Theo ông, nhân loại đã và đang trải qua ba làn sóng: Làn sóng thứ nhất: cuộc cách mạng nông nghiệp Làn sóng thứ hai: cuộc cách mạng công nghiệp Làn sóng thứ ba: cuộc cách mạng thôn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH-KHCN&QHĐN
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
LÝ LUẬN “CÁC LÀN SÓNG” CỦA
ALVIN TOFFLER
HỌC VIÊN THỰC HIỆN : HÀ THANH NHẤT
GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH: TS BÙI VĂN MƯA
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 8/2014
Trang 2Lời giới thiệu
Alvin Toffler là một nhà tương lai học, nhà kinh tế học, nhà xã hội học người
Mỹ Ông là một trong những người có tiếng nói ảnh hưởng nhất trong giới doanh nhân Những tác phẩm đầu tay của ông tập trung vào vấn đề công nghệ và các tác động của nó Sau đó, ông chuyển sang nghiên cứu phản ứng về những sự thay đổi của xã hội Các tác phẩm sau này của ông thường đề cập đến sự gia tăng sức mạnh của vũ khí, công nghệ và chủ nghĩa tư bản thế kỷ XXI
Alvin Toffler khá nổi tiếng khi đưa ra lý luận về các làn sóng văn minh Theo ông, nhân loại đã và đang trải qua ba làn sóng:
Làn sóng thứ nhất: cuộc cách mạng nông nghiệp
Làn sóng thứ hai: cuộc cách mạng công nghiệp
Làn sóng thứ ba: cuộc cách mạng thông tin
Mục tiêu bài tiểu luận này sẽ làm rõ các hình thái kinh tế, chính trị, xã hội của từng làn sóng, nguyên nhân sự chuyển tiếp của các làn sóng đồng thời nêu lên những nhận định về lập luận của ông đối với các làn sóng
Bố cục trình bày gồm:
Nền văn minh làn sóng thứ nhất
Trang 3 Nền văn mình làn sóng thứ hai
Nền văn minh làn sóng thứ ba
Kết luận
Các sách tham khảo bao gồm: Làn sóng thứ ba, quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của Alvin Toffler Trong đó, sách tham khảo chính là: Làn sóng thứ ba
1 Nền văn minh làn sóng thứ nhất
Alvin Toffler chia nền văn minh của làn sóng thứ nhất – văn minh nông nghiệp làm hai giai đoạn: giai đoạn nguyên thủy và giai đoạn văn minh
Giai đoạn nguyên thủy là điểm khởi đầu của lịch sử loài người Nó vào khoảng
8000 – 10000 năm trước Công Nguyên trở về trước, giai đoạn này, cuộc cách mạng nông nghiệp chưa xuất hiện cho nên chưa có văn minh nông nghiệp, loài người sống trong các nhóm nhỏ du mục và di trì cuộc sống bằng việc câu cá, săn bắt hoặc chăn giữ súc vật
Giai đoạn văn minh bắt đầu khoảng 8000 – 10000 trước Công Nguyên Cuộc cách mạng nông nghiệp xuất hiện và kéo dài cho đến những năm 1650 – 1750 Hầu hết trong giai đoạn này, đại đa số là nông dân sống tập trung trong những làng nhỏ và bán cô lập Họ vừa sản xuất vừa tiêu thụ Họ lao động để tạo ra của cải vật chất chỉ đủ để sống và làm cho các ông chủ của họ vui vẻ Họ cũng luôn biết rằng sự trao đổi bất kỳ hàng hóa nào cũng sẽ bị ông chủ nô lệ và các chúa công phong kiến tịch thu Ngoài ra, họ cũng không được khích lệ để cải tiến công nghệ và làm tăng sản xuất
Có thể nói biểu tượng của làn sóng thứ nhất là cái cuốc Nơi “sản xuất” của những nông dân là đồng ruộng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, con trâu đi trước, cái cày đi sau Nói một cách đơn giản là họ cứ bám đất mà sống Khi đó,
Trang 4đất đai được xem là cơ sở của kinh tế, đời sống, văn hóa, cấu trúc gia đình và chính trị Đời sống được tổ chức xung quanh làng mạc Sự phân chia lao động đơn giản chiếm ưu thế và một số đẳng cấp, giai cấp đã được xác định rõ ràng Quyền lực độc đoán một cách cứng nhắc Nền kinh tế bị phân quyền để mỗi cộng đồng tự sản xuất hầu hết những nhu cầu riêng của họ
Tuy nhiên, trong giai đoạn làn sóng thứ nhất, cũng đã có những nhà máy sản xuất hàng loạt xuất hiện ở Hy Lạp và La Mã cổ đại nhưng chưa được phát triển
Mỏ dầu được khai thác ở Hy Lạp và Miến Điện Các thành phố mọc lên ở châu Á
và Nam Mỹ, đã có tiền và hối đối, các công ty và quốc gia phôi thai đã hiện hữu Thế nhưng, chẳng có nơi nào được gọi là văn minh công nghiệp Nguyên nhân là
là việc phát triển không đồng đều ở những nơi khác nhau trong những thời điểm khác nhau Chúng chưa có tập hợp lại thành một hệ thống chặt chẽ Mãi cho đến
1650 – 1750, chúng ta mới có thể nói rằng: thế giới đã bước sang làn sóng thứ hai
2 Nền văn minh làn sóng thứ hai
Theo Alvin Toffler, từ những năm 1650 – 1750, làn sóng thứ hai – nền văn minh công nghiệp đã bắt đầu Hệ thống công nghiệp qui mô lớn xuất hiện, các nhà máy, công ty, máy cày trên nông trại, máy đánh chữ trong văn phòng, tủ lạnh trong gia đình, báo chí, phim ảnh, tàu điện ngầm …Quan trọng hơn, khi cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra, nó nói tất cả những việc đó lại với nhau thành một
hệ thống xã hội rộng lớn
Nếu biểu tượng của làn sóng thứ nhất là cái cuốc thì có thể nói biểu tượng của làn sóng thứ hai là nhà máy Thật vậy, ở giai đoạn này, các thành phố nhà máy mọc lên như nấm Từ những trung tâm công nghiệp này đã đổ ra hàng triệu các sản phẩm giống nhau như: áo, giày, xe ô tô, đồng hồ, đồ chơi, xà phòng, kem gội đầu, máy ảnh, súng máy và động cơ điện
Về năng lượng, ở làn sóng thứ nhất khai thác các nguồn năng lượng có thể phục hồi được như: rừng, gió, nước Ngược lại, các xã hội ở làn sóng thứ hai lấy năng lượng từ than đá, khí đốt và dầu mỏ Việc lấy nguồn tài nguyên năng lượng dự
Trang 5trữ của trái đất làm tăng nhanh sự phát triển kinh tế Vì thế, các công nghệ mới
do hệ thống năng lượng mới cung cấp đã mở cửa cho việc sản xuất hàng loạt
Đã sản xuất thì phải có tiêu thụ Với việc áp dụng qui trình sản xuất hàng loạt,
cá công ty, nhà máy, xí nghiệp đã tạo ra một lượng hàng hóa rất lớn Điều này dẫn đến hệ thống phân phối phải được mở rộng Đường sắt, đường cao tốc và các kênh đường thủy đã mở rộng các vùng xa thành thị, hệ thống công nghiệp qui mô lớn là các cửa hàng bách hóa Mạng lưới phức tạp những người buôn bán, bán sỉ, môi giới, đại diện người sản xuất mọc lên khắp nơi
Không giống như xã hội làn sóng thứ nhất, làn sóng thứ hai đã tách riêng ra người sản xuất và người tiêu thụ Lần đầu tiên trong lịch sử, nó đã tạo ra một tình hình mới với hàng loạt thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ được dùng để bán hoặc trao đổi Lúc này, kinh tế trở thành “thị trường hóa” Khi thị trường xuất hiện, hầu hết mọi người bị cuốn vào hệ thống tiền tệ Sự phát triển kinh tế trở thành mục tiêu chủ yếu của các chính phủ tư bản và xã hội chủ nghĩa vì đơn giản thị trường là một thể chế có xu hướng phát triển và tăng cường Sự hiện hữu của thị trường khuyến khích phân chia lao động nhiều hơn và dẫn đến sức sản xuất tăng
rõ rệt Sự phát triển bùng nổ này của thị trường đóng góp vào việc tăng nhanh mức sống mà thế giới chưa bao giờ biết đến
Về văn hóa: do nó được sinh ra trong nền văn minh chỉ coi trọng đồng tiền, tham lam, thương mại hóa và vụ lợi nhất trong lịch sử Trong bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản nói rằng xã hội mới không để lại giữa người với người một mối quan hệ nào khác ngoài mối lợi lạnh lùng và lối “trả tiền ngay không tình không nghĩa”1 Những mối quan hệ cá nhân, những mối ràng buộc gia đình, tình yêu, tình bạn, mối quan hệ láng giềng và cộng đồng, tất cả đều đặt tiền là quan hệ trên hết
Về mặt chính trị: Alvin Toffler cho rằng, đặc biệt ở làn sóng thứ hai, quốc gia nào muốn thực hiện nó cũng phải tuân theo bộ sáu nguyên tắc liên quan với nhau, điều khiển cách xử thế của hàng triệu người Sáu nguyên tắc đó là:
Tiêu chuẩn hóa
1 C.Mác – Ph.Ănghen: Tuyển tập, tập 1 N.X.B Sự Thật, Hà Nội, 1980, tr.543-544
Trang 6 Chuyên môn hóa
Đồng bộ hóa
Tập trung hóa
Tối đa hóa
Tập quyền hóa
Nền văn minh làn sóng thứ hai không chỉ thay đổi công nghệ, thiên nhiên, văn hóa, nó còn thay đổi cả cá tính, giúp tạo ra một đặc tính xã hội mới Họ là ông chủ của “nô lệ năng lượng” Họ sống hầu hết cuộc đời của họ trong môi trường kiểu nhà máy, tiếp xúc với máy móc và tổ chức đã làm các nhân trở thành nhỏ
bé Họ biết sự tồn tại của họ phụ thuộc vào tiền bạc Họ được nuôi dưỡng trong một gia đình hạt nhân và đi học ở trường kiểu nhà máy Họ nắm được những hình ảnh cơ bản về thế giới nhờ các phương tiện thông tin đại chúng Họ làm việc trong các công ty lớn, cơ quan Nhà nước Họ xác định họ thuộc về quốc gia và không thuộc về làng mạc hoặc thành phố Họ thấy họ đứng đối diện với thiên nhiên bằng việc khai thác thiên nhiên trong công việc hàng ngày Họ biết họ là một bộ phận của những hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội rộng lớn và phụ thuộc lẫn nhau mà các đường ranh giới của chúng chìm trong độ phức tạp vượt quá sự hiểu biết của họ
Những áp lực trong xã hội công nghiệp đã làm con người lẫn hệ thống bị căng thẳng đến tột đỉnh Các hệ thống của làn sóng thứ hai bị khủng hoảng Khủng hoảng trong hệ thống phúc lợi, hệ thống bưu điện, hệ thống trường học, hệ thống
y tế, hệ thống đô thị, hệ thống tài chính quốc tế, hệ thống Nhà nước – quốc gia
Sự hội tụ khủng hoảng của những hệ thống đó có thể cho chúng ta biết được một điều là xã hội công nghiệp đang chết, và đương nhiên là phải thay đổi chúng Làn sóng thứ hai đã không còn nữa, chúng ta đang tiến vào làn sóng thứ ba
3 Nền văn minh làn sóng thứ ba
Theo Alvin Toffler, làn sóng thứ ba – văn minh hậu công nghiệp (hay gọi là văn minh thông tin) được đánh dấu từ những năm 50 của thế kỷ XX.Alvin
Trang 7Toffler khẳng định: “Đây cũng chính là thập niên chứng kiến việc đưa vào sử dụng rộng rãi máy tính điện tử, đi lại bằng máy bay phản lực thương mại, viên thuốc tránh thai và nhiều cách tân tác động mạnh khác”2 Mô tả, phác họa, dự báo
về làn sóng thứ ba, Alvin Toffler đề cập đến không ít vấn đề Trong đó, ông tập trung sự chú ý vào những vấn đề nổi bật bao gồm thông tin, cách thức tổ chức sản xuất, ứng xử của con người cũng như những biểu hiện trong việc thực hiện quyền lực chính trị Biểu tượng của làn sóng thứ ba là chiếc máy vi tính
Ở làn sóng thứ hai, nguồn năng lượng cung cấp chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt Nhưng nguồn năng lượng đến một lúc nào đó sẽ cạn kiệt Vì thế, xã hội làn sóng thứ ba đã và đang tìm ra nguồn năng lượng mới như: năng lượng mặt trời, năng lượng nhiệt địa, năng lượng sóng …
Hiện nay, có bốn nhóm ngành công nghệ mới đang phát triển mạnh và có thể trở thành các ngành công nghiệp xương sống của kỷ nguyên làn sóng thứ ba Đó
là các nhóm ngành:
Nhóm thứ nhất: điện tử, máy tính, cáp thông tin quang học và ngành vật lý chất rắn
Nhóm thứ hai: công nghiệp vũ trụ
Nhóm thứ ba: đại dương học
Nhóm thứ tư: công nghiệp gen
Chìa khóa của sự tiến bộ trong nền văn minh làn sóng thứ ba là máy tính Máy tính ngày nay hiện diện khắp nơi, từ cơ quan, văn phòng, trường học đến nhà ở Máy tính là một trong những thành tựu kỳ diệu nhất của con người vì chúng nâng cao sức mạnh trí óc Máy tính sẽ giúp ta suy nghĩ sâu hơn về chúng ta và về thế giới Máy tính có thể truy tìm số lượng lớn dữ liệu để phát hiện ra mô hình Nó
có thể tổng hợp các dạng rời rạc thành một tổng thể lớn có ý nghĩa hơn Nó được con người nạp các “tri thức” để đưa ra những quyết định, dự báo mà bộ óc của con người không thể làm được
2 Làn sóng thứ ba, người dịch Nguyễn Văn Trung, N.X.B Thông tin Lý Luận
Trang 8Trong nền văn minh làn sóng thứ ba, chúng ta sẽ bắt gặp một khái niệm mới
“văn hóa điểm sáng” Trong loại văn hóa mới này, với những hình ảnh chuyển tiếp và từng mảng, chung ta có thể phân biệt sự khác nhau lớn giữa những người
sử dụng thông tin đại chúng làn sóng thứ hai với những người sử dụng thông tin làn sóng thứ ba Lượng thông tin mà chúng ta tiếp nhận rất nhiều và hỗn loạn Sự phi đại chúng hóa của nền văn minh tạo thành một bước nhảy trong lượng tin tức
mà chúng ta trao đổi với nhau Chúng ta đang trở thành một “xã hội tin tức” Theo Alvin Toffler, nền kinh tế của làn sóng thứ ba sẽ phải chịu năm mũi áp lực Các áp lực này là:
Đầu tiên là áp lực đến từ môi trường sinh học
Thứ hai là áp lực từ môi trường xã hội của công ty
Thứ ba là áp lực môi trường tin tức thay đổi
Thứ tư là áp lực đến từ chính trị và môi trường quyền lực
Sau cùng là áp lực đạo đức đang ảnh hưởng tới tất cả các thiết chế
Nguyên tắc đầu tiên của chính phủ làn sóng thứ ba là quyền lực thiểu số Nếu chính trị ở làn sóng thứ nhất là “tiền đa số” và ở làn sóng thứ hai là “đa số” thì ở làn sóng thứ ba sẽ là “tiểu đa số” – một sự hợp nhất của nguyên tắc đa số với quyền lực thiểu số
Nguyên tắc thứ hai của hệ thống chính trị là nguyên tắc “dân chủ bán trực tiếp”–sự thay thế các đại biểu đại diện cho chúng ta Sự kết hợp giữa dân chủ đại diện với dân chủ trực tiếp là nền dân chủ bán trực tiếp
Nguyên tắc thứ ba đối với nền chính trị tương lai là nhằm phá vỡ sự tắc nghẽn
cơ chế quyết định và giao quyền quyết định vào đúng chỗ của nó
Như vậy, qua việc phân chia lịch sử loài người ra thành các làn sóng khác nhau, Alvin Toffler cố chứng minh rằng nền văn minh của làn sóng thứ ba sẽ ra đời và dần thay thế làn sóng thứ hai – nền văn minh công nghiệp ống khói Trong làn sóng thứ ba này, ông đặc biệt chú trọng đến sự nở rộ, lên ngôi của truyền thông, thông tin, tri thức khoa học
Trang 10Kết luận
Có thể thấy Alvin Toffler lý giải đời sống xã hội bằng phương pháp tiếp cận theo nền văn minh mà nền tảng là dựa trên cơ sở của tri thức khoa học Bắt đầu với tư tưởng rất đơn giản rằng sự đi lên của nông nghiệp là bước ngoặt đầu tiên trong phát triển xã hội nhân loại, và rằng cuộc cách mạng công nghiệp là sự chọc thủng vĩ đại thứ hai Và khi hệ thống công nghiệp quy mô lớn đạt đến đỉnh cao thì làn sóng thứ ba đã bắt đầu nổi lên và biến đổi mọi thứ nó đụng đến
Sự ập đến của nền văn minh làn sóng mới không có nghĩa là làn sóng cũ sẽ bị tiêu diệt mà chúng vẫn còn tồn tại song rất ít
Mọi biến đổi của xã hội là kết quả của sự vận động và phát triển kỹ thuật.Sự ra đời, mất đi của các phương thức sản xuất gắn liền với sự ra đời, mất đi của các giai cấp, khi tiếp cận theo phương pháp nền văn minh dường như đã nhòa đi tất
cả Nếu còn lại thì đó là biểu hiện sự xung đột, sự chiến thắng của làn sóng sau đối với làn sóng trước
Cuối cùng, có thể kết luận rằng: các nền văn minh của các làn sóng không làm
gì cả mà chính con người làm nên các nền các làn sóng đó
Trang
Trang 11Tài liệu tham khảo
Làn sóng thứ ba, nguyên tác: Toffler Alvin, người dịch: Nguyễn Văn Trung,
N.X.B Thông Tin Lý Luận, 1992
Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của Alvin Toffler, tác giả: TS
Ông Văn Năm (chủ biên) – PGS TS Lý Hoàng Ánh, N.X.B Chính trị Quốc gia, 2013
Tiểu sử Alvin Toffler, website: http://vi.wikipedia.org/wiki/Alvin_Toffler
Thực chất, hạn chế của tư tưởng Alvin Toffler về quyền lực tri thức,
website:
http://caphesach.wordpress.com/2014/02/27/thuc-chat-han-che-va-gia-tri-cua-tu-tuong-alvin-toffler-ve-quyen-luc-tri-thuc-phan-i/
Các làn sóng văn minh, website:
http://marketingonlinepowerful.com/marketing-online/online-marketing/cac-lan-song-van-minh/
Trang