1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Các hoạt động của luật sư trong quá trình chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính

10 537 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 73,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, luật sư đóng một vai trò rất quan trong quá trình tham gia giải quyết một vụ án từ giai đọan điều tra cho đến giai đoạn đưa vụ án ra xét xử cho đến khi thi hành bản án có hiệu lực của toà án. Để góp phần bảo vệ được tính pháp chế xã hội chủ nghĩa nhưng đồng thời cũng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình thì đòi hỏi trong bất kỳ một vụ án nào người Luật sư đòi hỏi cũng phái có sự chuẩn bị, nghiên cứu hồ sơ của vụ án, tìm hiểu, thu thập chứng cứ, tham gia vụ án từ giai đoạn điều tra cho đến khi vụ án được đưa ra xét xử. Có thể nói rằng trong quá trình tham gia tố tụng của vụ án với tư cách là một luật sư thì vai trò rất ư là quan trọng mà đặc biệt là luật sư phải có sự chuẩn bị kỹ càng khi chuẩn bị tham gia phiên toà sơ thẩm của vụ án, bởi vì có thể nhận thấy rằng trong tất cả các giai đoạn tố tụng thì phiên tòa sơ thẩm là giai đoạn khá quan trọng, nó mang tính chất quyết định sự “ thành hay bại” của một vụ án, sự thành công của luật sư tại phiên toà hay không là do yếu tố chuẩn bị cho sự tham gia phiên toàcủa luật sư , nếu có sự chuẩn bị kỹ càng, có nghiên cứu kỹ hồ sơ của vụ án và từ đó xây dựng phương án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình sao cho hợp lý hợp tình, đưa ra các quan điểm luận cứ sắc bén thì chắc chắn là sẽ thành công tại phiên toà. Trong phần trình bày này chúng ta chỉ đề cập đến một vấn đề đó là “Các hoạt động của luật sư trong quá trình chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính” Và chúng ta nhận thấy rằng quá trình chuẩn bị của luật sư trong một vụ án hành chính cũng gồm hai công việc chính đó la: - Nghiên cứu hồ sơ vụ án; - Xây dựng luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình. I. NGHIÊN CỨU HỒ SƠ: A. Khi nghiên cứu một hồ sơ vụ án thì luật sư cần phải nắm vững các quy định thủ tục khởi kiện một vụ án hành chính, mà cụ thể như sau; 1. Về đối tượng bị khởi kiện: a. Quyết định hành chính: Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước, được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. Trường hợp những cơ quan và những người nói trên không thực hiện đúng quy trình ban hành quyết định hành chính mà ban hành những văn bản dứơi hình thức một công văn, một báo cáo kết luận, một thông báo… Nhưng nội dung các văn bản này lại có những quy định có tính bắt buộc thi hành, và cơ quan nhà nước hoặc cán bộ công chức nhà nước có thẩm quyền đã căn cứ vào các văn bản này để thi hành như một quyết định hành chính, thì cũng được coi là một quyết định hành chính bằng văn bản và cũng trở thành đối tượng bị khởi kiện vụ án hành chính nếu thỏa mãn các điều kiện khác do pháp luật quy định. Đối tượng khởi kiện một vụ án hành chính tại Tòa án là quyết định hành chính, nhưng phải là quyết định hành chính lần đầu. Sau khi quyết định hành chính lần đầu được ban hành, nếu người có nhu cầu khiếu kiện đã không khởi kiện ra tòa án, mà đã có khiếu nại tiếp theo, được quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo đã có quyết định giải quyết theo đúng thẩm quyền, thủ tục, thì Tòa án không có thẩm quyền thụ lý giải quyết mà phải trả lại đơn kiện cho người khởi kiện theo khoản 6 Điều 31 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. b. Hành vi hành chính: Hành vi hành chính được định nghĩa là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. (Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính) .Hành vi hành chính là việc thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi công vụ và những trình tự thủ tục chung trong việc chuẩn bị ban hành và thi hành một quyết định hành chính. 2. Người bị kiện: Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì cơ quan, tổ chức nhà nước nếu ban hành các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc thuộc một trong những lọai việc được quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính mà bị khởi kiện thì sẽ là người bị kiện với tư cách cơ quan, tổ chức trong vụ án hành chính. Cụ thể là: - Các cơ quan Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội và các đơn vị trực thuộc các cơ quan này; - Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân địa phương các cấp, Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp. - Uy ban nhân dân địa phương các cấp Đối với cán bộ công chức khi thi hành công vụ đã ban hành các quyết định hành chính hoặc có những hành vi hành chính theo quy định tại các khoản 10, 11 tại Điều 2 Luật Khiếu nại, tố cáo và các khoản 2, 3 Điều 4, Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính mà bị khởi kiện thì họ bị kiện với tư cách là cá nhân trong vụ án hành chính. 3. Điều kiện khởi kiện: Người khởi kiện có quyền khởi kiện vụ án hành chính khi hội đủ các điều kiện: - Có năng lực hành vi hành chính theo quy định của pháp luật ; - Có lợi ích bị xâm phạm trực tiếp bởi quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc ; - Hoặc tuy lợi ích không bị xâm phạm trực tiếp nhưng họ đại diện cho người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tinh thần. 4. Thời hiệu khởi kiện: Thời hạn khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án là 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 34 và Điều 36 Luật Khiếu nại, tố cáo mà người khiếu nại chưa nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Ngoài ra nếu người khởi kiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn thì thời hạn khởi kiện là 45 ngày. Trường hợp người khởi kiện bị ốm đau, thiên tai, dịch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những ngại khách quan khác mà người khởi kiện không gởi đơn khởi kiện đúng thời hạn 30 hoặc 45 ngày theo quy định của pháp luật, thì việc khởi kiện dù có quá hạn vẫn được tòa án chấp nhận vì có lý do chính đáng để nhận đơn và thụ lý giải quyết. Đối với trường hợp khởi kiện quyết định buộc thôi việc, theo quy định tại Điều 55 Luật Khiếu nại, tố cáo thì người bị kỷ luật buộc thôi việc chỉ có quyền gởi đơn khởi kiện tại tòa án sau khi đã nhận được quyết định giải quyết lần đầu. 5. Thẩm quyền xét xử của Tòa án: a. Thẩm quyền của Toà án theo nội dung vụ việc. - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản. - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu thuế, truy thu thuế. - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu phí, lệ phí. - Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính một trong các hình thức: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính. - Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ trưởng hoặc tương đương trở xuống. - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai. - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp – thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh. - Khiếu kiện quyết định hành chính liên quan đến việc lập quyền sở hữu công nghiệp - Khiếu kiện quyết định hành chính trong việc cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả (khoản 3, khoản 4 Điều 26 và Điều 33 Nghị định 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ Luật Dân sự) - Khiếu kiện quyết định hành chính trong việc phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ - Khiếu kiện quyết định các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính (Điều 119 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính - Khiếu kiện quyết định hành chính trong việc công chứng, chứng thực - Khiếu kiện quyết định hành chính vi phạm pháp luật về hành chính của cơ quan hải quan, công chức hải quan theo quy định của pháp luật (Khoản 3 Điều 54 Nghị định số 101/2001/NĐ – CP ngày 31/12/2001của Chính phhủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan) - Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với quyết định giải quyết khiếu nại của chủ nhiệm hoặc Chủ tịch Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đòan luật sư đối với quyết định của Ban chủ nhiệm hoặc Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư (Khoản 2 Điều 41 Pháp lệnh Luật sư năm 2001) b. Thẩm quyền của Tòa án theo cấp xét xử (theo lãnh thổ) • Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ công chức của: - UBND và Chủ tịch UBND cấp huyện - UBND và Chủ tịch UBND cấp xã trên cùng lãnh thổ cấp huyện đó. - Các phòng, ban chuyên môn của UBND cấp huyện - Người đứng đầu cơ quan tổ chức từ cấp huyện trở xuống. • Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định buộc thôi việc của cán bộ công chức của: - Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, TANDTC, VKSNDTC và thủ trưởng các cơ quan đó. - Cơ quan chức năng thuộc một trong các cơ quan nhà nước (Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, TANDTC, VKSNDTC) và của cán bộ, công chức các cơ quan chức năng đó. - UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện (trong trường hợp lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh TTGQCVAHC) - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức (trừ những trường hợp đã thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện) - Cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cán bộ, công chức của cơ quan đó. • Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định buộc thôi việc của cán bộ công chức của: - Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, TANDTC, VKSNDTC và thủ trưởng các cơ quan đó - Chủ tịch UBND cấp tỉnh B. Các kỹ năng của luật sư khi nghiên cứu một hồ sơ vụ án : 1. Xem xét đơn khởi kiện, yêu cầu khởi kiện, các tài liệu chứng cứ của người khởi kiện nêu ra. 2. Xem xét nội dung quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu kiện. 3. Các văn bản quy phạm pháp luật dựa vào để ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính . 4. Xem xét các tài liệu do người làm chứng cung cấp, tài liệu giám định, tài liệu phiên dịch (nếu có). 5. Xem xét các chứng cứ để ban hành quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu kiện. 6. Các tài liệu chứng cứ có liên quan (lời khai người làm chứng, các tài liệu giám định, tài liệu phiên dịch) 7. Các tài liệu về hình thức khác như: giấy ủy quyền, biên lai nộp tiền tạm ứng án phí… II. XÂY DỰNG LUẬN CỨ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO KHÁCH HÀNG: Khi chuẩn bị tham gia vào phiên toà sơ thẩm thì đòi hỏi một luật sư sau khi đã nắm vững các quy định trình tự thủ tục pháp luật, đã nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án thì bước kế đến không thể thiếu được đó là chuẩn bị luận cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình. 1 Về các thủ tục tố tụng: Luật sư cần phải xác định được đối tượng khởi kiện có thuộc thẩm quyền của tòa Hành chính không? Thời hiệu khởi kiện đã được người khởi kiện đảm bảo hay chưa? Tòa án thụ lý có đúng thẩm quyền hay không? 2 Về nội dung khởi kiện: - Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó ban hành đúng thẩm quyền không? - Vụ việc phải giải quyết thuộc thẩm quyền của cơ quan hay của cá nhân? - Vụ việc được giải quyết thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp nào? - Vụ việc được giải quyết thuộc thẩm quyền của cơ quan ngành nào? - Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó ban hành đúng trình tự thủ tục không? Các trình tự thủ tục này được quy định trong các văn bản Quy phạm pháp luật. - Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính có thực hiện đúng thời hiệu không? - Mức độ xử lý có phù hợp với việc vi phạm không? Tóm lại căn cứ vào những nội dung mà đã nghiên cứu ở trên thì luật sư xây dựng phương án bảo vệ sao cho hợp lý hợp tình, phù hợp với quy định của pháp luật: a. Nếu luật sư là người bảo vệ cho người bị kiện : - Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ở điểm nào? Văn bản nào xác định việc này? - Tại sao cần phải thực hiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó? - Những chứng cứ khác bất lợi cho người bị kiện không đúng ở điểm nào? - Những chứng khác có lợi cho người bị kiện chính xác, khách quan ở điểm nào? Tại sao cần phải áp dụng để giải quyết vụ kiện. b. Nếu luật sư là người bảo vệ cho người khởi kiện: Luật sư phải xem xét và dựa trên các vấn đề: - Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị kiện sai ở điểm nào: thẩm quyền, trình tự hay thủ tục…, văn bản Quy phạm pháp luật nào xác định việc sai trái này. - Văn bản Quy phạm pháp luật nào quy định người bị kiện phải thực hiện theo yêu cầu của người khởi kiện. - Những chứng cứ khác bất lợi cho người khởi kiện không đúng ở điểm nào? - Những chúng cứ khác có lợi cho người khởi kiện chính xác, khách quan ở điểm nào? - Nếu có yêu cầu về bồi thường thiệt hại thì phù hợp với quy định của pháp luật ở mức nào? Cụ thể là bao nhiêu? c. Nếu luật sư là bảo vệ cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - Quyền và nghĩa vụ của người liên quan độc lập với yêu cầu của người khởi kiện hoặc người bị kiện, thị thực hiện độc lập như một bên đương sự theo phương án chuẩn bị trên cơ sở như trên - Quyền và nghĩa vụ của người liên quan đối lập với người khởi kiện thì thực hiện như bảo vệ người bị kiện và ngược lại. III.KẾT LUẬN: Nói tóm lại như phần trên đã trình bày, luật sư đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết một vụ án , đặc biệt là một vụ án hành chính, bởi vì như chúng ta đã biết đối tượng bị kiện ở đây là các quyết định hành chính ,các hành vi hành chính của các cơ quan nhà nước, của các tổ chức cá nhân đại diện cho bộ máy hoạt động của nhà nước. Chính vì thế vấn được đặt ra hết sức nhạy cảm và phức tạp, phải làm như thế nào để bảo vệ pháp chế xã hội nhưhg đồng thời cũng mang lại sự công minh, công bằng cho mỗi công dân .Và để làm được như thế thì đòi hởi luật sư phải làm việc hết sức mình khi tham gia vụ án, đặc biệt là có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong quá trình chuẩn bị tham gia phiên toà sơ thẩm như đã trình bày. . thành công tại phiên toà. Trong phần trình bày này chúng ta chỉ đề cập đến một vấn đề đó là Các hoạt động của luật sư trong quá trình chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính Và chúng. thành hay bại” của một vụ án, sự thành công của luật sư tại phiên toà hay không là do yếu tố chuẩn bị cho sự tham gia phiên to của luật sư , nếu có sự chuẩn bị kỹ càng, có nghiên cứu kỹ hồ sơ. trọng trong quá trình giải quyết một vụ án , đặc biệt là một vụ án hành chính, bởi vì như chúng ta đã biết đối tượng bị kiện ở đây là các quyết định hành chính ,các hành vi hành chính của các

Ngày đăng: 25/06/2015, 08:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w