1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN TROCHOIDANGIAN

15 297 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 25,38 MB

Nội dung

PHÒNG GD - ĐT HUYỆN TRƯỜNG THCS QUẢNG AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tổ chức trò chơi dân gian trong xây dựng trường học thân thiện. Người thực hiện : Phan Quang Trí Đơn vị : Trường THCS Quảng An. Tháng 3 năm 2011 - 1 - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I- SƠ YẾU LÝ LỊCH - Họ và tên: Phan Quang Trí - Sinh ngày: 14/05/1979 - Chức vụ: Giáo viên - Tổng Phụ Trách Đội - Nơi công tác: Trường THCS Quảng An - Quê quán: Quảng Phước-Quảng Điền-T T Huế - Chỗ ở hiện nay: Thị Trấn Sịa- Quảng Điền-T T Huế - Trình độ văn hoá: 12/12 - Trình độ chuyên môn: CĐSP Toán - Ngày vào ngành: 01/01/2002 - Công tác giảng dạy: Vật lí 6 - Công tác phong trào: Tổng phụ trách Đội Những thuận lợi, khó khăn của bản thân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ: 1/ Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH, các đoàn thể trong nhà trường. - Được sự hỗ trợ tích cực của đội ngũ anh chị phụ trách đội. - Được học sinh tin yêu và mến mộ. - 2 - - Luôn nhận được sự giúp đỡ của cấp trên và các cán bộ phụ trách đội của các trường bạn. 2/ Khó khăn: - Bản thân không được qua đào tạo nghiệp vụ công tác đội. - Chưa có kinh nhiều kinh nghiệm trong công việc xây dựng các kế hoạch có tính lâu dài. - Việc đi lại gặp nhiều khó khăn trong mùa mưa lũ. II/ SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA ĐƠN VỊ. Trong năm học 2010-2011, trường THCS Quảng An có 42 cán bộ-Giáo viên-Nhân viên, trong đó: ĐH-22, CĐ-16, TC-4. Gồm 16 lớp với 560 học sinh. Đa số cán bộ giáo viên, nhân viên còn trẻ, có tuổi nghề thấp. Đối tượng học sinh có sức học chưa đồng đều, do vậy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có những thuận lợi và khó khăn như sau: 1/ Thuận lợi: - Trường THCS Quảng An được sự lãnh chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, được sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền địa phương cũng như sự phối hợp chặt chẻ của Ban đại diện cha mẹ học sinh. - Đội ngũ trẻ nhiệt tình, năng động và có sự sáng tạo trong công việc. - Một bộ phận phụ huynh và học sinh ý thức tốt về tầm quan trọng của việc học tập nên chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn không ngừng được cải thiện. - Điều kiện cơ sở vật chất không ngừng được bổ sung và hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu cơ bản cho công tác dạy và học. 2/ Khó khăn: - Trường THCS Quảng An là một ngôi trường đóng trên địa bàn có địa hình thấp trũng. Thường xuyên bị ngập vào mùa mưa lũ, nên có những lúc học sinh phải nghỉ học kéo dài ít nhiều ảnh hưởng đến công tác dạy và học cũng như các hoạt động khác của nhà trường. - Địa phương ở đây thuộc diện xã bãi ngang, điều kiện kinh tế đại đa số nhân dân gặp nhiều khó khăn phải đi làm ăn xa nên ít có điều kiện quan tâm chăm sóc con cái. - Ý thức học tập của một bộ phận học sinh còn thấp do cha mẹ chưa định hướng được tương lai của con em mình. III- ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Tổ chức trò chơi dân gian trong xây dựng trường học thân thiện Mục đích và yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm: 1/ Mục đích: - 3 - Sau những giờ học căng thẳng trên lớp, trò chơi dân gian (TCDG) trong trường học sẽ là những “món ăn” bồi bổ tinh thần sảng khoái cho học sinh. Trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc đưa TCDG vào trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm mà còn giúp học sinh rèn khả năng ứng xử văn hóa, không ra vào những games trực tuyến bạo lực vô bổ đang tràn lan và các tệ nạn xã hội. 2/ Yêu cầu: Đặc điểm chung của TCDG được triển khai trong trường học là đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập. Dù bất cứ nơi đâu, trong gia đình, tại trường học hay trên đường làng đều có thể tổ chức được các TCDG phù hợp. Nếu sân nhà nho nhỏ thì các em chơi ô ăn quan, chơi cờ, đánh chuyền, chặt cây dừa chừa cây mận, bắt ve… Nếu diện tích rộng hơn thì có thể chơi rồng rắn lên mây, đá cầu, trốn tìm, bịt mắt bắt dê… Ở những bãi cỏ lớn thì có thể tổ chức các trò cướp cờ, đánh đu, đá gà, chồng bông sen, cờ chém IV/ NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH TRONG VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN: - TCDG có thể chia thành bốn nhóm: Loại trò chơi vận động như tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, lò cò, bịt mắt bắt dê… giúp tăng cường sức khỏe, thể chất cho học sinh; loại trò chơi học tập, điển hình là chơi ô ăn quan giúp phát triển trí tuệ của trẻ em, dạy cho trẻ biết quan sát, tính toán; loại trò chơi sáng tạo là những trò chơi mà học sinh có thể tự làm nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như làm chong chóng bằng lá dừa, nặn con trâu bằng đất sét, xếp lá dừa thành con châu chấu… Những trò chơi này giúp trẻ khéo tay, phát huy sáng kiến, năng khiếu thẩm mỹ cần thiết cho hiện tại và cả tương lai sau này. Cuối cùng, loại trò chơi mô phỏng là những trò chơi mà trẻ bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như làm nhà, nấu ăn, mua bán… Trong khi chơi, trẻ thi nhau xem ai làm đúng, làm đẹp, làm nhanh hơn và thật sự hóa thân, nhập vai. Nhờ đó, trẻ học được cách ứng xử của người lớn để chuẩn bị làm người sau này… - Phải nghiên cứu, tìm tòi biện pháp nhằm khơi gợi sự hứng thú cho các em khi đến với các TCDG. Do có khoảng cách về lịch sử nên nhiều TCDG tuy được khôi phục song các em sẽ chưa thể thật sự hiểu hết ý nghĩa của chúng. Vì vậy, nhiệm vụ của các nhà giáo dục, của các thầy cô không chỉ sưu tầm, vận dụng TCDG vào trường học, mà quan trọng hơn là phải biết cách tổ chức sao cho các em thật sự hứng thú và tích cực hưởng ứng. - Mặt khác, việc tổ chức TCDG trong trường học phải phù hợp với thời gian, chỗ chơi cũng như số người tham gia. Để trò chơi thật sự hấp dẫn các em, người quản trò nên quan tâm đến yếu tố thi đua giữa các nhóm với nhau và động viên kịp thời trong khi các em vui chơi. - 4 - - Với ý nghĩa to lớn của việc đưa TCDG vào trường học, vai trò của lãnh đạo nhà trường, các đoàn thể là hết sức quan trọng. Phải biết lựa chọn, phối hợp hướng dẫn việc tổ chức đưa các trò chơi, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian vào trong nhà trường cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và lứa tuổi học sinh phổ thông. Chi đoàn,Tổng phụ trách đội, phụ trách chi đội (giáo viên chủ nhiệm), Ban chỉ huy liên – chi đội các trường tổ chức và hướng dẫn cho học sinh các TCDG vào giờ ra chơi, trong sinh hoạt Đoàn, Đội, hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường, tại các khu di tích, danh lam thắng cảnh. Qua đó, góp phần biến những giờ sinh hoạt thành những buổi giải trí đúng nghĩa sau những ngày học tập căng thẳng. TCDG được tổ chức hợp lý sẽ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, nhu cầu vận động của học sinh trong nhà trường, có ý nghĩa lớn trong việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” hiện nay. Sau đây là một số kỹ năng cụ thể khi tổ chức trò chơi dân gian: 1. Quản trò là người quan trọng nhất: Nội dung trò chơi hay người chơi tham gia nhiệt tình nhưng quản trò không biết cách tổ chức trò chơi thì cuộc vui chơi tập thể sẽ kém phần hấp dẫn và khó thành công. Vì vậy rèn luyện kỹ năng quản trò là một vấn đề hết sức quan trọng đối với người tổng phụ trách Đội. 2. Sử dụng trò chơi đúng đối tượng và hợp với trò chơi: Khi chuẩn bị cuộc chơi, quản trò phải quan sát trạng thái tâm lý, niềm say mê nhiệt tình của người chơi, từ đó lựa chon những trò chơi cho phù hợp. Hãy chọn những trò chơi đơn giản mà mọi người đều có thể dễ dàng thực hiện. Khi người chơi đã nhập cuộc thì tiếp tục đưa vào những trò chơi đòi hỏi cao hơn, phức tạp hơn. Cũng cần có những trò chơi hay dành cho phần kết thúc để người chơi có cảm giác "thòm thèm" muốn chơi nữa. 3. Bắt đầu cuộc chơi một cách dí dỏm, hài hước, hấp dẫn: Điều kiện để cuộc chơi thành công là người chơi muốn chơi, nắm vững luật chơi, tự nguyện, nhiệt tình chủ động tham gia trò chơi. Vì vậy, trước hết cần dùng những lời nói ngắn gọn, hài hước, dí dỏm giới thiệu tên trò chơi, mục đích ý nghĩa của nó. Tiếp theo cần nêu rõ cách chơi và những "luật lệ" cần tuân thủ. Sau cùng là nêu trước ý định sẽ thưởng phạt những ai chơi tốt hay phạm luật. - 5 - Cần cho mọi người chơi thử một lần: "chơi nháp", sau đó tiến hành chơi thật và cử trọng tài bắt lỗi những ai phạm luật. 4. Tiền hành trò chơi một cách linh họat, thông minh: Dự kiến những tình huống bất trắc và xử lý tình huống một cách hợp lý. Quản trò phải di chuyển sao cho có thể quan sát được toàn bộ cuộc chơi, nhanh chóng phát hiện ra những người lanh lợi, họat bát, dí dỏm làm nòng cốt cho cuộc chơi. Nghiêm túc tuân thủ luật chơi đảm bảo thực sự công bằng, bình đẳng, song vẫn vui vẻ, thoải mái và hào hứng. Cuộc chơi bắt đầu từ những trò chơi đơn giản nhất và phức tạp lên dần. Biết dùng những trò chơi phụ làm "hình phạt" tạo điều kiện cho mọi người được thư giãn và biết chấm dứt cuộc chơi đúng thời điểm (tốt nhất là vào lúc cao điểm) hay đã phân định thắng thua rõ ràng. Cố gắng duy trì một bầu không khí hoàn toàn thoải mái, thư giãn thật sự, không kể gì thắng hay thua. 5. Tác phong phù hợp trong khi điều khiển trò chơi: Dáng điệu, cử chỉ của người quản trò phải gây được thiện cảm, tạo sự chú ý ban đầu, tạo nên sự gần gũi thân quen trong suốt cuộc chơi. Tâm hồn trong sáng cởi mở toàn tâm toàn ý cho cuộc vui chung. Biết hành động, biết nói sao cho đúng lúc, đúng đối tượng, biết khích lệ tán dương sự cố gắng của mọi người nhằm bảo đảm hiệu quả giáo dục sâu sắc trong cuộc chơi. Có bản lĩnh vững vàng, ứng xử nhanh nhẹn không cáu gắt, la mắng và sẵn sàng nhường "diễn đàn" cho những quản trò khác mà không mặc cảm. Biết cách sẵn sàng thay đổi trò chơi theo yêu cầu của người chơi, nhanh chóng phát hiện và chỉ định quản trò cho phù hợp với từng trò chơi. 6. Tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, thực sự cầu thị: - 6 - Qua quan sát những quản trò khác, người chơi trong cuộc rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho bản thân về vốn trò chơi, kỹ năng tổ chức chơi và phong cách của người quản trò. Đồng thời chú ý lắng nghe ý kiến nhận xét quan sát thái độ của người chơi để điều chỉnh những gì chưa hợp lí. Quản trò cần thuộc và hát đúng một số những bài hát cộng đồng(đơn giản, dễ nhớ, dễ hát), để phục cho trò chơi. Nên cần có cuốn sổ để sưu tầm, sáng tác trò chơi, những bài hát cộng đồng và những băng reo trong sinh họat tập thể. 7. Mạnh dạn, tự tin, khiêm tốn: Khi có cơ hội phải mạnh dạn tham gia các cuộc chơi khác nhau, là người chơi tích cực, hăng hái, nhiệt tình trong các cuộc chơi. Phải xuất hiện đúng lúc, mạnh dạn thực hiện vai trò của mình một cách tự tin, gây ấn tượng, tránh đứng ngoài cuộc bình phẩm, chê bai người khác. 8. Những điều nên tránh: Đưa ra trò chơi không phù hợp với tâm trạng mọi người, người chơi chưa nắm vững luật chơi, chưa có sự chuẩn bị chu đáo. Những trò chơi xúc phạm đến nhân cách của người chơi, những trò chơi thiếu văn hóa, thiếu tính giáo dục. Dùng hình phạt thô bạo hay kéo dài thời gian phạt đối với người phạm luật hay người thua, dễ gây nhàm chán. Dáng vẻ qúa đạo mạo, nghiêm nghị khi điều hành như là trọng tài của cuộc thi đấu thể thao. Thiên vị hoặc quá dễ dãi bỏ qua hình phạt đối với người phạm luật, người thua. Kéo dài những động tác thừa làm cho người chơi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Tự ái nóng nảy bỏ dở cuộc chơi khi bị xúc phạm hay bị người chơi chê trách. 9. Sưu tầm trò chơi: - 7 - - 8 - EMBED PowerPoint.Slide.8 - 9 - - 10 -

Ngày đăng: 20/05/2015, 04:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w