1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội

102 5,1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) mạnh mẽ, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động cũng theo đó mà thay đổi theo hướng tích cực. Những chính sách thu hút đầu tư đang ngày càng được hoàn thiện, theo đó là hàng loạt diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất công nghiệp và dịch vụ. Các khu công nghiệp và đô thị được hiện ra cũng là thời điểm người nông dân không còn đất canh tác. Từ đây, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn được chú trọng hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, chỉ khi chất lượng nguồn lao động nông thôn được cải thiện thì nguồn lao động mới có thể đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề mới, công việc mới nói riêng, và của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói chung. Để giải quyết vấn đề cấp bách trên, Đảng và Nhà nước đã có những hành động cụ thể mang tính tích cực. Nghị quyết số 26/2008/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi là Nghị quyết Tam nông) ra đời ngày 5/8/2008, đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai ở nhiều nơi. Cụ thể hơn, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành "Chương trình hành động của Chính phủ", trong đó có nêu mục tiêu: "Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm nhằm nâng cao thu nhập một bước cho người nông dân"[1]. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình hành động của Chính phủ là: "Xây dựng Chương trình quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn. Tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo cho bộ phận con em nông dân đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các 2 cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ; chuyển nghề; bộ phận nông dân còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp về kiến thức và kỹ năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại. [1] Và để cụ thể hóa chủ trương trên, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (thường gọi là đề án 1956) với quan điểm : "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”.[30] Đây là văn bản quan trọng giúp các địa phương cũng như các bộ ban ngành có cơ sở để tiến hành đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho lao động nông thôn. Sau 3 năm (2010-2012) thực hiện đề án 1956 của Chính phủ, TP Hà Nội đã có những đánh giá sơ bộ về kết quả triển khai đề án trên địa bàn TP. Tuy đã đạt được một số mục tiêu, chủ trương chính của đề án, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa đạt yêu cầu. Những hạn chế, thiếu sót nói trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan tạo ra. Chính vì vậy phải có một nghiên cứu tổng quan về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn TP Hà Nội, từ đó đưa ra được những đánh giá, nhìn nhận khách quan, thực tế, và đề xuất được hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956. Do vậy tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội” để nghiên cứu vấn đề trên. Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu là cần thiết, khách quan và xuất phát từ yêu cầu thực tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những năm qua, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhận được sự quan tâm của nhiều đề tài nghiên cứu trong cả nước. Cụ thể: 3 Tác giả Tăng Minh Lộc - Phó Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, với bài viết: “Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Điều chỉnh lại cơ cấu lao động, cách dạy nghề”, đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam. Tác giả đã đưa ra những mặt làm được, thành công của Đề án khi một năm đưa vào triển khai thực hiện, tuy nhiên việc thực hiện Đề án ở khắp các tỉnh, thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần được khắc phục, chấn chỉnh và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Đề án trong giai đoạn tiếp theo. Tác giả Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, với bài viết: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời kỳ hội nhập quốc tế” đăng trên website của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tác giả đã nêu ra một số kết quả bước đầu trong công tác đào tạo nghề cho lao động ở nước ta và đề cập đến một số hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Những giải pháp mà tác giả đưa ra còn mang tính khái quát và chung chung. Bài viết có tính chất tham khảo hữu hiệu cho những nghiên cứu về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở từng địa phương cụ thể. Tác giả Nguyễn Văn Đại (2012),Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Đại học KTQD. Tác giả đã đánh giá một cách khách quan thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời chỉ ra những giải pháp để giải quyết khó khăn, và đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong khu vực này. Trong thời gian tổ chức thực hiện đề án 1956, từ năm 2010 – 2012, đã có nhiều các cuộc hội thảo, đưa ra các báo cáo đánh giá tổng kết tình hình thực hiện đề án trong 3 năm vừa qua. Tại các cuộc hội nghị, hội thảo này, các cơ 4 quan quản lý Nhà nước đã tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm rất nhiều vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Các địa phương thuộc diện được cấp chỉ tiêu đào tạo cũng có những báo cáo thường niên với cơ quan cấp trên về quá trình thực hiện đề án. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá và có những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn TP Hà Nội. Do vậy, tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở TP Hà Nội” nhằm đánh giá đúng thực trạng và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của TP trong thời gian tới. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu một số cơ sở khoa học về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đề tài phân tích và đánh giá một số những vấn đề sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn TP Hà Nội. Từ những phân tích và đánh giá trên đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn TP Hà Nội. 4. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các đối tượng sau: - Các vấn đề lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Các văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo việc thực hiện đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội. 5. Phạm vi nghiên cứu. 5 Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2012. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích các số liệu thống kê từ sở Lao động thương binh và xã hội là cơ quan quản lý công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của TP Hà Nội, và các tư liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu sách, báo, mạng Internet, tạp chí chuyên ngành. Luận văn cũng khai thác, sử dụng các tài liệu, số liệu đã được công bố, đồng thời cũng sử dụng các kết quả nghiên cứu trong các đề tài khoa học trước đó - Phương pháp chuyên gia : xin ý kiến các chuyên gia về quản lý nguồn nhân lực, quản lý hành chính nhà nước. 7. Dự kiến đóng góp mới của luận văn - Về lý luận : Hoàn thiện hệ thống lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Xây dựng quy trình thực hiện, đưa ra một số mục tiêu mới phù hợp với sự biến đổi của tình hình kinh tế chính trị xã hội thời gian qua. - Về thực tiễn : làm rõ thực trạng chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn TP Hà Nội, so sánh với mục tiêu mà đề án hướng đến. Chỉ ra các tồn tại và nguyên nhân gây ra chúng Đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề còn tồn tại. 8. Kết cấu luận văn Luận văn ngoài các phần: mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn TP Hà Nội theo đề án 1956. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn TP Hà Nội theo đề án 1956. 6 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1 Khái niệm nghề Nghề là một khái niệm trừu tượng, khó có một cách hiểu cụ thể và rõ ràng. nhiều định nghĩa nghề được đưa ra xong chưa được thống nhất, chẳng hạn: Nghề là một tập hợp lao động do sự phân công lao động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được. Nghề mang tính tương đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất hay do nhu cầu xã hội. Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau song chúng ta có thể thấy một số nét đặc trưng nhất định: Một là: Nghề là hoạt động, là công việc lao động của con người được lặp đi lặp lại. Hai là: Nghề là sự phân công là động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội. Ba là: Nghề là phương tiện để sinh sống. Bốn là: Nghề là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã hội, đòi hỏi phải có quá trình đào tạo nhất định.[16] Nghề biến đổi một cách mạnh mẽ và gắn chặt với xu hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo giáo trình Kinh tế Lao động của trường Đại học Kinh tế quốc dân thì khái niệm nghề được hiểu như sau: Nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động của xã hội, là toàn bộ kiến thức và kỹ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định.[18] 1.1.2 Khái niệm đào tạo nghề 1.1.2.1 Khái niệm: 7 Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học. Đào tạo nghề cho người lao động nông thôn là quá trình giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm vững một nghề, một chuyên môn, bao gồm cả người đã có nghề, có chuyên môn rồi hay học để làm nghề chuyên môn khác. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): "Những hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có cho sự thực hiện có năng suất và hiệu quả trong phạm vi một nghề hoặc nhóm nghề. Nó bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, cập nhật và đào tạo liên quan đến nghề nghiệp chuyên sâu". Như vậy, có thể hiểu, đào tạo nghề là hoạt động trang bị năng lực (kiến thức, kỹ năng và thái độ) hành nghề cho người lao động để người lao động có thể tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm.[16] Năng lực là sự tổng hòa của các yếu tố kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ góp phần tạo ra tính hiệu quả trong công việc của mỗi người. Kiến thức là những điều hiểu biết có được hoặc do từng trải, hoặc nhờ học tập. Nó gồm 3 yếu tố: kiến thức tổng hợp (những hiểu biết chung về thế giới), kiến thức chuyên ngành (về một vài lĩnh vực đặc trưng như kế toán, tài chính, ) và kiến thức đặc thù (những kiến thức đặc trưng mà người lao động trực tiếp tham gia hoặc được đào tạo). Kỹ năng của người lao động là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác, nghiệp vụ trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó. Những kỹ năng sẽ giúp cho người lao động hoàn thành tốt công việc quy định tính hiệu quả của công việc. Thái độ của người lao động cho thấy cách nhìn nhận của người đó về vai trò, trách nhiệm, mức độ nhiệt tình, đam mê đối với công việc, điều này sẽ 8 được thể hiện qua các hành vi của họ. Một người có kỹ năng tốt nhưng thái độ không đúng thì hiệu quả đóng góp sẽ không cao. Như vậy, nói đến năng lực của người lao động là nói đến cả ba yếu tố: thái độ, kỹ năng và kiến thức. Ở đây, thái độ là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của người lao động với công việc. Một người có thể có kiến thức sâu rộng, kỹ năng chuyên nghiệp nhưng thái độ bàng quan với cuộc sống, vô trách nhiệm với xã hội thì chưa chắc đã làm tốt công việc. 1.1.2.2 Chất lượng đào tạo nghề: Chất lượng đào tạo nghề là khái niệm đa chiều, không thể trực tiếp đo đếm và cảm nhận được và luôn luôn biến đổi theo thời gian và theo không gian. Chất lượng đào tạo nghề phản ánh trạng thái đào tạo nghề nhất định và trạng thái đó thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến nó. Sẽ không thể biết được chất lượng đào tạo nếu chúng ta không đánh giá thông qua một hệ thống các chỉ tiêu và các yếu tố ảnh hưởng. Khái niệm chất lượng đào tạo nghề là để chỉ chất lượng của người lao động được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, theo mục tiêu và chương trình đào tạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểu hiện một cách tổng hợp nhất ở mức độ chấp nhận của thị trường lao động, của xã hội đối với kết quả đào tạo. Đồng thời chất lượng đào tạo nghề còn phản ánh cả kết quả đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề và hệ thống đào tạo nghề. 1.1.3 Khái niệm lao động nông thôn 1.1.3.1 Nguồn lao động: Trước hết, chúng ta biết lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực, là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội. Theo đó, có nhiều cách 9 hiểu khác nhau về nguồn lao động. Trong phạm vi bài khóa luận, tôi sử dụng khái niệm sau: Nguồn lao động bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động. Theo pháp luật lao động Việt Nam hiện hành, độ tuổi lao động của người Việt Nam được quy định như sau: Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi. Nữ từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi.[24] Như vậy, chúng ta cần phân biệt nguồn lao động với dân số trong độ tuổi lao động. Cả hai thuật ngữ đều giới hạn độ tuổi lao động theo quy định, nhưng nguồn lao động chỉ bao gồm những người có khả năng lao động trong khi dân số trong độ tuổi lao động còn bao gồm bộ phân dân số trong độ tuổi lao động nhưng không có khả năng lao động như tàn tật, mất sức lao động bẩm sinh hoặc do các nguyên nhân như chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động… Do vậy, nguồn lao động là một bộ phận của dân số trong độ tuổi lao động. Lực lượng lao động là một bộ phận của nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm và những người chưa có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Từ năm 1996, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam ra quyết định tiến hành điều tra Lao động - Việc làm hàng năm ở khu vực thành thị và nông thôn trên phạm vi cả nước. Trong các cuộc điều tra này, khái niệm lực lượng lao động được sử dụng như sau: “Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế) bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động) bao gồm những người trong độ 10 tuổi lao động (nam từ đủ 15 tuổi đến hết 60 tuổi; nữ từ đủ 15 tuổi đến hết 55 tuổi) đang có việc làm hoặc không có việc làm (thất nghiệp) nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc”.[16] 1.1.3.2 Lao động nông thôn: Trên cơ sở những phân tích trên, khái niệm lao động nông thôn được hiểu như sau: Lao động nông thôn gồm những người đủ 15 tuổi trở lên thuộc khu vực nông thôn đang làm việc trong các ngành: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng vì lí do khác nhau hiện tại chưa tham gia hoạt động kinh tế. Những người trong độ tuổi lao động nông thôn có khả năng lao động nhưng hiện tại chưa tham gia lao động do các nguyên nhân như đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ gia đình, không có nhu cầu làm việc, và những người thuộc tình trạng khác.[36] Như vậy, nguồn lao động nông thôn là một bộ phận của lực lượng lao động quốc gia, thuộc khu vực nông thôn và là nguồn lực quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. 1.1.3.3 Các đặc điểm của nguồn lao động nông thôn Do lao động nông thôn sống chủ yếu tham gia sản xuất trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và do tính chất riêng của ngành nông nghiệp nên chúng tôi đưa ra một số đặc điểm của người lao động nông thôn như sau: Một là: LĐNT có tính thời vụ, có thời kỳ căng thẳng, có thời kỳ nhàn rỗi. Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu trong từng thời kỳ; đời sống sản xuất và thu nhập của lao động nông nghiệp. Hai là: do tính chất công việc trong sản xuất nông nghiệp mà hình thành nên tâm lý hay thói quen làm việc một cách không liên tục, thiếu sáng tạo của LĐNT. [...]... và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này trong những năm tới 29 Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TP HÀ NỘI THEO ĐỀ ÁN 1956 2.1 Giới thiệu chung về đề án 1956 của Chính phủ và nguồn lao động nông thôn thành phố Hà Nội 2.1.1 Tóm tắt đề án 1956 Với quan điểm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao. .. nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn; ngày 27 tháng 11 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1956/ QĐ-TTg phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” Với bản đề án này, công tác đào tạo nghề sẽ được đổi mới và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn. .. động dạy nghề cho lao động nông thôn theo quyết định số 1956/ QĐ-TTg; Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2011 về Kế hoạch Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/ QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011 -2015; Liên Sở: Lao động – Thương binh và Xã hội Hà. .. nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm chú trọng ở khắp các địa phương trên cả nước Theo đó, nhiều địa phương đã có những mô hình đào tạo nghề hiệu quả và đáng được học hỏi, nhân rộng Thứ nhất, mô hình liên kết “3 nhà” trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Nam Định Mô hình liên kết “3 nhà” (nhà nông. .. trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm nhằm nâng cao thu nhập một bước cho người nông dân" Cụ thể, ngày 27/11/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1956/ QĐTTg về phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956) Đề án nêu rõ quan điểm: "Đào tạo nghề cho lao động nông. .. trường lao động 28 - Đào tạo nhân lực nông thôn đáp ứng cho các khu chế xuất, khu công nghiệp cần chú ý tới các ngành nghề có hàm lượng tri thức cao, có giá trị gia tăng lớn - Đào tạo nghề truyền thống để phát triển các làng nghề sẵn có - Đào tạo nghề để đưa lao động đi xuất khẩu lao động - Đào tạo nghề để lao động nông thôn nâng cao năng suất và hiệu quả lao động sản xuất Đặc biệt, sự phối hợp nhịp nhàng,... UBND thành phố đối với công tác thực hiện đề án 1956 2.2 Một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại TP Hà Nội 2.2.1 Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn Những đường lối và chủ trương, chính sách của Đảng nếu đúng và phù hợp sẽ là điều kiện rất thuận lợi để phát triển công tác đào tạo nghề. .. kỹ xảo của một nghề nào đó cho người lao động ở khu vực nông thôn, từ đó tạo ra năng lực cho người lao động đó có thể thực hiện thành công nghề đã được đào tạo 1.2 Mục tiêu của đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.2.1 Mục tiêu chung Với định hướng nhằm đáp ứng đòi hỏi sự phát triển kinh tế - xã hội; cùng với các hệ thống giáo dục, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng đến các mục tiêu... trình đào tạo, đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động Ba là, kết quả đào tạo phải hướng tới các mục tiêu của đào tạo nghề cho lao động nông thôn và sát với các kế hoạch đặt ra Đào tạo phải gắn liền với bố trí việc làm một cách bền vững Để có thể đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 có đạt được những yêu cầu trên không, ta có thể dựa vào một số tiêu chí định lượng. .. gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình Mục tiêu tổng quát của bản đề án: bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo và bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã; nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và . tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn TP Hà Nội theo đề án 1956. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn TP Hà Nội theo đề án 1956. 6 Chương 1. CƠ SỞ. đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn TP Hà Nội. Do vậy, tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956. đề xuất được hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956. Do vậy tôi đã chọn đề tài Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho

Ngày đăng: 19/05/2015, 18:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (1999). Thuật ngữ lao động – thương binh – xã hội, NXB Lao động xã hội, Hà Nội, Tr 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (1999). "Thuật ngữ lao động –thương binh – xã hội
Tác giả: Bộ Lao động – Thương binh và xã hội
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 1999
5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2010), Dự thảo “Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2010), "Dự thảo “Đề án đổi mớivà phát triển dạy nghề đến năm 2020
Tác giả: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Năm: 2010
6. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định 1201/2012/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về dạy nghề và việc làm giai đoạn 2012 - 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
7. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 21/11/2009 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, "Quyết định số1956/QĐ- TTg ngày 21/11/2009 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệtđề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020
8. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020" ngày 4-6-2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựngnông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành Trung ương Khóa X, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành Trung ương Khóa X
10. Hoàng Oanh (2012), Những chuyển biến từ công tác đào tạo nghề cho nông dân, Báo điện tử tỉnh Bắc Cạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Oanh (2012), "Những chuyển biến từ công tác đào tạo nghề chonông dân
Tác giả: Hoàng Oanh
Năm: 2012
12. Mỹ Bình, Hiệu quả mô hình liên kết “3 nhà” đào tạo nghề cho nông dân, http://www.molisa.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ Bình, Hiệu quả mô hình liên kết “3 nhà
13. Ngô Chí Thành (2004), ‘Nghiên cứu phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa’, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Chí Thành (2004), ‘"Nghiên cứu phát triển các hình thức dạy nghềcho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa’
Tác giả: Ngô Chí Thành
Năm: 2004
17. Nguyễn Văn Lượng (2008), Đánh giá kết quả các mô hình hướng nghiệp, dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Thái Bình, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Lượng (2008), "Đánh giá kết quả các mô hình hướngnghiệp, dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh TháiBình
Tác giả: Nguyễn Văn Lượng
Năm: 2008
18. PGS. TS Trần Xuân Cầu và PGS. TS Mai Quốc Chánh (2011) , Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS. TS Trần Xuân Cầu và PGS. TS Mai Quốc Chánh (2011)", Giáotrình Kinh tế nguồn nhân lực
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
19. Phạm Công Nhất (2008). ‘Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế’, Tạp chí Cộng sản, số 786, tháng 4/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Công Nhất (2008). ‘Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứngyêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế’, "Tạp chí Cộng sản, "số 786
Tác giả: Phạm Công Nhất
Năm: 2008
20. Phương Lan (2009). “Dạy nghề cho lao động nông thôn: Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động”, Bản tin của Ven ngày 04/09/2009. Nguồn http://www.ven.vn/news/detail/tabid/77/newsid/8767/seo/Day-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-Gop-phan-chuyen-dich-co-cau-lao- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương Lan (2009). “Dạy nghề cho lao động nông thôn: Góp phầnchuyển dịch cơ cấu lao động
Tác giả: Phương Lan
Năm: 2009
3. Báo cáo tình hình kinh tế Thủ đô năm 2012 http://vienktxh.hanoi.gov.vn/tabid/161/Entry/207/Default.htm. truy cập ngày 22/8/2013 Link
11. Nguyên Hoa, Đào tạo nghề cho lao động nông thôn mục tiêu và hiện thực http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Huong-nghiep/616617/dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-muc-tieu-va-hien-thuc, ngày truy cập 30/08/2013 Link
14. Nguyễn Đăng, Kinh nghiệm đào tạo nghề các nước, http://www.molisa.gov.vn ngày cập nhật 15/8/2013 Link
16. Nguyễn Văn Đại (2012), Đào tạo nghề cho người lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến Sỹ - Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w