Bàn luận về biểu đồ bách phân vị chiều dài của trẻ sơ sinh theo tuổi tha

Một phần của tài liệu tóm tắt Nghiên cứu sự phát triển cân nặng, chiều dài, vòng đầu của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai từ 28-42 tuần (Trang 37)

- Biểu đồ bách phân vị có thể sử dụng để xác định thai to và ngưỡng cân nặng tương ứng với đường bách phân vị nên dùng ứng với tha

4.3.2. Bàn luận về biểu đồ bách phân vị chiều dài của trẻ sơ sinh theo tuổi tha

mặc dù sự chênh lệch không nhiều bằng khi so sánh với trẻ Âu Mỹ. Điều đó cho thấy trọng lượng tương ứng với các đường bách phân vị

của trẻ sơ sinh Việt Nam thấp hơn so với một số chủng tộc khác ở Châu Á.

Qua nghiên cứu này đã chứng minh rõ về tính đặc trưng dân tộc của biểu đồ bách phân vị về cân nặng và các biểu đồ nhân trắc khác của trẻ sơ sinh. Do vậy cần thiết phải có một biểu đồ tăng trưởng thai của

riêng người Việt Nam chứ không thể áp dụng biểu đồ của nước khác để đánh giá thai CPTTTC và hình thái trẻ sơ sinh sau sinh liên quan đến dinh dưỡng và các bệnh lý. Ngay cả khi áp dụng biểu đồ của các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc cũng không phù hợp. Thực vậy, nếu áp dụng biểu đồ của các nước có trọng lượng trung bình của

trẻ sơ sinh cao hơn, chúng ta sẽ chẩn đoán những trẻ có cân nặng bình thường là trẻ CPTTTC hoặc bỏ sót những trẻ thai to nhưng lại

cho là bình thường.

4.3.2. Bàn luận về biểu đồ bách phân vị chiều dài của trẻ sơ sinh theo tuổi thai tuổi thai

Chiều dài của trẻ được đo trong vòng 1 ngày sau khi sinh. Giống như cân nặng, chiều dài trẻ sơ sinh khác nhau giữa các chủng tộc. Các nghiên cứu đều nhận thấy chiều dài trẻ sơ sinh của các chủng tộc Âu

Mỹ đều lớn hơn so với các chủng tộc châu Á khoảng 1cm ở các lớp tuổi thai.

Khi so sánh chiều dài của trẻ sơ sinh trai ở đường bách phân vị 50 với một số tác giả nước ngoài, chúng tôi nhận thấy chiều dài của trẻ sơ sinh trai trong nghiên cứu của chúng tôi lúc 28 tuần tương đương với các tác giả khác. Sau đó vì chiều dài của trẻ trong nghiên cứu của

các tác giả nước ngoài có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn (Ví dụ từ 28 đến 29 tuần, tốc độ tăng trưởng của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi là 1,4cm, của Israel là 3,3cm, của HongKong là 2,5cm và của Mỹ là 1,5cm) nên ở các lớp tuổi thai từ 30-37 tuần chiều dài của trẻ trong

các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, kể cả các tác giả châu Á đều cao hơn của chúng tôi khoảng từ 1-1,5cm. Tuy nhiên đến đủ tháng tốc độ tăng trưởng chậm lại nên sự chênh lệch về chiều dài của

trẻ Việt nam so với các tác giả nước ngoài không cao lắm. 4.3.3. Bàn luận về biểu đồ bách phân vị vòng đầu của trẻ sơ sinh theo

tuổi thai

Số đo vòng đầu lúc mới đẻ là một trong những thông số cơ bản để đánh giá tình trạng của trẻ trong lâm sàng. Biểu đồ bách phân vị về vòng đầu của trẻ sơ sinh có tầm quan trọng không kém so với biểu đồ cân nặng. Nó cho phép đánh giá vòng đầu của trẻ có bình thường hay không. Một vòng đầu to quá hoặc nhỏ quá có thể nghĩ đến các bệnh lý như não úng thủy hoặc tật não nhỏ. Vòng đầu so với cân nặng có thể cho phép đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Ví dụ nếu cân nặng nhỏ hơn so với tuổi thai mà vòng đầu bình thường thì có thể nghĩ đến thai CPTTTC do các yếu tố dinh dưỡng do suy giảm tuần

So với vòng đầu trẻ sơ sinh Mỹ, vòng đầu của trẻ sơ sinh Việt Nam thấp hơn khoảng 0,5 cm/tuần ở các lớp tuổi thai non tháng. Đến đủ tháng thì sự chênh lệch không đáng kể. So với một số nghiên cứu khác ở châu Á thì vòng đầu của trẻ sơ sinh trong nghiên cứu này tương đương ở các lớp tuổi thai. Cũng tương tự như các số đo nhân trắc khác, vòng đầu của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng theo giới và chủng tộc. Trong đó vòng đầu của trẻ sơ sinh Âu Mỹ cao hơn so với trẻ Châu Á, vòng đầu của trẻ sơ sinh trai cao hơn của trẻ sơ sinh gái. Tuy nhiên vòng đầu không nhất thiết phản ánh dung tích hộp sọ và

không ảnh hưởng đến trí thông minh giữa các chủng tộc. 4.3.4. Chỉ số cân nặng chiều dài (Ponderal index) của trẻ sơ sinh

tương ứng với tuổi thai

Chỉ số cân nặng/chiều dài (ponderal index) cho phép phân biệt giữa trẻ CPTTTC thể cân đối và không cân đối.

Chỉ số cân nặng-chiều dài được tính bằng cân nặng của trẻ nhân 100 chia cho chiều dài lập phương (PI = gr x100/cm3). Chỉ số này cho thấy trẻ nặng như thế nào so với chiều dài và tuổi thai của nó. Nếu

chỉ số này cao chứng tỏ trẻ nặng so với chiều dài và nếu chỉ số này thấp chứng tỏ trẻ nhẹ hơn so với chiều dài của nó. Nếu trẻ CPTTTC

thể không cân đối, chỉ số cân nặng-chiều dài sẽ thấp.

Trong bảng 3.5, chỉ số cân nặng chiều dài thấp ở thai non tháng. Tuổi thai càng lớn chỉ số này càng tăng. Lúc thai 28 tuần chỉ số này là 2,02. Đến 39 tuần chỉ số này là 2,58. Từ 39 tuần chỉ số cân nặng chiều dài

tăng rất ít. Kết quả này cho thấy khi thai càng lớn thì càng nặng so với chiều dài của nó. Đến đủ tháng thì tỉ lệ này tăng không đáng kể.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tuân theo quy luật như của một số tác giả khác. Lubchenco (1966) cũng thấy cân nặng tăng mạnh

so với chiều dài khi thai được 30-31 tuần kinh, sau đó tăng từ từ ở độ tuổi 34-38 tuần. Sau 38 tuần, có sự hằng định tương đối giữa chiều

dài và cân nặng.

Một phần của tài liệu tóm tắt Nghiên cứu sự phát triển cân nặng, chiều dài, vòng đầu của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai từ 28-42 tuần (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w