Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 78 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
78
Dung lượng
676,14 KB
Nội dung
i LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp là sản phẩm nghiên cứu khoa học đầu đời của mỗi sinh viên, cũng là thành quả của quá trình học tập và rèn luyện trong trường đại học. Chính vì thế, việc hoàn thành khóa luận đòi hỏi rất nhiều công sức, sự chuyên tâm, nhiệt huyết cũng như thời gian của người viết. Tuy nhiên, một trong những yếu tố không nhỏ tạo nên “sản phẩm trí tuệ” này là sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô đã giảng dạy cũng như sự ủng hộ của gia đình và bạn bè. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Lan Anh, người trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình làm luận văn. Không chỉ gợi ý và hướng dẫn em trong quá trình tìm hiểu, đọc tài liệu và lựa chọn đề tài, cô còn tận tình chỉ bảo em những kĩ năng phân tích, khai thác tài liệu để có được những lập luận phù hợp với nội dung của khóa luận. Hơn nữa, cô còn rất nhiệt tình trong việc đốc thúc quá trình viết khóa luận, đọc và đưa ra những nhận xét, góp ý để em có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi đến các thầy cô giáo đã và đang công tác, giảng dạy tại khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao lòng biết ơn sâu sắc về những kiến thức và kĩ năng mà các thầy cô đã truyền đạt cho em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện. Em xin cám ơn cô Phạm Lan Dung, trưởng khoa luật quốc tế về những lời khuyên răn, chỉ bảo của cô trong suốt 4 năm học. Em xin cám ơn cô Lý Vân Anh, người đã truyền cho em cảm hứng nghiên cứu về tư pháp quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Đoàn Dũng, cùng tất cả những thầy cô giáo khác trong khoa Luật quốc tế đã giúp đỡ em rất nhiều về mặt tài liệu cũng như đóng góp những ý kiến cho việc hoàn thành khóa luận của em. Trong quá trình thực hiện khóa luận, em cũng rất may mắn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cán bộ và các anh chị tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC). Cám ơn các anh chị đã tạo điều kiện cho em có thể tiếp cận với những vụ việc thực tế và cung cấp cho em những tài liệu quý báu để phục vụ cho việc viết khóa luận. Cuối cùng, em xin được gửi đến bố mẹ, gia đình và bạn bè lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc vì những sự động viên, ủng hộ và cổ vũ tinh thần trong suốt quá trình gian nan và vất vả này. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI 4 1. Thỏa thuận trọng tài là gì? 4 1.1. Công ước New York 1958 về Công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài 5 1.2. Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban Liên hợp quốc về thương mại quốc tế (UNCITRAL) 7 1.3. Luật quốc gia 10 2. Phân loại thỏa thuận trọng tài 13 2.1. Điều khoản trọng tài (arbitration clause) 13 2.2. Thỏa thuận đệ trình tranh chấp lên trọng tài (submission agreement) 15 3. Tầm quan trọng của thỏa thuận trọng tài 16 3.1. Trong giai đoạn tiền tố tụng 16 3.2. Trong quá trình tố tụng trọng tài 18 3.3. Trong giai đoạn hậu tố tụng 19 4. Luật áp dụng ảnh hưởng thế nào đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài? 21 4.1. Năng lực giao kết của chủ thể 22 4.2. Hình thức của thỏa thuận trọng tài 23 4.4. Vụ việc có khả năng giải quyết bằng trọng tài 24 CHƯƠNG II: LUẬT ĐIỀU CHỈNH THỎA THUẬN TRỌNG TÀI 26 1. Phân biệt luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài, luật thủ tục trọng tài và luật nội dung trọng tài 26 1.1. Luật điều chỉnh tố tụng trọng tài 28 1.2. Luật áp dụng để giải quyết nội dung tranh chấp 29 iii 1.3. Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài 30 2. Khi nào cần xem xét luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài 31 2.1. Khi một bên có yêu cầu phản đối thẩm quyền của trọng tài 32 2.2. Sau khi phán quyết được đưa ra, một bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài hoặc yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài 33 3. Các tiêu chí xác định luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài 34 3.1. Luật áp dụng cho toàn bộ hợp đồng 35 3.2. Luật của nơi diễn ra trọng tài hay luật nơi phán quyết được tuyên 38 3.3. Luật tại nơi có tòa án đang xem xét tranh chấp liên quan đến luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài 41 3.4. Luật thủ tục áp dụng cho trọng tài hay bộ quy tắc của trung tâm trọng tài giải quyết vụ việc 43 CHƯƠNG III: VẤN ĐỀ LUẬT ÁP DỤNG CHO THỎA THUẬN TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM 46 1. Giới thiệu sơ lược về trọng tài thương mại và các nguồn luật của trọng tài thương mại tại Việt Nam 47 1.1. Khái quát về lịch sử và sự phát triển của trọng tài thương mại tại Việt Nam . 47 1.2. Các nguồn luật cơ bản của trọng tài thương mại tại Việt Nam 50 1.2.1. Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010 50 1.2.2. Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật trọng tài thương mại 51 1.2.3. Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 - Phần thứ sáu: Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tóa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài – Chương XXVI và XXIX 51 2. Vấn đề luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam 53 2.1. Vấn đề luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài trong các văn bản pháp luật 53 iv 2.1.1. Điều khoản liên quan đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài 53 2.1.2. Điều khoản liên quan đến luật áp dụng cho trọng tài 54 2.1.3. Điều khoản liên quan đến hủy phán quyết của trọng tài 55 2.1.4. Điều khoản liên quan đến công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài 56 2.2. Thực tiễn việc áp dụng luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam . 58 3. Một số gợi ý cho việc sửa đổi và hoàn thiện các quy định về luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam 61 KẾT LUẬN 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I 1 LỜI MỞ ĐẦU Với sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh của kinh tế Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, đặc biệt kể từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), số lượng các doanh nghiệp ngày càng gia tăng và số lượng các vụ tranh chấp thương mại cũng nhanh chóng tăng lên theo cấp số nhân. Tuy nhiên, việc giải quyết các tranh chấp thương mại không phải là một vấn đề đơn giản do có sự tham gia của rất nhiều chủ thể với những địa vị pháp lý khác nhau, thuộc sự điều chỉnh của những hệ thống pháp luật khác nhau. Chính vì thế, việc lựa chọn được một phương thức giải quyết tranh chấp hợp lý và hiệu quả là một vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo và thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế phát triển thuận lợi. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đại đa số các tranh chấp thương mại quốc tế thường được giải quyết bằng các phương thức ngoài tòa án, trong đó trọng tài được đặc biệt ưa chuộng, song ở Việt Nam, thực tiễn cho thấy, số lượng các tranh chấp thương mại quốc tế được các bên lựa chọn giải quyết bằng phương thức trọng tài còn quá ít ỏi, trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, đây là một thực trạng cần phải được cải thiện. Mặc dù trọng tài thương mại quốc tế với đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và được giới kinh doanh quốc tế đặc biệt ưa chuộng do những ưu điểm vượt trội của nó so với các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế khác nhưng phương thức giải quyết tranh chấp này còn khá mới mẻ ở Việt Nam chưa tạo được lòng tin với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Sở dĩ như vậy là do pháp luật nước ta trong lĩnh vực trọng tài chưa thực sự tỏ ra hiệu quả trong việc đáp ứng những yêu cầu giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế chỉ ra rằng, không ít quy định của pháp luật nước ta trong lĩnh vực này chưa phù hợp với thực tiễn, chưa tương thích với pháp luật và tập quán trọng tài quốc tế. Một trong những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến sự thành công của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm cần thiết từ các nhà làm luật, đó là vấn đề luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài. Dù Luật Trọng tài thương mại 2010 đã thực sự nhận thức và đánh giá đúng vai trò của thỏa thuận trọng tài tuy nhiên vẫn xem nhẹ luật áp dụng cho nó. Đây thực sự là một thiếu sót cần được sửa đổi và bổ sung trong tương lai nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật Việt Nam về trọng tài, tiến lại gần hơn với các chuẩn mực về trọng tài trên thế giới để từng bước tạo dựng lòng tin trong giới kinh doanh trong và ngoài nước. 2 Những ưu điểm của biện pháp trọng tài chỉ được tận dụng và phát huy nếu như giữa các bên tồn tại một thỏa thuận thống nhất giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đồng thời thỏa thuận đó phải có hiệu lực theo luật áp dụng cho nó. Nhận thức được vai trò của thỏa thuận trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và tầm quan trọng của việc xác định luật điều chỉnh thỏa thuận đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài: lý luận và thực tiễn”. Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nhằm tổng kết, đánh giá những lý luận và thực tiễn về vấn đề luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp thương mại trên phạm vi thế giới, từ đó rút ra nhận xét và đánh giá cùng những gợi ý để hoàn thiện hệ thống pháp luật trọng tài Việt Nam trong vấn đề này, giúp việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Việt Nam trở nên hiệu quả hơn. Với mục tiêu đó, đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật về luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài trong các văn bản pháp luật quốc tế, nội luật về trọng tài của một số quốc gia có hệ thống pháp luật phát triển và pháp luật về trọng tài tại Việt Nam và thực tiễn tình trạng lựa chọn luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại một số quốc gia, một số trung tâm trọng tài quốc tế và tại Việt Nam. Đây là một vấn đề có phạm vi nghiên cứu rộng (cả trong nước và nước ngoài) lại bị giới hạn về nguồn tài liệu, thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu, do đó trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp đại học, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ xin được giới hạn trong việc phân tích pháp luật và thực trạng lựa chọn luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài ở hai văn bản pháp luật về trọng tài phổ biến nhất đó là: Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài và Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế, cùng thực tiễn và nội luật của một số quốc gia đó là Anh, Mỹ, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Hà Lan và Việt Nam. Để nghiên cứu các tài liệu này, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu luật học cơ bản đó là: phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp luận giải và phương pháp so sánh luật học. Với phạm vi, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu như trên, nội dung của luận văn sẽ được trình bày thành 3 chương như sau: • Chương I - Tổng quan về thỏa thuận trọng tài: khái quát những vấn đề cơ bản nhất về thỏa thuận trọng tài và tầm quan trọng của luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài đối với hiệu lực của thỏa thuận này. • Chương II - Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài: tập trung nghiên cứu các tiêu chí lựa chọn luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài để từ đó rút ra những 3 ưu và nhược điểm của từng tiêu chí, rút ra bài học cho việc lựa chọn luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam • Chương III - Vấn đề luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam: giới thiệu tổng quan về trọng tài và pháp luật liên quan đến trọng tài tại Việt Nam, chỉ ra những thiếu sót trong vấn đề liên quan đến luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài và từ đó đưa ra một số gợi ý cho việc sửa đổi và hoàn thiện pháp luật liên quan đến luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam. Tác giả tin rằng việc thấu hiểu tầm quan trọng của việc xác định luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài và hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề này, trọng tài thương mại sẽ thực sự trở thành một phương pháp giải quyết tranh chấp thân thiện và hiệu quả tại Việt Nam, nhận được sự công nhận và lòng tin của giới kinh doanh quốc tế đồng thời thúc đẩy tình hình kinh tế và thương mại tại Việt Nam phát triển ngày một ổn định và mạnh mẽ hơn. 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài dựa trên nền tảng cơ bản là sự đồng ý và tự nguyện của các bên mà trong đó thỏa thuận trọng tài là căn cứ ghi nhận những yếu tố “vô hình” này. Chính vì thế, thỏa thuận trọng tài đóng một vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong tố tụng trọng tài. Thỏa thuận trọng tài chính là nền tảng của tố tụng trọng tài hay nói cách khác, không có thỏa thuận trọng tài thì sẽ không thể có tố tụng trọng tài. Để xác định được luật áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài thì trước hết phải nắm được những nội dung cốt lõi, bản chất và những vấn đề cơ bản của thỏa thuận trọng tài. Nội dung của chương này sẽ nhằm khái quát những vấn đề cơ bản nhất của thỏa thuận trọng tài, tầm quan trọng của nó cũng như mối quan hệ giữa hiệu lực của thỏa thuận trọng tài và luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài. 1. Thỏa thuận trọng tài là gì? Mặc dù mới phát triển ở Việt Nam trong thời gian gần đây nhưng hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu với một quá trình lịch sử rất dài. Qua thời gian, các thủ tục tố tụng trọng tài có thể thay đổi với những sự phát triển và cải tiến mới để phù hợp với các thực tiễn tranh chấp quốc tế tuy nhiên yếu tố thỏa thuận trọng tài luôn tồn tại với thời gian và là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Với sự thừa nhận trọng tài thương mại như là một hình thức giải quyết tranh chấp nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các bên, người ta cũng dần thừa nhận vai trò và ngày càng đánh giá cao thỏa thuận trọng tài cũng như việc soạn thảo thỏa thuận này. Tuy nhiên, để soạn thảo được một thỏa thuận trọng tài tốt trước hết ta cần phải nắm được khái niệm thỏa thuận trọng tài là gì? Nhằm thúc đẩy hoạt động trọng tài quốc tế diễn ra một cách hiệu quả nhất, các quốc gia đã cùng nhau soạn thảo ra những công ước quốc tế điều chỉnh các vấn đề trọng tài thương mại quốc tế. Các công ước này có vai trò kết nối các hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau thành một thể thống nhất “tuy có khác nhau về mặt ngôn từ nhưng có chung một mục tiêu thi hành các thỏa thuận và quy định của trọng tài quốc tế” 1 . Khi nhắc đến các công ước điều chỉnh trọng tài thương mại quốc tế thì có hai nguồn cơ bản mà không thể không bỏ qua đó là Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước 1 Alan Redfern, Martin Hunter, Nigel Blackaby & Constaintine Partasides (2009), International Arbitration, 5 th ed, Oxford University Press, đoạn 1.213, trang 70. 5 ngoài và Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế được Ủy ban của Liên hợp quốc về thương mại quốc tế thông qua năm 1985, mặc dù không phải là những điều ước đầu tiên ghi nhận hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhưng đây là hai nguồn thường được dẫn chiếu nhiều nhất trong tất cả các bài viết của các học giả, các bài báo cũng như các giáo trình về Trọng tài thương mại quốc tế. Chính vì thế, tác giả sẽ ưu tiên tìm hiểu định nghĩa về thỏa thuận trọng tài trong hai nguồn này trước khi xét đến các điều ước khác về trọng tài cũng như luật của các quốc gia về vấn đề này. 1.1. Công ước New York 1958 về Công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài Trong quá trình thúc đẩy việc hình thành một hệ thống pháp luật chung điều chỉnh trọng tài thương mại quốc tế, Phòng thương mại và công nghiệp quốc tế (ICC) đóng một vai trò vô cùng tích cực và quan trọng. Chính cơ quan này đã xúc tiến thành công việc hình thành công ước New York năm 1958 điều chỉnh việc công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài. Đây được coi là một trong những điều ước quan trọng nhất trong lĩnh vực này, nó đóng một vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của trọng tài thương mại quốc tế. Bất chấp những khó khăn trong việc thi hành công ước và “tuổi đời” đã khá cao của nó, ngày nay người ta vẫn viện dẫn nó như một nguồn cơ bản để giải thích một số thuật ngữ liên quan đến trọng tài. Liên quan đến vấn đề thỏa thuận trọng tài, trong công ước đã ghi nhận ở Điều II khoản 1: Mỗi Quốc gia thành viên sẽ công nhận một thỏa thuận bằng văn bản theo đó các bên cam kết đưa ra trọng tài xét xử mọi tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh giữa các bên từ một quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không, liên quan đến một đối tượng có khả năng giải quyết được bằng trọng tài 2 . Đây là một sự kế thừa và phát triển quy định về thỏa thuận trọng tài thừa nhận trong Nghị định thư Geneva 1923 về điều khoản trọng tài 3 , ngay tại điều 1 của nghị định thư đã nêu rõ: “Mỗi quốc gia ký kết công nhận tính hợp lệ của một thỏa thuận dù liên quan đến một mâu thuẫn đang tồn tại hay mâu thuẫn trong tương 2 Nguyên văn bằng tiếng Anh: Each Contracting State shall recognise an agreement in writing under which the parties undertake to submit to arbitration all or any differences which have arisen or which may arise between them in respect of a defined legal relationship, whether contractual or not, concerning a subject matter capable of settlement by arbitration. 3 Nghị định thư Geneva về Điều khoản trọng tài năm 1923, ký tại Geneva ngày 24 tháng 9 năm 1923, có hiệu lực từ ngày 28 tháng 7 năm 1924, được công bố tại Tuyển tập các điều ước quốc tế của Hội quốc liên số 27 L.N.T. S. 258(1924), no. 678. 6 lai giữa các bên thuộc đối tượng điều chỉnh tương ứng theo thẩm quyền của các quốc gia thành viên khác nhau, mà theo đó các bên tham gia hợp đồng đồng ý đưa tranh chấp lên trọng tài tất cả hoặc bất kì mâu thuẫn nào phát sinh trong mối liên hệ với hợp đồng đó liên quan đến các vấn đề thương mại hoặc bất kì vấn đề nào khác có khả năng giải quyết bằng trọng tài cho dù trọng tài có thể diễn ra tại một nước mà không bên nào thuộc thẩm quyền của nó” 4 . Theo đó, cả nghị định thư và công ước đều thừa nhận rằng: để tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài thì phải tồn tại một thỏa thuận mà các bên đồng thuận đưa tranh chấp ra để trọng tài xét xử, tranh chấp có thể đã phát sinh rồi hoặc sẽ phát sinh trong tương lai nhưng tranh chấp đó phải có khả năng giải quyết bằng trọng tài. Tuy nhiên, ta có thể nhận thấy rằng, công ước New York 1958 có sự hoàn thiện và phát triển hơn trong quy định về thỏa thuận trọng tài khi chỉ rõ rằng thỏa thuận phải được lập bằng văn bản đồng thời thừa nhận hai bên có thể có quan hệ hợp đồng hoặc không có quan hệ hợp đồng nhưng giữa các bên tranh chấp phải có mối quan hệ xác định. Hơn nữa, công ước New York 1958 cũng không quy định rằng các bên trong tranh chấp phải “thuộc đối tượng điều chỉnh tương ứng theo phạm vi thẩm quyền của quốc gia thành viên”, đây là một sự tiến bộ nhằm hướng đến việc áp dụng công ước cho các thỏa thuận trọng tài quốc tế chứ không chỉ riêng các thỏa thuận trọng tài mang tính nội địa. Trong định nghĩa của công ước quy định rằng: Thuật ngữ “thỏa thuận bằng văn bản” bao gồm điều khoản trọng tài trong một hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài, được kí bởi các bên hoặc được ghi nhận trong các trao đổi thư tín 5 . Có lẽ đây là một thiếu sót lớn trong định nghĩa thỏa thuận trọng tài của Công ước New York 1958, nó thể hiện sự “lỗi thời” của công ước trong thời đại hiện nay. Với sự bùng nổ của các cuộc cách mạng thông tin, ngày nay việc kí kết hợp đồng được diễn ra với rất nhiều hình thức khác nhau, có thể bằng điện tín, telex, fax hay thậm chí là email. Vậy theo định nghĩa này, chắc chắn các hình thức này không thể được thừa nhận là văn bản, bởi nó không thể có được chữ ký của các bên và cũng không 4 Nguyên văn bằng tiếng Anh: Each of the Contracting States recognises the validity of an agreement whether relating to existing or future differences between parties, subject respectively to the jurisdiction of different Contracting States by which the parties to a contract agree to submit to arbitration all or any differences that may arise in connection with such contract relating to commercial matters or to any other matter capable of settlement by arbitration, whether or not the arbitration is to take place in aion is to take place in a country to whose jurisdiction none of the parties is subject. 5 Nguyên văn bằng tiếng Anh: The term "agreement in writing" shall include an arbitral clause in a contact or an arbitration agreement, signed by the parties or contained in an exchange of letters or telegrams. [...]... giao kết thỏa thuận trọng tài có thể tự do lựa chọn luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài, họ không có khả năng lựa chọn luật áp dụng cho năng lực giao kết thỏa thuận của chính mình Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề xác định luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài và luật áp dụng cho năng lực giao kết của chủ thể thường được đặt ra cùng một lúc nhưng cách lựa chọn pháp luật áp dụng lại khác nhau Luật điều... dụng cho thỏa thuận trọng tài với các luật áp dụng khác trong trọng tài đồng thời phân tích các phương thức lựa chọn luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài, thực tiễn về luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài ở một số quốc gia và cuối cùng là phân tích ưu và nhược điểm của từng phương thức Từ đó có thể chứng minh được tầm quan trọng của việc lựa chọn luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài trong tố tụng trọng. .. trên, hình thức của thỏa thuận trọng tài là một yếu tố bị chi phối khá nhiều bởi luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài Việc lựa chọn luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài ngay từ đầu có thể giảm bớt cho các bên rủi ro về việc thỏa thuận trọng tài có thể bị vô hiệu do không thỏa mãn yêu cầu về hình thức đối với luật áp dụng cho nó Chẳng hạn như yêu cầu về thỏa thuận bằng văn bản”, luật pháp của các nước... thỏa thuận trọng tài có thể được coi như một hợp đồng độc lập và do đó nó cần có một hệ thống pháp luật điều chỉnh nó Vì thỏa thuận trọng tài có thể ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực của phán quyết trọng tài sau này nên việc xác định luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài là việc làm quan trọng và cần thiết để thỏa thuận trọng tài luôn có hiệu lực đầy đủ, rõ ràng và không thể tranh cãi Luật áp dụng cho. .. luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài, luật áp dụng cho tố tụng trọng tài cũng như luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp tranh chấp Các loại luật áp dụng này xác định giá trị pháp lý của các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng Khi thực hiện hợp đồng, các bên cần phải biết luật nào áp dụng cho hợp đồng bởi các điều khoản hợp đồng không phải lúc nào cũng quy định đầy đủ các quyền và nghĩa... định luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài, có xác định được luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài mới có thể xác định rằng thỏa thuận đó vô hiệu hay là có hiệu lực dưới luật pháp mà điều chỉnh nó Phần dưới đây sẽ phân tích 34 Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Soạn thảo điều khoản trọng tài: Những điểm cần lưu ý 21 những yếu tố tạo nên một thỏa thuận trọng tài mà có thể bị chi phối bởi luật áp dụng. .. một thỏa thuận văn bản có thể thỏa mãn yêu cầu về hình thức theo luật pháp của nước này nhưng lại không thỏa mãn theo luật pháp của nước khác và do đó có thể trở thành vô hiệu và không thể thực hiện được Từ đó có thể thấy việc xác định luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu lực của thỏa thuận đó 4.3 Mối quan hệ pháp lý giữa các bên Một trong những điều kiện để thỏa thuận trọng. .. tiếng Pháp: Plus généralement dans toutes les matières qui interssent l’ordre public 24 hiệu hoặc có hiệu lực pháp lý theo từng hệ thống luật khác nhau Hay nói cách khác, hiệu lực của thỏa thuận trọng tài và luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài có một mối quan hệ mật thiết và không thể tách rời Các bên trong tranh chấp thường quên đi vấn đề luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài khi soạn thảo thỏa thuận. .. hành tố tụng trọng tài • Luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp (luật điều chỉnh nội dung tranh chấp, luật nội dung): điều chỉnh các vấn đề thực chấp của tranh chấp, là cơ sở để trọng tài đi đến phán quyết cuối cùng • Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài (luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài): điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hình thức, hiệu lực, việc thực hiện và hủy bỏ thỏa thuận trọng tài 2... trong tố tụng trọng tài và rút ra bài học để hoàn thiện vấn đề này trong luật Việt Nam 1 Phân biệt luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài, luật thủ tục trọng tài và luật nội dung trọng tài Trên thực tế, có những tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài mà không hề dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật nào Các trọng tài viên hoàn toàn dựa vào hợp đồng và những thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên . bản nhất về thỏa thuận trọng tài và tầm quan trọng của luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài đối với hiệu lực của thỏa thuận này. • Chương II - Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài: tập trung. THUẬN TRỌNG TÀI 26 1. Phân biệt luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài, luật thủ tục trọng tài và luật nội dung trọng tài 26 1.1. Luật điều chỉnh tố tụng trọng tài 28 1.2. Luật áp dụng để giải. liên quan đến luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài và từ đó đưa ra một số gợi ý cho việc sửa đổi và hoàn thiện pháp luật liên quan đến luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam. Tác