều được lưu trữ vào bộ database Với Fsoft-FPT họ lưu vào hệ thống gọi là PCB (Process Capability Baseline) Khi có dự án mới thì cần đánh giá và đưa ra con số planning, để chính xác, chúng ta cần tham khảo những dữ liệu cũ này Nhưng sẽ thật khó khăn để tìm kiếm trong một dữ liệu data lớn như thế, nhưng lai chỉ có rất ít phần trăm dữ liệu là phù hợp với dự án cụ thể Trong điều kiện thực tế như thế, đòi hỏi phải có những phương pháp nhanh, phù hợp, tự động, chính xác

và có hiệu quả để lấy được thông tin có giá trị Các tri thức chiết xuất được từ cơ

sở dữ liệu trên sẽ là một nguồn tài liệu hỗ trợ cho những người làm dự án trong việc lên kế hoạch hoạt động hoặc trong việc ra quyết định mở dự án Vì vậy, tính ứng dụng của khai thác luật kết hợp trong Data mining từ cơ sở dữ liệu là một vấn

đề đang được quan tâm đặc biệt trong bài viết này Mục đích của việc nghiên cứu

là xây dựng một giải pháp hiệu quả tính ứng Data Mining, cụ thể hơn là ứng dụng luật kết hợp trong việc tư vấn, hỗ trợ những người làm dự án ra quyết định hiệu quả

Trang 6

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 6

Trong đề tài có nghiên cứu, sử dụng một số thuật ngữ, quy trình làm dự án thực tế của Fsoft-FPT Để từ đó xây dựng ý tưởng áp dụng Data mining vào quản lý dự án phần mềm

Trang 7

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 7

II KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN, QUẢN LÝ DỰ ÁN

PHẦN MỀM

1 Quản lý dự án

1.1 Khái niệm

Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản

lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra

Mục tiêu cơ bản của việc quản lý dự án thể hiện ở chỗ các công việc phải được hoàn thành theo yêu cầu và bảo đảm chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không thay đổi

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới dự án

Các bên tham gia là tất cả những ai có liên quan hoặc bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của dự án, cụ thể:

- Có lợi ích nghiệp vụ trong kết quả dự án

- Liên quan trức tiếp tới dự án

- Đóng góp các nguồn lực cho dự án

Các bên liên quan dự án có những lợi ích, nhu cầu và ưu tiên khác nhau Họ có thể

có những quan điểm khác nhau về việc dự án cố gắng hoàn thành những gì Do đó, việc xác định được các bên liên quan trong dự án càng sớm càng tốt, đặc biệt trong giai đoạn xây dựng ý tưởng Xem qua các bên liên quan còn chưa lộ diện sẽ là một rủi ro rất lớn đến việc tổ chức thực hiện dự án Thông thường, trong một dự án, các bên tham gia bao gồm:

- Nhà tài trợ:

Trang 8

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 8

+ Chịu trách nhiệm cuối cùng đối với sự thành công của dự án Nhà tài trợ có trách nhiệm ký kết hoàn tất các tài liệu lập kế hoạch và các yêu cầu thay đổi

+ Đồng thời cho phép nhóm quản lý dự án sử dụng các nguồn lực, bảo vệ và cố vấn cho nhóm quản lý dự án

+ Trong quá trình thực hiện dự án, nhà tài trợ có thêm các trách nhiệm xem xét lại các

tiên trình và chât lượng, cắt băng khai trương, khánh thành, ký và công bố tôn chỉ

dự án

- Nhà quản lý dự án (giám đốc dự án):

+ Làm việc với các đối tượng liên quan đê định nghĩa dự án

+ Lập kế hoạch, sắp xếp lịch trình và dự thảo ngân sách các hoạt động của dự án với đội ngũ ban đầu; chi huy nhóm dự án thực thi kế hoạch + Giám sát hiệu quả hoạt động và thực hiện các hoạt động hiệu chỉnh

+ Thường xuyên thông báo cho nhà tài trợ và các đối tượng liên quan dự án: đưa

ra yêu cầu và trình bày những thay đổi vê phạm vi + Đóng vai trò là người trung gian giữa nhóm dự án và các đối tượng liên quan + - Nhà quản lý chức năng: Các nhà quản lý này chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động hay kết quả của dự án

+ Kiêm soát và đóng góp nguồn lực cho dự án (con người, trang thiêt bị ) + Có thể có những yêu cầu trái ngược với kết quả dự án

+ Trong một số trường hợp là câp trên của nhà quản lý dự án

+ - Khách hàng: Trong trường hợp nhà tài trợ không phải là đơn vị triên khai sản phẩm của dự án thì nhà tài trợ chính là khách hàng Đối tượng này có nhiệm vụ như sau:

+ Nhận đầu ra của dự án

Trang 9

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 9

+ Thanh toán cho đầu ra dự án

+ Xác định nhu cầu cho đầu ra dự án

+ Có thể là nhiều công ty hay cá nhân với những đặc điểm và yêu cầu trái ngược nhau

- Nhà cung cấp: một dự án thường bao gồm nhiêu hạng mục khác nhau, trong đó

có những hạng mục khi xem xét yêu tố khả thi, nhà tài trợ quyêt định mua Nhà cung cấp có trách nhiệm cung cấp các thiêt bị, sản phẩm hay dịch vụ cần thiêt phục vụ cho hoạt đông của dự án thông qua hình thức hợp đồng, đê đảm bảo dự án đạt được mục tiêu đã đề ra

1.4 Các giai đoạn của quản lý dự án

+ Khởi động dự án: giai đoạn có thông tin mở dự án, dự trù con người và hệ thống

cơ sở vật chất

+ Lập kế hoạch dự án: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những công việc cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động theo trình tự logic mà có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ hệ thống

+ Thực hiện dự án: Tiến hành làm dự án theo kế hoạch đã đề ra

+ Theo dõi và kiểm soát dự án: là quá trình theo dõi, kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình hoàn thành, giải quyết những vấn để liên quan và thực hiện báo cáo tình hình dự án

+ Kết thúc dự án

1.5 Các lĩnh vực trong quản lý dự án

Theo đối tượng quản lý, quản lý dự án bao gồm 9 lĩnh vực chính cần được xem xét, nghiên cứu là:

Trang 10

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 10

- Lập kế hoạch tổng thê: lập kế hoạch cho dự án là quá trình tổ chức dự án theo một trình tự chương trình thực hiện những công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án đã được kết hợp một cách chính xác

và đầy đủ

- Quản lý phạm vi: Là việc xác định phạm vi, giám sát việc thực hiện mục đích, mục tiêu của dự án, xác định công việc nào thuộc vê dự án và cần phải thực hiện, công việc nào nằm ngoài phạm vi của dự án

- Quản lý thời gian: Là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án Nó chỉ rõ mỗi công việc phải kéo dài bao lâu, khi nào thì bắt đầu, khi nào thì kết thúc và toàn bộ dự án kéo dài bao lâu, phải hoàn thành khi nào

- Quản lý chi phí: Là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án Cụ thể là tổ chức, phân tích

số liệu, báo cáo những thông tin về chi phí

- Quản lý chất lượng: Là quá trình triển khai giám sát những tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng kết quả của dự án phải đáp ứng mong muốn của nhà tài trợ (chủ đầu tư)

- Quản lý nhân lực: Là quá trình hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực của mọi thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu của dự án Nó cho thấy việc sử dụng lực lượng lao động của dự án hiệu quả đến đâu,

- Quản lý thông tin (truyền thông): Là quá trình bảo đảm các dòng thông tin thông suốt, nhanh chóng và chính xác giữa các thành viên dự án và với các cấp quản lý, giữa các tổ nhóm quản lý dự án Thông qua quản lý thông tin có thể trả lời các câu hỏi: ai cần thong tin về dự án, mức độ chi tiết, các nhà quản lý

dự án cần báo cáo cho họ bằng cách nào,

Trang 11

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 11

- Quản lý rủi ro: Là việc nhận diện các nhân tố rủi ro trong dự án, sử dụng các phương pháp định tính, định lượng để xác đinh tính chất, mức độ rủi ro và

có kế hoạch đối phó cũng như quản lý từng loại rủi ro

- Quản lý hợp đồng và các hoạt động mua sắm: Là quá trình lựa chọn nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ; thương lượng với họ, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ nhằm giải quyết cácvấn đề: bằng cách nào cung cấp các hàng hoá, vật liệu cần thiết cho dự án, tiến độ cung cấp, chất lượng cung cấp đến đâu

1.6 Vai trò của người quản lý dự án

Phần lớn kiến thức cần thiết để quản lý dự án là kiến thức riêng của ngành quản lý dự án Ngoài ra, Người quản trị dự án còn phải có kiến thức và kinh nghiệm trong:

- Quản lý tổng quát

- Lãnh vực ứng dụng của dự án

Các kỹ năng cần thiết của nhà quản lý dự án:

- Kỹ năng lãnh đạo: Lãnh đạo là kỹ năng cơ bản để nhà quản lý dự án chỉ đạo, định hướng, khuyến khích và phối hợp các thành viên trong nhóm cùng thực hiện dự án Đây là kỹ năng quan trọng nhất Nó đòi hỏi các nhà quản lý dự án

có những phẩm chất cần thiết, có quyền lực nhất định để thực hiện thành công mục tiêu dự án

- Kỹ năng lập kế hoạch và kiểm soát dự án: Nhà quản lý dự án phải là người chịu trách nhiệm về kế hoạch tổng thể trước nhà tài trợ và khách hàng Vì vậy, nhà quản lý dự án phải có kỹ năng lập lịch trình dự án và xác định các tiêu chí

để đánh giá công việc hoàn thành Đồng thời, nhà quản lý dự án phải biết thiết lập các quy trình hệ thống để đánh giá và kiểm soát mức độ thành công của bảng kế hoạch

Trang 12

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 12

- Kỹ năng giao tiếp và thông tin trong quản lý dự án: Nhà quản lý dự án có trách nhiệm phối hợp, thống nhất các hoạt động giữa các bộ phận chức năng và những cơ quan liên quan để thực hiện các công việc của dự án nên bắt buộc phải thành thạo kỹ năng giao tiếp Nhà quản lý dự án phải có kiến thức, hiểu biết các công việc của các phòng chức năng, có kiến thức rộng về một số lĩnh vực kỹ thuật Nhà quản lý dự án cũng cần giỏi kỹ năng thông tin, truyền thông,

kỹ năng chia sẻ thông tin giữa các thành viên dự án và những người liên quan trong quá trình triển khai dự án

- Kỹ năng thương lượng và giải quyết khó khăn vướng mắc: Nhà quản lý dự

án trong quá trình thực hiện trọng trách của mình có quan hệ với rất nhiều nhóm Đồng thời, cùng với sự phát triển tổ chức của dự án, trách nhiệm của nhà quản lý dự án ngày càng tăng nhưng quyền lực của họ được cấp không tương xứng Do thiếu quyền lực, bắt buộc các nhà quản lý phải có kỹ năng thương lượng giỏi với các nhà quản lý cấp trên và những người đứng đầu các

bộ phận chức năng chuyên môn nhằm tranh thủ tối đa sự quan tâm, ủng hộ của cấp trên, người đứng đầu trong việc giành đủ nguồn lực cần thiết cho hoạt động của dự án

- Kỹ năng tiếp thị và quan hệ khách hàng: Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản lý dự án là trợ giúp các đơn vị, doanh nghiệp trong hoạt động Marketing Làm tốt công tác tiếp thị sẽ giúp đơn vị giữ được khách hàng hiện tại, tăng thêm khách hàng tiền năng

- Kỹ năng ra quyết định: Lựa chọn phương án và cách thức thực hiện các công việc dự án là những quyết định rất quan trọng, đặc biệt trong những điều kiện thiếu thông tin và có nhiều thay đổi, biến động Để ra được quyết định đúng và kịp thời cần nhiều kỹ năng tổng hợp của nhà quản lý như: kỹ năng tổ chức bao gồm lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phân tích; kỹ năng xây dựng nhóm như thấu hiểu, thúc đẩy, tinh thần đồng đội và kỹ năng công nghệ liên quan đến kinh nghiệm, kiến thức về dự án

Trang 13

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 13

2 Quản lý dự án phần mềm

2.1 Khái niệm:

Quản lý dự án phần mềm là tập hợp các công việc được thực hiện bởi một tập thể (có thể có chuyên môn khác nhau, thực hiện công việc khác nhau, thời gian tham gia dự án khác nhau) nhằm đạt được một kết quả như dự kiến, trong thời gian dự kiến, với một kinh phí dự kiến Trong thuật ngữ của chuyên ngành Công nghệ phần mềm, Quản lý dự án phần mềm là các hoạt động trong lập kế hoạch, giám sát

và điều khiển resources dự án (ví dụ như kinh phí, con người), thời gian thực hiện, các rủi ro và quy trình thực hiện dự án nhằm đảm bảo thành công cho dự án Quản

lý dự án phần mềm cần đảm bảo cân bằng giữa ba yếu tố: thời gian, resources và chất lượng Ba yếu tố này được gọi là tam giác dự án Người quản lý dự án phầm mềm gọi là PM (Project Management)

Để đảm bảo dự án thành công, các thành viên dự án phải đảm bảo:

Lựa chọn quy trình phù hợp để đạt được mục tiêu của dự án

Tuân theo các yêu cầu để đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan

Cân bằng được các yêu cầu (nhân tố) cạnh tranh trong dự án như: phạm vi công việc, ngân sách, tiến độ, chất lượng, rủi ro, thay đổi Tùy theo quy mô của từng dự

án mà các mỗi giai đoạn lại có thể gồm những quy trình nhỏ hơn

Trang 14

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 14

Ngoài các lợi ích chiến lược nêu trên phần mềm còn cung cấp đầy đủ các tính năng hệ thống Việc bảo mật được tiến hành một cách tuyệt đối nghiêm ngặt Việc phân quyền được cụ thể đến từng vai trò của người sử dụng

1 Khởi tạo dự án (Initiating): Giai đoạn này thực hiện việc định nghĩa một dự án mới hoặc một phát sinh (hoặc trộn lẫn) mới của một dự án có sẵn như: Xác định yêu cầu của dự án, mức độ ưu tiên của dự án, phân tích các yêu cầu đầu tư, phân công trách nhiệm cho các bộ phận triển khai

2 Lập kế hoạch dự án (Planning): Giao đoạn này yêu cầu thiết lập phạm vi công viêc của dự án, điều chỉnh lại mục tiêu và xác định đường đi tới mục tiêu đó

3 Triển khai (Executing): Giai đoạn này thực hiện hoàn thành các công việc được xác định trong phần lập kế hoạch để đảm bảo các yêu cầu của dự án

4 Giám sát và kiểm soát (Monitoring & Control): Giai đoạn này yêu cầu việc theo dõi, rà soát và điều chỉnh lại tiến độ và khả năng thực hiện của dự án Theo dõi các rủi ro, thay đổi, phát sinh trong quá trình thực hiện và có những đề xuất điều chỉnh kịp thời

5 Kết thúc (Closing): Giai đoạn này thực hiện để kết thúc tất cả các hoạt động của

dự án để chính thức đóng lại dự án

Thực tế ở Fsoft-FPT có 3 giai đoạn:

+ Planning: Giai đoạn này ouput ra là: Work Order (WO), Projec Planning (PP) + Monitoring: Giai đoạn điều hành, giám sát và thực hiện dự án Tracking task member, tracking time, management change request, manage risk, issues

+ Closing: Collect data, Milestone report, PostMortem report Meeting để đánh giá

dự án, đưa ra các lesson, practices của dự án, đánh giá members

Trang 15

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 15

Hình 1: Các giai đoạn trong quản lý phần mềm(Fsoft-FPT)

Hình 2: Các hoạt động chính trong giai đoạn planning (Fsoft-FPT)

2.3 Các hoạt động chính trong quản lý dự án phần mềm

2.3.1 Xác định yêu cầu

Trước tiên, cần xác định các yêu cầu chức năng (công việc phần mềm thực hiện)

cũng như phi chức năng (công nghệ dùng để phát triển phần mềm, sử dụng trong

Trang 16

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 16

hệ điều hành) của phần mềm Tiếp theo cần xác định rõ resources cần thiết để xây dựng phần mềm Resources ở đây có thể gồm có nhân tố con người, các thành phần, phần mềm có thể sử dụng lại, các phần cứng hoặc công cụ có sẵn cần dùng đến; trong đó nhân tố con người là quan trọng nhất Điều cuối cùng là xác định thời gian cần thiết để thực hiện dự án Trong quá trình này cần phải nắm bắt được bài toán thực tế cần giải quyết cũng như các hoạt động mang tính nghiệp vụ của khách hàng để có thể xác định rõ ràng yêu cầu chung của đề án, xem xét dự án có khả thi hay không

Cần xác định được rõ requirements của khách hàng, để từ đó biết được các product

s delivery là gì? Ví dụ dự án có phạm vì từ desing – coding- test thì sản phẩm release phải bao gồm các tài liệu của design, các file test case (UTC), các file test report (UTR), source code (Software pakacge)

Ngoài ra cũng tùy thuộc vào yêu cầu nhận sản phẩm của khách hàng, có thể sẽ thêm các yêu cầu release khác như:

+ Understading document: Tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu chức năng

+ Release report: bản báo cáo chi tiết effort cho mỗi giai đoạn làm dự án, design bao nhiêu, study bao nhiêu, coding bao nhiêu, test bao nhiêu, management bao nhiêu

Trong quá trình làm dự án, khách hàng sẽ có một số Change request (CR) và người quản lý cần phải biết quản lý những CR này để tránh bị quên các yêu cầu mới thay đổi đó

2.3.2 Viết đề án (Work order)

Viết đề án là quá trình xây dựng tài liệu mô tả đề án để xác định phạm vi của dự

án, trách nhiệm của những người tham gia dự án; là cam kết giữa người quản lý dự

án, người tài trợ dự án và khách hàng Nội dung của tài liệu mô tả đề án thường có những nội dung sau: [cần dẫn nguồn]

Trang 17

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 17

Bối cảnh thực hiện dự án: Căn cứ pháp lý để thực hiện dự án, hiện trạng công nghệ thông tin của khách hàng trước khi có dự án, nhu cầu ứng dụng phần mềm của khách hàng, đặc điểm và phạm vi của phần mềm sẽ xây dựng

Mục đích và mục tiêu của dự án: xác định mục đích tổng thể, tin học hóa hoạt động nào trong quy trình nghiệp vụ của khách hành, xác định mục tiêu của phần mềm gồm lượng dữ liệu xử lý, lợi ích phần mềm đem lại

Phạm vi dự án: Những người liên quan tới dự án, các hoạt động nghiệp vụ cần tin học hóa

Nguồn nhân lực tham gia dự án: Cán bộ nghiệp vụ, người phân tích, người thiết kế, người lập trình, người kiểm thử, người cài đặt triển khai dự án cho khách hàng, người hướng dẫn khách hàng sử dụng phần mềm, người bảo trì dự án phần mềm Ràng buộc thời gian thực hiện dự án: Ngày nghiệm thu dự án, ngày bàn giao dự án Ràng buộc kinh phí: Kinh phí trong từng giai đoạn thực hiện dự án

Ràng buộc công nghệ phát triển: Công nghệ nào được phép sử dụng để thực hiện

dự án

Chữ kí các bên liên quan tới dự án

Trong quy trình của Fsoft-FPT: PM là người tạo ra các đề án (WO) sau đó gửi bộ phận QA review, nếu không có phản hồi gì thì sẽ người lãnh đạo cấp cao hơn approved tài liệu đó

2.3.3 Lập kế hoạch dự án (Project Planning)

Lập kế hoạch thực hiện dự án là hoạt động diễn ra trong suốt quá trình từ khi bắt đầu thực hiện dự án đến khi bàn giao sản phẩm với nhiều loại kế hoạch khác nhau nhằm hỗ trợ kế hoạch chính của dự án phần mềm về lịch trình và ngân sách Ban đầu là Project planning Trong quá trình làm có thêm lập kế hoạch quản lý CRs, kế

Trang 18

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 18

hoạch quản lý time, kế hoạc quản lý task (MS Microsoft Project), Kế hoạch quản

lý Risks, Issues

Các loại kế hoạch thực hiện dự án

Kế hoạch đảm bảo chất lượng: Mô tả các chuẩn, các qui trình được sử dụng trong

dự án Các chỉ số như bắt được bao nhiêu lỗi trên số dòng code viết được Review code cần bắt được bao nhiêu, review test case cần bắt được bao nhiêu Execute test bắt được bao nhiêu lỗi Tất cả các mertrics liên quan chất lượng dự án đều được planning trong giai đoạn đầu

Kế hoạch thẩm định: Mô tả các phương pháp, nguồn lực, lịch trình thẩm định hệ thống

Kế hoạch quản lý cấu hình: Mô tả các thủ tục, cấu trúc quản lý cấu hình được sử dụng

Kế hoạch bảo trì: Dự tính các yêu cầu về hệ thống, chi phí, nỗ lực cần thiết cho bảo trì

Kế hoạch phát triển đội ngũ: Mô tả kĩ năng và kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm dự án sẽ phát triển như thế nào

Quy trình lập kế hoạch thực hiện dự án

Thiết lập các ràng buộc của dự án: thời gian, nhân lực, ngân sách

Đánh giá bước đầu về các "tham số" của dự án: quy mô, độ phức tạp, nguồn lực Xác định các mốc thời gian trong thực hiện dự án và sản phẩm thu được ứng với mỗi mốc thời gian

Trong khi dự án chưa hoàn thành hoặc chưa bị hủy bỏ thì thực hiện lặp đi lặp lại các công việc sau:

Lập lịch thực hiện dự án

Trang 19

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 19

Thực hiện các hoạt động theo lịch trình Theo dõi sự tiến triển của dự án, so sánh với lịch trình Đánh giá lại các tham số của dự án

Lập lại lịch thực hiện dự án cho các tham số mới Thỏa thuận lại các ràng buộc và sản phẩm bàn giao của mỗi mốc thời gian Nếu có vấn đề nảy sinh thì xem xét lại các kĩ thuật khởi đầu đưa ra các biện pháp cần thiết

Cấu trúc kế hoạch thực hiện dự án

Tổ chức dự án Phân tích các rủi ro(risk): với các risk đã được lên kế hoạch dự tính sẽ có thì cần có cơ chế quản lý, có các biện pháp phòng ngừa, ước lượng chi phí

để giải quyết nếu có xảy ra, dự đoán nếu risk xảy ra thì có ảnh hưởng tới việc Timeliness của dự án hay không

Yêu cầu về tài nguyên phần cứng, phần mềm Phân công công việc(Task list)

Lập lịch dự án

Cơ chế kiểm soát và báo cáo

Trang 20

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 20

III KHÁI NIỆM VỀ DATA MINING, LUẬT KẾT HỢP VÀ

THUẬT TOÁN KHAI PHÁ LUẬT KẾT HỢP

1 Khái niệm về Data Mining

Khái niệm về khai phá dữ liệu (Data Mining) hay phát hiện tri thức (Knowledge Discovery) có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng về bản chất đó là quá trình

tự động trích xuất thông tin có giá trị (thông tin dự đoán – Predictive Information)

ẩn chứa trong khối lượng dữ liệu khổng lồ trong thực tế ) nhằm mục đích dự đoán các xu thế, các hành vi trong tương lai, hoặc tìm kiếm những tập thông tin hữu ích

mà bình thường không thể nhận diện được

Khai thác dữ liệu (data mining) là quá trình khám phá các tri thức mới và các tri thức có ích ở dạng tiềm năng trong nguồn dữ liệu đã có

Về cơ bản, khai phá dữ liệu là về xử lý dữ liệu và nhận biết các mẫu và các xu hướng trong thông tin đó để chúng ta có thể quyết định hoặc đánh giá Các nguyên tắc khai phá dữ liệu đã được dùng nhiều năm rồi, nhưng với sự ra đời của big data (dữ liệu lớn), nó lại càng phổ biến hơn

Quá trình phân tích dữ liệu, khám phá dữ liệu và xây dựng mô hình dữ liệu thường lặp lại khi chúng ta tập trung vào và nhận ra các thông tin khác nhau để chúng ta

có thể trích ra Chúng ta cũng phải hiểu cách thiết lập quan hệ, ánh xạ, kết hợp và phân cụm thông tin đó với dữ liệu khác để tạo ra kết quả Quá trình nhận ra dữ liệu nguồn và các định dạng nguồn, rồi ánh xạ thông tin đó tới kết quả đã cho của chúng ta có thể thay đổi sau khi chúng ta phát hiện ra các yếu tố và các khía cạnh khác nhau của dữ liệu

Trang 21

Áp dụng khai phá luật kết hợp để hỗ trợ ra quyết định trong Quản lý dự án phần mềm Trang 21

Hình 3: Minh họa Data Mining Data mining nhấn mạnh 2 khía cạnh chính đó là khả năng trích xuất thông tin có ích Tự động (Automated) và thông tin mang tính dự đoán (Predictive)

Để đánh giá mô hình dự đoán hoạt động tốt thế nào người ta dựa vào các tham số sau: Recall, Accuracy, Precision, F-Measure, các công thứ tính như sau:

Hình 4: Đánh giá mô hình dự đoán Data Mining liên quan chặt chẽ đến các lĩnh vực sau:

Statistics : Thống kê

Ngày đăng: 20/05/2015, 22:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w