TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN HAY VÀ VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 12 (ÔN THI ĐẠI HỌC)

118 1.2K 0
TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN HAY VÀ VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 12 (ÔN THI ĐẠI HỌC)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN HAY VÀ VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 12 (ÔN THI ĐẠI HỌC) ======================= TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN HAY VÀ VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 12 (ÔN THI ĐẠI HỌC) ===================== TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN HAY VÀ VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 12 (ÔN THI ĐẠI HỌC) ========================= TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN HAY VÀ VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 12 (ÔN THI ĐẠI HỌC)

Đề bài: Hãy trình bày những chặng đường thơ của Tố Hữu (Tố Hữu có những chặng thơ tiêu biểu nào gắn liền với từng chặng đường cách mạng của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trình bày ngắn gọn nội dung chính của các tập thơ đó). Đáp án - Hướng dẫn làm bài A. Mở bài “Thơ Tố Hữu là thơ của một chiến sĩ cách mạng, thơ của một nhà cách mạng làm thơ” (Xuân Diệu). Thơ ông gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ. B. Thân bài - Giai đoạn 1930 - 1945, Tố Hữu viết tập “Từ ấy” (1937 - 1946) gồm ba phần “Máu lửa”, “Xiềng xích” và “Giải phóng” tương ứng với ba chặng đường trong 10 năm hoạt động cách mạng của nhà thơ. + “Máu lửa” là tiếng reo náo nức của một tâm hồn được giác ngộ lí tưởng “Từ ấy… rộn tiếng chim”. Nhờ đó, nhà thơ đã nhận ra được ách áp bức giai cấp, những bất công của xã hội và thân phận của con người lao khổ. Ông hướng tâm hồn mình cảm thông với những con người bất hạnh và khơi dậy ở họ lòng căm thù, ý chí chiến đấu và niềm tin ở tương lai. + “Xiềng xích” thể hiện lòng yêu đời, khát khao tự do, chiến đấu, hoạt động, quyết không khuất phục uy lực và sự bạo tàn của kẻ thù. + “Giải phóng” - nhà thơ ca ngợi nền độc lập, thể hiện “niềm vui bất tuyệt” trước sự đổi đời vĩ đại của toàn dân tộc. - Giai đoạn 1946 - 1954: Tố Hữu có tập thơ “Việt Bắc”. Đây là tập anh hùng ca, ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng và những con người bình dị mà trung dũng của cuộc kháng chiến. Đồng thời tập thơ cũng đã phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và trưởng thành của cuộc kháng chiến cho đến ngày thắng lợi. Tập thơ cũng ca ngợi những tình cảm điển hình của con người kháng chiến như tình quân dân, tiền tuyến với những hậu phương, miền ngược với miền xuôi, cán bộ với quần chúng, tình yêu thiên nhiên, tình yêu Đảng, Bác Hồ… - Giai đoạn 1955 - 1975: Ông cho ra đời ba tập thơ: + “Gió lộng”: Vừa thể hiện niềm vui, niềm tự hào và tin tưởng ở công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa bày tỏ tình cảm thiết tha của mình với miền Nam và tiếng thét căm thù đòi giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tập thơ còn bày tỏ tình cảm biết ơn đối với cha ông, lòng ân tình cách mạng, tình cảm quốc tế anh em rộng lớn. + “Ra trận” (1962 - 1971) là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công và lời kêu gọi, cổ vũ hào hùng cả dân tộc vùng lên quyết đập “tan đầu Mĩ - Ngụy”. “Ra trận” đã dành hẳn một trường ca “Theo chân Bác” để tái hiện hình ảnh Bác trên chặng đường lịch sử trong hơn nửa thế kỉ. + “Máu và hoa” tiếp tục ngợi ca, cổ vũ cuộc chiến đấu chống Mĩ, khẳng định ý nghĩa lớn lao, cao cả của cuộc kháng chiến chống Mĩ đối với lịch sử dân tộc và thời đại. Thơ Tố Hữu lúc này cũng thể hiện những suy nghĩ, phát hiện của nhà thơ về dân tộc và con người Việt Nam mà tác giả hết sức ngợi ca, cảm phục. Tập thơ còn là khúc khải hoàn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Thơ Tố Hữu những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước mang đậm tính chất chính luận và chất sử thi, nhiều chỗ vươn tới âm hưởng hùng ca. Có thể trình bày thêm: Từ năm 1978 trở lại đây, ông có hai tập thơ “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999): Qua những năm thăng trầm, trải nghiệm trước cuộc đời, Tố Hữu muốn chiêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời, hướng tới những quy luật phổ biến và kiếm tìm những giá trị bền vững. Giọng thơ vì thế cũng trở nên trầm lắng, thấm đượm chất suy tư. C. Kết luận: Thơ Tố Hữu là một bằng chứng sống cho sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và nghệ thuật. Với ngôn ngữ, thể thơ giàu tính đại chúng, cách mạng, thơ Tố Hữu đã truyền được cho hàng triệu độc giả niềm say mê lí tưởng cách mạng. Nguồn: Giáo viên Nguyễn Quang Ninh. Đáp án – Hướng dẫn làm bài Mở bài: Mở đầu bài thơ “Một nhành xuân” (tặng Đảng thân yêu tròn 50 tuổi), Tố Hữu đã viết: “Năm 20 của thế kỉ 20 Tôi đã sinh ra. Nhưng chưa được làm người Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ. … Từ vô vọng, mênh mông đêm tối 2 Người đã đến. Chói chang nắng dội Trong lòng tôi. Ôi Đảng thân yêu Sống lại rồi. Hạnh phúc biết bao nhiêu!” Niềm vui sướng, niềm hạnh phúc được tái sinh và niềm say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng Đảng đó, ngay từ tuổi mười tám, đôi mươi, đã được ông viết nên một bài thơ rất xúc động với những hình ảnh táo bạo, chói sáng gợi cảm và một nhạc điệu hăm hở lôi cuốn tràn đầy cảm hứng lãng mạn bay bổng: “Từ ấy”. Thân bài I. Vài nét về tác giả và bài thơ 1. Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lại, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thủa nhỏ, ông học trường Quốc học Huế. Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản. Từ đó, sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt nam. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 2. Ngày được đứng vào hàng ngũ những người phấn đấu vì một lí tưởng cao đẹp là bước ngoặt trong cuộc đời Tố Hữu. Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ, với những cảm xúc, suy tư sâu sắc, Tố Hữu đã viết bài thơ này. Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập “Từ ấy” (Tập thơ gồm ba phần: “Máu lửa”, “Xiềng xích” và “Giải phóng”). II. Phân tích - Bình giảng bài thơ 1. “Từ ấy” là một tứ thơ đặc sắc rất giàu ý nghĩa “Tứ thơ là một ý lớn lao bao quát toàn bài thơ, làm điểm tựa cho sự vận động của nội dung bài thơ”. Ở bài thơ này, tứ thơ “Từ ấy” - cái thời điểm có ý nghĩa bước ngoặt trọng đại thiêng liêng trong cuộc đời cách mạng, đời thơ của tác giả. Đó là thời điểm Tố Hữu bắt gặp lí tưởng cộng sản. 2. Khổ 1: Diễn tả niềm vui sướng, niềm hạnh phúc tột đỉnh và sự say mê khi gặp lí tưởng Đảng - Tác giả khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng tỉnh, bừng sáng tâm hồn và trí tuệ nhà thơ (chú ý phân tích hình ảnh “bừng nắng hạ”: ánh sáng của ngày hè, rất nồng nàn rạng rỡ. Từ “bừng” chỉ ánh ánh sáng phát ra đột ngột). - Hình ảnh “mặt trời chân lí chói qua tim” là một hình ảnh độc đáo, bất ngờ, táo 3 bạo giàu ý nghĩa thẩm mĩ mà rất chính xác, gợi cảm. Mặt trời là nguồn sáng rực rỡ, chói chang và duy nhất đưa lại sự sống cho muôn loài. Hình ảnh “mặt trời chân lí” đi liền với nhóm từ “chói qua tim” đã diễn tả được niềm vui rất đỗi thiêng liêng, có cái gì đó gần như “choáng váng” (chữ dùng của Hoài Thanh) và sức xuyên thấu kì diệu, mạnh mẽ của lí tưởng Đảng đối với tình cảm, nhận thức của thi sĩ. - Hai câu sau: Với bút pháp trữ tình, lãng mạn cùng với hình ảnh so sánh có tính chất khẳng định (Tố Hữu dùng từ “là” chứ không dùng từ “như”). Tác giả đã bày tỏ được niềm hạnh phúc vô biên, sức sống kì diệu của tâm hồn mình trong buổi đầu đến với lí tưởng Đảng. Hắn là trước đó, tâm hồn thi sĩ là một khu vườn mùa đông cành khô, lá úa thì giờ đây được gặp lại lí tưởng cách mạng, bỗng chốc tâm hồn đó trở thành một khu vườn mùa hạ xanh tươi, ngập tràn ánh nắng mặt trời nồng nàn, rộn rã tiếng chim ca và ngạt ngào hương sắc. Vẻ đẹp của khu vườn tâm hồn ấy, đối với Tố Hữu, nhà thơ cộng sản, còn là vẻ đẹp của sức sống mới của một hồn thơ mới… 3. Khổ II: Biểu hiện những nhận thức, lẽ sống mới - Giác ngộ lí tưởng, giác ngộ nhận thức, lẽ sống đối với người cộng sản, trước hết là giác ngộ về chỗ đứng. Nhà thơ chủ động, tự giác hòa “cái tôi” với “cái ta” chung của mọi người, tự nguyện đứng trong hàng ngũ những người lao khổ. Từ “buộc” thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu nguyện gắn bó mật thiết, sống chan hòa với “mọi người”, với “trăm nơi”, với quần chúng đông đảo khắp mọi miền đất nước. Nhóm từ “để tình trang trải” thể hiện tâm hồn nhà thơ như muốn trải rộng với cuộc đời rộng lớn, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với mọi cảnh ngộ của những cuộc đời cần lao. - Hai câu sau: “Để hồn tôi với bao hồn khổ… mạnh khối đời” khẳng định tình cảm hữu ái giai cấp của Tố Hữu. Tâm hồn của thi sĩ từ đây sẽ nghiêng vềphía “bao hồn khổ” để cảm thông, chia sẽ, để cá nhân hòa vào tập thể, tạo nên một sức mạnh quần chúng đông đảo, vĩ đại. Sau này, khi đã trải qua gần 40 năm đời thơ, đời cách mạng. Tố Hữu cũng đã viết: “Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người. Chỉ là một. Nên cũng là vô số!”. 4. Khổ III - Tố Hữu khẳng định sự chuyển biến tình cảm của mình. Tác giả tự nhận mình là một thành viên thân thiết ruột thịt trong đại gia đình quần chúng bị áp bức, đau khổ trong xã hội cũ. Các điệp từ “là” cùng với các từ “con”, “em”, “anh” đã khẳng định điều đó. - Số từ ước lệ “vạn” chỉ số lượng hết sức đông đảo. Chính vì những “người anh” phải sống “kiếp phôi pha”, những người “em”… “cù bất cù bơ” ấy mà người thanh niên cộng sản Tố Hữu say mê hoạt động cách mạng, và họ cũng chính là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ Tố Hữu. Không phải ngẫu nhiên mà từ đây, Tố Hữu đã bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những “em bé mồ côi”, “em bé bán dạo”, 4 “chị vú em”, “cô gái giang hồ”, “lão đầy tớ”… những con người mà tác giả cho đó là “những người tù nhân khốn nạn của bần cùng”. Kết luận - “Từ ấy” là một bài thơ sâu sắc về nội dung, độc đáo về nghệ thuật. - Ngòi bút tinh tế, dùng hình tượng thơ táo bạo, chói sáng, giàu khát vọng lãng mạn bay bổng, say người. - Câu thơ mạnh, cảm xúc thơ tràn đầy. Nhạc thơ biến đổi sinh động, hăm hở, dồn dập say sưa, lôi cuốn. - “Từ ấy” còn là một tuyên ngôn nghệ thuật và mang đậm phong cách thơ Tố Hữu. Nó xứng đáng là một tiếng hát lạc quan, yêu đời, đắm say lí tưởng, ngày nay vẫn làm xúc động hàng triệu trái tim độc giả. Nguồn: Giáo viên Nguyễn Quang Ninh. CÁC CÂU HỎI TRỌNG TÂM 2 ĐIỂM ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN CÁC TÁC GIẢ VĂN HỌC VIỆT NAM CẦN CHÚ Ý I) NAM CAO (1917-1951) Câu 1: Trình bày nội dung sáng tác của Nam Cao trước và sau CMT8: Sự nghiệp văn học của Nam Cao trải dài trên hai thời kì,trước và sau CMT8: a.Trước CMT8: sáng tác của Nam Cao tập trung vào 2 đề tài chính: - Đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo: tiêu biểu là các tác phẩm “Những truyện không muốn viết”, “Trăng sáng”, “Đời thừa”, “Sống mòn”.Trong khi mô tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ,bế tắc của những nhà văn nghèo,những “Giáo khổ trường tư”,học sinh thất nghiệp Nam Cao đã làm nổi bật tấn bi kịch tinh thần của họ,đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn.Đó là tấn bi kịch dai dẳng của người trí thức,những người có ý thức sâu sắc về giá trịđời sống và nhân phẩm,muốn sống có hoài bão,nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh XH làm cho “chết mòn”, phải sống “Đời thừa”. - Đề tài về người nông dân: “Chí Phèo”, “Trẻ con không được ăn thịt chó”, “Một bữa no”, “Lão Hạc”, Ở đề tài này,Nam Cao thường nhắc đến những hạng cố cùng,những số phận hẩm hiu bị ức hiếp,bị lưu manh hóa Nhà văn đã kết án sâu sắc cái XH tàn bạo làm hủy diệt cả nhân tính của những con người lương thiện. Ở một số tác phẩm,Nam Cao đã thể hiện niềm xúc động trước bản chất đẹp đẽ,cao quý trong tâm hồn họ(Lão Hạc). b.Sau CMT8: Nam Cao sáng tác để phục vụ công cuộc kháng chiến,truyện ngắn “Đôi mắt”, “Nhật ký ở rừng”và tập bút kí “Chuyện biên giới” của ông thuộc vào những sáng tác đặc sắc nhất của nền văn học mới sau CM còn rất non trẻ khi đó.Ngòi bút Nam Cao vừa tỉnh táo,sắc lạnh,vừa nặng trĩu suy tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao là cây bút bậc thầy,ông xứng đáng được coi là một nhà văn lớn giàu sức sáng tạo của nền văn học VN. Câu 2: Trình bày Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao chủ yếu được thể hiện qua những phương diện sau: 5 a. Lên án thứ văn chương nghệ thuật vị nghệ thuật:“Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối,không nên là ánh trăng lừa dối,nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia,thoát ra từ kiếp lầm than”(Trăng Sáng) b. Truyện ngắn “Đời thừa” có lẽ là nơi Nam Cao phát biểu đầy đủ nhất về quan niệm nghệ thuật của mình: - Một tác phẩm “thật giá trị” thì phải có nội dung nhân đạo sâu sắc : “Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao,mạnh mẽ,vừa đau đớn lại vừa phấn khích.Nó ca tụng tình thương,tình bác ái,sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn.” - Nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo và lương tâm người cầm bút: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay,làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho.Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu,biết tìm tòi,khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có.” - Văn chương đòi hỏi phải có trách nhiệm của người cầm bút: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương.Nhưng cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.” c. Trong tác phẩm “Đôi mắt” viết sau CM, Nam Cao đã nêu lên quan điểm riêng của mình: “Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều,càng quan sát lắm,người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản.” Tức là phải có sự cách tân trong ngòi bút,tìm tòi và hiểu biết sâu rộng về thực tế để phục vụ sáng tác văn chương. II) NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH (1890-1969): Câu 1: Quan điểm sáng tác của HCM: - HCM xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CM,là công cụ hỗ trợ chiến đấu:Văn chương trong thời đại CM phải có chất thép “Nay ở trong thơ nên có thép/Nhàthơ cũng phải biết xung phong”. - Người luôn yêu cầu tính chân thực và tính dân tộc:Người khuyên các nghệ sĩ phải bớt đi chất mơ mộng,tăng thêm chất hiện thực.Phải miêu tả cho hay,cho chân thật,cho hùng hồn.Phải diễn đạt giản dị,dễ hiểu,giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. - Bác luôn quan tâm đến đối tượng thưởng thức từ đó quyết định hình thức và nội dung của tác phẩm văn học: Đối tượng chính là quần chúng nhân dân.Trước khi viết,Người luôn đặt ra và trả lời các câu hỏi: Viết cho ai(đối tượng thưởng thức), Viết cái gì(nội dung), Viết để làm gì(mục đích viết), Viết như thế nào(cách viết) *KL: nhờ có hệ thống quan điểm này,tác phẩm văn chương của Bác vừa có giá trị tư tưởng,tình cảm,nội dung thiết thực mà còn có nghệ thuật sinh động,đa dạng. Câu 2: Trình bày sự nghiệp sáng tác của HCM: Sự nghiệp sáng tác của Người được quy tụ chủ yếu trên ba lĩnhvực: a) Văn chính luận: - Nội dung: cổ vũ tinh thần đấu tranh CM củanhân dân,tố cáo tội ác của thực dân,đế quốc. - Tác phẩm tiêu biểu: 6 + Bản án chế độ thực dân Pháp(1925): tác phẩm có giá trị hiện thực sắc sảo là bản án tố cáo tội ác tày trời của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa. + Tuyên ngôn độc lập(1945): văn kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại: khai sinh ra nước VN Dân chủ cộng hòa; là áng văn chính luận mẫu mực. + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(1946),Không có gì quý hơn độc lập tự do(1966): đó là lời hịch truyền đi vang vọng khắp non song làm rung động trái tim biết bao người Việt yêu nước. b) Truyện và kí: - Nội dung: vạch trần bộ mặt gian xảo,tố cáo tội ác của thực dân,phong kiến,kêu gọi tinh thần đấu tranh của nhân dân. - Tác phẩm: + Lời than vãn của bà Trưng Trắc(1922) + Vi hành(1923) + Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. c) Thơ ca: - Nhật kí trong tù: phản ánh bức tranh đen tối của XH Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch.Tấm lòng nhân đạo bao la “sống cho tất cả chỉ quên mình”. Đặc biệt là bức chân dung tự họa về mặt tinh thần của người tù vĩ đại.Các tác phẩm tiêu biểu: “Chiều tối”, “Lai Tân”, “Người bạn tù thổi sáo”… - Thơ HCM và thơ chữ Hán HCM: cổ vũ tinh thần đấu tranh CM và thể hiện tinh thần lạc quan,yêu nước của Hồ chủ tịch. III) TỐ HỮU (1920-2002) Câu 1:Trình bày ngắn gọn nội dung từng tập thơ của Tố Hữu (sự nghiệp sáng tác) a. Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946): tập thơ gồm ba phầntương ứng với ba chặng đường thơ trong mười năm hoạt động của Tố Hữu: - Máu lửa:ca ngợi lý tưởng và kêu gọi quần chúng bị áp bức đứng lên đấu tranh - Xiềng xích: ghi lại những cuộc đấu tranh gay go của những chiến sĩ CM trong nhà tù thực dân.Thể hiện sự trưởng thành vững vàng của người thanh niên CM qua thử thách bộc lộ một tâm hồn yêu đời tha thiết. - Giải phóng: thể hiện niềm vui chiến thắng,ca ngợi CM thành công. b. Tập thơ “Việt Bắc” (1947-1954): là chặng đường thơ của Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.Tập thơ ca ngợi cuộc kháng chiến, con người kháng chiến,đồng thời phản ánh những gian lao,lòng anh dũng của quân và dân ta.Sự trưởng thành của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi (Cả nước, Lên Tây Bắc, Việt Bắc, Bầm ơi, Lượm…) c. Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961): là tiếng hát ca ngợi cuộc sống mới XHCN ở miền Bắc và bộc lộ tình cảm tha thiết với miền Nam,đồng thời thể hiện ý chí thống nhất đất nước,tình cảm 7 quốc tế vô sản với các dân tộc anh em trong niềm vui,Tố Hữu không quên nhớ về quá khứ để thấm thía những khổ đau của ông cha ( Mùa thu tới, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Quê mẹ…) d. Tập thơ “Ra trận” (1962-1971) và “Máu và hoa” (1972-1977):là hai tập thơ ra đời trong thời kì cả nước chiến đáu kiên cường,giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.Cả hai tập thơ khẳng định phẩm chất con người VN,đồng thời là khúc ca khải hoàn kết thúc cuộc chiến đấu,Bắc Nam một nhà,non song liền một dải (Tiếng hát sang xuân, Nước non ngàn dặm) e. Tập thơ “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999): viết trong thời kì sau chiến thắng 1975 chan chứa niềm vui,biểu lộ những chiêm nghiệm và suy nghĩ sâu sắc trước cuộc đời,giọng thơ vì thế trầm lắng,thấm đượm chất suy tư.Điều đáng trân trọng đó là: trước sau Tố Hữu vẫn kiên định niềm tin vào lý tưởng và con đường CM. Câu 2: Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: a. Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc: bao trùm thơ Tố Hữu là vấn đề lý tưởng,lẽ sống: lẽ sống CM,lẽ sống cộng sản,vì mục đích chung của đất nước.Đi liền với lẽ sống là tình cảm lớn,niềm vui lớn của con người CM đối với lãnh tụ,nhân dân,đất nước. b. Thơ Tố Hữu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: nhà thơ chủ yếu quan tâm đến những vấn đề sống còn của đất nước.Cảm hứng của Tố Hữu là cảm hứng lịch sử dân tộc chứ không phải cảm hứng thế sự đời tư,với những con người mang phong cách tiêu biểu cho cả cộng đồng như: chị Trần Thị Lý, anh Nguyễn Văn Trỗi… c. Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình,ngọt ngào,đày tình thương mến: xuất phát từ quan niệm về thơ: “Thơ là tiếng nói đồng ý,đồng chí,đồng tình – Thơ là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu.” Tuy nói về những vấn đề chính trị nhưng thơ Tố Hữu lại như “thơ của một tình nhân” đầy niềm say đắm.Điều này được thể hiện qua các hô ngữ, câu cảm thán,cách xưng hô: “anh em ơi”, “đồng bào ơi”… d. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc trong nội dung và hình thức thể hiện: điều này được thể hiện qua những thi liệu quen thuộc,gần gũi như phong cảnh quê hương đất nước,con người bình dân…và ngôn ngữ giản dị,dễ hiểu.Tính dân tộc còn được thể hiện ở thể thơ lục bát, thơ bảy chữ được biến hóa linh hoạt,cùng với nhiều biện pháp tu từ cổ điển được sử dụng nhưng lại biểu hiện được nội dung mới của thời đại.Giọng thơ mang đầy tính nhạc điệu. CHƯƠNGTRÌNH LỚP 11: I) HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (Vũ Trọng Phụng) Câu 1:Ý nghĩa nhan đề đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” a. Nhan đề tạo sự đối lập gây tiếng cười thâm thúy:“Tang gia” là đau đớn,u buồn,ảm đạm. “Hạnh phúc” là sự sung sướng,được thỏa mãnnguyện vọng.Hai trạng thái đó đối lập nhau trong một nhan đề đã tạo nên nghịchlý gây sự tò mò,chú ý ở người đọc. b. Nhan đề góp phần bộc lộ nội dung đoạn trích: cái chết của cụ cố Tổ đã đem lại cho cả gia đình này một niềm hạnh phúc hoan hỉ.Cái chết của cụ cố tổ đem đến hạnh phúc,sung sướng cho tất cả con cháu,người thân và bạn bè,niềm hạnh phúc đó to lớn đến mức nó cự tự phát bung ra,tràn trề,không kìm nén lại được.Bởi cụ cố tổ làm di chúc là sau khi cụ chết mới được chia gia tài. Cái chết của cụ khiến cho cái chúc thư kia thực sự “bắt đầu đi vào giai đoạn thực hành chứ không còn là lý thuyết suông nữa”,do đó ai cũng hạnh phúc.Ông Phán mọc sừng sẽ có them vài nghìn đồng nhờ giá trị của đôi sừng hươu trên đầu.Cụ cố Hồng hoan hỉ nghĩ đến lúc cụ mặc bộ đồ xô gai.Văn Minh thì thầm kín sung sướng vì chúc thư được thực hiện thì ông được chia một tài sản lớn.Bà Văn Minh và ông Typn thì sung sướng vì những bộ độ của 8 tiệm may Âu Hóa được dịp lăng xê…nghĩa là mỗi thành viên trong gia đình này đều có những “hạnh phúc” cho riêng họ. c. Nhan đề góp phần tố cáo mạnh mẽ,lật tẩy bộ mặt thật của một xã hội tư sản lố lăng,kệch cỡm,học đòi,đang làm bang hoại giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Câu 2:Khi Xuân tóc đỏ không đến dự đám tang,gia đình cụ cố Hồng đã có những ứng xử như thế nào? Ý nghĩa nghệ thuật từ những ứng xử ấy. a. Khi Xuân tóc đỏ không đến dự đám tang,gia đình cụ cố Hồng đã có những ứng xử: - Ông Văn Minh vì lo chuyện cưới chạy tang cho Tuyết và không biết phải đối xử thế nào với Xuân vì Xuân tuy mang tội quyến rũ một em gái của ông và tố cáo cái tội trạng hoang dâm của một em gái khác nữa của ông nhưng lại có công lớn trong việc gây ra cái chết của cụ tổ. “Hai cái tội nhỏ”,“một cái ơn to” không biết phải ứng xử như thế nào nên cái mặt của ông Văn Minh lúc nào cũng “đăm đăm chiêu chiêu” rất hợp với nhà có đám. - Cô Tuyết: phân vân vì Xuân chưa đến hay Xuân giận mình hay sao nên khuôn mặt Tuyết có vẻ buồn lãng mạn cũng rất hợp mốt với nhà có đám. Câu 3: Chi tiết kết thúc đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”: Đó là chi tiết ông Phán mọc sừng – chồng cô Hoàng Hôn – con rể của cụ cố Hồng vừa khóc vừa lả người đi.Ông ta giả vờ thương xót nhưng thực chất là muốn ngả vào người Xuân để hoàn thành việc trả nợ “Xuân tóc đỏ muốn bỏ quách ra thì thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư.” Câu 4: Đám tang cụ tổ được miêu tả như thế nào? - Người ta vui vẻ đi đưa giấy cáo phó - Đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống,lợn quay đi lọng, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa. - Đám đi tới đâu làm huyên náo tới đó. - Người đưa tang đủ cả giai thanh gái lịch,đủ hạng người.Không mấy ai chú ý đến đưa tang mà họ bình phẩm nhau,chê bai nhau,chim nhau,cười tình với nhau. - Một đám tang trịnh trọng gương mẫu theo đúng nghĩa một gia đình chạy theo đồng tiền làm băng hoại những giá trị đạo đức trong xã hội cũ.Đám to đến nỗi người chết còn muốn bật dậy gật gù cái đầu. Câu 5: Thái độ của đám con cháu được miêu tảnhư thế nào trong “Hạnh phúc của một tang gia” Ông Phán mọc sừng vui mừng vì sẽ có thêm vài nghìn đồng nhờ giá trị của đôi sừng trên đầu. Cụ cố Hồng hoan hỉ nghĩ đến lúc cụ mặc bộ xô gai vừa ho khạc vừa khóc mếu máo để mọi người khen ngợi là đã“già”, là có hiếu.Văn Minh thì thầm kín sung sướng vì chúc thư được thực hiện thì ông được một tài sản lớn.Bà Văn Minh và ông Typn thì sung sướng vì những bộ đồ của tiệm may Âu Hóa được lăng xê.Cậu Tú Tân hạnh phúc vì cậu được thực hành chụp ảnh… *Ý nghĩa chung của 5 câu trên: - Lật tẩy bộ mặt thật của XH thượng lưu,học đòi của đám con cháu đại bất hiếu.Tạo nên tiếng cười thâm thúy,đả kích sâu cay về lối sống rởm đời,coi trọng hình thức mà quên đi những giá trị đạo đức truyền thống.Nhà văn lên án và tố cáo bộ mặt thật của XH tư sản đương thời đang chạy theo đồng tiền làm băng hoại những giá trị đạo đức gia đình,đạo đức XH. - Ngòi bút của Vũ Trọng Phụng châm biếm sâu cay,bút pháp trào phúng đặc sắc đã đánh bật được những mặt tối bên trong vẻ bề ngoài hào nhoáng của đám ma “hạnh phúc” nhà cụ cố Hồng. 9 II) HAI ĐỨA TRẺ (Thạch Lam) Câu 1: Tại sao trong tác phẩm“Hai đứa trẻ”, hai chị em Liên đêm đêm lại thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về? Ýnghĩa? a. Hai chị em Liên đêm đêm lại thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về vì cuộc sống mà hai đứa trẻ sinh sống là một cuộc sống nghèo khổ,lãm lũ,tù đọng,đơn điệu,tẻ nhạt. Dường như ngày nào cũng vậy,từ chập tối cho đến nửa đêm,lúc nào Liên cũng chị thấy lặp đi lặp lại những hình ảnh quen thuộc (chị Tí,bác Siêu,bác Xẩm…). Chừng ấy người ngồi trong bóng tối dưới những thứ đèn leo lắt đang chờ đợi một cái gì đó tươi sang hơn sự sống nghèo khổ hang ngày củahọ. Tất cả những điều đó đã hối thúc chị em Liên tìm đến ánh sáng đoàn tàu từ Hà Nội về như một sự giải thoát. b. Ý nghĩa: Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với“các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên.Đó là ánh sáng của khát vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn,đẹp đẽ hơn,ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc. Đó cũng là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam,nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật. Câu 2: Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam miêu tả đếnnhững loại ánh sáng nào? Ý nghĩa? a. Nhà văn miêu tả các loại ánh sáng: - Ánh sáng từ “ngọn đèn con” của hàng nước mẹ con chị Tí; chấm lửa nhỏ từ gánh phở bác Siêu; ngọn đèn của Liên “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa.” - Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là loại ánh sáng rực rỡ nhất,được mọi người trông đợi nhất. b. Ý nghĩa: - Ánh sáng ngọn đèn con của chị Tí trở đi trở lạinhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lí.Đó là ánh sáng biểutrưng cho cuộc sống thực tại,mòn mỏi,lay lắt,quẩn quanh,nhỏ nhoi đầy bế tắc,buồnchán của chị em Liên, ; cho kiếp người vô danh,vô nghĩa,sống lam lũ,vật vờ…trongcái đêm tối mênh mông của XH cũ. - Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên.Đó là ánh sáng của khát vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn,đẹp đẽ hơn,ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc. - Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam,nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật. Câu 3: Trong tác phẩm “Hai đứatrẻ”, Thạch Lam viết: “Chừng ấy người ngồi trong bóng tối đang trông đợi mộtcái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ.” “Chừng người ấy”là ai? Họ đang trông đợi điều gì? Ý nghĩa? a. “Chừng người ấy” là: hai chị em Liên và An, chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác Xẩm… b. Họ đang trông đợi: chuyến tàu đêm từ Hà Nội về ngang qua phố huyện với cái không khí ồn ào,náo nhiệt cùng các toa đèn sáng. c. Ý nghĩa: - Ánh sáng của đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên và 10 [...]... rệt 2 Với quan điểm nghệ thuật tiến bộ, đầy tính chất nhân văn và tài năng của mình, Nam Cao đã có một ảnh hưởng và những cống hiến lớn lao cho nền văn học Việt Nam hiện đại, xứng đáng được tôn vinh là một hiện tượng văn học không thể thay thế được Nguồn: Giáo viên Nguyễn Quang Ninh Đề bài: Giới thi u khái quát Hàn Mặc Tử và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” Đáp án - Hướng dẫn I Hàn Mặc Tử... đẹp thực đơn giản và toàn bích,một chân lí của sự toàn diện Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ,chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia,anh đã kinh ngạc và vứt chiếc máy ảnh xuống đất.Anh nhận ra rằng,vẻ đẹp ở ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm,ngang trái và nghịch lí Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh nhận ra.Xa và gần,bên ngoài và sâu thẳm…đó cũng là cách nhìn,cách tiếp cận của... trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”, vì vậy, Tố Hữu xứng đáng là thi sĩ của nhân dân, là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam” Nguồn: Giáo viên Nguyễn Qua NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Đề bài: Phân tích bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử Bài Làm Hàn Mặc Tử (1 912 – 1940) là một trong những hồn thơ phong phú và mãnh liệt nhất của thơ ca lãng mạn Thơ của ông có những vần đầy huyết lệ... mơ và thấm đượm nỗi buồn chia li man mác Không nên đồng nhất mối tình với tình cảm, bức tranh thơ 2 Vĩ Dạ là một thôn nhỏ nằm bên bờ sông Hương - xứ Huế Thôn ấy trước Cách mạng là các vương hầu, hoàng tộc và các gia đình quý phái cư trú Ở đó có khu nhà vườn đẹp xinh như một bài thơ tứ tuyệt với cây cảnh, cây ăn quả rất nổi tiếng Từ xưa, nó đã đi vào thơ ca bởi vẻ đẹp thi vị, tiêu biểu cho cảnh sắc và. .. được hiện tại và nghĩ đến tương lai“cô độc và đói rét ốm đau” CHƯƠNGTRÌNH LỚP 12 I) NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG BẦU TRỜIVĂN NGHỆ DÂN TỘC (Phạm Văn Đồng) Câu 1:Đánh giá về Nguyễn Đình Chiểu,trong tác phẩm tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng mộthình ảnh giàu ý nghĩa,đó là hình ảnh nào? Ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh ấy? a Đánh giá về Nguyễn Đình Chiểu,trong tác phẩm tác giả Phạm Văn Đồng đã... nhiên,hài hòa giữa thể xác và tâm hồn Hạnh phúc của con người là chiến thắng được bản thân, chiến thắng sự dung tục, hoàn thi n được nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý NGUỒN: THẦY PHAN DANH HIẾU Đề bài: Trình bày quan điểm nghệ thuật của Nam Cao và chứng minh rằng Nam Cao đã thực hiện triệt để những quan điểm ấy trong sáng tác của mình Đáp án – Hướng dẫn làm bài I Quan điểm nghệ thuật... Cao (1915 – 1951) không chỉ là một nhà văn hiện thực kiệt xuất có tư tưởng nhân đạo phong phú và sâu sắc, mà còn là nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ và nhất quán Quan điểm này tuy không được phát biểu trực tiếp dưới dạng chính luận, nhưng đã thể hiện rải rác trong các sáng tác của ông 1 Suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao luôn luôn suy nghĩ về “Sống” và “Viết” Ban đầu, ông chịu ảnh hưởng... trong thi n hạ”, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ viên quản ngục b Ý nghĩa tình huống truyện: - Làm bộc lộ,thay đổi quan hệ,thái độ,hành vi khác thường của các nhân vật (Huấn Cao lặng nghĩ mỉm cười; quản ngục,thơ lại khúm núm,run rẩy; Huấn Cao tỏa sáng uy nghi giữa chốn ngục tù); làm tỏa sáng vẻ đẹp của cái tài,cái dũng,cái thi n lương - Góp phần khắc họa tích cách của các nhân vật,tăng kịch tính và sức... như một bài thơ tứ tuyệt với những cây cảnh, cây ăn quả rất nổi tiếng Từ lâu, nó đã đi vào thơ ca bởi vẻ đẹp thi vị, tiêu biểu cảnh sắc và phong vị của “xứ mơ màng, xứ thơ” Thi sĩ Bích Khuê đã từng viết: “ Vĩ dạ thôn, Vĩ dạ thôn! Biếc tre cần trúc không buồn mà say” Xuất xứ bài thơ là như vậy Song khi phân tích phải đặc biệt chú ý tới nét đặc trưng cơ bản của thơ Hàn Mặc Tử là thơ hướng nội Bài thơ... nhìn mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng” Đâylà một hình ảnh giàu ý nghĩa b Ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh ấy: - Dùng hình ảnh “vì sao có ánh sáng khác thường”,tác giả đã chỉ ra rằng văn chương của Nguyễn Đình Chiểu có vẻ đẹp và giá trị riêng,độc đáo,khác với thơ văn của các tác giả cùng thời cũng như trong nền văn học dân tộc - Ngôi sao ấy “phải chăm chú nhìn mới thấy sáng”.Nghĩa là văn chương của . Quang Ninh. CÁC CÂU HỎI TRỌNG TÂM 2 ĐIỂM ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN CÁC TÁC GIẢ VĂN HỌC VIỆT NAM CẦN CHÚ Ý I) NAM CAO (1917-1951) Câu 1: Trình bày nội dung sáng tác của Nam Cao trước và sau CMT8: Sự. Chí ý thức được hiện tại và nghĩ đến tương lai“cô độc và đói rét ốm đau”. CHƯƠNGTRÌNH LỚP 12 I) NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG BẦU TRỜIVĂN NGHỆ DÂN TỘC (Phạm Văn Đồng) Câu 1:Đánh giá. cũng ẩn chứa nhiều oái oăm,ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh nhận ra.Xa và gần,bên ngoài và sâu thẳm…đó cũng là cách nhìn,cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính. VII)

Ngày đăng: 19/05/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan