Trong thực tế giảng dạy, ta thấy có nhiều học sinh nắm kiến thức của môn tập làm văn nhưng để thể hiện những hiểu biết ấy thành bài văn thì đa số các em còn nhiều lúng túng.. Đặc biệt ở
Trang 1GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TẬP
LÀM VĂN
-oOo -I/ THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA VẤN ĐỀ :
1/ Khi giảng dạy bộ môn văn, giáo viên thường tìm tòi nghiên cứu để cải tiến các phương pháp dạy học hầu đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng Bên cạnh đó , để đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên , bộ môn văn thường có hai hình thức kiểm tra là tái hiện kiến thức và vận dụng kiến thức Dù hình thức nào, học sinh cũng cần phải có năng diễn đạt tốt
2/ Như vậy kĩ năng diễn đạt là một yêu cầu rất quan trọng đối với mỗi học sinh khi học bộ môn Tiếng Việt Trong thực tế giảng dạy, ta thấy có nhiều học sinh nắm kiến thức của môn tập làm văn nhưng để thể hiện những hiểu biết ấy thành bài văn thì đa số các
em còn nhiều lúng túng
3/ Đặc biệt ở khối lớp 5, khi phải dạy phân môn tập làm văn thì học sinh học yếu môn văn thường chiếm tỉ lệ rát cao từ 60% đến 80%) mỗi lần đọc bài làm của học sinh giáo viên thường cảm thấy ray rứt vì mình đã đầu tư rất nhiều nhưng học sinh lại không thể diễn tả điều mình đã hiểu trên trang giấy đúng như yêu cầu
4/ Trong phân môn tập làm văn, ngoài việc được học các kiểu bài làm văn cơ bản, học sinh còn được học các tiết tập viết bài văn theo từng đoạn nhằm mục đích giúp các em làm quen với cách viết hoàn chỉnh cả bài văn Đối với các lớp giỏi thời gian này là hợp lý Nhưng ở các lớp yếu, giáo viên khó mà nâng cao kĩ năng diễn đạt cho học sinh đối với chừng ấy thời gian Làm sao có thể rèn luyện thêm về kĩ năng diễn đạt để tối thiểu các em có thể viết được một bài dù không hay nhưng đạt yêu cầu? Đây là vấn đề mà người giảng dạy phải suy nghĩ và cố gắng tìm ra hướng giải quyết
II/ LÝ DO ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/.Khi chấm bài kiểm tra của học sinh , giáo viên cảm thấy bức xúc khi thấy một số bài làm của học sinh không những không nắm kiến thức mà ngay cả chữ viết cũng xấu, bài làm dơ, gạch xóa nhiều, viết không thành câu … Nếu dạy học sinh ở những lớp khá, kỹ năng diễn đạt của các em tương đối tốt vì có cơ sở từ lớp dưới nên không đáng lo Ta chỉ cần giúp các em diễn đạt có cảm xúc hơn
Trang 2và kiến thức sâu hơn Còn ở những lớp yếu giáo viên khó mà xoay chuyển tình hình trong chừng ấy thời gian (đặc biệt ở khối 5)
2/ Qua thực tế, khi chấm bài giáo viên phê “kỹ năng diễn đạt yếu” có em học sinh lại hỏi :”kỹ năng diễn đạt trong bài văn thể hiện ở chỗ nào? Làm sau khắc phục được ? “Tôi chợt nghĩ : rèn luyện
kĩ năng diễn đạt cho học sinh không thể mang tính lý thuyết chung chung mà phải thông qua bài làm cụ thể và năng dần từng bước
3/ Cụ thể khi giảng dạy phân môn tập làm văn, học sinh phải tập viết các bài văn thông qua từng đoạn của bài văn Vậy nên chăng ta có thể thông qua những bài làm văn này để đặt ra những vấn đề cụ thể về kĩ năng diễn đạt Trong nhiều năm qua tôi đã thực hiện như trên và nhận thấy đã đạt được một số kết quả khả quan
III/ CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:
* Biện pháp tiến hành ở lớp 5, có từ 50% đến 70% học sinh diễn đạt yếu
* Những tư liệu cần minh họa làm rõ vấn đề lấy từ bài làm của học sinh, câu và ý chưa sửa chữa
* Giáo viên tiến hành từng bước qua các bài viết theo chương trình như sau:
1/ Bài viết số 1:
- Đây là bài viết ở lớp, (bài kiểm tra chất lượng đầu năm) học sinh không sử dụng tài liệu
- Trước khi viết đề, giáo viên nhắc nhở chung về nội dung và nghệ thuật Khi viết đề xong giáo viên dặn học sinh những điều cần lưu ý trong bài viết này và ghi trên bảng yêu cầu :
- Ở bài này không nên đặt nặng về kiến thức mà nên chú ý về diễn đạt, cách trình bày, chữ viết xem trình độ chung của các em ra sao?
- Sau khi chấm bài, giáo viên nên chọn những bài làm đúng ý, trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng dễ đọc để khen ngợi và cho học
Lưu ý :
- Bài làm sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
- Viết đúng đoạn văn
Trang 3sinh lớp xem qua Bên cạnh đó cũng nên nêu tên cụ thể những em còn hạn chế để lần sau cố gắng hơn
- Giáo viên lưu ý học sinh, việc này tuy là nhỏ nhưng cũng góp phần khá quan trọng để giáo viên cảm nhận dễ dàng nội dung bài của các em Và đây cũng là một yêu cầu cần có của bài văn để học sinh phấn đấu trở thành “văn hay chữ tốt”
2/ Bài viết số 2 (tuần 4)
- Sau khi ra đề xong giáo viên nhắc nhở học sinh những vấn đề cần lưu ý khi làm bài văn, chú ý những yêu cầu lần trước và ở bài này cần lưu ý thêm (giáo viên ghi trên bảng) :
- Đây là yêu cầu quan trọng đối với học sinh khối lớp5 Đa số học sinh yếu dều sai sót về vấn đề này Thực tế khi chấm bài giáo viên thường gặp những trường hợp sau:
+ Lỗi về dùng tư ø : trường hợp này xảy ra khi học sinh, không
hiểu đúng nghĩa của từ
Ví dụ: lấy từ bài làm thực tế của học sinh :
Tả một cơn mưa thì học sinh dùng từ “ mây đen kéo đến ầm ì”… Tả cảnh một buổi sáng trong một vườn cây thì học sinh dùng từ
“hừng sáng sớm,những con bướm bay lả ben những luống hoa”…
- + Lỗi về chính tả: thay vì viết luống hoa thì học sinh lại viết
luốn hoa,cân buồn,sắm xét,… ;
- +Lỗivề đặt câu :Tả cảnh một buổi sáng: những con bướm
bay,lả bên những luống hoa, cây hoa hồng, hoa hụê,…xoè những cánh hoa.Nở rất đẹp
- Tả một cơn mưa:mây đen ùn ùn kéo đến mưa như trút nước mưa xối xả sấm sét ầm ì nổ như bom một lúc sau thì tạnh hẳn…
- Tả ngôi nhà của em:ngôi nhà em thật xinh với một cái tủ đựng quần áo một cái ti vi để giữa nhà.Một căn buồng để dành ngủ,trong đó có mùng gối…
3/ Bài viết số 3 :(Thi giữa kì I)
Lưu ý:
- Cách dùng từ , đặt câu đúng
- Trình bày bài viết sạch sẽ
- Viết đúng chính tả
-
Trang 4- Học sinh làm tại lớp Trước khi viết đề , giáo viên nhắc nhở những hạn chế còn tồn đọng ở bài viết trước Khi viết đề xong giáo viên đưa thêm yêu cầu mới của bài số 3 và nhắc nhở học sinh
- Tình trạng sai chính tả ở những lớp yếu xảy ra rất nhiều Có trường hợp trong một bài văn ngắn em sai đến 40 lỗi Có nhiều em lại sai những từ rất bình thường như: con gáy, con cợp, dã mang,chán trường, tai sai, cố gắn , ràn buột, chỉ dại, tình huống, nhình, ăn mặt , khán chiến, làm việt, niềm tinh,…
- Sai chính tả là hiện tượng phổ biến đối với học sinh hiện nay,
do phảiviết nhanh vàkhônh co ùý thức sửa đổi Việc viết đúng chính tả phải kéo dài và có sự nổ lực củabản thân từng em
- Đốivới những bài học sinh viết sai chính tả, khi chấm bài giáo viên nên hướng dẫn học sinh cách sửa và nhắc nhở các em cố gắng khắc phục
- Đối với lớp có nhiều em sai chính tả khi dạy nếu phải sử dụng những từ mới giáo viên nên viết trên bảng để tạo thói quen về ý thức viết đúng từ cho học sinh
- Khi trả bài viết giáo viên có thể nêu tên , phê trong bài hoặc trừ điểm nhẹ , nhằm mục đích tác động vào ý thức học sinh
4/ Bài viết số 5 : (Tuần 16)
– Bài này học sinh làm ở lớp – Học sinh chọn một trong các đề đã cho để viết – Khi viết đề xong, giáo viên ghi lưu ý trên bảng
Lưu ý: viết đúng chính tả,câu, từ
– Đây là vấn đề thuộc về kiến thức nhưng có mối liên hệ với kỹ năng làmvăn
– Trong thực tế khi chấm bài, giáo viên thường gặp những trường hợp học sinh do không từ ngữ nên sử
dụng biện pháp so sánh sai.Sau đây là những sai sót
Lưu ý:
- Viết đúng chính tả
- Viết câu đúng
Trang 5– Cách trình bày đúng: Cách trình
– bày sai
+Tả em bé đang tuổi tập đi tập nói:
Bước đi chập chững Bước đi lon ton Mắt to,bắp tay,bắp chân mũm Mắt bự, tay chân Bự
mĩm với nhiều bông sữa…
+Tả một người thân của em:
Lưng còng, da nhăn, trổ đồi Lưng khòm,mặt có rất nhiều mụn mồi… ruồi…
+Tả một bạn học của em:
Bạn cao bằng em hoặc hơn Bạn cao khoảng 2mét
Hàm răng trắng và đều Hàm răng sữa trắng muốt
– 6/ Bài số 6 (Kiểm tra cuối kì I)
– Bài làm ở lớp – Giáo viên có thể lưu ý học sinh về cách hành văn trong tất cả các dạng văn đã học ở lớp 4 và đầu lớp 5 Đặc biệt ở lớp vẫn còn một số học sinh khá, nên ở bài viết số 6 này giáo viên lưu ý học sinh nên viết văn gọn rõ và có cảm xúc
– Sau khi viết đề giáo viên nhắc nhở học sinh những yêu cầu đặt ra ở những bài trước và ghi yêu cầu của bài 6
– Khi trả bài , giáo viên lưu ý những bàiviết khá có cảm xúc chọn đọc những đọan hay cho lớp nghe Đồng thời giáo viên cũng kiểm tra lại xem qua quá trình học còn bao nhiêu em chưa tiến bộ và còn nhiều sai sót về kĩ năng
– Qua thực tế chấm bài có một số em học sinh không sai sót nhiều về diễn đạt nhưng lại sai kiến thức cơ bản
Ví dụ :
Tả ngôi nhà(hoặc căn hộ…)của em
Lưu ý : Viết văn gọn , rõ và có cảm xúc
Trang 6_Học sinh lạichuyển thành kể các chi tiết về ngôi nhà như trong nhà có một cái tủ đựng quần áo,một cái ti vi …
Đa số học sinh lại nhầm lẫn giữa đề bài tả với đề bài kể và chưa thể hiện rõ tình cảm của mình trong bài viết,các câu văn còn lủng củng,từ ngữ vẫn còn sai sót ở các bài của học sinh yếu và trung bình,sự sắp xếp các ý còn lộn xộn thiếu mạch lạc…
7/ Bài viết số 7:
– Tùy theo tình hình của từng lớp , ở bài số 7 , giáo viên đặt thêm những yêu cầu cũ hoặc mới đối với học sinh
Ví dụ: Giáo viên có thể đề ra những yêu cầu về các biện pháp so sánh hoặc nhân hoá trong một đoạn văn hoặc mở bài, kết bài, chuyển đoạn trong bài tập làm văn –Bài thi học kì là để giáo viên kiểm tra kết quả, mức độ chuyển biến của học sinh và điều chỉnh yêu cầu của mình
IV/ KẾT QUẢ :
– Với biện pháp này giáo viên có thể giúp học sinh yếu về diễn đạt hiể u biết và ý thức hơn về việc rèn luyện diễn đạt của mình
– Không tốn nhiều thời gian nhưng lại đạt được kết quả thực tế từng bước phù hợp với từng đối tượng học sinh
– Kết quả đạt được : 80% –> 90% diễn đạt trung bình trở lên
– Góp phần giải quyết tình trạng yếu về làm văn của học
V/ NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI :
– Từ một vấn đề mang tính tổng hợp , giáo viên đã cụ thể hóa để tác động trực tiếp đến học sinh
– Giáo viên có thể linh động thay đổi nội dung yêu cầu đối với mọi đối tượng học sinh
– Giáo viên đã hướng đến nhiệm vụ trung tâm của môn văn là diễn đạt
– Tồn tại : Để đạt hiệu quả cao phaỉ có sự kết hợp từ hai phía giáo viên và học sinh Quỹ thời gian của giáo viên không nhiều để đầu tư vào khâu chấm sửa và hướng dẫn các em thật chi tiết
Trang 7– Giáo viên nên linh hoạt đề ra yêu cầu phù hợp vớitừng đối tượng học sinh
– Tập cho học sinh viết từng đoạn và chú ý sửa từng lỗi về chính tả,dùng từ,câu
– Khuyến khích những học sinh biết cách sử dụng các biện pháp nhân hoá hoặc so sánh vào bài viết
– Động viên khích lệ những học sinh có ý sáng tạo và cố gắng trong làm bài
– Ở một vài bài đầu của làm văn viết , giáo viên nên chọn ra danh sách một số học sinh yếu để lưu ý
– Đầu tư sâu kỹ cho khâu chấm bài và sửa bài
– Chú ý phải khen chê để khuyến khích và động viên học sinh
– Yêu cầu đặt ra nên từ dễ đến khó – Giáo viên có thể đặt ra yêu cầu gắn với chương “kĩ năng làm văn”( lớp5).Vần đề đưa ra có thể tập trung vào 5 yêu cầu trong bài học như : lập luận; mở bài, kết bài và chuyển đoạn; chọn và trình bày các ý mà mình muốn diễn đạt một cách cụ thể và có cảm xúc,sinh động
– Thường xuyên chọn các bài văn hay đoạn văn mà học sinh viết tốt đọc mẫu đọc cho cả lớp nghe sau đó phân tích cái hay và những bài học rút ra được từ bài văn đó