1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Để học tốt môn tập làm văn lớp 2.

5 1,2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 33,5 KB

Nội dung

Để dạy tốt môn Tập làm văn chúng ta cần rèn luyện cho học sinh 4 kĩ năng: Nghe - Nói - Viết - Đọc.. Trong giờ Tập làm văn học sinh được cung cấp kiến thức về cách làm bài và làm các bài

Trang 1

I.ĐẶT VẤN ĐỀ:

Theo quan điểm chỉ đạo của việc dạy và học đổi mới chương trình, sách giáo khoa năm học 2003 - 2004 Để dạy tốt môn Tập làm văn chúng ta cần rèn luyện cho học sinh 4 kĩ năng: Nghe - Nói - Viết - Đọc Trong giờ Tập làm văn học sinh được cung cấp kiến thức về cách làm bài và làm các bài tập ( nói, viết ) xây dựng các loại văn bản và các bộ phận cấu thành của văn bản như mục đích, yêu cầu của phân môn

1 Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe, nói, đọc, viết phục vụ cho việc học tập, giao tiếp.

- Nắm được nghi thức lời nói tối thiểu như chào hỏi, tự giới thiệu, cám ơn, xin lỗi, nhờ cậy, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối, chia vui, chia buồn, Biết sử dụng chúng trong một số tình huống giao tiếp ở gia đình, trong trường học và nơi công cộng

- Nắm được một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày như: khai bản tự thuật ngắn, viết những bức thư ngắn để nhắn tin, chia vui hoặc chia buồn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sách học sinh, tra mục lục sách, đọc thời khoá biểu, đọc và lập thời khoá biểu

- Kể một sự việc đơn giản, tả sơ lược về ngưòi, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi

- Nghe - hiểu được ý kiến của bạn, có thể nêu ý bổ sung, nhận xét

2 Trao đổi thái độ ứng xử cóvăn hoá, tinh thần trách nhiệm công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài dạy.

II THỰC TRẠNG CHUNG:

Trang 2

Trong thực tế dạy và học ở lớp tôi nhận thấy: Khi các em nắm bắt tốt các bài học của chương trình của chương trình mới này thì các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp, biết cách ứng xử tốt Các em biết kĩ năng phục vụ học tập và đời sống Nhưng vấn đề đặt ra với chương trình này, kiến thức này liệu tất cả các em đều học tốt giống nhau không; điều nầy buộc tôi phải băn khoăn suy nghĩ làm thế nào để cho các em học tốt

và ngày được hứng thú trong học tập Trong khi đó đồ dùng học tập ở phân môn này hoàn toàn không có Các em chỉ nhìn vào sách để quan sát

và trả lời

- Khả năng tư duy của các em còn chậm

- Kĩ năng đọc còn yếu, ngôn từ, vốn từ của các em còn ít và hạn hẹp

- Kĩ năng viết còn chậm

Vậy làm thế nào để các em học tập tốt phân môn Tập làm văn này?

III CÁC GIẢI PHÁP HỌC TẬP:

Để dạy tốt phân môn này Bản thân tôi luôn rèn luyện cho các em

4 kĩ năng: Nói - Nghe - Đọc - Viết Thông qua các phân môn: Tập đọc,

Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập viết Có học tập tất cả các phân môn này các em mới nắm bắt được vốn từ, cách đặt câu và luyện nói trọn câu

1 Đối với học sinh :

- Đọc đúng và trôi chảy một đoạn văn, biết đọc thầm Hiểu được ý chính mỗi đoạn

Trang 3

- Nghe - Hiểu và trả lời được câu hỏi người đối thoại, biết dùng câu hỏi để hỏi lại người đối thoại - có thái độ lịch sự khi nghe người khác nói

- Nói: Nói thành câu, rõ ràng, mạch lạc - Biết giới thiệu đơn giản

về bản thân, gia đình, bạn bè Kể ngắn các câu chuyện

- kiến thức tiếng Việt và văn học:

* Nắm được một số quy tắc chính tả

* Nắm thêm từ vựng mới qua tiết Tập đọc & Luyện từ và câu

* Nhận biết các từ chỉ người, vật, hành động, tính chất

* Biết được cách đặt một số kiểu câu tường thuật đơn và cách dùng các dấu câu

* Biết phân biệt văn xuôi, văn vần - Nhận xét các nhân vật trong truyện

2 Đối với giáo viên:

- Nghiên cứu kĩ bài học

- Lập kế hoạch dạy học rõ ràng

- Tìm phương pháp hay nhất để lôi cuốn được tất cả học sinh tích cực học tập

- Trước học sinh không nên nói dài dòng Cần nói rõ ràng ngắn gọn

- Trong giao tiếp với học sinh tránh dùng từ địa phương

- Phải phát huy được tính tích cực học tập cho học sinh và gây được hứng thú trong học tập

- Tránh dạy rập khuôn gây sự nhàm chán

Trang 4

- Nắm bắt được từng đối tượng học sinh của lớp để rèn luyện các

kỹ năng còn yếu cho các em kịp thời

- Chuẩn bị đồ dùng học tập có tính khoa học, thẩm mĩ

IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Trong một bài học của môn tập làm văn giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập( bằng câu hỏi, bằng lời giải thích)

- Giải quyết thứ tự các bài tập của bài học trong sách giáo khoa

- Phải phát huy được tính tích cực của học sinh

- Các phương pháp: Quan sát, đàm thoại, nhóm, sắm vai, diễn giải,

kể chuyện

- Tuỳ từng bài mà giáo viên sử dụng phương pháp cho phù hợp

Ví dụ:

+ Học nhóm: Phân nhóm 2, 4( sắm vai, đàm thoại )

Lưu ý: Khi học sinh trình bày giáo viên cần lưu ý luyện cho học sinh nói trọn câu, mạch lạc, rõ ràng

+ Quan sát: Đồ dùng dạy học phải có tính thẩm mĩ cao HD cách quan sát cụ thể như: - Từ xa đến gần

- Từ trên xuống dưới

+ Diễn giải: Rõ ràng, ngắn gọn, trọn ý( nếu cần ghi ý lên bảng thì phải ghi trọn câu )

- Đối với bài tập ở dạng viết đoạn văn: Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi vào vở giấy trắng( Viết phải trọn câu, có sự liên kết câu trong đoạn văn)

- Phải có sự tuyên dương, khen ngợi các em làm tốt, tiến bộ trước

Trang 5

- Khen chê công minh.

Đó là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình dạy ở lớp 2

Ngày đăng: 25/09/2015, 07:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w