Kết quả tính toán hàm lương kim loại Zn trong trầmtích

Một phần của tài liệu Phân tích dạng kim loại pb, zn trong trầm tích bằng phương pháp chiết chọn lọc (Trang 49 - 54)

Công thức tính quy về hàm lượng trầm tích khô (µg/g): Dựa vào công thức tính hàm lượng kim loại:

mtb =Vx.Cx/mx

Trong đó:

mtb : là hàm lượng kim loại trong 1g mẫu trầm tích khô (µg/g) Vx: thể tích dung dịch dùng để chiết (ml)

(F1,2: V1= 23ml; F3: V2= 25 ml; F1÷4: V3= 36ml; Tổng V4=25 ml) Cx: nồng độ đo được của dạng chiết (µg/ml)

mx: khối lượng trầm tích khô đem chiết (g)

(F1,2: m1= 2g; F3: m2= 2g; F1÷4: m3= 1g, Tổng m4=1g) Công thức tính hàm lượng dạng F4: mF4= mF1÷4 – mF3 – mF1,2 Trong đó: mF4: là khối lượng Zn ở dạng F4 (µg/g) mF3: là khối lượng Zn ở dạng F3(µg/g)

mF1,2: là khối lượng Zn ở dạng F2 (µg/g)

MF1÷4: là tổng khối lượng Zn ở các dạng F1,2; F3; F4 (µg/g) Kết quả sau khi tính thu được như bảng 20

Bảng 20: Hàm lượng kim loại Zn trong trầm tích khô (µg/g)

Cột Hàm lượng Zn F1,2 F3 F4 Tổng SC07 A1 16.75 24.12 74.47 115.34 A2 17.09 21.72 65.26 104.07 A3 16.81 21.64 69.86 108.31 A4 20.45 25.68 65.25 111.38 A5 19.97 25.34 74.27 119.58 A6 19.10 19.16 66.09 104.35 A7 16.97 27.64 52.78 97.39 A8 20.52 22.14 52.31 94.97 SC03 B1 60.64 58.62 176.97 296.23 B2 96.90 44.10 172.36 313.36 B3 96.60 47.30 176.69 320.59 B4 42.31 51.10 104.62 198.03 B5 47.58 53.80 128.07 229.45 B6 84.58 38.42 141.44 264.44 B7 36.96 38.62 123.00 198.58

3.4.5 Sự phân bố hàm lượng các dạng của kim loại Zn theo độ sâu

Nhận xét:

Đối với kim loại Zn, hàm lượng trong cả 2 cột đều rất cao, không có quy luật biến đổi rõ ràng theo chiều sâu của cột trầm tích. Kim loại Zn chủ yếu tập trung ở dạng liên kết hữu cơ( F4) còn dạng trao đổi, liên kết với cacbonat (F1,2) còn dạng liên kết với Fe-Mn oxit (F3 phân bố không đồng đều. Tuy nhiên Ở cột SC07 hàm lượng kẽm vẫn phân bố đồng đều hơn so với cột SC03

Nhận xét:

Hàm lượng kim loại kẽm trong hai cột trầm tích tương đối cao. Tuy nhiên hàm lượng kim loại kẽm phân bố trong hai cột trầm tích không tuân theo một quy luật nào cả. Từ bảng phân bố trên ta thấy hàm lượng kẽm trong 2 cột trầm tích rất cao điều này phần nào thể hiện mức độ ô nhiễm kẽm ở khu vực 2 cột trầm tích trên.

Để đánh giá mức độ ô nhiễm kẽm dựa theo tiêu chuẩn đánh giá ô nhiễm trầm

tích của Canada và Mỹ. Theo tiêu chuẩn của Canada hàm lượng kẽm lớn hơn 248

g g/ µ là mức độ ô nhiễm mạnh còn lớn hơn 372µg/g là mức gây ô nhiễm rất mạnh. Còn theo tiêu chuẩn US EPA của Mỹ hàm lượng kẽm lớn hơn 200µg/g là mức ô nhiễm nghiêm trọng. Đối với 2 tiêu chuẩn trên đều cho thấy mức độ ô nhiễm ở cột SC03 gây ảnh hưởng tới sức khỏe của dân cư trong khu vực còn cột SC07 không gây ô nhiễm.

KẾT LUẬN

Như vậy, trên cơ sở những kết quả thu được của đề tài “Phân tích dạng kim loại Pb, Zn trong trầm tích bằng phương pháp chiết chọn lọc’’ chúng tôi đưa ra các

kết luận sau:

1. Đã áp dụng và thực hiện thành công quy trình chiết chọn lọc để tách ra 3 dạng bao gồm dạng trao đổi, dạng liên kết với cacbonat (F1,2), dạng liên kết vơi Fe- Mn oxi (F3), dạng liên kết với hữu cơ (F4) của kim loại Pb, Zn trong mẫu trầm tích.

2. Đã xây dựng thành công quy trình phân tích hàm lượng các nguyên tốPb bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử với kĩ thuật nguyên tử hóa ngọn lửa.

3. Đã xác định được hàm lượng dạng kim loại Pb, Zn trong 15 mẫu trầm tích tại lưu vực sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Từ các kết quả phân tích được ở trên, ta thấy phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử là một phương pháp thích hợp để phân tích hàm lượng vết nguyên tố Pb, Zn cho kết quả chính xác và ổn định.

Một phần của tài liệu Phân tích dạng kim loại pb, zn trong trầm tích bằng phương pháp chiết chọn lọc (Trang 49 - 54)