io
BỘ GIÁO DỤC VÀ DAO TẠO
tƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
sử
TRANG THỊ TUYẾT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐỔI
MỚI HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA
Trang 2
Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Những người hướng dẫn khoa học: 1-PGS.PTS Vũ Phán
2-PGS.PTS Nguyễn Kế Tuấn
Phản biện 1: PGS PTS Kiều Thế Việt - Học viện Chính trị QG Hồ Chí Minh
Phản biện 2: PGS TS Nguyễn Văn Đặng - Ban Kinh tế TW
Phản biện 3: PTS Lê Xuân Bá - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
Trang 3PHAN MG DAU
1, TINH CAP THIET CUA ĐỀ TÀI:
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tổn tai và phát triển là tất yếu khách quan đối với tất cả các quốc gia Ở nước ta, DNNN giữ vai trò quan trọng đặc biệt,
nhất là trong ãgành công nghiệp Đổi mới DNNN nói chung và DNN trong
công nghiệp (DNNN(CN)) luôn là vấn để trọng tâm trong đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế ở nước ta trong các thời kỳ khác nhau Trong những năm qua, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy xác định yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới DNNN và có nhiều để tài nghiên cứu về đổi mới DNNN Tuy nhiên, quá trình
đổi mới diễn ra còn chậm và vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc cả về lý luận và
thực tiễn Thực tế đó đã đặt ra vấn đề là cần nghiên cứu để xây dựng những luận
cứ khoa học cho việc tiếp tục đổi mới DNNN(CN).Vì vậy, tác giả chọn để tài: "
Một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhà nước trong
công nghiệp ở nước ta” làm đề tài nghiên cứu của luận án
2 MUC DICH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN: #
Trình bày làm sáng tô những vấn để lý luận cơ bản về đổi mới DNNN(CN) trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng quá trình đổi mới DNNN(CN) ở nước ta trong những năm qua chỉ ra những kết quả đã đạt được những mặt tồn tại, thiếu sót chủ yếu và phân tích
nguyên nhân cơ bản của những tồn tại đồ Từ đó, xây dựng những quan điểm, để xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới hệ thống DNNN(CN) ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
3, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM Vĩ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: hệ thống DNNN trong công nghiệp Việt Nam:
Phạm vì nghiên cứu của luận án: Đổi mới hệ thống DNNN(CN) là một vấn đề
lớn, phức tạp chứa đựng nhiều nội dung Để thực hiện đổi mới DNNN(CN), chúng ta phải thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp nhằm tác động vào ba bộ phận cấu thành hệ thống quản lý DNNN(CN), đó là: đổi mới hệ thống ĐNNN(CN), đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với DNNN(CN); đổi mới hệ
thống tổ chức quản lý nhà nước đối với DNNN(CN) Trong phạm vi luận án này,
Trang 44 PHUONG PHAP NGHIEN CUU:
Phương pnáp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử tư duy lô gích được vận dung dẻ phản tích những vấn đê lý luận và thực tiễn vẻ vị trí vai trò của DNNN(CN), vé sự căn thiết khách quan phải tiếp tục đổi mới DNNN(CN), những yêu cảu và những nội dung chủ yêu thực hiện đổi mới DNNN(CN) Phương pháp
phân tổ thống kê, phân tích hoạt động kinh tế so sánh và minh họa bằng các
biểu đồ được áp dụng trong quá trình tổng hợp phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng quá trình đổi mới hệ thóng DNNN(CN) cũng như thực trạng của hệ
thỏng DNNN(CM) ở nước ta hiện nay
š ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN:
- Đã téng hop va làm rõ những vấn để lý luận về hệ thống DNNN(CN) và
đối mới DNNN(CN) bao gồm lý luân về khái niệm vai trò mới của DNNN(CN)
trong nền kinh tế nhiều thành phản sự cản thiết phải tiếp tục đổi mới những nội
dung và yêu cầu dat ra cho công cuộc đổi mới DNNN(CN) ở nước ta
- Phân tích có chọn lọc kinh nghiệm thực tiễn quá trình cải cách DNNN ở
một số nước trên thế giới, làm cơ sở đối chứng cho những vấn đề lý luận đã được trình bày trong luận án và rút ra những bài học kinh nghiệm chợ việc đổi mới £
DNNN(ŒN) ở nước ta
- Phản ánh và đánh giá đúng thực trạng quá trình thực hiện đổi mới hệ thống
DNNN(CN) và hiện trạng của hệ thống này Làm rõ những kết quả dã đạt được và đặc biệt là những mật tồn tại thiếu sót những cản trở, đồng thời phân tích những nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại đó trong việc thực hiện các chủ trương chính sách đổi mới và những yếu kém trong bản thân hệ thong
ĐNNN(CN)
- Dé xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ để thực hiện việc tổ chức, sắp xếp lại cổ phan hod, xt ly DN ma nha nude không cản tiếp rục nắm giữ, củng cd và hoan thiện mô hình rổng công ry, giải quyết mới quan hệ giữa chủ sở hữu và pháp
hàn DNNN(CN), nâng cao chất lượng đội ngũ giám đốc trong các DNNN(CN)
á KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:
Luận án gồm 168 trang Ngoai phân mở đầu kết luận phụ lục, danh mục tài
liệu tham khảo, nội dung luận án kết cấu thành 3 chương:
Chuong 1: Một số vấn đề lý luận về đổi mới hệ thống DNNN(CN] trong nền kinh tế Việt nam
Chương 2: Đánh giá quá trình thực hiện đổi mới DNNN(CN) trong những
năm qua và thực trạng hệ thống DNNN(CN) hiện nay ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới hệ thống DNNN(CN) ở
Việt Nam
Dưới đây là tóm tắt not dung cơ bản cua từng chương:
Trang 5Chuong 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG
CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
1.1 KHAI NIEM VA VAI TRO CUA DNNN(CN) TRONG DIEU KIEN
CHUYEN SANG NEN KINH TE THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 1.1.1 Khái niệm về DNNN(CN):
Để xây dựng khái niệm hệ thống DNNN(CN), luận án đã làm rõ hai bộ phận hợp thành của khái niệm đó là: công nghiệp và DNNN
Xuất phát từ mặt kỹ thuật và mặt kinh tế - xã hội của sản xuất, luận án đã nêu lên những đặc trưng cơ bản của DNNN(CN) khác với DNNN trong các lĩnh
vực khác của nên kinh tế quốc dân Việc nhận thức tính đặc thù này rất có ý
nghĩa đối với việc nghiên cứu các nội dung đổi mới hệ thống DNNN(CN)
Trên cơ sở phân tích có phê phán và kế thừa một số quan mệm vẻ DNNN,
luận án đã trình bầy một khái niệm mới về DNNN đó là: "DNNN là những DN
có vốn góp của nhà nước ở mức đủ để nhà nước có thể thực hiện được sự can
thiệp của mình nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra” Khái niệm này xuất phát từ khía cạnh quản lý kinh tế của nhà nước và phù hợp trong điều kiện chuyển sang nẻn kinh tế thị trường ở nước ta
Từ khái niệm này cho thấy rõ 4 ý quan trọng, đó là:
- DNNN trước hết phải là một DN, có nghĩa là nó cũng phải có được các đặc trưng kinh tế và pháp lý cha mot DN
- Bao quát được tất cả các dạng hình DNNN đang tổn tại và phát triển trong nền kinh tế nước ta
- Khẳng định tính chất "Nhà nước" trong loại hình DN có vốn góp của nhà nước và Nhà nước coi đây là một công cụ của mình để thực hiện chức
năng quản lý, điều tiết nên kinh tế
- Nói rõ được ý đồ đầu tư vốn của nhà nước là: Nhà nước chỉ cần đầu tư vốn vào từng DN với một tỷ lệ đủ để nhà nước có thể thực hiện sự can thiệp ở mức mà nhà nước thấy là cần thiết
1.1.2 Phân loại DNNN(CN):
Để có thể xây dựng mô hình quản lý có hiệu quả với từng loại hình
DNNN(CN) và để có căn cứ ban đầu cho việc để ra những giải pháp thích
hợp đối với việc đổi mới hệ thống DINNN(CN), chúng ta có thể tiến hành
phân loại chúng theo những tiêu thức khác nhau Có thể tóm tắt các cách
Trang 71.1.3 Vai trò của hệ thong DNNN(CN) trong diéu kiện chuyển sang nền
kinh tế thị trường ở nước ta:
Trên cơ sở khái niệm mới về DNNN(CN), luận án đã cụ thể hoá vai trò
chủ đạo của DNNN(CN) trong nền kính tế nhiều thành phần ở nước ta trên 5
nội dung chính, đó là:
+ DNNN(CN) đảm đương các lĩnh vực công ích đặc biệt quan trọng, - các lĩnh vực liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia
- DNNN(CN) làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế
- DNNN(CN) có vai trò mở đường, khai phá các hướng phát triển mới,
hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển
„ DNNN(CN) làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức nang
điều tiết và quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân nói riêng và toàn xã hội nói chung
DNNN(CN) tao nền táng cho chế độ xã hội mới
Đồng thời luận án đã phân tích và khẳng định một số quan điểm mới
cần được quán triệt trong quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN(CN) đó là: vai trò chủ đạo của DNNN(CN) phải đặt trong mối tương quan với sự phát triển của các thành phản kinh tế khác: vai trò chủ đạo của DNNN(CN) không phải
là cố định mà luôn biến đổi theo thời gian và tùy thuộc vào tình hình phát
triển kinh tế của đất nước qua từng thời kỳ
1.2 TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA VIỆC TIẾP
TUC BOE MOI DNNN(CN) TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN SANG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
1.2.1 Tính tất yếu khách quan của việc tiếp tục đối mới DNNN(CN):
Trong điểu kiện ngày nay, đổi mới DNNN đã trở thành xu thế khách
quan có tính chất toàn cầu Tuy nhiên, ở các nước khác nhau, do yếu tố lịch sử, do những đặc điểm vẻ điểu kiện và hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội cũng như quan niệm xây dựng và phát triển nền kinh tế là khác nhau, do đó
việc đổi mới khu vực DNNN ở từng nước trong từng thời kỳ khác nhau sẽ có
những lý do cụ thể khác nhau Ở Việt Nam, việc tiếp tục đổi mới DNNN nói chung, DNNN(CN) nói riêng xuất phát từ những lý do chủ yếu sau đây:
- Yêu cầu của quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN
Trang 8~ Yâu cầu của việc nâng cao quyền tự chủ của DNNN(CN) trong nên kinh rẻ thị trương
- Yêu cầu của việc nảng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của
DNNN(CN) trong nền kinh tế nhiều thành phan
- Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đạt hoá đất nước
12.3 Những nội dung cản phải thực hiện để đổi mới hệ thống
DNNN(CN):
Những nội dung cần phải thực hiện được nêu ra ở đây có ý nghĩa làm
tiên dé lý luận để định hướng cho việc xem xét, phân tích thực trạng quá
trình đổi mới DNNN(CN) ở chương II và để xuất các biện pháp cụ thể để
thực hiện đổi mới ở chương II
Luan án đã đưa ra cách nhìn toàn diện và có hệ thống vẻ đổi mới
DNNN(CN) Luận án đã phân tích và khẳng định rằng việc đổi mới hệ thống
này cần phải thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp nhằm tác động vào ba bộ phận cấu thành hệ thống quản lý DNNN(CN), đó là:
- Đổi mới hệ thống DNNN(CN)
- Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với DNNN(CN)
- Đối mới hệ thống tổ chức quản lý nhà nước đối với DNNN(CN)
Đóng thời luận án đã phân tích rõ: hệ thống các giải pháp đổi mới hệ thống DNNN(CN'- với tính cách là đối tượng của hệ thống quản lý bao gồm
các giải pháp vẻ đổi mới cơ cấu hệ thống DNNN(CN), các giải pháp về đổi
mới mỏ hình tổ chức và cơ chế quản lý nội bộ DNNN(CN)
1.2.3 Những yêu cầu đối vớt đổi mới DNNN(CN) ở nước ta hiện nay:
Đây là nội dung có tính bức xúc Nó trả lời câu hỏi: DNNN(CN) phải như thế nào? Hay nói cách khác là mỏ hình mục tiêu vẻ DNNN(CN) sau đổi
mới phải như thế nào để nó có thể xứng đáng với vai trò quan trọng mà nó
đảm nhiệm Luận án đã đưa ra 4 yêu cầu chính sau đây:
- Thứ nhất, DNNN(CN) phải thực sự là những đơn vị sản xuất - kính
doanh có hiệu quả cao: giám cạnh tranh và luôn hướng tới thắng lợi; là đội
quản chủ lực trong việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại
- Thứ hai, DNNN(CN) phải có một cơ cấu hợp lý để tạo điều kiện tiền
đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hoá trong bản thân hệ thống
›àn bộ nên kinh tế quốc dân
và tí
Trang 9- Thứ ba, DNNN(CN) phải có được mỏ hình tổ chức và cơ chế quản ly thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN(CM), làm cho hệ thống này năng động và có khả năng thích ứng cao với cơ chế thị trường
- Thứ tr, DNNN(CW) phải là lá cờ đầu, là tấm gương trong việc thiết
lập một trật tự kinh doanh trên thị trường, trong việc thực hiện các chính sách
kinh tế của nhà nước và luôn tuân thủ pháp luật một cách gương mẫu
1.3 KINH NGHIỆM CẢI CÁCH DNNN Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI:
1.3.1 Kinh nghiệm cải cách DNNN ở một số nước trên thế giới:
Để khẳng định thêm cơ sở lý luận cho đổi mới DNNN(CN), ở chương
này, luận án đã trình bày khái quát những kinh nghiệm của quốc tế mà đại diện là ba nhóm nước: các nước XHCN cũ ở Đông Âu tiến hành cải cách DNNN theo phương thức ổ ạt, Trung quốc đại diện nhóm các nước đang phát
triển châu Á tiến hành cải cách DNNN một cách toàn diện và với những
bước đi thận trọng, tuần tự: các nước NICs ở châu A theo kinh tế thị trường
Việc phân tích các kinh nghiệm có liên hệ đến đặc điểm chính trị-kinh tế-xã hội và từ đó đã rút ra những bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào quá trình đổi mới DNNN(CN) ở nước ta cụ thể là:
Cải cách DNNN là một quá trình mang tính phổ biến Tinh đặc thù của quá trình cải cách DNNN
Tính hệ thống của quá trình cải cách DNNN
Mức độ thành công của cải cách DNNN phụ thuộc vào năng lực và thái độ kiên quyết của Chính phủ ở các nước
„ Môi trường pháp lý của cải cách DNNN
Chương 2
ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỔI MỚI
DNNN(CN) TRONG NHUNG NAM QUAVA THUC TRANG HE THỐNG DNNN(CN) HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
Với mục tiêu đặt ra là phản ánh thực trạng quá trình đổi mới DNNN(CN) để có căn cứ thực tiển cho việc để xuất các phương hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới ở chương 3, luận án đã trình bầy ba nội dung
chính
Trang 103.1 NHUNG BAC ĐIỂM CHỦ YẾU CUA HE THONG DNNN(CN) VIET NAM TRƯỚC THỜI KỲ ĐÔI MỚI (NĂM 1986)
Ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra dời, hệ thống DNNN(CN) đã dược hình thành Trong khoảng thời gian trên + năm(1945- 1986), hệ thống DNNN(CN) đã trải qua nhiều thời kỳ đổi mới với những đặc điểm và điều kiện rất khác nhau Song những đặc điểm chung nhất của quá
trình đó là:
2.1.1 DNNN(CN) Việt Nam ra hình thành, phát triển tương đối muộn
2.1.2 DNNN(CN) Việt Nam có mót thời kỳ dài phát triển trong điều kiện đất
nước có chiến tranh
2.1.3 DNNN(CN) Viet Nam tén tại và phát triển trong cơ chế yuan lý tập
trung quan liêu bao cấp kéo dài hàng máy chục năm
2.1.4 DNNN(ƠN) có sự phân biệt rõ ràng giữa DNNN(CN) do Trung ương
quản lý và DNNN(CN) do địa phương quản lý
2.1.5 Hầu hết các tổ chức xã hội đền có DNNN(CN)
#
2.1.6 Môi loại hình DN được hoạt động theo luật khác nhau mà chưa có mùi trường pháp lý chung
2.2 THUC TRANG QUA TRINH THUC HIEN DOI MGI DNNN(CN) VIET NAM
THỜI KỲ 1986 ĐẾN NAY
2.3.1 Các giai đoạn và các đặc trưng đổi mới DNNN(CN) trong từng
giai đoạn:
Luận án đã phân định quá trình đổi mới DNNN(CN) thành hai giai đoạn
và nêu lên những đặc trưng chủ yếu về đổi mới trong từng giai đoạn Cụ thể là:
- Giai đoạn từ Đại hội Đảng VI (tháng 1211986) đến khi bạn hành Nghị định 388-HDBT với đặc trưng có bản là đổi mới quản lý nhà nước đối với DNNN(CN) Toàn bộ nội dung đổi mới hướng vào việc mở ròng lĩnh vực và tăng mức độ tự chủ của DNNN(CN) đi đơi với xố bỏ đần chế độ chủ quản
đối với các DN này
~ Giải doạn từ khi bạn hành Nghị định 388-HĐBT đến nay Giai đoạn
nay được bắt đầu từ những năm 1990 với đặc trưng cơ bản là đã hình thành một xu hướng mới trong đổi mới DNNN(CN), có sự kết hợp tất cả các biện
pháp như: tiếp tục tăng cường quyền tự chủ của DNNN(CN); xắp xếp và tổ
chức lại DNNN(CN); tổ chức lại các tổng công ty; đa dạng hoá sở hữu,
Trang 112.2.2 Những nội dung chủ yếu đã được thực hiện nhằm đổi mới hệ thống DNNN(CN) trong những năm qua:
Các nội dung chủ yếu của quá trình đổi mới hơn 10 năm qua bao gồm: - Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với DNNN(CN) theo hướng mở rộng
quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho các DN, đi đơi với việc
xố bỏ chế độ Bộ chủ quản và cấp hành chính chủ quản đối với các DN
- Sắp xếp, cơ cấu lại hệ thống DNNN(CN) nhằm giảm số lượng đến mức hợp lý, khác phục tình trang dan trải , quy mô nhỏ bé để nâng cao hiệu qua va site manh canh tranh của hệ thống
- Đa dạng hoá sở hữu DNNN(CN) bằng hai hình thức là thực hiện liên kết
kinh tế và cổ phần hóa Trong đó, có phần hoá là biện pháp chủ yếu nhằm chuyển một bộ phan DNNN(CN) thành các công ty cổ phần
- Đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế quân lý nội bộ DNNN(CN) để các DN có khả năng thích ứng với các điều kiện của cơ chế thị trường
2.3 NHỮNG TỔN TẠI CHỦ YẾU CỦA HỆ THỐNG DNNN(CN) HIỆN
NAY Ở NƯỚC TA VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỔN TẠI
2.3.1 Những tên tại chủ yếu của hệ thống DNNN(CN) hiện nay:
Mặc dù đã trải qua hơn 1Ö năm đổi mới nhưng đến nay hệ thống
DNNN(CN) vẫn còn những nhược điểm chính sau đây:
a) ĐNNN(CN) số lượng quá nhiều (xem Biểu số 2)
Biểu số 2: Số cơ sử sản xuất công nghiệp quốc doanh (1990-1996) 1990 |1991 |1992 |1993 |1994 | 1995 |19% Toàn ngành 2/782 |2575 12.250 | 2.066 |2.014 | 1.988 | 1.880 Do TƯ quản lý | 589 538 538 525 529 S57 553 Do BP quan ly | 2.193 {2.037 | 1.712 | 1541 | 1.485 | 1.431 | 1.327
Nguân: Niên giám thống kê 1995 Nhà xuất bản Thống ké, 1996
Niên giám Thống kê 1997 Nhà xuất bản Thống kê, 1998
b) DNNN(CN) có mặt ở quả nhiễu ngành nghề, ở quá nhiều địa phương Nói cách khác là, DNNN(CN) xuất hiện quá mức cần thiết xét cả
Trang 12Biéu so 3: 86 luong DNNN(CN) phan theo nganh inam 1996) Ị 1996 - Tổng sở QD.TW QD.ĐP Só lượng DNNN(CN) 1880 533 1327
Chia theo nganh:
A/ Cong nghiép khai thac: 134 54 80
1 Khai thác than 19 7
2 Khai thác dầu thô 0 2
3, Khai thác quang kim loại § 14 + Khai thác đá và các mỏ khác 27 37 B/ Cong nghiệp chế biến: 1677 498 1179 5 Sản guất thực phẩm và đồ nống 66 262 6, Sản xuất thuốc lá và thuốc lào § 17 7, Dật 30 34 3, Sản xuất trang phục 18 72 3, Thuộc và sơ chế da 10 30 10 Chế biến gỗ và lâm sản 20 s0 11 Sx giấy va cdc sp giấy 12 30 12 Xuất bản, in và sao bản ghi 52 108 13 Sx than cốc và dầu mỏ ũ 0 14 Sản xuất hoá chất +6 79 15 Sx sp cao su va plastic 15 23
16 Sx sp khoảng phi kim loại 59 206
L7 Sản xuất kim loại 7 14 18 3x sp KL (trừ MMTB) 17 42 19 Sản xuất MMTB 63 50 20 Sx Thbị văn phòng và Miính 2 0 21 Sx MMTB dién và điện tử is 11 22 5x Rađiô,Tvi,Tbị truyền thông 16 21 23 Sx Deu y tế chính xác 3 3 24 Sx , Schữa động cơ 2 23 25 Sx, Schta Vtai thuỷ 25 49 26 Sx giường tủ, bàn ghế 5 26 27 Sx SP tái chế 0 9 C/ Điện, ga và nước: 70 2 68 28 Sản xuất điện 2 4 29 Sân xuất nước 0 64 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trang 13Biểu số 4a: Quy mô của DN.CN.NN theo vốn Đơn vị: đồng Tổng số 1993 1994 1995 | 1996 2271 2170 1988 1881 Dưới 500 triệu 613 560 200 132 (%) 2699 | 25/81 1006 | 701 Từ 500 đến 1000 triệu 442 420 231 152 (%) 19,46 19,35 11,62 | 8.08 Tit 1001 đến 3000 triệu 633 615 532 428 (%) 21871 | 28,34 | 26.76 | 22.75 Từ 3001 đến 5000 triệu 212 207 255 233 (%) 9,34 9,54 1283 | 12438 Từ 5001 đến 10000 triệu 173 171 289 307 (#) 7.62 7,88 1454 | 1632 Trên 10000 triệu 198 197 481 629 (%) 8.72 9.80 24,20 | 3344
Negudn: Tong cuc thống kê
Biểu số áb: Quy mô của DNNN(CN) heo lao động Đơn vị: Người 1993 1994 1995 1996 Tổng số 2271 3170 1988 [88h Dưới 100 ngudi 873 814 699 639 (%) (13.34) (37.5) (35,16) (33.97) Từ 100 đến 500 người [117 1.081 995 928 (%) (17.07) (49.77) (50.05) (49,34) Từ 501 đến 1000 người 165 93 161 i71 (%) (2,52) (4,29) (8,09) (9,09) * Từ I001 đến 3000 người 94 94 101 102 {%) (1,44) (431) (5,08) (5,42) Tit 3001 dén 5000 ngudi 12 12 18 25 (%) (0,18) (6,55) (0,90) q32) Trén 5000 người 10 10 14 16 (%) (0,15) (0.46 ) (0,74) (0,8) Neuén: Téng cục Thống kê 1995-1996
+ Trang thiết bị, công nghệ lac hau, chấp vá từ nhiều nguồn, nhiều
nước khác nhau trong khu vực DNNN(CN) đang là trở ngại cho việc nâng cao năng suất, hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng
cạnh tranh của các DN
+ Tình trạng thiếu vốn hoạt động đang là khó khán lớn nhất trong việc
nắng cao trình độ công nghệ đổi mới trang thiết bị trong khu vực này
Trang 14d) Sử dụng vốn kém hiệu quả còn là tình trạng phổ biến trong DNNN(CN) (xem Biểu số 5)
Biểu số 5: Hiệu quả đồng vốn của DNNN(CN)
(Tính giá trị của tài sản cố định theo giá ban đầu) 4990 [1991 |1992 |1993 |1994 |4995 [1996 |1997 GDP/1đ TSCĐ 040 |039 (044 [043 [042 |042 (043 (0.46 NôpNS/1đTSCĐ {0,028 [0,019 [0,162 10,169 }0,169 [0,180 [0,180 {0,183 Nguồn: Tổng cục Thống kê e)Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các DNNN(CN) ở mức tháp (xem Biểu số 6) Biểu sở ố: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của khu vực DNNN(CN) (1996-1997) ( Đơn vi tinh: %)
[| Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế | 1996 1997 ¿
¡ | Tỷ suất lãi/ Tài sản cố định 7/78 5.06 2_ | Tỷ suất lãi / Doanh thu : 8.55 5.47
3_ | Tỷ suất lãi/ Vốn 12 8
14 | Ty sudt nép NS/ V6n 17,86 19,63
[5 | Tỷ suất doanh thu / Vốn 143 146
g) Đội ngũ cần bộ lãnh đạo trong các DNNN(CN), mà đặc biệt là giám đốc DN chưa đáp ứng được những yêu câu của cơ chế quản lý mới, cơ chế thị trường Không ít người trong đội ngũ giám đốc thiếu kiến thức văn hố, chun mơn nghiệp vụ, thiếu kiến thức kinh doanh và kém năng động
h) Tổ chức quản trị kinh doanh tại các DNNN(CN) còn yếu kêm, lạc hậu Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý trong các DNINN(CN) chưa thực sự phù hợp với cơ chế thị trường đang hình thành ở nước ta (như đã phân tích trong mục 2.2)
Từ những kết luận trên đây về thực trạng của hệ thống DNNN(CN) cho thấy rõ hệ thống này chưa đủ những điều kiện và khả năng để thực hiện tốt vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường ở nước ta
trong thời gian qua
3.3.2 Những nguyên nhân cơ bản của những tôn tại:
Thứ nhất, tư duy lý luận vê đổi mới DNNN(CN) ở nước ta đã không theo kịp thực tiễn đang thay đổi từ khi thực hiện đổi mới, mở cửa, hoà nhập quốc tế
Trang 15Thứ hai, ảnh hưởng nặng nẻ của cơ chế kế hoạch hoá tập trung tồn tại quá lâu trong điều kiện chiến tranh kéo đài, của nr duy không đúng về mô hình CNXH
trước đây
Thứ ba, sự yếu kém của nẻn kinh tế và xuất phát điểm rất thấp của nền kinh tế nước ta
Thứ tự, việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về đổi mới DNNN(CN) chưa đồng bọ, chưa triệt để
Thứ năm, một số cán bộ lãnh đạo, quản lý các DNNN(CN) được bổ nhiệm và
hoạt động trong cơ chế cũ chưa kiên quyết, thậm chí có hành động trái với xu thé, yêu cầu của đổi mới hệ thống DNNN(CN) vì nó động trạm đến quyền và lợi ích của bản thân họ do cơ chế cũ tao nên Đây chính là một lực cản lớn nhất trong công cuộc đổi mới DNNN(CN) ở nước ta trong những năm qua và cả trong thời gian tới
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC ĐỔI MỚI HỆ THỐNG DNNN(CN) Ở VIỆT NAM
Trên cơ sở vận dụng những căn cứ khoa học và kinh nghiệm quốc tế về đổi mới DNNN được xác định trong chương l và tình hình DNNM(CN) qua hon 10
năm đổi mới được trình bày trong chương 2, ở chương này, tác giả trình bày một
hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện đổi mới DNNN(CN) ở nước ta trong thời gian tới
3.1 BO SUNG VA HOAN THIEN CAC TIEU CHI PHAN LOAI DNNN(CN) HIỆN
CÓ LÀM CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SÁP XẾP, TÔ CHỨC LẠI DNNN(CN) TRONG THỜI GIAN TỚI
Hiện nay, trong công nghiệp có 1880 DNNN Công cuộc đổi mới DNNN(CM) có nhiệm vụ tìm cách xử lý đối với khối DNNN(CN) này theo hướng: có cái sẽ vẫn giữ nguyên; có cái sẽ phải thải loại; có cái sẽ phải chuyển thể sở hữu Muốn vậy, chúng ta phải tiến hành phân loại DNNN(CN) hiện có để xác định các đối tượng cần được xử lý bằng những hình thức, biện pháp và bước đi thích hợp
Thực tế cho thấy, cẩn có tiêu chí cho 3 loại sau đây:
Trang 16- Tiêu chi để xác định các DNNN(CN) được xếp vào diện CPH Trong loại này
cần có 3 nhóm tiêu chí cụ thể, đó là:
„ Tiêu chí để xác định DNNN(CN) thuộc diện CPH- mà nhà nước cần giữ cổ
phần chỉ phối hoặc cổ phần đặc biệt
„ Tiêu chí để xác định DNNN(CN) thuộc diện CPH- mà nhà nước chỉ cẩn giữ
cổ phần dưới mức chỉ phối
„ Tiêu chí để xác định DNNN(CN) thuộc diện CPH- mà nhà nước khỏng cần
tham gia cổ phần
- Tiêu chí để xác định các DNNN(CN) hiện có không thuộc điện nhà nước cần
tham gia sở hữu và cũng không thuộc diện CPH
Dựa vào các văn bản của nhà nước (Nghị định 44-CP và Chỉ thị số 20-CT), tác
giả đã chỉ ra những bất hợp lý trong tiêu chí phân loại ứng với từng loại trên và đã
đưa ra hệ thống tiêu chí cho cách phân loại của mình Sự khác nhau cơ bản giữa
cach phân loại được đưa ra trong luận án và cách phân loại trong các văn bản của
nhà nước thể hiện ở 3 điểm chính, đó là: vẻ đối tượng áp dụng cách phân loại: về
mục đích của việc phân loại: và về nội dung của các tiêu chí đối với từng nhóm đốf tượng trong phân loại
Y tưởng xuyên suốt trong quá trình xây dựng hệ thống các tiêu trí phân loại là
nhằm vào mục tiêu giảm số lượng DNNN(CN) đến mức hợp lý Nhà nước không
nên tham gia quá nhiều vào các ngành các lĩnh vực theo xu hướng: nếu không nắm
100% sở hữu thì phải nắm cổ phần chỉ phỏi, nếu khóng giữ cố phần chỉ phối thì phải nắm cổ phần ở mức bình thường (đưới mức chỉ phối), phải tạo điều kiện
khuyến khích sự tham gia và phát triển của các thinh phần kinh tế khác vào hoạt động kinh tế xã hội nhằm phát huy nội lực của nền kinh tế như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Khoá VTIII của Đảng đã nhấn mạnh
3.2 LỰA CHỌN CÁC HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP XỦ LÝ THÍCH HỢP ĐỐI VỚI CÁC DNNN(CN) THUỘC LOẠI NHÀ NƯỚC KHÔNG CÂN THAM GIA SỞ HỮU VÀ CUNG KHÔNG THUỘC DIỆN CPH
Theo sự phân loại trình bày ở trên đã xác định: các DNNN(CN) thuộc loại nhà nước không cần tham gia sở hữu và cũng không thuộc diện CPH cần được vận dụng
các Hình thức chuyển đổi như: bán, khoán, cho thuê sáp nhập, giải thể, phá sản Hiện nay, nhà nước đang tập trung nghiên cứu để ban hành các văn bản pháp quy
Trang 17Đối với mỗi hình thức có thể lựa chọn luận ún đã phân tích:
- Thực chất
- Mục đích sẽ đạt được
- Những yêu cầu đặt ra khi vận dụng
- Những khó khăn trong triển khai thực hiện
- Biện pháp cần thực hiện để khác phục những khó khăn, đáp ứng những yêu
cầu đặt ra, để đạt được mục đích ở mức cao nhất
3.3 GIẢI QUYẾT TỐT MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẰM THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HỐ DNNN(CN) Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI
Để tiến trình cổ phần hoá DNNN(CN) đạt được cả về tiến độ và mục tiêu đã đặt ra, luận án đã kiến nghị 5 vấn để cản được giải quyết tốt, đó là:
3.3.1 Làm rõ thực chất và- mục tiêu của chủ trương CPH các DNNN(CN) ở
nước ta:
Trên cơ sở làm rõ thực chất của chủ trương cổ phần hoá(CPH) các DNNN ở
nước ta, luận ấn đã phân tích để xác định một hệ tiếng các mục tiêu của CPH các
DNNN Ngoài 2 mục tiêu đã được nêu ra trong Nghị định 44-CP vẻ huy động thêm vốn và tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ, luận án phân tích và bỏ sung thêm một số mục tiêu quan trọng nữa của CPH các DNNN(CN), đó là:
- CPH còn là một giải pháp cải tiến mô hình tổ chức DN để nâng cao hiệu quả
quản lý và hiệu quả hoạt động sản xuất- kinh doanh của DNNN(CN)
- CPH còn là cách thức để rút bớt vốn nhà nước ra khỏi các DNNN(CN) thuộc
các ngành, lĩnh vực mà nhà nước không cần duy trì sở hữu 100% vốn nhà nước - CPH còn là cách thức để "cài đặt” công cụ kinh tế, thông qua đó nhà nước tiểm nhập vào trong các DN có vốn góp của nhà nước, từ đó mà nhà nước thực hiện
điều chỉnh, khống chế, kiểm soát và hỗ trợ chúng 3.3.2 Hoàn thiện chế độ, chính sách về cổ phần hoá:
Trong mục này, luận án đã khẳng định: Nghị định 44-CP đã có nhiều điểm mới so với các văn bản pháp quy trước đó Đồng thời, cũng chỉ ra rằng chính sách ưu đãi trong Nghị định này vẫn chưa đủ mức cần thiết để khuyến khích người lao động và ĐNNN(CN) khi triển khai CPH - Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tiến trình CPH diễn ra chậm chạp và không mấy hiệu quả Từ đó tác giả luận án đã kiến nghị việc sửa đổi bổ sung thêm một số chính sách ưu đãi đối với DNNN(CN) và đối với người lao động khi thực hiện CPH như sau:
- Về chính sách tat đãi đối với DNN N(CN) khi CPH cản được bỗ sung thêm
Trang 18+ Giảm 50% thuế thu nhập đối với còng ty trong hai năm liên tiếp kế từ sau
khi chuyển sang hoạt động theo Luật công ty
+ Được sử dụng quỹ khuyến khích và đầu tư phát triển (QKK&ĐTPT) để
chia cho những người đang làm việc trong DNNN(CN) để mua cổ phần
- Về chính sách wu ddi đối với người lao động cần được sửa đổi và bỗ sung một số nội dung, đó là:
+ Chuyển từ hình thức ưu đãi bang phương thức bán giảm giá cổ phiếu sang hình thức cho không một số cổ phiếu Cách làm này bảo đảm sự bình đẳng đối với
cổ đông mà vẫn thực hiện được chế độ ưu đãi đối với người lao động trong DN
+ Không nên quy định về việc hạn chế tổng mức giá trị ưu đãi tính theo một tỷ lệ % so với giá trị vốn nhà nước tại DN, có như vậy mới tạo ra sự công bằng giữa
các cán bộ công nhân viên làm việc cho nhà nước trong các DNNN(CN) khác nhau + Không nên đặt ra một mức thu nhập chung (theo Thông tử số l1 năm 1998/TT-Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) để làm thước đo xác định lao động
nghèo trong DN
+ Dành một tỷ lệ cổ phần thích đáng dé bán cho cán bộ công nhản viên trong DN (ngoài số cỏ phần được cho không họ còn được mưa một số cổ phiếu theo giá
quy định cho tất cả các cổ đơng khác ngồi DN)
+ Nên bỏ quy định vẻ việc khống chế-số cổ phần ưu đãi được mua đối với các đối tượng được quy định trong pháp lệnh chống tham nhũng
+ Nên mở rộng đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi cho cả những cán bộ công nhân viên của DN đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động
3.3.3 Tạo lập những điều kiện tiền đề cần thiết cho quá trình CPH
Tác giả đã đưa ra 2 kiến nghị:
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho CPH mà cụ thể là: cần có một Bộ luật về CPH
các DNNN, trong đó quy định:
- Những ngành và lĩnh vực mà DNNN ở đó cần được CPH
- Quy trình định giá DN và phương thức tiến hành CPH - Hệ thống tổ chức quyết định và thi hành CPH
- Quy định việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn do bán cổ phần
- Giải quyết lợi ích của tập thể, của công nhân, của giám đốc
- Các hình thức xử lý đối với các hành vi lạm dụng, cố ý làm trái những quy định trong luật
Trang 19Luận án đã chứng minh sự cản thiết phải có TTCK để đẩy nhanh quá trình
CPH và đề nghị nhà nước thực hiện một số công việc sau đây:
- Nghiên cứu và ban hành Bộ luật vẻ TTCK
- Xây dựng hệ thống kiểm toán độc lập
- Xây dựng chương trình kế hoạch và biện pháp cụ thể tổ chức sự chuyển nhượng cổ phần sau khi CPH
- Củng cố và tiếp tục đổi mới hoạt động của các ngân hàng thương mại, ngân
hàng đầu tư phát triển và các quỹ tín dung
- Xúc tiến việc thành lập một công ty tài chính quốc gia có trách nhiệm quản 1ÿ, sử dụng và kinh doanh nguồn vốn thuộc sở hữu nhà nước trong các DNÑNN được
CPH
3.3.4 Lua chọn mục tiêu và hình thức thực hiện CPH thích hợp khi tiến hành
CPH từng DNNN(CN):
Trong mục này, tác giá đã kiến nghị:
- Không thể đặt ra tất cả các mục tiêu của tiến trình CPH nói chung khi thực
hiện CPH một DNNN(CN) cụ thể Vì vậy, khi tiến hành CPH từng DN cụ thể cần
phải lựa chọn mục tiêu nào là chủ yếu, hàng đầu? Mục tiêu nào chỉ là thứ yếu có
tính chất bổ sung
- Khi đã xác định được mục tiêu chính, các nhược điểm, bất cập khác có thể bô qua hoặc tìm biện pháp thích hợp để khác phục
- Trên cơ sở đó, lựa chọn hình thức và biện pháp CPH cho phù hợp với mục tiêu đã lựa chọn (xem Biểu số 7)
Biế¡ số 7: LỰA CHỌN MỤC TIỂU VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN CPH THÍCH HỢP KHI TIEN HANH CPH TUNG DNNN(CN)
MỤC TIÊU CPH HÌNH THÚC CPH
- Giữ nguyên giá trị hiện có của DN đồng thời phát hành cổ phiếu
Thu hồi vốn và huy | để thu hút thêm vốn
I | động thêm vốn đầu | - Mở rộng tỷ lệ bán cổ phần cho CBCNV và công chúng
tư vào DN - Không bán chịu hoặc giảm ở mức thấp nhất trường hợp bán chịu
- Khuyến khích CBCNV trong ON mua ¢6 phan
Tao diéu kiện cho | - Cho vay không lãi hoặc với suất ưu đãi
TL | người lao động thực | - Mở rộng diện mua chịu trả dan
sự làm chủ - Dành số lương cổ phần thích đáng cho người lao động trong DN
~ Xác định cơ cấu củ đông cần đạt được Việc xác định cơ cấu cố
Nhằm đa dạng hóa | đông phải trên cơ sở xác định nội dung chiến lược phát triển lâu
II | sở hữu trong DN tạo | dài của DN sau khi CPH
sự liên kết kinh tế | - Giảm tỷ lệ cổ phản dành cho CBCNV trong DN
- Dành phần lớn tỷ lệ cổ phần cho cá nhân, pháp nhân có mối quan hệ gần gũi với hoạt đông SX-KD của DN
Trang 20
3.4 HỒN THIỆN MƠ HÌNH TỔ CHUC VA CO CHE QUAN LÝ ĐỐI VỚI DNNN
THUẦN TUÝ TRONG CÔNG NGHIỆP
3.4.1 Củng cố và hồn thiện mơ hình tổng công ty nhà nước(TCT.NN):
Việc hình thành các TCT.NN theo hướng hình thành các tập đoàn kinh doanh (TĐKD) mạnh là một bộ phận quan trọng trong quá trình đổi mới, tổ chức sắp xếp
lại DNNN Tuy nhiên, mô hình tổ chức này còn rất mới mẻ và thời gian triển khai
còn quá ngắn, do đó thực tiễn hoạt động của chúng trong 5 năm qua còn bộc lộ
nhiều vấn để cần được tiếp tục nghiên cứu
Từ những nghiên cứu lý luận và khảo sát tình hình thực tiễn luận án đã để xuất một số vấn đề nhằm góp phần hoàn thiện mô hình TĐKD trong điều kiện hiện nay, đó là:
3.4.1.1 Nêu rõ sự câu thiết và những điểu kiện của việc thành lập các TCT.NN
theo hướng hình thành các TĐKD ở nuốc ta hién nay
34.1.2 Hoan thiện cơ chế quần lý đối với TCT.NN trên hai phương diện: quản lý
nhà nước đối với TCT và TCT đối với các doanh nghiệp thành viên(DNTV)
* Về quản lý nhà nước đối với TCT, luận án đã kiến nghị: ¢ - Thứ nhất, việc uỷ quyên thực hiện chức năng làm đại diện quyền chủ sở hữu phải thực hiện theo hướng nàng cao quyền hạn tương xứng với trách nhiệm cho hội đồng quản trị (HĐQT) của TCT
- Thứ hai, HĐQT phải thực sự là một tập thể trí tuệ và có trọng trách về những
quyết sách lớn liên quan đến vận mệnh của TCT Điều quan trọng là các thành viên của HĐQT phải là những người đại diện cho các bên góp vốn, đại diện cho cơ quan quản lý ngành, đại diện cho một số cơ quan quản lý chức năng
- Thứ ba, phải cụ thể hoá một số quyền hạn của HĐQT mang tính thiết thực
và chủ động Đây là một nội dung bức xúc đang được đặt ra trong việc hoàn thiện
cơ chế quản lý TCTNN hiện nay Xuất phát từ việc nghiên cứu 13 nhiệm vụ và
quyền hạn của HĐQT được quy định tại Mục 2, Điều 13, Nghị định 39-CP và sự
hoạt động trên thực tiễn của HĐQT trong những năm qua, luận án đã đưa ra một số kiến nghị cụ thể, đó là:
+ Cân bổ sung thêm quyền hạn cho HĐQT để tương xứng với chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại TCTNN Những quyền hạn cần bổ sung là: về kế
hoạch; về đầu tư; về tài chính; về nhân sự; về tổ chức (xem biểu số 8, trang sau) + Giảm bớt một số quyển của HĐQT quyết định các vấn dé cụ thể có liên
quan đến điều hành của tổng giám đốc để tăng cường quyền hạn cho tổng giám đốc Những quyền hạn đó là:
Trang 22(2) Bổ nhiệm miễn nhiệm giám đốc các DNTV:
(3) Quyết định việc thay đổi cơ cấu tổ chức các DNTV * Về quản lý TCT đối với các DNTV, luận án đã kiến nghị:
TCT phải thực sự trở thành một tổ chức kinh doanh chứ không phải là cơ quan quản lý trung gian sống nhờ bằng kinh phí đóng góp của các DNTV Do đó, TCT phai có thực lực kinh tế, tài chính Trong phần này, Luận án đã để xuất một số giải pháp để tăng nguồn vốn tài chính cho TCT, đó là:
+ Đẩy mạnh các hoạt động tạo tích luỹ do TCT tiến hành
+ Hình thành và phát triển các công ty tài chính trong các TCT
+ Phát triển mô hình công ty mẹ và công ty con trong cae TCT 3.4.1.3 Hạn chế và kiểm soát độc quyên kinh doanh của TCT:
Tác giả cho rằng các TCTNN có thể trở thành các thế lực độc quyền trong các
ngành Do đó, một trong những vấn đề của đối mới DNNN(CN) là phải ngăn ngừa
xu thế này Luận án đã đề xuất một số giải pháp để có thể kiểm soát và hạn chế độc
quyển của các TCT, đó là:
- Trong điều kiện hiện nay, không nên hình thành các TCT toàn ngành, mà
nên hình thành một số TCT trong một ngành để cạnh tranh lẫn nhau
~ Hình thành các Hiệp hội toàn ngành, dé bảo đảm cạnh tranh với thị trường
thế giới, để thúc đẩy sự phát triển và táng dần trình độ tích tụ, tập trung, tăng quy
mô của các DN vừa và nhỏ
- Quy định quy mô thị phần tối đa đối với từng sản phẩm mà các TCT kinh doanh Tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các TCT ra nước ngoài
- Xây dựng luật khuyến khích cạnh tranh và kiểm soát độc quyền
3.4.1.4 Xác định mô hình và bước đi thích hợp cho quả trình hình thành và phát triển TCT theo hướng tập đoàn kinh doanh (TĐKD) ở nước ta mong thời gian tới:
* Các mô hình TĐKD cần được áp dụng ở nước ta:
- Xét theo hình thức sở hữu: nên hình thành các TĐKD có sở hữu hỗn hợp - Xét theo lĩnh vực kinh doanh: nên hình thành các TĐKD đa ngành, đa lĩnh
vực là chủ yếu
- Xét theo phạm vi hoạt động: cần phấn đấu để hình thành, phát triển các TDKD dưới hình thức công ty đa quốc gia
* Xác định bước đi thích hợp trong quá trình hình thành và phát triển các TĐKD ở nước ta:
Trang 23+ Đối với các TCT.NN da due thanh lap thì:
„ Tiến hành sắp xếp lại các TCT đã hình thành và dang hoạt động
„ Tiên hành việc đa dạng hoá sở hữu các DNTV thông qua việc CPH, liên
kết với các thành phản kinh tế khác ở cả trong và ngoài nước
„ Từng bước vận dụng mô hình “Công ty mẹ - Công ty con” trong các TCT đã thành lập
Thanh lập các công ty tài chính trong cdc TCT
- Đối với trường hợp thành lập mới các TCT theo hướng hình thành TDKD:
+ Việc thành lập mới TĐKD phải dựa trên quan điểm mới, đó là:
Chỉ thành lập các TCT trong các ngành đã đạt trình độ tích tụ và tập
trung sản xuất khá cao Đồng thời, các quan hệ kinh tế trong và ngoài nước đã bước đầu phát triển
Kiên quyết không dùng biện pháp hành chính để gò ép thành lập các TCT trong những ngành, lĩnh vực chưa có nhu cần vä„hưa đủ điểu kiện cần thiết
+ Các bước di trong việc hình thành TCT theo hướng hình thành TĐKD
có thể là:
Các doanh nghiệp độc lập tự nguyện liên kết với nhau để tạo thành
TĐKPD có tiểm lực kinh tế tài chính đủ mạnh đủ sức cạnh tranh trên thị trường - Các DNNN có quy mô lớn, tiểm lực mạnh (vốn, kỹ thuật, công nghệ lao động) sử dụng tiểm lực đó của mình để đầu tư thâm nhập vào các DN khác,
dần biến các DN khác thuộc sở hữu của mình
„ Một DN có quy mô lớn và mạnh mua lại, sáp nhập, thôn tính các DN
khác yếu kém hơn biến chúng thành các công ty con, chỉ nhánh của mình
3.4.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các DNNN độc lập trong công nghiệp: DNNN độc lập nói ở đây là các DN không nằm trong các TCT Những vấn đề cần
được giải quyết để củng cố đối với các TCTNN và các DNNN(CN) độc lập có những
điểm giống nhau, nhưng bên cạnh đó có những nội dung riêng Vì vậy, trong phản này,
chúng tôi cũng để cập đến cả các DNNN(CN) vốn là thành viên của các TCTNN ở
chừng mực nào đó
Việc củng cố các DNNN độc lập trong công nghiệp cẩn tập trung giải quyết hai nội dưng chính, đó là:
3.4.2.1 Xác định đúng đắn hơn nội dụng quyển của chủ xổ lưữu nhà nước đổi
tới DNNN độc lập trong công nghiệp mong mỗi quan hệ với quyển tu chi cia DN
Trang 24Trên cơ sở phân tích những điểm chưa hợp lý trong các nội dung về quyền của chủ sở hữu nhà nước được quy định tại Điều 27, Luật DNNN luận án đã kiến nghị việc bổ sung, sửa đổi một số quy định về quyền của chủ sở hữu nhà nước như sau:
- Một là, cần tách biệt cách đối xử của nhà nước đối với hai loại DNNN: DN
hoạt động kinh doanh và DN hoạt động công ích trong việc định hướng phát triển
của DN Cụ thể là: đối với DN hoạt động kinh đoanh thì nhà nước chỉ nên nấm quyền quyết định mục tiêu kinh doanh cho DN còn việc quyết định chiến lược phát triển cũng như định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh của DN nên để DN tự quyết định Đối với DN hoạt động công ích thì cần tăng cường quyền quyết định của chủ sở hữu kể cả mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược và kế hoạch của DN
- Nai là, giảm bớt các quyền của nhà nước về tài sản ở DNNN, cụ thể:
+ Quyển phê chuẩn phương án cho thuê, thế chấp, cầm cố những tài sản
quan trọng
+ Quyển phê chuẩn phương án huy động vốn, phương án góp vốn, tài sản
Nhà nước vào liên doanh với các chủ sở hữu khác ⁄
- Ba là, sửa đối lại hai quyết định:
+ Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thường, ký luật các chức danh
quản lý chủ chốt trong DN
+ Quyết định chế độ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp đối với TGÐ của DN - Bốn lả, cần làm rõ quyền điều chỉnh tý lệ trích lập các quỹ của DNNN từ
lợi nhuận sau thuế -
- Năm là, quy định cụ thể thêm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan đại diện chủ sở hữu theo hướng gọn nhẹ, thiết thực, giảm đầu mối, tránh
phiển hà cho DN
(xem Biểu số 9 - trang sau)
2.4.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ giám đốc trong các DNNN(CN)
Tác gia đã kiến nghị một số nội dung cụ thể, đó là: vẻ việc xác định tiêu chuẩn
chung cơ bản của giám đốc: đổi mới cơ chế tuyển chọn giám đốc: đối mới việc đào
tạo và bồi dưỡng, đổi mới chính sách sử dụng và chế độ đãi ngộ
Trang 26- Xác định tiêu chuẩn của giám đốc phú hợp với yêu cáu quan 1s kinh doanh & các doanh nghiệp trong cơ chế thị tường (xem Biểu số 10)
Biểu số I0: Tiêu chuẩn giám đốc DNNN(CN) TT Tiêu chuẩn Nội dung cơ bản Ghỉ chứ - Kiến thức phổ thông Có bằng cấp
1 | Trinh độ kiến thức | - Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ Cé bang cấp
chuyên môn - Kiến thức ngoại ngữ Có bằng cấp
- Kiến thức giao tiếp, tâm lý xã hội (khả | Có bằng cấp (hoặc
năng hoà nhập) chứng chỉ)
- Lãnh đạo có trọng tâm Tranh thủ sự lãnh đạo
- Biết tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với | của Đẳng uỷ và sự
2 Trình độ và cơ chế quản lý mới ủng hộ của các tổ
năng lực - Thưởng phạt nghiêm mính chức quản chúng
quản lý - Giải quyết công việc hiệu quả (kỹ năng | trong DN
q9uản lý- quyết đoán trong kinh doanh)
3 |] Phẩm chấtchính | - Đi đúng đường lối quan điểm của Đảng | Có bằng cấp trình độ
trị, tư tưởng và Nhà nước, chính trị
~ Tôn trong pháp luật
4 Tư cách đạo đức | - Là tấm gương cho cán bộ công nhân | Là ngưới có uy ín lớn
viên của DN noi theo nhất trong DN
- Không có biểu hiện tham nhúng 5 | Sứckhoẻ, tuổi tác | - Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ
- Trẻ hoá đội ngũ cán bộ
- Đổi mới cơ chế tuyển chọn giám độc trong các DNNN(CN) (xem Biểu số 11) Biểu số 11: Các hình thức tuyển chọn giám đốc Hình thức Nội dung 1 Thi tuyển - Biện pháp mang lại hiệu quả cao lý tỉnh huống ~ Căn cứ vào tiêu chuẩn, khả năng chuyên sâu, óc tổ chức và năng lực xử 2 Bầu tuyển - Thực hiện đúng quy trình, hiệu quả cao
3 Tiến tuyển - Tuyển người thông qua giới thiệu từ cấp dưới lên
4 ứng tuyển ~ ứng cử thông qua bầu cử
- Thưởng là do tập thể giới thiêu 5, Bổ tuyển - Là sự bồ nhiệm của cấp trên
- Thường căn cứ vào đề nghị của cấp dưới hoặc bỏ phiếu tín nhiệm
6, Cử tuyển - Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng giám đốc DNNN(CN) bao gồm các biện - Thực chất cũng là cách bổ nhiệm nhưng là chỉ định trực tiếp
pháp đào tạo giám đốc; đào tạo lại và bồi dưỡng giám đốc
- Đổi mới chính sách sử dụng và đất ngộ đối với giám đốc được thực hiện
theo hướng: mức thu nhập của giám đốc phải g gắn liền với việc hoàn thành kẻ hoạch
vẻ tài chính, tức là gắn trách nhiệm của giám đốc doanh nghiệp với kết quả điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong thực tiễn
Trang 27- Lua chon ede hình thức thích hợp và các biện pháp cần thực hiện để xử lý
các DNNN(CN) không thuộc diện nhà nước cần tham gia sở hữu và cũng không
thuộc diện thực hiện CPH
- Những biện pháp cần thực hiện để thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá DNNN(CN) ở nước ta trong thời gian tới Bao gồm các nội dung: làm rõ thực chất CPH ở nước ta theo chủ trương của Đảng và Nhà nước; xác định mục tiêu hình thức và bước đi thích hợp cho tiến trình CPH; bổ sung, sửa đổi một số chế độ chính sách về CPH và tạo lập những điều kiện cho quá trình CPH
- Giải pháp nhằm cũng cố và hồn thiện mơ hình TCTNN theo hướng hình thành các TĐKD mạnh Về vấn đề này, luận án đã làm rõ: Sự cần thiết và điều kiện của việc hình thành các TCT.NN theo mò hình TĐKD ở nước ta; hoàn thiện
mò hình tổ chức và cơ chế quản lý của TCT.NN: vấn đề hạn chế và kiểm soát
độc quyền của các TCT, việc xác định mô hình và bước đi thích hợp cho quá
trình phát triển các TCT.NN ở nước ta
~ Giải pháp nhằm củng cố, hoàn thiện cơ chế quản lý đối với DNNN độc lập
trong công nghiệp Về vấn để này, luận án đã phân tích, xác định rõ hơn nội
dung quyền chủ sở hữu nhà nước đối với tài sản và vốn của nhà nước tại các
DNNN(CN) trong mối quan hệ với quyền tự chủ của các DN này
- Cuối cùng luận án đã trình bày một số vấn đề về việc nâng cao chất lượng
đội ngũ giám đốc trong các DNNN(CN) trong điều kiện chuyển sang nẻn kinh tế thì trường ở nước ta Về vấn đề này, luận án đã trình bẩy các giải pháp về xây dựng tiêu chuẩn đối với giám đốc; đổi mới cơ chế tuyển chọn giám đốc; tăng
cường đào tạo và bồi dưỡng giám đốc; đổi mới chính sách sử dụng và đãi ngộ đối
với giám đốc trong các DNNN(CN)
Có thể khẳng định kết quả của việc tiếp tục đổi mới hệ thống DNNN(CN)
phụ thuộc rất lớn vào việc triển khai các Nghị quyết Đại hội Đảng và Nghị quyết các Hội nghị Trung ương (khoá VIID cũng như việc quán triệt, thực hiện các
chương trình của Chính phủ có liên quan trực tiếp đến quá trình, nhiệm vụ đổi
mới cơ chế quản lý (vĩ mô và vỉ mô) nói chung, đổi mới hệ thống DNNN(CN)
Trang 28to
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIÁ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỂ TÀI
Trang Thi Tuyết "Một vài nét về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở các nước NIC và ASEAN" Tạp chí Kinh tế kế hoạch hoá 1/1996
Trang Thị Tuyết "Đổi mới hè thống doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế nước ta”, Tap chí Kinh tế và phát triển số 8 tháng 11/1995,
- Trang Thị Tuyết "Nên nhận thức thế nào về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước”, Tạp chí Lao động và xã hội số 5/1996
Trang Thi Tuyết "Tăng cường sư quan lý nhà nước đốt với việc :hực hiện chủ trương cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước” Tạp chí Quản lý Nhà nước Học viện Hành chính Quốc gia số 3 năm 1996
Trang Thị Tuyết "Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước", Tạp chí Lý luận Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Cñí Minh, số
4/1998
Trạng Thị Tuyết "Trao đổi về thực chất và mục tiêu cỏ phản hoá doanh
nghiệp nhà nước", Thông tin khoa học Hành chính, số 7/1996
Đề tài khoa học cấp Bộ: "Cơ sở khoa học của việc hoàn thiện mô hình tổ
chức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước theo hướng xoá bỏ
dân chế độ Bộ chủ quản và cấp hành chính chủ quản ở Việt nam” - Tác gia là thành viên của để tài PTS Dương Quang Tùng là chủ nhiệm đề tài Đề tài khoa học cấp Bộ: ” Quần lý nhà nước đối với các loại hình doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta” - Tác giả là thành viên của