1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập: Nâng cao văn hóa kinh doanh tại VPBank chi nhánh Thụy Khuê

18 720 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 216,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Được thành lập năm 1993, sau 20 năm hoạt động, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã không ngừng phát triển và củng cố vị trí của mình trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam. VPBank đã được vinh dự xếp vào nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Năm 2010 là năm VPBank bắt đầu triển khai chiến lược kinh doanh tổng thể giai đoạn 2010-2015 với định hướng trở thành một ngân hàng đa năng, hiện đại, trong đó chiến lược tái định vị thương hiệu của Ngân hàng cũng được xem là một phần quan trọng nhằm khẳng định mục tiêu và định hướng hoạt động đồng thời tạo lập vị thế và sức cạnh tranh mới của Ngân hàng. VPBank chi nhánh Thụy Khuê ra đời vào thời điểm nền kinh tế nước nhà có nhiều thay đổi lớn. Cụ thể vào ngày 27 tháng 1 năm 2007 chi nhánh 152 Thụy Khuê ra đời nhằm đáp ứng mục mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động trên cả nước. Trong quá trình thực tập tại VPBank chi nhánh Thụy Khuê, em đã nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các anh chị. Qua đó, em đã được biết nhiều điều về VPBank nói chung và chi nhánh 152 Thụy Khuê nói riêng. Em xin thể hiện những thông tin đã tìm hiểu được qua bản báo cáo dưới đây. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tiến sĩ Lê Thanh Tâm, giảng viên Bộ môn Ngân hàng thương mại, khoa Ngân hàng - Tài chính, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hướng dẫn em trong quá trình thực tập cũng như viết Báo cáo tổng hợp này Báo cáo thực tập tổng hợp này bao gồm 2 phần chính: Phần 1: Tổng quan về NH Việt Nam Thịnh Vương chi nhánh Thụy Khuê Phần 2: Phương hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới Qua đây, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung để quá trình thực tập tại chi nhánh VPBank Thụy Khuê có hiệu quả tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn! 1 1. TỔNG QUAN VỀ VPBANK CHI NHÁNH THỤY KHUÊ 1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBank 1.1.1 Những thông tin cơ bản về NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Năm 2010, Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng (VIETNAM PROSPERITY JOINT - STOCK COMMERCIAL BANK) Trụ sở chính: Tầng 1-7 tòa nhà Thủ Đô, số 72 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam Trải qua 20 năm hoạt động, đến nay VPBank đã có tổng số 134 chi nhánh và Phòng giao dịch trên toàn quốc, gồm 1 trụ sở chính, 46 chi nhánh và phòng giao dịch tại Hà Nội; 26 chi nhánh và phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố khác thuộc miền Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hòa Bình, Thái Bình); 26 chi nhánh và phòng giao dịch ở khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận); 36 chi nhánh và phòng giao dịch tại khu vực miền Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang); 550 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank - Western Union; 2 công ty trực thuộc VPBank tập trung vào việc đưa ra các công nghệ mới như là một nền tảng 2 cho việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng một cách nhanh chóng, tự động, chính xác, bảo mật và hiện đại đồng thời hỗ trợ công tác quản trị rủi ro đạt hiệu quả cao nhất. Ngân hàng sử dụng phần mềm Ngân hàng lõi - Corebanking của Temenos. Đây là phần mềm được nhiều tập đoàn tài chính lớn trên thế giới sử dụng bởi tính năng ưu việt vì có khả năng phát triển các sản phẩm, là một công cụ hữu hiệu trong việc hỗ trợ kiểm soát và quản trị rủi ro tự động một cách hiệu quả khi Ngân hàng ngày càng mở rộng. VPBank là ngân hàng tiên phong trong việc phát triển dịch vụ thẻ. Hệ thống thẻ Way4 của Open Way, công nghệ thẻ chip theo chuẩn EMV, cùng hệ thống máy ATM hiện đại luôn đáp ứng tốt nhất các nhu cầu giao dịch thẻ của khách hàng. Năm 2005, VPBank nhận bằng khen của Thống đốc NHNN dành cho tập thể lao động xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ ngành Ngân hàng. Năm 2006, VPBank nhận Bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam cho tập thể Cán bộ, Nhân viên VPBank về thành tích công tác xuất sắc và được Ngân hàng nhà nước xếp loại A Năm 2007, giành chứng nhận kỷ lục Guinness Việt Nam – là ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ chip tại Việt Nam - cho sản phẩm thẻ chip VPBank Platinum Master Card và tiếp tục được NHNN xếp loại A 2 năm liên tiếp. Năm 2008, VPBank cũng dành được Chứng nhận Công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam và Chứng nhận Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam N ăm 2009, VPBank tiếp tục được NHNN xếp loại A Nhiều năm liên tục giành Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do các tổ chức uy tín nước ngoài trao tặng: Union Bank - Mỹ, The Bank of NewYork, CitiBank - Mỹ, Wachovia Bank - Mỹ, v.v. VPBank cũng là doanh nghiệp đi đầu trong phong trào, hoạt động xã hội do Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung Ương Hội khuyến học Việt Nam, v.v. tổ chức. 1.1.2 Tổng quan về VPBank chi nhánh Thụy Khuê VPBank chi nhánh 3 Thụy Khuê: - Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh: Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế,ban lãnh đạo VPBank luôn chú trọng đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động trên cả nước.chính vì vậy vào ngày 27 tháng 1 năm 2007 chi nhánh Thụy Khuê, HN ra đời - Cơ cấu tổ chức của chi nhánh: Ban Giám Đốc : chịu trách nhiệm quản lí, giám sát, chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động của chi nhánh. Phòng Hành chính nhân sự : có nhiệm vụ tổ chức, quản lý cán bộ. Tuyển chọn nhân viên và làm hậu cần cho các phòng ban khác . Phòng Tín Dụng : Cấp và cho vay tín dụng với các Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Phòng kế toán giao dịch : Thực hiện báo cáo kế toán một cách chính xác mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Làm các báo cáo với các cơ quan quản lý Nhà nước.Cung cấp số liệu, chứng từ, sổ sách có liên quan khi được yêu cầu. Phòng tiền tệ kho quỹ: có trách nhiệm thu nhận, cất giữ, bảo quản, chi trả tiền mặt Phòng dịch vụ khách hàng : giao dịch với các khách hàng, mở tài khoản tiền gửi, cho vay vốn, giải ngân, tiếp nhận các thông tin phản hồi của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ 4 Ban giám đốc Phòng xử lý rủi ro kinh doanh Phòng dịch vụ khách hàng Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng kế toán giao dịch Phòng Tín Dụng Phòng hành chính nhân sự Phòng xử lý rủi ro kinh doanh : hỗ trợ các chiến lược kinh doanh, xử lý các rủi ro trong kinh doanh - Các hoạt động của Chi nhánh: - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kì hạn, không kì hạn, tiếp nhận vốn ủy thác - Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của mình - Kinh doanh ngoại hối, dịch vụ thanh toán quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá - Cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union - Phát hành và cung cấp các dịch vụ về thẻ tín dụng - Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam 1.2 Môi trường hoạt động kinh doanh (phân tích theo mô hình PESTLE) 1.2.1 Môi trường chính trị Hệ thống chính trị và an ninh được ổn định và tiếp tục được cải thiện góp phần tăng niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước nói chung và VPBank nói riêng có môi trường an toàn để đầu tư. 1.2.2 Môi trường kinh tế Kinh tế Việt Nam từ năm 2009 – 2012 không có nhiều khởi sắc. Ngân hàng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng toàn thế giới. Tại Việt Nam, điểm nhấn quan trọng trong năm 2011 là Nghị quyết số 11/NQ-CP với mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, théo đó, định hướng chính sách tiền tệ và tài khóa được coi là thận trọng và chặt chẽ trong suốt năm. Hệ quả là tăng trưởng suy giảm so với các năm nhưng một số bất ổn vĩ mô đã được xoa dịu hơn như lạm phát được kiểm soát tốt vào một số tháng cuối năm, tỉ giá tương dối ổn định và cán cân thương mại được cải thiện. Tuy nhiên những diễn biến này chưa có dấu hiệu được giải quyết một cách bền vững, và thực ra vẫn tiếp tục nối dài những bất ổn vĩ mô từ nhiều năm qua như lạm phát cao, nhập siêu dai dẳng, dự trữ ngoại hối mỏng, tỉ giá biến động khó lường đi kèm tình trạng đô la hóa, thâm hụt ngân sách tăng cao đi kèm nợ công gia tăng, thị trường tài chính – tiền tện dễ tổn thương với những rủi ro lớn của hệ thống. Thị trường tài chính thời gian qua trải qua những bất ổn lớn. Chính sách tiền tệ 5 thắt chặt trong năm 2011 đã giúp Việt Nam kiềm chế thành công lạm phát và giữ tỉ giá ổn định. Tuy nhiên hệ quả không mong muốn là thanh khoản hệ thống ngân hàng căng thẳng, lãi suất cho vay cao, tỉ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng mạng; các thị trường tài sản bị suy giảm nặng nề. Để giải quyết vấn đề này, ưu tiên của nhà nước là giải quyết các khoản nợ xấu, nợ quá hạn cho hệ thống các tổ chứ tín dụng trong đó có ngân hàng. Với việc thực thi quyết liệt chính sách tiền tệ kết hợp với các giải pháp chính sách vĩ mô khác, về cơ bản điều hành chính sách tiền tệ đã đạt được các mục tiêu đề ra, kinh tế vĩ mô dần đi vào ổn định. Hoạt động ngân hàng và thị trường tiền tệ ổn định, nếu như vào nửa cuối năm 2011, thanh khoản toàn hệ thống thấp, nguy cơ đổ vỡ hệ thống là hiện hữu thì đến nay thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng đã cải thiện, nguy cơ đổ vỡ hệ thống được đẩy lùi, các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn và ổn định. Ngân hàng Nhà nước đã từng bước nới lỏng quy định trần lãi suất huy động nhưng mặt bằng lãi suất thị trường vẫn ổn định, không có sự xáo trộn và cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng như những năm trước đây. Lạm phát đã được kiềm chế từ mức cao 18,13% cuối năm 2011 xuống 6,81% năm 2012 và 3,53% trong 8 tháng đầu năm 2013, khả năng cả năm 2013 có thể được kiểm soát ở mức khoảng 7%. Nếu như trước đây, tỷ giá và thị trường ngoại hối thường xuyên biến động và chịu sức ép tăng, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước thì đến nay tỷ giá và thị trường ngoại hối về cơ bản ổn định, tình trạng đôla hóa đã giảm mạnh, nhờ đó Ngân hàng Nhà nước mua được một lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Thị trường vàng từng bước được tổ chức sắp xếp, đổi mới một cách căn bản, góp phần ngăn chặn ảnh hưởng của biến động giá vàng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Vấn đề tái cơ cấu hệ khu vực ngân hàng Việt Nam được coi là giải pháp giúp cải thiện được nền tảng tăng trưởng kinh tế vững bền. Về phương diện vi mô, các ngân hàng cần tiến hành cơ cấu lại thị trường, sản phẩm và cơ cấu tài sản cho phù hợp với năng lực quản lý của mình, đảm bảo phát triển hiệu quả và bền vững. Với cơ cấu tài sản và sản phẩm như hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 6 rất dễ bị tổn thương (như năm 2008). Đối với các NHTM Nhà nước vừa mới cổ phần hóa cần tập trung cải thiện quản trị tại ngân hàng này theo chuẩn quốc tế vì nơi đây tập trung nguồn lực lớn của Nhà nước, coi đây là hình mẫu về quản trị ngân hàng hiện đại ở Việt Nam. 1.2.3 Môi trường văn hóa – xã hội Những yếu tố về văn hóa – xã hội có những ảnh hưởng rõ ràng đến việc phát triển của ngành ngân hàng. Người dân đã dần dần thay thế quan niệm chỉ tiêu dùng tiền mặt sang sử dụng các công cụ thanh toán khác không dùng tiền mặt. Khách hàng cũng có những yêu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ và phục vu của các ngân hàng. 1.2.4 Môi trường công nghệ Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và công nghệ viễn thông ở Việt Nam trong những năm dần đây là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho việc phát triển công nghệ ngân hàng. Thêm nữa, với định hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ hứa hẹn sự phát triển mạnh trong môi trường công nghệ. 1.2.5 Môi trường luật pháp Ngân hàng nhà nước xác định chính sách tiền tệ tại Việt Nam hiện nay phải thạn trọng, linh hoạt, nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần tăng trường kinh tế cao và bền vững; tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu đề ra, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng được thể hiện qua hai vấn đề là thực hiên chính sách lãi suất thả nổi nhưng có kiểm soát và nghiệp vụ chiết khấu, tái cấp vốn. 1.3 Các đối thủ cạnh tranh chính của ngân hàng Môi trường cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng bắt đầu khởi động từ năm 2001 và thực sự trở nên sôi động từ năm 2006 khi Việt Nam gia nhập WTO. Có nhiều ngân hàng nước ngoài được thành lập tại Việt Nam. Các ngân hàng trong nước cũng không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để thâm nhập và mở rộng thị trường. Các ngân hàng quan tâm hơn đến việc cải tiến thái độ phục vụ, chất lượng phục vu nằm nâng cao vị thế và thương hiệu. VPBank chi nhánh Thụy Khuê là một bộ phận của VPBank. Do vậy ngoài cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau, các chi nhánh của cùng một ngân hàng còn phải cạnh tranh với nhau. Tuy nhiên trong 7 phạm vi báo cáo này, ta chỉ xét đến môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng, từ đó có cái nhìn tổng quát về khả năng cạnh tranh của VPBank chi nhánh Thụy Khuê. - Về vốn điều lệ So sánh vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam (tại thời điểm tháng 5/2013) Ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng) Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) VietinBank 32.661 ~ 45.000 Agribank 29.154 ~42.000 Vietcombank 23.174 42.336 BIDV 23.011 26.902 EIB 12.355 15.832 Sacombank 10.739 13.412 ACB 9.376 12.763 (Nguồn: http://investor.vietinbank.vn/News/2013/5/16/69008.aspx) VPBank với số vố điều lệ là 5.770 tỷ đồng tuy khá cao trong nhóm các Ngân hàng TMCP nhưng vẫn chưa được xếp hạng trong top những ngân hàng có số vốn điều lệ lớn. Điều này ảnh hưởng đến năng lực cạnh trang của VPBank khá lớn. - Về quy mô hoạt động: VPBank là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn nằm trong 10 ngân hàng hàng đầu (theo http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Thi- truong/Ngan-hang-Viet-nao-co-quy-mo-lon-nhat/284138.gd) Biểu đồ: Tổng Tài sản của 15 ngân hàng thương mại cổ phần đứng đầu năm 2012 (Nguồn:http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Thi-truong/Ngan-hang-Viet-nao-co-quy- 8 mo-lon-nhat/284138.gd) - Về mức xếp hạng tín nhiệm Trong năm 2012, cả 8 ngân hàng tại Việt Nam từng được Moody’s (một trong những cơ quan xếp hạng tín dụng uy tín trên thế giới – theo Wikipedia) xếp hạng đều đã bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm trong ngày 28/9. Quyết định này được Moody’s đưa ra cùng lúc với việc hạ bậc xếp hạng tín nhiệm nợ của trái phiếu chính phủ Việt Nam. 8 ngân hàng thương mại cổ phần bị cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế này hạ bậc tín nhiệm bao gồm ngân hàng Á Châu (ACB), ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), ngân hàng Công thương (Vietinbank), ngân hàng Quân đội (MB), ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB), ngân hàng Sài Gòn – Thương tín (Sacombank), ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) và ngân hàng Quốc tế (VIB). Cũng trong năm này, VPBank lần đầu tiên được Moody’s xếp hạng tín nhiệm. heo Moody’s, xếp hạng tiền gửi bằng VND của VPBank ở mức B3, tương đương với mức xếp hạng của Moody’s đối với BIDV, Vietinbank, MB, ACB, Techcombank, Sacombank. Về xếp hạng tiền gửi ngoại tệ, Moody’s đánh giá VPBank ở mức B3, tương đương với mức xếp hạng đối với MB, ACB, Techcombank, Sacombank. Hệ số sức mạnh tài chính BFSR của VPBank được đánh giá ở mức E và mức đánh giá tín dụng cơ sở BCA là Caa1, tương đương với mức của 7 ngân hàng hàng đầu của Việt Nam được Moody’s xếp hạng. Các kết quả xếp hạng của Moody’s được đưa ra trên cơ sở ghi nhận những thành công của VPBank trong chiến lược tăng trưởng mảng ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Theo Moody’s, mảng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển mạnh và đem lại lợi nhuận tốt cho ngân hàng. Bên cạnh đó, với định hướng phát triển này, VPBank ít gặp rủi ro tín dụng từ nhóm khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước vì theo đánh giá của Moody’s, dư nợ cho vay các đối tượng này hiện nay tại VPBank thuộc nhóm thấp nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Moody’s đánh giá tích cực việc triển khai phê duyệt tín dụng tập trung tại 9 [...]... KẾT LUẬN Từ những báo cáo trên về tình hình của VPBank nói chung và VPBank chi nhánh Thụy Khuê nói riêng sau một thời gian thực tập của em, em nhận thấy vấn đề văn hóa kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu và đã được đặt thành mục tiêu chi n lược của VPBank trong thời gian tới Do đó, em quyết định chọn lựa đề tài Nâng cao văn hóa kinh doanh tại VPBank chi nhánh Thụy Khuê 17 ... tin với khách hàng, vừa nâng cao lợi nhuận của Ngân hàng VPBank chi nhánh Thụy Khuê là một chi nhánh có vị trí địa lý khá thuận lợi, đội ngũ nhân viên trẻ trung, nhiệt tình, làm việc có tổ chức Nói chung, đây là một chi nhánh có khả năng sinh lời cao trong hệ thống VPBank 1.4 Các hoạt động của VPBank chi nhánh Thụy Khuê 1.4.1 Huy động vốn Huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng, với... là nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro và giải phóng thời gian bán hàng cho các chi nhánh Tính đến 31/12/2012, CPC đã kết nối với toàn bộ các chi nhánh của VPBank trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh 15 2.6 Khởi dộng dự án Văn hóa doanh nghiệp Để tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển bứt phá trong tương lai, ngày 08/05/2012, VPBank đã khởi động Dự án Văn hóa doanh nghiệp Ngôi nhà Văn. .. hàng mục tiêu của VPBank: là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mà đối tượng khách hàng này lại hay thay đổi ngành nghề kinh doanh VPBank chưa đủ điều kiện và có chính sách hấp dẫn khách hàng lớn hoặc doanh nghiệp xuất khẩu đạt doanh số cao - Ngoài ra những lao đao của thị trường tài chính, ngân hàng hiện nay cũng ảnh hưởng không nhỏ đến VPBank Đây quả thực là thách thức... 3360843 2546093 941036 28,5 814750 32 7785052 5091556 2485097 2693496 52,9 2606459 72 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2008-2010) Qua bảng chỉ tiêu ta thấy, tổng dư nợ các loại của chi nhánh VpBank Thụy Khuê tăng theo các năm Đi đôi với việc tăng trưởng nguồn vốn huy động, doanh số cho vay của VPBank cũng càng ngày càng tăng Năm 2011, 2012 tổng dư nợ lần lượt là 8452399 triệu đồng, 12086931... Điều này cho thấy, hoạt động kinh doanh của VPBank chi nhánh Thụy Khuê khá khả quan Qua nhiều lần điều chỉnh lãi suất huy động, mặt bằng lãi suất huy động vồn của VPBank đã theo sát mọi diễn biến trên thị trường, đảm bảo được tính cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại cổ phần trên toàn hệ thống Mạng lưới hoạt động của VPBank tiếp tục được mở rộng nhanh chóng nhằm chi m lĩnh những địa bàn dân cư... 2011/2010 +/% 4532597 50 8487687 5678458 2546306 29 2809229 50 5110104 3386736 2533031 50 1723368 51 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 20010- 2012) Qua bảng chỉ tiêu ta thấy, tổng số vốn huy động của chi nhánh VPBank Thụy Khuê tăng theo các năm, tuy tổng nguồn vốn huy động chưa lớn Từ năm 20102012 VPBank liên tục tăng vốn điều lệ, mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động kèm theo các chương... phương án tăng vốn điều lệ của VPBank từ 5,050 tỷ đồng lên 5,770 tỷ đồng Đây là hoạt động nằm trong lộ trình củng cố năng lực tài chính để thực hiện chi n lược phát triển của VPBank 2.3 Xây dựng và triển khai Chi n lược Thu hồi nợ Với sự tư vấn của công ty McKinsey, VPBank đã xây dựng một chi n lược thu hồi nợ tổng thể, bao gồm việc phân tích thực trạng công tác thu hồi nợ tại Ngân hàng, thiết kế mô hình... nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn; hay nói cách khác, nó thực hiện hoạt động huy động vốn nhằm mục đích cho vay là chủ yếu, qua đó thu lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi cho vay và lãi huy động sau khi đã trừ đi mọi chi phí Tình hình cho vay vốn tại VPBank Thụy Khuê trong vài năm trở lại đây như sau: 13 Bảng 2: Tình hình cho vay vốn của VPBank Thụy Khuê giai đoạn 2008- 2010 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh... lối của Ban lãnh đạo, Hội đồng quản trị VPBank; cùng với sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên VPBank Thụy Khuê Các chi nhánh của VPBank liên tục vươn ra, trải rộng khắp địa bàn các tỉnh thành phố trong cả nước, đặc biệt là các thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chúng được ví như những chi c rễ bám vào ngõ ngách đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá . Tổng quan về VPBank chi nhánh Thụy Khuê VPBank chi nhánh 3 Thụy Khuê: - Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh: Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế,ban lãnh đạo VPBank luôn. đã được đặt thành mục tiêu chi n lược của VPBank trong thời gian tới. Do đó, em quyết định chọn lựa đề tài Nâng cao văn hóa kinh doanh tại VPBank chi nhánh Thụy Khuê 17 . KẾT LUẬN Từ những báo cáo trên về tình hình của VPBank nói chung và VPBank chi nhánh Thụy Khuê nói riêng sau một thời gian thực tập của em, em nhận thấy vấn đề văn hóa kinh doanh là một trong

Ngày đăng: 19/05/2015, 10:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w