Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
197 KB
Nội dung
TUẦN 30 Thứ hai Ngày soạn: Ngày dạy : Tập đọc: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG(2 Tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện . 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ(Trả lời câu hỏi 3,4,5) - HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ truyện trong SGK . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TiÕt 1: A.KIỂM TRA: - Gọi 2 HS đọc từng đoạn bài : “ Cây đa quê hương ” kết hợp trả lời các câu hỏi - Những từ ngữ câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu năm?. * Giáo viên nhận xét ghi điểm B. BÀI MỚI: 1.Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc : - GV đọc mẫu toàn bài . a. Đọc từng câu : - HS luyện đọc từng câu ( Lượt 1 ) Luyện phát âm từ khó: quay quanh , mắng , hồng hào, mừng rỡ - HS luyện đọc từng câu ( Lượt 2 ) b. Đọc từng đoạn trước lớp : - Gọi HS đọc chú giải . - Yêu cầu HS đọc từng đoạn ( Lượt 1 ) Hướng dẫn đọc nhấn giọng các từ : Các cháu có vui không ? Các cháu ăn có no không ? Các cô có mắng phạt các cháu không ? Các cháu có đồng ý không ? - Yêu cầu HS đọc từng đoạn ( Lượt 2 ) c. Đọc từng đoạn trong nhóm. d. Thi đọc giữa các nhóm. - GV cùng lớp nhận xét - Tuyên dương . - Đọc đồng thanh . TiÕt 2: 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài : - 2 học sinh lên bảng - HS lắng nghe . - HS tiếp nối nhau đọc từng câu. - HS phát âm cá nhân - đồng thanh. - HS tiếp nối nhau đọc từng câu. - 1 HS đọc chú giải. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - HS đọc cá nhân - Tập thể . - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - HS đọc theo nhóm đôi . - HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn . - Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần . Câu 1: Bác Hồ đi thăn những nơi nào trong trại nhi đồng ? Câu 2 : + Bác Hồ hỏi các em thiếu nhi những gì ? Câu 3 : + Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai ? Câu 4: + Tại sao Tộ không dám nhận kẹo ? Câu 5 : + Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan ? 4. Luyện đọc lại : - Yêu cầu các nhóm thi đọc lại chuyện . - Lớp cùng GV nhận xét - Tuyên dương C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - Câu chuyện này cho em biết điều gì? - GV nhận xét tiết học . Dặn : Về nhà đọc kĩ bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện cho gia đình nghe . - Bác thăm nhà bếp, phòng ngủ,phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa. -Các cháu chơi có vui không?/Các cháu ăn có no không /Các cô có mắng phạt các cháu không?/ Các cháu có thích kẹo không ? . - Các bạn đề nghị Bác chia kẹo cho các bạn ngoan , chỉ ngoan mới được ăn kẹo -Vì bạn Tộ tự thấy hôm nay mình không ngoan , chưa vâng lời cô giáo . - Vì Tộ biết tự nhận lỗi -Các nhóm tự phân vai và đọc lại truyện . - HS lắng nghe và ghi nhớ . Toán: KI LÔMÉT I. MỤC TIÊU: - Biết kilômét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết ký hiệu đơn vị kilômét. - Biết được quan hệ giữa đơn vị ki- lô- mét với đơn vị mét. - Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km. - Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ. - Làm bài1,bài 2, bài 3. - Giáo dục HS yêu thích môn toán . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KIỂM TRA: - Gọi 2 HS lên bảng. Cả lớp vở nháp.(BT4) - GV nhận xét chữa bài. B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu đơn vị đo độ dài kil mét.(km). a. GV có thể nói: "Ta đã học các đơn vị đo độ dài xăng ti mét, đề xi mét, và mét. Để đo khoảng cách lớn, chẳng hạn quãng đường giữa hai tỉnh, ta dùng một đơn vị lớn hơn là ki lô mét" - GV viết lên bảng: Ki lô met viết tắt là km. 1 km = 1000 m. 3.Thực hành: Bài1:Điền số? - HS làm bài . Gọi 2 HS lên bảng . Nhận xét chữa bài. 1km =1000m 1000m = 1km 1m =10dm 10dm = 1m 1m =100cm 10cm = 1dm Bài2: Yêu cầu gì? Nhìn vào hình vẽ trả lời câu hỏi sau:(Trên bảng) -HS làm bài.Gọi HS nêu miệng . a) Quảng đường từ A đến B dài bao nhiêu kilômet?( dài23km) b) Quảng đường từ B đến D(đi qua C) dài bao nhiêu kilômet?( dài90 km) c) Quảng đường từ C đến A(đi qua B) dài bao nhiêu kilômet?( dài 65 km) . Nhận xét chữa bài. Bài 3: Nêu số đo thích hợp (theo mẫu) HS đọc bài toán . Cả lớp đọc thầm. GV hướng dẫn HS đọc bản đồ để nhận biết các thông tin cho trên bản đồ. Ví dụ: Quãng đường từ Hà Nội đến Vinh dài 308 km. - Sau đó gọi HS lần lượt nêu các câu trả lời. Ví dụ: "Quãng đường từ Hà Nội- Lạng Sơn dài 169 km. - Nhận xét chữa bài C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - GV nhận xét tiết học Dặn: Về nhà làm BT4 và các BTở vở BT Chính tả: ( N V ): AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG I.MỤC TIÊU: - Nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi. - Làm được BT(2)a, bài tập chính tả phân biệt : n / l. - GD học sinh có ý thức rèn chữ viết, ngồi viết đúng tư thế. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KIỂM TRA: - Yêu cầu 2 HS viết các từ sau : Bình minh, phép tính, lúa chín. * GV nhận xét . B. BÀI MỚI: 1. Hướng dẫn chính tả : a. Ghi nhớ nội dung bài viết : - GV đọc đoạn văn . Hỏi : Đoạn văn kể chuyện gì ? b. Hướng dẫn cách trình bày : + Đoạn văn có mấy câu ? + Trong bài có những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ? + Khi xuống dòng chữ đầu câu viết như thế nào ? c. Hướng dẫn viết từ khó: -GV đọc các từ : Bác Hồ , ùa tới , vây quanh, hồng hào . - 2 em viết ở bảng lớp còn lại viết ở bảng con . - Bác Hồ đi thăm trại thiếu nhi. - Đoạn văn có 5 câu . - Chữ đầu câu : Một , Vừa , Ai , Mắt - Viết hoa và lùi vào 1 ô . - HS viết bảng con . - GV đọc HS chép bài vào vở. d. Chấm chữa bài : - GV thu , chấm chữa bài . 3. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 2a : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài . - Gọi HS nhận xét bài làm ở bảng của bạn, chữa bài . Lời giải : Cây trúc , chúc mừng , trở lại , che chở hồ chết . C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - GV nhận xét tiết học . Dặn: Về nhà viết lại bài chính tả - HS nghe đọc chép bài vào vở . - HS nộp vở theo yêu cầu . - HS đọc đề bài trong SGK . - 1 HS lên bảng làm , cả lớp làm vào vở - HS đối chiếu , chữa lại bài . - HS lắng nghe và ghi nhớ . Thứ ba Ngày soạn: Ngày dạy: Toán: MILIMÉT I. MỤC TIÊU: - Biết milimét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết ký hiệu đơn vị milimét. - Biết được quan hệ giữa đơn vị milimét với các đơn vị đo độ dài: xăngtimét, mét. - Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm,mm trong một số trường hợp đơn giản. - Làm bài1,bài 2, bài 4. - Giáo dục HS yêu thích môn toán . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Thước kẻ HS với các vạch chia thành từng mm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KIỂM TRA: - Gọi 2 HS lên bảng. 1m = dm; 1m = cm; 1km = m; 1000m = km - GV nhận xét chữa bài. B. BÀI MỚI: 1.Giới thiệu đơn vị đo độ dài milimet(mm) a )GV yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo độ dài đã học(cm,dm,m,và km): - GV giới thiệu tiếp: Hôm nay chúng ta học thêm một đơn vị đo độ dài kháccác đơn vị đã học, đó là milimet viết tắt mm"và viết lên bảng "mm" - GV yêu cầu HS quan sát độ dài 1cm trên thước kẻ HS và hỏi: "Độ dài 1cm, chẳng hạn từ vạch chia từ 0 đến vạch, được chia thành bao nhiêu phần bằng nhau?" và giới thiệu:(độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét) - Sau đó GV giới thiệu cho HS biết độ dài của một phần chính là 1 milimet - GV hỏi : "Qua việc quan sát được, em cho biết 1cm bằng bao nhiêu milimet?"(10mm). - GV viết lên bảng :1cm = 10 mm - GV hỏi: 1 m bằng bao nhiêu milimet?(HS trả lời 1m bằng 100cm, mà 1cm bằng 10 mm . Vậy 1 m bằng 10 trăm ilimettuwcs là 1m bằng 1000mm". - GV viết lên bảng:1 m = 1000mm. - Gọi Vài HS nhắc lại: 1cm = 10 mm; 1m =1000 mm. GV yêu cầu cả lớp xem hình vẽ trong SGK. - G V khẳng định lại: "Một mét bằng 100cm" 2.Thực hành: Bài1:Điền số? - HS làm bài . Gọi 2 HS lên bảng . Nhận xét chữa bài. 1cm = mm 1000mm = m 5 cm = mm 1m = mm 10mm = cm 3m = mm Bài 2: Yêu cầu gì? Mỗi đoạn thẳng dưới đây dài bao nhiêu milimet? - GV hướng dẫn HS nhìn hình vẽ , tưởng tượng được cách đo đoạn thẳng bằng thước có vạch chia thành từng milimet, rồi đọc số đo số đo tương ứng (bằng milimet)của mỗi đoạn thẳng. -HS làm bài. Gọi HS nêu miệng.Nhận xét chữa bài. - Cho HS dùng thước đo kiểm tra lại độ dài. Bài 4: Viết cm hoặc mm vào chỗ chấm thích hợp: - HS làm bài. Gọi HS nêu miệng. Nhận xét chữa bài C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - GV nhận xét tiết học. Dặn: Về nhà làm các BT ở vở BT Kể chuyện: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG I. MỤC TIÊU: 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa theo tranh kể lại từng đoạn câu chuyện. - HS khá, giỏi biết kể lại cả câu chuyện.(BT2); - Kể lại đoạn cuối của câu chuyện theo lời của nhân vật Tộ(BT3) . 2. Rèn kĩ năng nghe: - Tập trung nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, có thể kể nối tiếp lời bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ chép nội dung gợi ý kể 3 đoạn câu chuyện . - 3 tranh minh hoạ truyện trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KIỂM TRA: - Gọi 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện: “ Những quả đào ”. - Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao? * Giáo viên nhận xét B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn kể chuyện : a. Kể lại từng đoạn theo gợi ý tranh : - Yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý của tranh . Tranh 1 : Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng . Bác đi giữa đoàn HS , nắm tay 2 em nhỏ . Tranh 2 : Bác Hồ đang trò chuyện , hỏi han các HS . - 2 học sinh kể lại câu chuyện theo vai ( Người dẫn chuyện, ông, Xuân, Vân, Việt ) - HS đọc . - HS các nhóm quan sát tranh , trao đổi và kể lại . Các nhóm khác bổ sung . Tranh 3 : Bác xoa đầu khen bạn Tộ ngoan , biết nhận lỗi . - Yêu cầu các nhóm kể . - GV cùng lớp nhận xét bình chọn nhóm kể hay . b. Kể toàn bộ câu chuyện theo lời của bạn Tộ : - GV nêu yêu cầu của bài . - Yêu cầu HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. - Lớp nhận xét . - GV công bố điểm, tuyên dương những HS và nhóm HS kể chuyện hay, tự nhiên. C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - Qua câu chuyên này em học được đức tính tốt gì ở bạn Tộ ? - Nhận xét tiết học . Dặn: Về nhà kể chuyện cho người thân nghe. - Các nhóm cử đại diện tham gia thi kể chuyện trước lớp. - Nhóm cử ban giám khảo ghi điểm . - Thật thà , dũng cảm biết nhận lỗi . - HS lắng nghe . Tập đọc: CHÁU NHỚ BÁC HỒ I. MỤC TIÊU: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài thơ .Biết ngắt nhịp thơ hợp lý; bước đầu biết đọc với giọng nhẹ nhàng,tình cảm thương nhớ Bác Hồ qua giọng đọc . 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ : cất thầm , ngẩn ngơ, ngờ . - Hiểu nội dung : Tình cảm đẹp đẽ của thiếu nhi Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu(trả lời được câu hỏi 1,3,4); thuộc 6 dòng thơ cuối. - HS khá, giỏi thuộc được cả bài thơ;( trả lời được câu hỏi 2) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ truyện trong SGK . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KIỂM TRA: - Gọi 2 HS đọc bài “ Xem truyền hình. - Em thích những chương trình gì? B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc : - GV đọc mẫu toàn bài . a. Đọc từng câu : - HS luyện đọc từng dòng thơ ( Lượt 1 ) * Luyện phát âm từ khó:Ô Lâu, bâng khuâng , vầng trán , ngẩn ngơ. - HS luyện đọc từng dòng thơ ( Lượt 2 ) b. Đọc từng đoạn trước lớp : - 2 học sinh lên bảng . - HS tiếp nối nhau đọc từng dòng. - HS phát âm cá nhân - đồng thanh. - HS tiếp nối nhau đọc từng câu. - Gọi HS đọc chú giải . - Yêu cầu HS đọc từng đoạn ( Lượt 1 ) - Hướng dẫn HS nghỉ hơi , ngắt giọng các câu thơ khó ngắt : Nhớ hình Bác giữa bóng cờ / Hồng hào đôi má / bạc phơ mái đầu // Nhìn mắt sáng / nhìn chòm râu // Càng nhìn / càng lại ngẩn ngơ // Ôm hôn ảnh Bác / mà ngờ Bác hôn // - Yêu cầu HS đọc từng đoạn ( Lượt 2 ) c. Đọc từng đoạn trong nhóm. d. Thi đọc giữa các nhóm. e. Đọc đồng thanh . - GV cùng lớp nhận xét - Tuyên dương . 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài : Câu 1: Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu ? Câu 2:Vì sao bạn phải “cất thầm ”ảnh Bác ? Câu 3:Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu ? Câu 4 : Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ ? 4 . Học thuộc lòng bài thơ : - Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bài thơ ( Tiến hành như các tiết trước ). - Lớp cùng GV nhận xét - Tuyên dương C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - Em hãy nói tình cảm của bạn nhỏ miền Nam với Bác Hồ qua bài thơ ? - GV nhận xét tiết học . Dặn : Về nhà đọc kĩ lại bài, chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc chú giải. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - HS đọc cá nhân - đồng thanh - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - HS đọc theo nhóm đôi . - Các nhóm thi đọc . - Cả lớp đọc 1 lần . - Bạn nhỏ quê ở ven sông Ô Lâu - Vì giặc cấm nhân dân ta giữ ảnh Bác. - Hình ảnh Bác hiện lên rất đẹp trong tâm trí bạn nhỏ : Đôi má Bác hồng hào : râu , tóc bạc phơ , mắt Bác sáng tựa vì sao . - Đêm đêm bạn nhỏ nhớ Bác . Bạn giở ảnh Bác vẫn cất thầm ra để ngắm Bác , càng ngắm càng mong nhớ . Ôm hôn ảnh Bác mà cứ ngỡ như được Bác hôn - HS đọc thuộc lòng theo tổ , dãy , lớp . - Bạn nhỏ đang sống trong vùng địch tạm chiếm nhưng luôn mong nhớ Bác Hồ . - HS lắng nghe và ghi nhớ . Thứ tư Ngày soạn: Ngày dạy: Luyện từ và câu: TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ I. MỤC TIÊU: - Mở rộng vốn từ : Nêu được một từ ngữ nói được tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi và tình cảm của các thiếu nhi đối với Bác (Bt1); biết đặt câu với từ tìm được ở BT1( BT2). - Ghi lại được hoạt động vẽ trong tranh bằng một câu ngắn (BT3) - Củng cố kĩ năng đặt câu . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bút dạ , giấy khổ to . III. CÁC HOẠT DẠY HỌC: A.KIỂM TRA: - Gọi 3 HS lên bảng HS1: Viết các tả bộ phận thân cây ăn quả HS2: Viết các từ dùng để tả bộ phận thân, lá cây, ngọn. - Học sinh dưới lớp thực hiện hỏi đáp có cụm từ: “ Để làm gì ? “ * GV nhận xét – Ghi điểm . B.BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập : Bài tập 1: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4 và tìm từ theo phân công : Nhóm 1 , 2 : Tìm từ theo yêu cầu a . Nhóm 3 , 4 : Tìm từ theo yêu cầu b . - Yêu cầu các nhóm lên trình bày . - Lớp nhận xét, bổ sung . - Chữa bài : a .Yêu thương, yêu quý,quý mến,quan tâm , săn sóc, chăm chút, chăm lo. b.Kính yêu, kính trọng, tôn kính, biết ơn, nhớ ơn, thương nhớ, nhớ thương . Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu . - Yêu cầu HS dựa vào các từ trên bảng để đặt câu . Bài tập 3: - Cho HS quan sát và tự đặt câu . - Gọi HS trình bày bài làm của mình - Lớp nhận xét - Tuyên dương . C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - 3 học sinh lên bảng - HS lắng nghe . - 1 HS đọc yêu cầu . - Các nhóm thảo luận . - Đại diện các nhóm lên trình bày . - HS theo dõi , chữa bài . - 1 HS đọc yêu cầu . - HS nối tiếp nhau đọc câu của mình * Chẳng hạn : + Em rất yêu thương các em nhỏ. + Bà em chăm sóc chúng em rất chu đáo . + Bác Hồ là vị lãnh tụ muôn vàn yêu quý của dân tộc ta . - HS tự làm bài . - HS lần lượt trình bày . Tranh 1 :Các cháu thiếu nhi vào lăng viếng Bác . Tranh 2 :Các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tượng dài Bác Hồ . Tranh 3 :Các bạn thiếu nhi trồng cây nhớ ơn Bác Hồ . - Nhận xét tiết học . Dặn : Luôn ghi nhớ các từ vừa học . - HS lắng nghe và ghi nhớ . Toán: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Biết thực hiện phép tính, giải bài toán liên quan đến các số đo theo đơn vị đo độ dài đã học. - Biết dùng thước để đo độ dài cạnh của hình tam giác theo đơn vị cm hoặc mm. - Làm bài1,bài 2, bài 4. - Giáo dục HS yêu thích môn toán . II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KIỂM TRA: - Gọi 2 HS lên bảng.Điền số thích hợp vào chỗ chấm? mm = 1 cm 1 m = mm 1km = m 1 m = dm - Cả lớp vở nháp.(BT4) - GV nhận xét chữa bài. B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: 2.Luyện tập ở lớp: Bài1:Yêu cầu gì? Tính : - HS làm bài . Gọi 2 HS lên bảng . Nhận xét chữa bài. 13m + 15m = 28 m 5km x 2 = 10km 66 km -24km =42km 18m : 3 = 6m 23mm + 42mm=65mm 25mm :5 = 5mm Bài2: 1 HS đọc đề. Cả lớp đọc thầm - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn biết người đó đi được tất cả bao nhiêu km các em chọn phép tính để giải bài vào vở. - 1 HS lên bảng. Nhận xét chữa bài. Bài giải: Quảng đường người đó đi được là: 18 + 12 = 30 (km) Đáp số: 30 km Bài 4: GVhướng dẫn HS: - Đọc kỹ bài toán. -Bài toán này yêu cầu các em làm gì?Đo độ dài của hình tam giác ABC. Tính chu vi của tam giác đó. - HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng . Nhận xét chữa bài. Bài giải: Chu vi hình tam giác ABC là: 3 + 4 + 5 = 12 (cm) Đáp số: 12 cm C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - GV nhận xét tiết học Dặn: Về nhà làm lại các bài tập bị làm sai và các bài tập ở VBT. Chính tả: ( N V ) : CHÁU NHỚ BÁC HỒ I. MỤC TIÊU: - Nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát:“Cháu nhớ Bác Hồ ”. - Làm được BT(2)a, BT(3)a. - GD học sinh có ý thức rèn chữ viết. Ngồi viết đúng tư thế. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A.KIỂM TRA: - Gọi 3 học sinh lên bảng viết, lớp viết vào bảng con 3 tiếng bắt đầu bằng phụ âm ch, 3 tiếng bắt đầu bằng phụ âm tr. - GV nhận xét ghi điểm . B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn viết chính tả : - GV đọc đoạn viết . Hỏi : - Đoạn thơ nói lên tình cảm của ai với ai ? - Những chi tiết nào nói lên bạn nhỏ rất nhớ và kính yêu Bác Hồ ? - Những chữ nào được viết hoa ? Vì sao ? - GV đọc bài để HS viết các từ khó viết : vầng trán , bâng khuâng , ngẩn ngơ . - GV lần lượt đọc từng câu cho HS viết . - Thu, chấm bài. nhận xét . 3. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 2b : - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài . - Yêu cầu HS làm bài . - Gọi HS nhận xét , chữa bài : - Ngày tết , dấu vết , chênh lệch . Bài 3 : - Gọi HS đọc đề . - Yêu cầu HS làm bài qua trò chơi: Thi đặt câu nhanh . - GV yêu cầu HS các nhóm nêu và đặt câu với từ chứa tiếng bắt đầu bàng ch hay tr . ( Nhóm 1 nêu , nhóm 2 đặt câu và ngược lại . Nhóm nào không đặt đước câu thì nhóm đó thua ) Ví dụ :HS 1 : Trăng HS 2 : Trăng đêm nay sáng quá ! . - GV cùng lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc . - 3 học sinh lên bảng - Của bạn nhỏ miền Nam đối với Bác Hồ - Đêm đêm Bác đem ảnh ra ngắm, bạn hôn lên ảnh Bác mà ngỡ được Bác ôm . - Những chữ cái đứng đầu dòng thơ . - HS viết bảng con . - HS viết bài chính tả - HS nộp vở theo yêu cầu . - Điền êt hay êch ? - HS làm vào vở . - HS đối chiếu và chữa lại bài . - HS các nhóm nối tiếp nhau một bạn nêu một bạn đặt câu . [...]... bng - Nhn xột cha bi Gi HS nờu li cỏch tớnh Bi 2:t tớnh ri tớnh: a) 832 + 152 257 + 321 b) 641 + 307 963 + 23 - HS lm bng con Gi 4 HS lờn bng - Nhn xột cha bi Bi 3:Tớnh nhm(theo mu) a) 200 + 100 = 300 500 + 100 = 600 200 + 200 = 400 500 + 200 = 700 300 + 100 = 400 500 + 300 = 800 300 + 200 = 500 600 + 300 = 900 800 + 100 = 900 b) 800 + 200 = 1000 400 + 600 = 1000 500 + 500 = 1000 - HS nờu ming - Nhn... sinh hoạt sao sụi ni - Giáo dục các em có ý thức trong giờ sinh hoạt, đoàn kết và luôn có tinh thần giúp đỡ bạn II.TIN HNH SINH HOT: 1.Sinh hoạt văn nghệ 2.Nội dung sinh hoạt - Lớp trởng nhận xét sao - GV nhận xét đánh giá chung - Nhìn chung các em biết cố gắng vơn lên trong học tâp, i hc u, ỳng gi - Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẽ - Đi học đúng giờ, có làm bài tập trớc khi đến lớp - Hạn chế: Các... my n v?(357 gm 3 trm, 5 chc, 7 n v + Vit thnh tng: 357 = 300 + 50 + 7 (gi HS c li ) - GV cho HS thc hnh vi cỏc s: 529; 736; 412 - HS c kt qu phõn tớch s, gi 3 HS vit s thnh tng; VD: 820 = 800 + 20 (Khụng cn vit s 0 cng hng n v 703 = 700 + 3 (Khụng chc, khụng vit , 3 n v vit 3) Thc hnh: Bi1:Yờu cu gỡ? Vit (theo mu): 389 3 trm 8 chc 9 n v 389 = 300 + 80 + 9 237 164 362 658 - HS lm bi Gi 4 HS lờn bng . chữa bài. Bài giải: Quảng đường người đó đi được là: 18 + 12 = 30 (km) Đáp số: 30 km Bài 4: GVhướng dẫn HS: - Đọc kỹ bài toán. -Bài toán này yêu cầu các em làm gì?Đo độ dài của hình tam giác ABC hợp (theo mẫu) HS đọc bài toán . Cả lớp đọc thầm. GV hướng dẫn HS đọc bản đồ để nhận biết các thông tin cho trên bản đồ. Ví dụ: Quãng đường từ Hà Nội đến Vinh dài 308 km. - Sau đó gọi HS lần. . - GV cùng lớp nhận xét bình chọn nhóm kể hay . b. Kể toàn bộ câu chuyện theo lời của bạn Tộ : - GV nêu yêu cầu của bài . - Yêu cầu HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. - Lớp nhận xét