Xác định đường bách phân vị tương ứng với ngưỡng cân nặng và chỉ số cân nặng-chiều dài để chẩn đoán trẻ sơ sinh CPTTTC.

Một phần của tài liệu tóm tắt Nghiên cứu sự phát triển cân nặng, chiều dài, vòng đầu của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai từ 28-42 tuần (Trang 40)

- Biểu đồ bách phân vị có thể sử dụng để xác định thai to và ngưỡng cân nặng tương ứng với đường bách phân vị nên dùng ứng với tha

4.4.1. Xác định đường bách phân vị tương ứng với ngưỡng cân nặng và chỉ số cân nặng-chiều dài để chẩn đoán trẻ sơ sinh CPTTTC.

và chỉ số cân nặng-chiều dài để chẩn đoán trẻ sơ sinh CPTTTC. Từ lâu các nhà nghiên cứu đã nhận thấy thai CPTTTC là một yếu tố quan trọng liên quan đến tình trạng bệnh lý của trẻ sơ sinh sau sinh. So với những trẻ phát triển bình thường ở cùng độ tuổi thai tương ứng, trẻ CPTTTC có tỉ lệ tử vong và bệnh lý cao hơn . Biểu đồ tăng trưởng của trẻ sơ sinh theo tuổi thai được ứng dụng để xác định những trẻ CPTTTC cho cả hai mục đích lâm sàng và nghiên cứu. Thông thường các nhà lâm sàng chọn đường bách phân vị 10 làm ngưỡng cân nặng để chẩn đoán trẻ nhẹ cân so với tuổi thai (small-for-

gestational age), tuy nhiên trẻ nhẹ cân so với tuổi thai chưa hẳn là trẻ CPTTTC mà chỉ đơn thuần đó là những trẻ nhỏ bé nhưng hoàn toàn khỏe mạnh do yếu tố thể tạng (do gen hoặc di truyền). Vì vậy cần tìm

ra ngưỡng cân nặng mà ở đó trẻ tăng tỉ lệ bệnh tật và tử vong để cảnh báo cho các nhà sản khoa và nhi khoa quan tâm can thiệp và

Như kết quả của bảng 3.6, chúng tôi chọn mức cân nặng dưới 1650g là ngưỡng để xác định trẻ CPTTTC có giá trị chẩn đoán bệnh lý với độ nhạy 87%, độ đặc hiệu 80%, giá trị tiên đoán dương tính là 67 % và giá trị tiên đoán âm tính là 93%. So sánh với biểu đồ bách phân vị số 3.1, ngưỡng dưới 1650g tương ứng với đường bách phân vị 10 ở tuổi thai 33 tuần. Như vậy kết quả cho thấy đường bách phận vị 10 là

ngưỡng gây bệnh lý có giá trị chẩn đoán với độ nhạy và độ đặc hiệu hợp lý nhất ở trẻ nhẹ cân so với tuổi thai.

Trong thực tế lâm sàng, cần phải xác định những trẻ có nguy cơ CPTTTC trước khi sinh để có những can thiệp trước sinh kịp thời. Việc chẩn đoán trẻ nhẹ cân so với tuổi thai có thể cảnh báo các nhà lâm sàng phòng ngừa và điều trị sớm các biến chứng của trẻ sơ sinh và thời điểm 33 tuần là thời điểm thích hợp ngay trước thời điểm thai

có tốc độ phát triển nhanh dễ biểu hiện CPTTTC và cũng là thời điểm sớm để có kế hoạch điều trị khi thai còn trong tử cung.

Trên thế giới vẫn còn nhiều tranh cãi trong việc lựa chọn đặc điểm nào để xác định trẻ nhẹ cân so với tuổi thai. Nếu chọn tỉ lệ tử vong là

biến để nghiên cứu thì sẽ tương ứng với đường bách phân vị <3 và lúc đó các can thiệp đã quá muộn. Chỉ cần có 1 trong các bệnh lý như trong nghiên cứu của chúng tôi cũng đã là nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Vì thế việc lựa chọn những bệnh lý mà chúng tôi

đã nêu trên để tìm ngưỡng cân nặng bệnh lý liên quan đến thai CPTTTC có phần để phòng ngừa sớm các biến chứng do thai CPTTTC. Như vậy tỉ lệ bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi có cao hơn của các tác giả khác. Mặc dù vậy ngưỡng cân nặng được chúng tôi khuyến cáo cũng là đường bách phân vị 10, tương đương với các

tác giả nước ngoài.

Một phần của tài liệu tóm tắt Nghiên cứu sự phát triển cân nặng, chiều dài, vòng đầu của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai từ 28-42 tuần (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w