Mong muốn của nghiên cứu này nhằm xây dựng được biểu đồ bách phân vị về một số chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh ở Việt Nam tương ứng với tuổi thai để làm công cụ phân loại trẻ bình thườn
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ Kích thước và cân nặng của trẻ sơ sinh lúc sinh là một trong những yếu tố quan trọng nhất liên quan đến tình trạng sức khỏe của trẻ sau sinh cũng như lâu dài Hiện tượng trẻ đẻ ra nhẹ cân so với tuổi thai thường tăng tỉ lệ bệnh lý và tử vong trong thời kỳ sơ sinh cũng như thời kỳ nhũ nhi Ngược lại những trẻ tăng trưởng quá mức trong tử cung cũng liên quan đến tình trạng ngạt sau đẻ và chấn thương trong
quá trình đẻ.
Việc phân loại trẻ có nguy cơ dựa vào cân nặng khi sinh tương ứng với tuổi thai là vấn đề quan trọng được các tác giả và tổ chức Y tế thế giới (WHO) quan tâm và ưu tiên cho mọi biện pháp để giảm thiểu tỉ
lệ mắc bệnh, tử vong của trẻ sơ sinh ở các nước Trong đó trẻ nhẹ dưới đường cân nặng trung bình tương ứng với tuổi thai liên quan đến nhiều biến chứng, tử vong được gọi là thai chậm phát triển trong
tử cung (CPTTTC) Để xác định tỉ lệ thai CPTTTC, người ta cần phải dựa vào biểu đồ bách phân vị về cân nặng của trẻ theo tuổi thai Những nước phát triển đã có biểu đồ bách phân vị về cân nặng tương ứng với tuổi thai Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có biểu đồ này, do đó không xác định được tỉ lệ trẻ CPTTTC trong cộng đồng để có kế
hoạch phòng bệnh và xử trí hữu hiệu
Mong muốn của nghiên cứu này nhằm xây dựng được biểu đồ bách phân vị về một số chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh ở Việt Nam tương ứng với tuổi thai để làm công cụ phân loại trẻ bình thường, trẻ
CPTTTC và trẻ sơ sinh quá cân.
Mục tiêu nghiên cứu:
Trang 21 Xác định giá trị một số chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai theo các đường bách phân vị tại bệnh viện Phụ Sản
Trung Ương và bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.
2 Đánh giá giá trị ứng dụng của biểu đồ: xác định giới hạn bất
thường của các số đo nhân trắc nói trên.
Đóng góp mới của luận án Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam xây dựng được biểu đồ bách phân vị về chiều dài, vòng đầu, chỉ số cân nặng - chiều dài của trẻ sơ
sinh tương ứng với tuổi thai 28-42 tuần.
Là nghiên cứu đầu tiên xác định được mức cân nặng và chỉ số cân nặng-chiều dài bình thường và bất thường của trẻ sơ sinh Việt Nam
từ 28-42 tuần có giá trị xác định trẻ sơ sinh CPTTTC và trẻ sơ sinh
quá cân so với tuổi thai
Bố cục của luận án:
Luận án có 138 trang, bao gồm: Đặt vấn đề (2 trang); Chương 1 Tổng quan (36 trang); Chương 2 Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu (15 trang); Chương 3 Kết quả nghiên cứu (50 trang); Chương 4 Bàn luận (32 trang); Kết luận (2 trang); Kiến nghị (1 trang) Tài liệu tham khảo: có 118 tài liệu, gồm 21 tài liệu tiếng Việt, 97 tài liệu tiếng
Anh
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Sự phát triển về hình thể, kích thước của thai trong tử cung.
1.1.1 Giai đoạn phát triển phôi 1.1.2 Giai đoạn phát triển thai
Trang 31.1.3 Các phương pháp đánh giá sự phát triển về kích thước, hình
thể thai trong tử cung 1.1.3.2 Đánh giá sự tăng trưởng của thai trên siêu âm
1.1.3.3 Đánh giá sự tăng trưởng của thai dựa vào biểu đồ bách phân
vị các số đo nhân trắc của trẻ sơ sinh sau sinh.
1.2 Biểu đồ tăng trưởng của một số chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh
theo tuổi thai Theo WHO (1995), các tiêu chí để xây dựng một biểu đồ tăng trưởng của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai là cách tính tuổi thai, quần thể nghiên cứu, cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp xây dựng biểu đồ
1.2.1 Cách tính tuổi thai 1.2.2 Quần thể nghiên cứu 1.2.3 Cỡ mẫu nghiên cứu 1.2.4 Thiết kế nghiên cứu trong xây dựng biểu đồ chuẩn 1.2.5 Phân loại biểu đồ tăng trưởng của các chỉ số nhân trắc của trẻ
sơ sinh.
1.3 Các nghiên cứu về cân nặng của trẻ sơ sinh theo tuổi thai
Trang 4Năm 1963, Lubchenco và cộng sự lần đầu tiên đã xây dựng biểu đồ cân nặng trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai tại Mỹ, vì các chỉ số phát triển của thai khác nhau rất nhiều tuỳ theo chủng tộc, điều kiện địa
lý và luôn thay đổi theo điều kiện dinh dưỡng đi đôi với điều kiện kinh tế xã hội, trình độ dân trí do đó liên tục từ năm 1963 đến nay, nhiều tác giả đã xây dựng biểu đồ cân nặng thai của các quốc gia khác nhau, trong đó có 1 dự án quốc tế với sự tham gia của 8 nước để xây dựng biểu đồ tăng trưởng thai và trẻ sơ sinh cũng đang được tiến
hành
Tại Việt Nam, các tác giả chủ yếu nghiên cứu trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh đủ tháng Năm 2001, tác giả Đỗ Thị Đức Mai đã nghiên cứu các chỉ số nhân trắc của 3847 trẻ sơ sinh từ 28-43 tuần được sinh tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Tác giả đã đo các chỉ số cân nặng, vòng đầu, chiều dài, vòng ngực, vòng cánh tay của trẻ Tuổi thai chỉ dựa vào KCC, số trẻ ở nhóm non tháng ít Số liệu mới chỉ dừng lại ở tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các số đo nhân trắc Tác giả cũng đã xây dựng biểu đồ tăng trưởng cân nặng thai theo độ lệch chuẩn ( ±1SD; ( ±2SD) ở từng lớp tuổi thai Năm 2005, tác giả Phan Trường Duyệt và cộng sự lần đầu tiên đã xây dựng biểu đồ tăng trưởng cân nặng thai theo đường bách phân vị tương ứng với tuổi thai từ 12-44 tuần Tuy nhiên tác giả chưa xây dựng được biểu đồ tăng trưởng chiều dài, vòng đầu của trẻ sơ sinh Việt Nam Ngoài ra nguồn số liệu để xây dựng biểu đồ là tập hợp từ nhiều đề tài nghiên cứu liên quan khác để phân tích nên chưa thống
nhất về đối tượng và thời điểm nghiên cứu
Trang 51.4 Chiều dài trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai và biểu đồ tăng
trưởng chiều dài của thai:
Sự hài hoà giữa chiều dài và cân nặng của trẻ sơ sinh có ý nghĩa quan trọng để đánh giá tình trạng sức khoẻ cuả trẻ sơ sinh Sau khi xây dựng biểu đồ tăng trưởng cân nặng thai tại Mỹ năm 1963, năm 1966 tác giả Lubchenco lại xây dựng biểu đồ chiều dài trẻ sơ sinh theo tuổi thai Ông đã đo chiều dài của 4716 trẻ sơ sinh từ 24-43 tuần được sinh tại bệnh viện Colorado (Mỹ) Chiều dài của trẻ được đo trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ Trẻ được đo ở tư thế nằm ngửa, một chân duỗi thẳng và được đo chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân Theo ông, chỉ số cân nặng-chiều dài được tính theo công thức của Rohrer (PI: cân nặng (g)x100/(chiều dài)3(cm) Chỉ số này là một trong số các tỉ lệ khác nhau giữa cân nặng và chiều dài mà nó tuân theo quy luật hình học 3 chiều Nói chung, chỉ số này biểu thị mối liên quan về cân nặng
và chiều dài tương ứng với tuổi thai của một thai bình thường Nếu chỉ số này cao chứng tỏ trẻ nặng so với chiều dài và nếu chỉ số này
thấp chứng tỏ trẻ nhẹ hơn so với chiều dài của nó
1.5 Vòng đầu của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai và biểu đồ vòng
đầu của trẻ sơ sinh.
Trang 6Các số đo về cân nặng , chiều dài, vòng đầu của một trẻ sơ sinh lúc đẻ
so với vị trí trên biểu đồ tăng trưởng thai không chỉ đơn thuần chỉ ra
là trẻ đó nặng hay nhẹ so với tuổi thai mà còn cho phép chúng ta đánh giá môi trường trong tử cung mà thai đó đã phát triển Một trẻ nhẹ cân hơn so với tuổi thai với một chiều dài và vòng đầu tương đối bình thường có thể do kém dinh dưỡng trong tử cung do rối loạn chức năng bánh rau Một trẻ nhẹ hơn so với tuổi thai với chiều dài và vòng đầu nhỏ tương ứng thì có thể là bình thường (do thể tạng hoặc
do yếu tố gia đình) hoặc những vấn đề liên quan đến thai nghén 3 tháng đầu (VD: nhiễm khuẩn trong tử cung, bất thường về nhiễm sắc
thể).
- Đối với các trường hợp sơ sinh non tháng, biểu đồ tăng trưởng cân nặng thai có thể được ứng dụng tương tự biểu đồ tăng trưởng sơ sinh, nó có thể giúp so sánh mức độ tăng cân thực của trẻ với sự tăng cân lý tưởng của trẻ cùng độ tuần tuổi thai Nhất là sự tăng kích thước vòng đầu của trẻ có liên quan chặt chẽ với sự phát triển trí thông minh của trẻ Nếu kích thước vòng đầu của thai tăng theo mức bình thường thì sự phát triển trí tuệ của trẻ có thể sẽ không bị ảnh hưởng thậm chí khi cân nặng của thai tăng dưới đường cong chuẩn 1.6 Ứng dụng biểu đồ bách phân vị về chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh trong chẩn đoán trẻ phát triển bất thường trong tử cung 1.6.1 Ứng dụng biểu đồ bách phân vị về các chỉ số nhân trắc của trẻ
sơ sinh trong chẩn đoán trẻ chậm phát triển trong tử cung 1.6.1.1 Trẻ sơ sinh chậm phát triển trong tử cung
Định nghĩa trẻ CPTTTC
Trang 7Các yếu tố liên quan đến trẻ CPTTTC Đặc điểm bệnh lý của trẻ sơ sinh CPTTTC
1.6.2 Ý nghĩa của các đường bách phân vị trên biểu đồ tăng trưởng
thai.
Hầu hết các tác giả đều nhất trí với định nghĩa trẻ nhẹ cân so với tuổi thai là trẻ có trọng lượng dưới đường bách phân vị thứ 10 tương ứng với tuổi thai Tỉ lệ tử vong sơ sinh ở trẻ nhẹ cân so với tuổi thai cao hơn so với trẻ có cân nặng bình thường so với tuổi thai Ví dụ ở trẻ sơ sinh 38 tuần, tỉ lệ tử vong ở trẻ nhẹ cân là 1% trong khi trẻ có cân
nặng bình thường tỉ lệ này là 0,2%.
Tuy nhiên, có nhiều trẻ có cân nặng lúc đẻ ở dưới đường bách phân
vị thứ 10 so với tuổi thai nhưng lại không phải là trẻ CPTTTC có bệnh lý mà đơn giản những trẻ đó nhẹ cân là do yếu tố thể tạng (ví dụ con của những bà mẹ thấp bé thì thường nhẹ cân) Do đó để xác định ngưỡng cân nặng để chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung có bệnh lý (pathological growth retardation), một số tác giả đã nghiên cứu để tìm ra cân nặng của trẻ tương ứng với đường bách phân vị nào thì có liên quan thực sự đến tỉ lệ tử vong và tỉ lệ bệnh lý của trẻ
trong thời kỳ sơ sinh
1.6.2.1 Ý nghĩa của giá trị cân nặng thai trung bình- độ lệch chuẩn
trong chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung
1.6.2.2 Ý nghĩa của các giá trị tương quan giữa các chỉ số nhân trắc trên biểu đồ tăng trưởng trong chẩn đoán thai chậm phát triển trong
tử cung
Trang 81.6.3 Ứng dụng của biểu đồ tăng trưởng thai trong chẩn đoán trẻ sơ
sinh quá cân (SSQC) so với tuổi thai.
1.6.3.1 Định nghĩa SSQC
- Một số yếu tố liên quan đến SSQC:
- Những khó khăn và biến chứng trong chuyển dạ của SSQC 1.6.3.2 Ý nghĩa của các đường bách phân vị trên biểu đồ tăng trưởng
thai trong chẩn đoán thai to so với tuổi thai.
Hầu hết các tác giả trên thế giới xác định thai to là trẻ có trọng lượng lúc sinh trên đường bách phân vị 90 so với tuổi thai Ví dụ dựa vào bảng phân bố đường bách phân vị của trọng lượng trẻ khi sinh theo tuổi thai của Lubchenco (1963), trẻ 39 tuần có trọng lượng trên 3700g được gọi là trẻ to hay trẻ SSQC, trong khi ở tuần tuổi 40, số đo cân nặng này phải trên 3800g mới được gọi là SSQC so với tuổi thai Một cách định nghĩa khác về trẻ SSQC khi đủ tháng là trẻ có trọng lượng thô khi sinh trên mức bình thường Ở Việt Nam gọi là SSQC khi thai
có trọng lượng >3500g đối với con so và >4000g đối với con rạ , ở các nước phát triển SSQC là thai có trọng lượng >4000g hoặc >4500g Vấn đề đặt ra là thai có cân nặng “trên mức bình thường” có được gọi là “bất thường” không? Ngưỡng cân nặng nào được cho là giới hạn bình thường của thai mà trên mức đó thì là bất thường? Liệu ngưỡng cân nặng gọi là bất thường chỉ đơn thuần về mặt toán học hay cân nặng thai ở trên ngưỡng đó có thể gây ra những bệnh lý
trong quá trình thai nghén và chuyển dạ?
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 92.1 Đối tượng nghiên cứu.
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 1:
2.1.1.1 Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:
Về phía mẹ:
- Thai phụ khỏe mạnh, là người Việt Nam có chồng là người Việt Nam vào khám thai và đẻ tại các bệnh viện Phụ Sản Trung Ương và Phụ Sản Hải Phòng, có một thai sống, có tuổi từ 18-40, tuổi thai của
thai phụ từ 28 đến hết 42 tuần
Về phía trẻ sơ sinh: Là con của các bà mẹ nói trên.
2.1.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
* Đối với mẹ: Không nhớ KCC và không có siêu âm trong ba tháng đầu Mẹ có bệnh mạn tính nội khoa hoặc phụ khoa làm ảnh hưởng
đến phát triển thai.
* Đối với thai nhi: thai bệnh lý có liên quan đến sự phát triển của con
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2:
Nội dung mục tiêu 2 nhằm xác định điểm cắt về số đo tương ứng với đường bách phân vị nào có giá trị để tiên lượng thai dưới mức trung bình và trên mức trung bình (WHO gọi là thai CPTTTC và thai to)
có liên quan đến biến chứng khi sinh và sau sinh Do vậy đối tượng nghiên cứu bao gồm 2 phần: thai có cân nặng dưới mức trung bình
có liên quan đến biến chứng (CPTTTC) và thai có mức cân nặng trên
mức trung bình liên quan đến biến chứng (thai to)
2.1.2.1.Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2 phần 1:
Trang 10- Tiêu chuẩn chọn lọc: Các trẻ sơ sinh có cân nặng dưới mức trung bình bao gồm 2 nhóm: Nhóm trẻ sơ sinh có liên quan biến chứng sau
đẻ như ngạt, hạ đường huyết, hạ canci huyết, nhiễm khuẩn sơ sinh,
đa hồng cầu, tử vong (những trẻ này được Lubchenco liệt vào nhóm thai CPTTTC) Nhóm thứ hai là thai nhẹ cân dưới mức trung bình
nhưng bình thường với số lượng gấp đôi nhóm 1
2.1.2.2 Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2 phần 2:
- Tiêu chuẩn chọn lọc: Các trẻ sơ sinh có cân nặng trên mức trung bình liên quan biến chứng trong và sau đẻ và các trẻ sơ sinh có cân nặng trên mức trung bình mà bình thường để đảm bảo phép tính độ
nhạy và độ đặc hiệu.
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương và bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng
từ 11/2009 - 3/ 2013.
2.3 Phương pháp nghiên cứu và quá trình thu thập số liệu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu cho mục tiêu 1: nghiên cứu mô tả tìm giá trị
trung bình được tiến hành theo cách tiến cứu.
- Thiết kế nghiên cứu cho mục tiêu 2: đánh giá giá trị của 1 phương
pháp (biểu đồ bách phân vị) ứng dụng lâm sàng
2.3.2 Cỡ mẫu Công thức tính cỡ mẫu cho mục tiêu 1:
[ n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có; Z2(1-α/2): biểu thị độ ti
Trang 11n cậy Nếu chọn α = 0,05 thì Z2(1-α/2) =1,96 (tương ứng độ tin cậy 95% : Giá trị trung bình ước tính dựa vào kết quả của một nghiên cứu trước.S : độ lệch chuẩn ước tính dựa vào kết quả của một nghiên cứu trước : Khoảng sai lệch cho phép giữa giá trị trung bình thu: Khoảng sai lệch cho phép giữa giá trị trung bình thu
được từ mẫu nghiên cứu và giá trị thực của quần thể, chọn = 0,01.L:: Khoảng sai lệch cho phép giữa giá trị trung bình thu
số lớp tuổi thai (15 lớp từ 28-42 tuần) Chọn số đo trọng lượng thai ở tuổi thai lớp giữa (35 tuần), có trọng lượng trung bình = 2596g và độ lệch chuẩn S = 200g tính được số lượng đối tượng nghiên cứu là 3418
đo chu vi bụng thai là 93%, độ nhạy của chỉ số cân nặng tương ứng đường bách phân vị <=10 là 77%, vậy lấy trung bình là khoảng 87%) ε)2 : sai số nghiên cứu: ước tính là 5% Vậy số lượng đối tượng tối thiểu cho mục tiêu 2 phần 1 là 117 trường hợp có cân nặng dưới
đường trung bình.
2.3.3 Quá trình thu thập số liệu
Trang 122.3.3.1 Thành lập nhóm điều tra:
- Nhân sự: có 2 nhóm nghiên cứu tại 2 bệnh viện, mỗi nhóm gồm 4 nữ
hộ sinh có kèm theo sự tham gia và giám sát của chính tác giả Đào tạo và huấn luyện cân, đo chiều dài, đo vòng đầu trẻ và phỏng vấn để
thai phụ trả lời chính xác.
- Chế độ kiểm tra và rút kinh nghiệm:
+ Mỗi nhóm đo thử 100 trẻ, mỗi người trong nhóm đo 1 lần, sau đó
so sánh kết quả giữa những người đo khác nhau Kiểm tra phương tiện, dụng cụ cân, đặc biệt dụng cụ đo chiều dài 1 tháng/lần.
2.3.3.2 Các thông số cần thu thập:
* Đối với mẹ: tên, tuổi, địa chỉ, chiều cao, cân nặng, số lần có thai các bệnh nội khoa sản khoa liên quan đến sự phát triển của con trong tử cung, các yếu tố liên quan đến quá trình chuyển dạ, phương pháp đẻ.
* Đối với trẻ sơ sinh: Tuổi thai, hình thái của thai: không mắc các dị tật bẩm sinh, Cân nặng, chiều dài, vòng đầu của trẻ.Chỉ số cân nặng- chiều dài (Ponderal index: PI) = cân nặng (gr) x100/ chiều dài (cm)3, chỉ số Appgar phút thứ 1 và phút thứ 5 sau đẻ.Phương pháp và thời gian hỗ trợ hô hấp sau đẻ: thở oxy, bóp bóng, thở máy.
2.3 Phương tiện và dụng cụ nghiên cứu
- Thước đo vòng đầu, thước đo chiều dài, cân
2.4 Các tiêu chuẩn đánh giá có liên quan đến nghiên cứu: Tuổi thai: tính theo tuần từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến ngày đẻ Tuổi thai được tính theo kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén kết hợp với tuổi thai tính theo ngày đầu của
kỳ kinh cuối cùng và/hoặc đặc điểm của trẻ sơ sinh sau sinh.
Trang 13Cân nặng: cân nặng trẻ sơ sinh được đo trong giờ đầu ngay sau khi đẻ.Chiều dài trẻ sơ sinh: Được đo trong vòng 1 ngày sau khi sinh bằng thước đo chuyên dụng Vòng đầu trẻ sơ sinh: Được đo trong vòng 1 ngày sau khi sinh Dùng thước dây đo vòng đầu qua đường
kính chẩm trán, kết quả lấy chính xác đến 0,5cm
Tiền sản giật nặng: mẹ có huyết áp tâm thu ≥ 160mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110mmHg kèm theo protien niệu > 2 g/l Hô hấp hỗ trợ sau sinh: thở oxy, bóp bóng, đặt nội khí quản, thở máy
Hạ canxi huyết: Canxi toàn phần <1,8 mmol/l; Hạ đường huyết: đường máu < 2,6 mmol/l; Đa hồng cầu: Hematocrit máu tĩnh mạch ngoại vi≥ 65%; Hematocrit tĩnh mạch rốn hay máu máu động mạch
>63% da đỏ Nhiễm khuẩn sơ sinh: Viêm phế quản phổi: suy hô hấp, X-Quang phổi nốt mờ không đều, cấy dịch nội khí quản có vi khuẩn Viêm ruột hoại tử: nôn ra dịch vàng hoặc xanh, phân có máu mùi khẳn.
Trang 14Bệnh lý liên quan đến khó đẻ do thai to: Cổ tử cung mở hết đầu không lọt: là cổ tử cung mở hết 60' mà đường kính lọt của ngôi chưa qua mặt phẳng eo trên Ngôi thai và cổ tử cung chậm tiến triển: có biểu hiện chuyển dạ kéo dài trên biểu đồ chuyển dạ Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm thất bại: khi cổ tử cung mở 3cm ở người con rạ hoặc 4cm
ở người con so thì bấm ối Nghiệm pháp lọt thất bại khi có biểu hiện suy thai (tim thai có giảm nhịp kéo dài, DIP II hoặc DIP biến đổi trên monitoring, con co tử cung có tần số >5 và/hoặc kéo dài > 60 giây, có biểu hiện chuyển dạ kéo dài sau bấm ối Mẹ rặn không chuyển: mẹ rặn 15-30 phút kể từ khi ngôi đã lọt, cổ tử cung mở hết mà đầu không
sổ (với điều kiện cơn co tử cung bình thường: tần số 5 và kéo dài
50-60 giây).
2.5 Xử lý số liệu
Sử dụng phép tính t (test) để đánh giá sự khác nhau giữa hai số trung
bình có ý nghĩa thống kê khi p< 0,05.
Tính mối tương quan giữa hai đại lượng theo từng hàm số y=f(x) (với
y là các chỉ số nhân trắc, x là tuổi thai), có mối tương quan khi r >
0,5
Tính các giá trị phân bố theo bách phân vị 3, 5, 10, 50, 90, 95, 97 dựa vào giá trị trung bình đã xác định Từ đó vẽ đồ thị phát triển thai
theo tuổi thai và lập biểu đồ bách phân vị.
Phép tính độ nhạy, độ đặc hiệu và lập đường cong ROC để xác định điểm cắt của các số đo liên quan đến bệnh lý Điểm cắt sẽ được đối chiếu tương ứng với đường bách phân vị nào thì dùng các đường
bách phân vị đó làm ngưỡng để chẩn đoán.
Trang 152.6 Đạo đức trong nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên trẻ sơ sinh với các phương pháp cân đo là phương pháp thăm dò không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ Đề tài được thông qua hội đồng khoa học và y đức của nhà trường cũng như thông qua hội đồng khoa học và y đức của bệnh viện.Tất cả các
giữ kiện được khai thác đều được giữ bí mật.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 10/2009 đến tháng 3/ 2013, tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương và Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và đưa vào nghiên cứu được 3420 bà mẹ và trẻ sơ sinh của họ
Bảng 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Các đặc điểm Số người Tỉ lệ %
20-35 3079 90 36-40 187 5,5 Nghề nghiệp Nội trợ1131 33,1
Trang 16Con gái 1546 45,2 3.1 Mục tiêu 1: Các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh theo tuổi thai và
biểu đồ bách phân vị 3.1.1 Cân nặng trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai
Qua nghiên cứu nhận thấy cân nặng trẻ sơ sinh trai lớn hơn trẻ sơ sinh gái Tính chung và tính riêng cho từng giới, cân nặng của trẻ sơ sinh từ 28 đến 34 tuần tăng dần theo hàm số tuyến tính, từ tuần thứ 35 đến 42 tuần quy luật phát triển cân nặng tuân theo hàm
số bậc 2 Cụ thể như sau:
28-34 tuần Tính chung y = 164,39.x - 3530 0,88 0,0001
Trẻ trai y = 171,47.x – 3741 0,88 0,0001 Trẻ gáiy = 165,97.x – 3570 0,88 0,0001 35-42 tuần Tính chung y = -27,146.x2 + 2258 x – 43600
0,75 0,0001 Trẻ trai y = -23,754.x2 +1999.x - 38580 0,77
0,0001 Trẻ gáiy = -23,025.x2 +1920.x- 36760 0,77 0,0001 Giải các hàm số được chọn sau khi đã thay thế x bằng số tuổi thai, ta
sẽ được giá trị cân năng trung bình Y tương ứng với tuổi thai Dựa vào công thức tính các giá trị tương ứng với đường bách phân vị
ta có bảng và vẽ được biểu đồ sau:
Bảng 3.2 Các giá trị bách phân vị cân nặng của trẻ sơ sinh 28-42
tuần Tuổi thai Số NC SD Phân bố trọng lượng trẻ sơ sinh theo
Trang 21Biểu đồ 3.1 Biểu đồ bách phân vị về cân nặng của trẻ sơ sinh
theo tuổi thai từ 28 - 42 tuần
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ bách phân vị cân nặng của trẻ sơ sinh trai
theo tuổi thai từ 28-42 tuần
Biểu đồ 3.3 Biểu đồ bách phân vị cân nặng của trẻ sơ sinh gái
theo tuổi thai từ 28-42 tuần 3.1.2 Chiều dài và vòng đầu trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai Tương tự như cách tính cân nặng, các hàm số được chọn để tính các đường bách phân vị về chiều dài và vòng đầu của trẻ sơ sinh từ 28-42
tuần là:
Chiều dài Cả 2 giới y = - 0.019.x2 + 2.218.x – 11.690
0,94 0,0001 Trẻ trai y = -0,023.x2 +2,656.x – 18,860,94 0,0001 Trẻ gáiy = - 0,021.x2 + 2,507.x – 16,353 0,93 0,0001 Vòng đầu Cả 2 giới y = - 0,02x2 + 2,058x - 16,401 0,93
<0,001 Trẻ trai y = -0,02.x2 + 2,101.x – 17,221 0,93
0,0001 Trẻ gáiy = - 0,022.x2 + 2,189.x – 18,65 0,92 0,0001 Dựa vào công thức tính các giá trị chiều dài tương ứng với đường
bách phân vị ta có bảng và vẽ được biểu đồ sau:
Trang 22Bảng 3.3 Các giá trị bách phân vị chiều dài của trẻ sơ sinh 28-42
tuần Tuổi thai Số NC SD Phân bố chiều dài trẻ sơ sinh theo
Trang 26Bảng 3.4 Các giá trị bách phân vị vòng đầu của trẻ sơ sinh 28-42
tuần Tuổi thai Số NC SD Phân bố vòng đầu trẻ sơ sinh theo
Trang 30Biểu đồ 3.4, 3.5 Bách phân vị chiều dài, vòng đầu của trẻ sơ sinh
28 - 42 tuần: A Cả 2 giới; B Trẻ trai
Biểu đồ 3.6 Biểu đồ bách phân vị chiều dài và vòng đầu trẻ sơ sinh
gái theo tuổi thai từ 28-42 tuần 3.1.3 Chỉ số cân nặng-chiều dài của trẻ sơ sinh
Chỉ số cân nặng - chiều dài (PI: Ponderal index) được tính theo công
thức PI = cân nặng (g)x100/chiều dài (cm)3
Dựa vào công thức tính các giá trị tương ứng với đường bách phân vị
ta có bảng sau:
Bảng 3.5 Các giá trị bách phân vị về chỉ số cân nặng-chiều dài theo
tuổi thai từ 28-42 tuần Tuổi thai Số NC SD Phân bố chỉ số cân nặng-chiều dài trẻ sơ
sinh theo đường bách phân vị
Trang 32Biểu đồ 3.7 Biểu đồ bách phân vị về chỉ số cân nặng-chiều dài của trẻ
sơ sinh theo tuổi thai từ 28-42 tuần
MỤC TIÊU II 3.2 Đánh giá giá trị ứng dụng lâm sàng của các biểu đồ bách phân vị Nội dung kiểm định giá trị ứng dụng lâm sàng của các biểu đồ bách
phân vị là:
- Liệu biểu đồ bách phân vị về cân nặng trẻ sơ sinh theo tuổi thai có thể được sử dụng để xác định thai nhẹ cân dưới mức trung bình thường liên quan đến biến chứng mà Lubchenco gọi là CPTTTC: điểm cắt về cân nặng (ngưỡng cân nặng) tương ứng với đường bách phân vị bao nhiêu có khả năng chẩn đoán thai bệnh lý nói trên tương
ứng với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
- Biểu đồ bách phân vị có thể sử dụng để xác định thai to và ngưỡng cân nặng tương ứng với đường bách phân vị nên dùng ứng với thai
to.
3.2.1 Kiểm định ngưỡng cân nặng trẻ dưới mức trung bình có liên quan đến biến chứng và tử vong con theo Luchenco phân loại là thai
CPTTTC
Trang 33Chọn 62 trẻ sơ sinh có tuổi thai 33 tuần của các bà mẹ không có bệnh
và 62 trẻ sơ sinh 33 tuần của những bà mẹ có bệnh TSG nặng (những trẻ này có cân nặng dưới mức trung bình) Những trẻ này được cân
và đo, sau đó theo dõi các bệnh lý có liên quan đến CPTTTC như suy
hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi huyết, nhiễm khuẩn sơ sinh trong thời kỳ sơ sinh (28 ngày sau đẻ) Trong 62 trường hợp mẹ không có bệnh, có 9 trường hợp trẻ măc bệnh Số trẻ mắc bệnh trong 62 trường hợp mẹ bị TSG nặng là 31 trường hợp Vậy có tổng cộng 40 trường hợp mắc một trong các bệnh lý có liên quan đến trẻ
Trang 34So với bảng 3.2 ở lớp tuổi thai 33 tuần, cân nặng ≤ 1650g tương ứng với đường bách phân vị 10 Vậy đường bách phân vị 10 là ngưỡng
cân nặng để chẩn đoán bệnh lý thai CPTTTC.
3.2.2 Kiểm định sự liên quan giữa chỉ số cân nặng-chiều dài với trẻ
CPTTTC Trong nhóm 124 trẻ có tuổi thai 33 tuần được đưa vào kiểm định ở phần trên, chúng tôi tính chỉ số cân nặng- chiều dài (PI) của từng trẻ Sau đó tính số trẻ mắc bệnh và không mắc bệnh ở từng lớp chỉ số PI,
từ đó tính được độ nhạy, độ đặc hiệu trong chẩn đoán bệnh lý theo
bảng sau:
Bảng 3.7 Giá trị chẩn đoán bệnh lý thai CPTTTC với tuổi thai 33 tuần ở ngưỡng chỉ số cân nặng-chiều dài tương ứng với độ nhạy và
độ đặc hiệu cao Chỉ số cân nặng-chiều dài Độ nhạy Độ đặc hiệu
Ngưỡng chỉ số cân nặng-chiều dài được chọn để chẩn đoán bệnh lý
liên quan đến thai CPTTTC là 2.06
Trang 35So với bảng 3.5 ở lớp tuổi thai 33 tuần, chỉ số cân nặng-chiều dài
≤2,06g tương ứng với đường bách phân vị 10 Vậy đường bách phân
vị 10 là ngưỡng chỉ số cân nặng-chiều dài để chẩn đoán bệnh lý thai
CPTTTC.
3.3.1.4 Kiểm định ngưỡng cân nặng bệnh lý liên quan đến thai to Dựa vào mục đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2, chúng tôi chọn những trường hợp đủ tháng có tuổi thai ≥38 tuần và cân nặng ≥ 3300g Trong đó đẻ thường có 293 trường hợp, có 297 trường hợp mổ
đẻ, 10 trường hợp forceps
Trong nhóm 297 trường hợp mổ lấy thai có 69 trường hợp chỉ định
mổ lấy thai và 10 trường hợp forceps có liên quan đến đẻ khó do thai
to Bảng 3.31 Giá trị chẩn đoán bệnh lý thai to ở ngưỡng cân nặng
có độ nhạy và độ đặc hiệu cao
to