Phân tích dạng kim loại pb, zn trong trầm tích bằng phương pháp chiết chọn lọc

56 945 2
Phân tích dạng kim loại pb, zn trong trầm tích bằng phương pháp chiết chọn lọc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của mình tới ThS. Phạm Thị Thu Hà, người đã giao đề tài và tận tình hướng dẫn, dìu dắt em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo trường Đại học Khoa Học - ĐHTN, Ban chủ nhiệm Khoa Hóa học, các thầy cô giáo và các cán bộ nhân viên phòng thí nghiệm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Khoa Học - ĐHTN. Mặc dù đã cố gắng nhưng trong bản khóa luận này không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bản khóa luận được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Nhung 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC CÁC BẢNG 3 DANH MỤC CÁC HÌNH 4 MỞ ĐẦU Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã và đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng, bởi độc tính và khả năng tích lũy sinh học của chúng, và để đánh giá một cách đầy đủ về mức độ ảnh hưởng của các kim loại ta không thể chỉ dựa vào việc xác định hàm lượng tổng của các kim loại mà còn phải xác định hàm lượng của các dạng tồn tại của chúng trong các đối tượng môi trường. Đối với lưu vực sông, kim loại có thể bị hòa tan và đi vào môi trường nước từ trong trầm tích tùy thuộc vào các điều kiện lý hóa của nước. Do đó khi đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại trong nước một lưu vực sông nào đó, ngoài việc xác định hàm lượng kim loại trong nước thì cần phải xác định cả hàm lượng của chúng như hàm lượng tổng, các dạng tồn tại… trong trầm tích. Kỹ thuật phân tích dạng đã được sử dụng rộng rãi để xác định kim loại nặng trong trầm tích trong hơn hai thập kỷ qua. Năm 1979, theo Tessier và các cộng sự [19] thì kim loại trong mẫu trầm tích và mẫu đất tồn tại ở 5 dạng chủ chính: dạng trao đổi, dạng liên kết với carbonat, dạng hấp phụ trên bề mặt sắt-mangan ở dạng oxi- hydroxit, dạng liên kết với các hợp chất hữu cơ và dạng bền nằm trong cấu trúc của trầm tích. Vấn đề đặt ra ở đây là phải tìm ra các dung môi và các điều kiện thích hợp để có thể chiết riêng từng dạng kim loại. Có nhiều phương pháp khác nhau đã được đưa ra để chiết riêng từng dạng kim loại như: chiết một giai đoạn, chiết liên tục, sử dụng nhựa trao đổi ion Chiết chọn lọc cũng là một phương pháp quan trọng trong phân tích dạng và xác định các kim loại trong mẫu trầm tích . Do vậy,từ các vấn đề đã đề cập ở trên chúng tôi chọn đề tài “Phân tích dạng kim loại Pb, Zn trong trầm tích bằng phương pháp chiết chọn lọc ’’ Với Mục tiêu đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau: 1- Nghiên cứuchọnquy trình chiết chọn lọc để tách các dạng kim loại Pb, Zn trong trầm tích. 2- Nghiên cứu phương pháp định lượng các dạng kim loại của Pb, Zn. 3- Áp dụng để xác định dạng của Pb, Zn trong một số mẫu trầm tích. 4- Đánh giá sự phân bố hàm lượng của các dạng Pb, Zn theo chiều sâu và vị trí của cột trầm tích. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Trầm tích và sự tích lũy kim loại trong trầm tích 1.1.1 Trầm tích và các nguồn tích lũy kim loại vào trầm tích Trầm tích là các vật chất tự nhiên bị phá vỡ bởi các quá trình xói mòn hoặc do thời tiết, sau đó được các dòng chảy vận chuyển đi và cuối cùng được tích tụ thành các lớp trên bề mặt hoặc đáy của một khu vực chứa nước như ao, hồ, sông, suối, biển. Quá trình hình thành trầm tích là một quá trình tích tụ và lắng đọng các chất cặn lơ lửng (bao gồm cả các vật chất vô cơ và hữu cơ) để tạo nên các lớp trầm tích. Ao, hồ, sông, biển tích lũy trầm tích thành các lớp theo thời gian. Vì vậy trầm tích là một hỗn hợp phức tạp của các pha rắn bao gồm sét, silic oxit, chất hữu cơ, cacbonat và một quần thể các vi khuẩn [10]. Trầm tích là một trong những đối tượng thường được nghiên cứu để đánh giá và xác định mức độ cũng như nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng đối với môi trường nước bởi hàm lượng kim loại trong trầm tích thường lớn hơn nhiều so với lớp nước phía trên và có mối quan hệ chặt chẽ với hàm lượng của các ion kim loại tan trong nước. Các kim loại trong nước có thể tích lũy đi vào trầm tích và ngược lại kim loại trong trầm tích ở dạng di động có khả năng hòa tan ngược lại vào nước. Chính vì lí do đó nên trầm tích được xem là một chỉ thị quan trọng dùng để nghiên cứu và đánh giá sự ô nhiễm môi trường. Các nguồn tích lũy kim loại vào trầm tích Sự tích lũy kim loại vào trầm tích đến từ hai nguồn là nguồn nhân tạo và nguồn tự nhiên. Nguồn tự nhiên gồm các kim loại nằm trong thành phần của đất đá xâm nhập vào môi trường nước và trầm tích thông qua các quá trình tự nhiên như: phong hóa, xói mòn, rửa trôi . Nguồn nhân tạo là các nguồn ô nhiễm từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người như: nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, y tế. Các kim loại này sau khi đi vào nước sẽ tích lũy vào trầm tích cũng như các sinh vật thủy sinh. Các kim loại tích lũy vào trầm tích có thể xuất phát từ nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo. Sự tích lũy của các kim loại vào trầm tích có thể xảy ra theo 3 cơ chế sau: 6 1 Sự hấp phụ hóa lý từ nước. 2 Sự hấp thu sinh học bởi các sinh vật hoặc các chất hữu cơ. 3 Sự tích lũy vật lí của các hạt vật chất bởi quá trình lắng đọng trầm tích. Sự tích lũy kim loại vào trầm tích phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: các điều kiện thủy văn, môi trường, pH, thành phần vi sinh vật, kết cấu của trầm tích, khả năng trao đổi ion… nhất là sự hấp phụ hóa lý và hấp thu sinh học. Sự hấp phụ hóa lý các kim loại trực tiếp từ nước được thực hiện nhờ các quá trình hấp phụ các kim loại lên trên bề mặt của các hạt keo, các quá trình trao đổi ion, các phản ứng tạo phức của các kim loại nặng với các hợp chất hữu cơ hoặc do các phản ứng hóa học xảy ra làm thay đổi trạng thái oxi hóa của các nguyên tố hay tạo thành các hợp chất ít tan như muối sunfua. Quá trình hấp phụ hóa lí phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện như: pH của nước, kích thước của các hạt keo, hàm lượng các chất hữu cơ và quần thể vi sinh vật. Sự hấp thu sinh học chủ yếu do quá trình hấp thu kim loại của các sinh vật trong nước, phản ứng tạo phức của các kim loại với các hợp chất hữu cơ, các hoạt động sinh hóa của hệ vi sinh vật trong trầm tích. 1.1.2 Ảnh hưởng của kim loại trong trầm tích đến môi trường nước Kim loại nặng luôn là một trong những chất gây ô nhiễm nghiêm trọng trong môi trường bởi độc tính, tính bền vững và khả năng tích lũy sinh học của chúng. Trong môi trường nước, kim loại chỉ tồn tại một lượng nhỏ trong nước và phần lớn nằm trong trầm tích. Do đó trầm tích được xem như là một chỉ thị quan trọng đối với sự ô nhiễm môi trường nước. Trong môi trường nước, chỉ có một phần nhỏ các kim loại nặng tồn tại trong các pha hoà tan (dạng ion). Nghiên cứu về ô nhiễm kim loại nặng trong các lưu vực sông trên thế giới đã cho thấy hàm lượng của pha không hoà tan (tức là hàm lượng của các chất ô nhiễm này ở trong trầm tích và ở dạng keo) thường rất cao so với pha hoà tan. Hầu hết các kim loại nặng như As, Cd, Hg, Pb đều tồn tại ở dạng bền vững và có xu thế tích tụ trong trầm tích (các trầm tích đáy và dạng keo) hoặc trong các thuỷ sinh vật Kim loại trong trầm tích có thể bị hòa tan và đi vào môi trường nước tùy thuộc vào các điều kiện hóa lý của nguồn nước như: Hàm lượng tổng các muối tan, trạng 7 thái oxi hóa khử, các chất hữu cơ tham gia tạo phức với kim loại [23]. Vì thế, dựa vào thành phần cấu tạo và các điều kiện địa chất, kim loại nặng có thể phân chia thành các dạng hóa học khác nhau như: Dạng trao đổi, dạng liên kết với cacbonat, dạng liên kết với Fe-Mn oxi hiđroxit, dạng liên kết với hữu cơ, và dạng cặn dư [24]. - Dạng trao đổi: Kim loại trong dạng này liên kết với trầm tích hay các thành phần chính của trầm tích (sét, hiđrat oxit của sắt và mangan, axit humic) bằng lực hấp phụ yếu trên các hạt. Sự thay đổi lực ion của nước sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ hoặc giải hấp các kim loại này, dẫn đến sự tích lũy hoặc giải phóng các kim loại tại bề mặt tiếp xúc của nước và trầm tích. - Dạng liên kết với cacbonat: Các kim loại liên kết với cacbonat rất nhạy cảm với sự thay đổi của pH, khi pH giảm thì kim loại tồn tại ở dạng này sẽ được giải phóng. - Dạng liên kết với Fe-Mn oxi hiđroxit: Ở dạng liên kết này kim loại được hấp phụ trên bề mặt của Fe-Mn oxi hiđroxit và không bền trong điều kiện khử, vì khi đó trạng thái oxi hoá khử của sắt và mangan sẽ bị thay đổi, dẫn đến các kim loại trong trầm tích sẽ được giải phóng vào pha nước. - Dạng liên kết với hữu cơ (F4): Các kim loại có thể liên kết với nhiều dạng hữu cơ khác nhau như các cá thể sống, những mảnh vụn do sự phân hủy của sinh vật hay cây cối, Kim loại ở dạng này sẽ không bền trong điều kiện oxi hoá, khi bị oxi hoá các chất hữu cơ sẽ phân huỷ và các kim loại sẽ được giải phóng vào pha nước. - Dạng cặn dư: Phần này chứa các muối khoáng tồn tại trong tự nhiên có thể giữ các vết kim loại trong nền cấu trúc của chúng. Do đó, khi kim loại tồn tại trong phân đoạn này sẽ không thể hoà tan vào nước trong các điều kiện như trên. 1.2 Tổng quan về nguyên tố chì [10,11] 1.2.1 Giới thiệu về nguyên tố chì a, Tính chất lý - hóa học của nguyên tố chì Chì (Pb) thuộc nhóm IVA trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Chì có hai trạng thái oxy hóa bền chính là Pb(II) và Pb(IV) và có bốn đồng vị là 204Pb, 206Pb, 207Pb và 208Pb. Trong môi trường axit nó tồn tại dưới dạng ion Pb 2+ trong các hợp chất vô cơ và hữu cơ. Trong đất có một lượng nhỏ chì, sự hoà tan của chì khoáng CacbonateCerussite và Sunfat Anglessite. Trong đất có một lượng nhỏ 8 chì, sự hoà tan của chì trong đất tăng lên do quá trình axit hoá trong (đất chua). Chì có khả năng được tích tụ trong cây trồng trong quá trình sinh trưởng và do đó đối với cây lương thực bị nhiễm chì có thể dẫn đến sự ngộ độc do chì. Ở điều kiện thường, chì bị oxi hóa tạo thành lớp oxit màu xám xanh bao bọc trên bề mặt bảo vệ cho chì không tiếp tục bị oxi hóa nữa. Do E 0 (Pb 2+ /Pb) = -0,126 V nên về nguyên tắc chì tan được trong HCl loãng và H 2 SO 4 dưới 80% nhưng thực tế chì chỉ tương tác trên bề mặt với dung dịch axit HCl loãng và axit H 2 SO 4 dưới 80% vì bị bao bọc bởi lớp muối khó tan (PbCl 2 và PbSO 4 ) Với dung dịch đậm đặc hơn của các axit đó thì chì có khả năng tạo phức tan. PbCl 2 + 2HCl H 2 [PbCl 4 ] PbSO 4 + H 2 SO 4 Pb(HSO 4 ) 2 Chì tác dụng với HNO 3 ở bất kì nồng độ nào 3Pb + 8HNO 3 3Pb(NO 3 ) 2 + 2NO + 4H 2 O b, Chì oxit Chì có hai oxit là PbO, PbO 2 và hai oxit hỗn hợp là chì metaplombat Pb 2 O 3 (hay PbO.PbO 2 ), chì orthoplombat Pb 3 O 4 (2PbO.PbO 2 ). Monooxit PbO là chất rắn có hai dạng: PbO -α màu đỏ và PbO -β màu vàng, tan chút ít trong nước nên chì có thể tương tác với nước khi có mặt oxi. PbO tan trong axit và tan trong kiềm mạnh, khi đun nóng trong không khí bị oxi hoá thành Pb 3 O 4 . Đioxit PbO 2 là chất rắn màu nâu đen, có tính lưỡng tính nhưng tan trong kiềm dễ hơn trong axit. Khi đun nóng PbO 2 mất dần oxi biến thành các oxit trong đó chì có số oxi hoá thấp hơn Chì orthoplombat (Pb 3 O 4 ) hay còn gọi là minium, là hợp chất của Pb có các số oxi hoá +2, +4. Nó là chất bột màu đỏ da cam, được dùng chủ yếu là để sản xuất thuỷ tinh pha lê, men đồ sứ và đồ sắt, làm chất màu cho sơn (sơn trang trí và sơn bảo vệ cho kim loại không bị rỉ). c, Chì hydroxit Pb(OH) 2 là chất kết tủa màu trắng không tan trong nước. Khi đun nóng dễ mất nước biến thành oxit. Pb(OH) 2 là chất lưỡng tính. Tác dụng với axit, tan trong dung dịch kiềm mạnh tạo thành muối hiđroxoplombit. 9 PbCl 2 + 2H 2 O Pb(OH) 2 + 2HCl K 2 [Pb(OH) 4 ] Pb(OH) 2 + 2KOH d, Các muối của chì Các muối Pb(II) thường là tinh thể có cấu trúc phức tạp, không tan trong nước trừ Pb(NO 3 ) 2 , Pb(CH 3 COO) 2 . Ion Pb(II) có thể tạo nhiều phức với hợp chất hữu cơ, điển hình là với đithizon 9,5, tạo phức màu đỏ gạchở pH = 8,5. Các đihalogenua chì đều là chất rắn không màu, trừ PbI 2 màu vàng, tan ít trong nước lạnh nhưng tan nhiều hơn trong nước nóng. Tất cả các đihalogenua có thể kết hợp với halogenua kim loại kiềm MX tạo thành hợp chất phức kiểu M 2 [PbX 4 ]. Sự tạo phức này giải thích khả năng dễ hoà tan của chì đihalogenua trong dung dịch đậm đặc của axit halogenhiđric và muối của chúng. K 2 [PbI 4 ] PbI 2 + 2KI H 2 [PbCl 4 ] PbCl 2 + 2HCl 1.2.2 Một số ứng dụng và đặc tính sinh học của chì a, Ứng dụng của chì Chì được sử dụng trong pin, trong bình ăcqui, trong một số dụng cụ dẫn điện. Một số hợp chất chì được thêm vào trong sơn, thủy tinh, đồ gốm như chất tạo màu, chất ổn định, chất kết gắn. Các chất thải từ ứng dụng của sản phẩm chì nếu không được tái chế hợp lý sẽ đưa vào môi trường làm gia tăng lượng kim loại độc hại này trong môi trường. Ngoài ra một số hợp chất chì hữu cơ như tetraetyl hoặc tetrametyl chì được thêm vào trong xăng đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển. b, Đặc tính sinh học của chì Chì là nguyên tố có độc tính cao đối với con người và động vật. Nó xâm nhập vào cơ thể sống chủ yếu qua con đường tiêu hóa, hô hấp,… Tác động đến tủy xương và quá trình hình thành huyết cầu tố, nó thay thế canxi trong xương. Đặc tính nổi bật của chì là sau khi xâm nhập vào cơ thể sống nó ít bị đào thải mà tích tụ theo thời gian. Khả năng loại bỏ chì ra khỏi cơ thể rất chậm, chủ yếu qua nước tiểu. Chu kì bán rã của chì trong máu khoảng một tháng, trong xương từ 20-30 năm. Sau khi chì xâm nhập vào cơ thể người qua đường nước uống nó tích tụ lại rồi đến một 10 [...]... hiện và sự đơn giản trong vận hành, phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) là phương pháp được áp dụng rộng rãi để phân tích kim loại trong nhiều đối tượng phân tích khác nhau Chính vì vậy, trong đề tài chúng tôi đã áp dụng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) để phân tích hàm lượng của kim loại Pb, Zn trong một số mẫu trầm tích sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 1.4.1 Phương pháp phổ hấp thụ... trình này đã chia kim loại trong trầm tích thành năm dạng chính: Dạng trao đổi (F1), dạng liên kết với cacbonat (F2), dạng liên kết trong cấu trúc oxit sắt- mangan (F3), dạng liên kết với các hợp chất hữu cơ (F4), và dạng bền nằm trong cấu trúc tinh thể của trầm tích (gọi là dạng cặn dư) (F5) - Kersten và Forstner (1986) đã đưa ra quy trình sau [21]: Bảng 1: Quy trình phân tích dạng kim loại của Kersten... số phương pháp hiện đạị xác định hàm lượng kim loại nặng Vớisự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, ngày nay có rất nhiều phương pháp công cụ khác nhau để phân tích lượng vết kim loại như: phương pháp quang phổ phân tử UV-VIS, phương pháp quang phổ nguyên tử (hấp thụ, phát xạ và huỳnh quang), phổ khối lượng (MS), phương pháp điện hóa… Tuy nhiên với những đặc tính ưu việt về độ nhạy, độ chọn lọc, ... chiết phân tích dạng kim loại nặng trong trầm tích của tessier và các cộng sự 20 Mẫu trầm tích (1g) Mẫu trầm tích (1g) 10 ml CH3COONH4 1M, lắc 1 giờ Để ở nhiệt độ phòng, khuấy liên tục Dịch chiết Phần cặn 1 20 ml CH3COONH4 1M, axit hóa pH=5 Dạng trao đổi (F1) với HOAc, lắc 5 giờ Để ở nhiệt độ phòng Dịch chiết Phần cặn 2 20 ml NH2OH.HCl 0,04M Dạng liên kết với cacbonat (F2) trong HOAc 25% ở 95 0C, trong. .. trong 5 giờ Phần cặn 3 Dịch chiết 10 ml CH3COONH4 3,2M Trong HNO3 20%, lắc 0,5 giờ Dạng liên kết với sắtmangan oxit (F3) ở nhiệt độ phòng Dịch chiết Phần cặn 4 20 ml hỗn hợp 3:1 Dạng liên kết với hữu cơ (F4) HCl-HNO3 Dạng cặn dư nằm trong cấu trúc của trầm tích (F5) Hình 2: Sơ đồ chiết phân tích dạng kim loại nặng trong trầm tích của tessier sau khi đã cải tiến 21 Quy trình chiết liên tục của Tessier:... Bảng 2: Quy trình phân tích dạng kim loại của Davidson Dạng kim loại Trao đổi Dễ khử Khử trung bình Hữu cơ /suphua Hóa chất được sử dụng 20 ml axit HOAc 0,11M, ở t o phòng, trong 16 giờ 20 ml NH4OH.HCl 0,1M (pH= 2) (HNO3),tại t o phòng, trong 16 giờ 5 ml H2O2 8,8M, 1 giờ, to phòng, 1 giờ trong bình nước 85oC, 20 ml NH4OAc 1M pH= 2, ở t o phòng, trong 16 giờ Phương pháp chiết chọn lọc của Han và Banin... nghiệm 2.6.1 Tiền xử lí mẫu Mẫu được sấy khô ở 100oC, nghiền mịn bằng cối sứ và rây qua rây để được kích thước hạt nhỏ hơn 0,16 mm Sau đó, mẫu được chuyển vào túi nilon, bảo quản lạnh cho đến khi phân tích 2.6.2 Quy trình phân tích dạng kim loại Các dạng của kim loại được chiết theo quy trình chiết chọn lọc của tessier 1 Dạng trao đổi, dạng liên kết với cacbonat (F1,2) 32 Cân chính xác 2g mẫu vào cốc... cứu để chiết chọn lọc các dạng liên kết của kim loại trong trầm tích [19], [18], [25], các quy trình chủ yếu dựa vào quy trình của Tessier [18] và đã được cải tiến để tiết kiệm thời gian và phù hợp với các đối tượng mẫu khác nhau (Hình 2) 19 Mẫu (1 gam) (chiết chọn lọc) Mẫu (1 gam) (chiết phân đoạn) 8 ml MgCl2, lắc liên tục trong 1 giờ, t0 phòng Cặn 1 Lớp dung dịch trên 8 ml NaOAc/HOAc (pH=5) Dạng hòa... phòng, trong 16 giờ Phương pháp chiết chọn lọc của Han và Banin (1996) chia các dạng kim loại trong trầm tích làm 6 dạng [26] gồm: Trao đổi, liên kết với cacbonat, ôxít dễ khử, liên kết với các chất hữu cơ, liên kết với các cặn oxit, và dạng cặn dư (bảng 3) 18 Bảng 3: Quy trình phân tích dạng kim loại của Han và Banin Dạng kim loại Trao đổi Hóa chất được sử dụng 25ml NH4NO3 1M (điều chỉnh pH = 7,0 với... cần tìm Hình 5: Đồ thị chuẩn của phương pháp đường chuẩn Phương pháp này đơn giản, độ chính xác cao, tốc độ phân tích nhanh, tính kinh tế cao Tuy nhiên, trong trường hợp mẫu phân tích chưa biết thành phần nền phức tạp, thì kết quả phân tích sẽ mắc sai số lớn do ảnh hưởng của nền không phù hợp giữa dãy chuẩn và mẫu phân tích Để khắc phục người ta dùng một trong hai biện pháp sau: 1 Biến đổi nền của mẫu . cứuchọnquy trình chiết chọn lọc để tách các dạng kim loại Pb, Zn trong trầm tích. 2- Nghiên cứu phương pháp định lượng các dạng kim loại của Pb, Zn. 3- Áp dụng để xác định dạng của Pb, Zn trong. định các kim loại trong mẫu trầm tích . Do vậy,từ các vấn đề đã đề cập ở trên chúng tôi chọn đề tài Phân tích dạng kim loại Pb, Zn trong trầm tích bằng phương pháp chiết chọn lọc ’’ Với Mục tiêu. chiết riêng từng dạng kim loại như: chiết một giai đoạn, chiết liên tục, sử dụng nhựa trao đổi ion Chiết chọn lọc cũng là một phương pháp quan trọng trong phân tích dạng và xác định các kim loại

Ngày đăng: 19/05/2015, 21:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015

  • Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã và đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng, bởi độc tính và khả năng tích lũy sinh học của chúng, và để đánh giá một cách đầy đủ về mức độ ảnh hưởng của các kim loại ta không thể chỉ dựa vào việc xác định hàm lượng tổng của các kim loại mà còn phải xác định hàm lượng của các dạng tồn tại của chúng trong các đối tượng môi trường.

  • Kỹ thuật phân tích dạng đã được sử dụng rộng rãi để xác định kim loại nặng trong trầm tích trong hơn hai thập kỷ qua. Năm 1979, theo Tessier và các cộng sự [19] thì kim loại trong mẫu trầm tích và mẫu đất tồn tại ở 5 dạng chủ chính: dạng trao đổi, dạng liên kết với carbonat, dạng hấp phụ trên bề mặt sắt-mangan ở dạng oxi-hydroxit, dạng liên kết với các hợp chất hữu cơ và dạng bền nằm trong cấu trúc của trầm tích. Vấn đề đặt ra ở đây là phải tìm ra các dung môi và các điều kiện thích hợp để có thể chiết riêng từng dạng kim loại. Có nhiều phương pháp khác nhau đã được đưa ra để chiết riêng từng dạng kim loại như: chiết một giai đoạn, chiết liên tục, sử dụng nhựa trao đổi ion...Chiết chọn lọc cũng là một phương pháp quan trọng trong phân tích dạng và xác định các kim loại trong mẫu trầm tích .

  • 2 cột trầm tích lấy trên lưu vực sông Cầu đoạn đi qua Thành phố Thái Nguyên kí hiệu là SC03 và SC07

  • 1. Mẫu SC03 gần ngòi Trại Bầu có tọa độ: N 210.34’.10,2’’

  • a, Nguyên tắc của phép đo

  • A = k. Cb (*)

  • Nguyên tắc:

  • Cách làm:

  • Mẫu SC07 được chia làm 8 đoạn kí hiệu tương ứng là A1đến A8 với độ sâu tương ứng là:

  • Kí hiệu mẫu

  • A1

  • A2

  • A3

  • A4

  • A5

  • A6

  • A7

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan