Lớp Cao học KHMT Khóa 8 ĐH CNTT – ĐHQG TP.HCMMục đích và nhiệm vụ của đề tài: Giới thiệu cho mọi người hiểu biết cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa triết học và vật lý học cùng với những
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Phòng ĐTSĐH-KHCN&QHĐN Lớp: Cao Học Khoa Học Máy Tính – Khóa 08
BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MỐI QUAN HỆ TRIẾT HỌC
VÀ VẬT LÝ HỌC
Giảng viên phụ trách:
TS BÙI VĂN MƯA Học viên thực hiện:
LÊ PHÚ QUÍ - CH1301108
TP Hồ Chí Minh, 08 - 2014
Trang 2ĐH CNTT – ĐHQG TP.HCM
LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, em xin chân thành cám ơn thầy TS Bùi Văn Mưa– ngườiđã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong môn Triết học.
Tiếp theo, em xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô ở các khoa cũng như tại các phòng ban tại trường ĐH Công Nghệ Thông Tin đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian học vừa qua
Do kiến thức có hạn cũng như kinh nghiệm nghiên cứu trên thực tế không nhiều nên bài làm của em không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp quí báu của quí thầy cô
TpHCM, ngày 10 tháng 08 năm 2014
Lớp Cao học KHMT khóa 8
Lê Phú Quí
HVTH: Lê Phú Quí
Trang 3ĐH CNTT – ĐHQG TP.HCM
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
HVTH: Lê Phú Quí
Trang 4ĐH CNTT – ĐHQG TP.HCM
Mục lục
HVTH: Lê Phú Quí
Trang 5Lớp Cao học KHMT Khóa 8 ĐH CNTT – ĐHQG TP.HCM
I Giới thiệu đề tài
Lý do chọn đề tài:
Chúng ta đang sống trong thời kỳ khoa hoc – công nghệ Các ngành khoa học phát triển rất mạnh mẽ trong đó có vật lý Việc nghiên cứu mối quan triết học và vật lý đã làm cho chúng ta thấy rõ bức tranh khoa hoc tự nhiên về thế giới
và từ những thí nghiệm thực tiễn, lý thuyết cũng đã chứng minh cho sự đúng đắn của triết học Bên cạnh, chúng ta cũng cần có một cơ sở lý luận nêu lên mối quan
hệ giữa triết học và vật lý nhằm giúp các nhà vật lý có cái nhìn đúng đắn hơn để vận dụng vào quá trình công tác của bản thân Đó là lý do em chọn đề tài mối quan hệ giũa triết học và vật lý học
Trang 6Lớp Cao học KHMT Khóa 8 ĐH CNTT – ĐHQG TP.HCM
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
Giới thiệu cho mọi người hiểu biết cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa triết học và vật lý học cùng với những ý nghĩa của nó
Nội dung nghiên cứu:
• Triết học là gì?
• Vật lí học là gì?
• Ảnh hưởng của triết học đối với vật lí học và ngược lại
Ý nghĩa của đề tài:
Giúp bản thân nhận thức được sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa triết học với vật lý học Từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn về tầm quan trọng của bộ môn triết trong đời sống xã hội, trong sự phát triển của khoa học tự nhiên nói chung
và vật lý nói riêng
II Khái niệm triết học và vật lý học
2.1 Khái niệm triết học
Triết học ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ thứ VI trước công nguyên Trải qua quá trình phát triển, đã có nhiều quan điểm khác nhau về triết học nhưng khái quát lại, có thể cho rằng: triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó
Mãi đến những năm 40 của thế kỉ XIX triết học Mác ra đời Sự ra đời của triết học Mác không phải là một ngẫu nhiên mà là sự kết tinh có tính quy luật của quátrình phát triển lịch sử tư tưởng triết học nhân loại và trên cơ sở các điều kiện kinh tế - xã hội cũng như trình độ phát triển khoa học tự nhiên ở thế kỉ XIX
Trong triết học Mác, phép biện chứng duy vật được xem là hình thức cao nhất trong lịch sử phát triển phép biện chứng; là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức và thực tiễn Nội dung các phép biện chứng duy vật bao gồm hai nguyên lý, các cặp phạm trù cơ bản và ba quy luật về sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy
Trang 7Lớp Cao học KHMT Khóa 8 ĐH CNTT – ĐHQG TP.HCM
2.2 Khái niệm vật lí học
Vật lí học là một môn khoa học nghiên cứu về “vật chất” và “sự tương tác”
Cụ thể thì vật lí học nghiên cứu về các quy luật vận động của tự nhiên từ vi mô cho đến vĩ mô Từ lâu, vật lí học được xem là khoa học chủ đạo các nhóm ngành khoa học tự nhiên vì những phát minh của vật lí học cả trong quá khứ lẫn hiện tại không những mang lại cho chúng ta những quan niệm khoa học cơ ản mà còn trang bị cho chúng ta những công cụ hiệu quả để đà sâu và mở rộng nhận thức đúng đắn về thế giới
III Mối quan hệ triết học và vật lý học
3.1 Ảnh hưởng của triết học đối với vật lí học
Mối quan hệ giữa triết học và vật lí học biến đổi trong quá trình phát triển của triết học cũng như của vật lí học
Ở thời cổ đại, vật lí học chưa tồn tại như một khoa học độc lập Tất cả tri thức con người cổ đại về tự nhiên đều tập trung trong một bộ môn duy nhất gọi là
“triết học tự nhiên” Triết học và tri thức về tự nhiên lúc đó thống nhất làm một,
và triết học giữ vị trí chủ đạo, tri thức về tự nhiên chỉ mới là những tri thức khái quát nhất
Tới thế kỉ XVI – XVII, vật lí học và các khoa học tự nhiên trở thành các môn khoa học chuyên biệt, tách khỏi triết học, và tới thế kỉ XVII – XVIII cũng hành thành triết học mới Triết học mới không còn bao gồm các khoa học tự nhiên, nó chủ yếu nghiên cứu những quy luật tổng quát nhất của tồn tại và nhận thức, của quan hệ giữa tư duy và tồn tại… Tuy nhiên ở một mức độ nhất định, nó vẫn tìm cách giải quyết những vấn đề thuộc đối tương nghiên cứu của các khoa học tự nhiên như: bản chất của vật chất, cấu trúc của vật chất, tính chất vật lí của không gian và thời gian…
Triết học duy vật biện chứng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa triết học và khoa học Duy vật biện chứng là cơ sở phương pháp luận và là phương pháp nhận thức của mọi khoa học Nó không tự nhận là khoa học đứng trên các khoa học, không giải quyết các vấn đề cụ thể của khoa học tự nhiên, không quyết
Trang 8Lớp Cao học KHMT Khóa 8 ĐH CNTT – ĐHQG TP.HCM
định thuyết vật lí nào là đúng hay sai Lênin nhấn mạnh: “Chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duytâm khác nhau ở cách giải quyết thế này hay thế khác vấn đề về nguồn gốc nhận thức của chúng ta, về mối quan hệ của nhận thức với thế giới vật lí, còn vấn đề về cấu trúc của vật chất, về các nguyên tử và các electron, thì
đó là một vấn đề chỉ cóliên quan đến cái ‘thế giới vật lí’ đó mà thôi”.
Do vật lí học gắn liền với kĩ thuật, với sản xuất và nhiệm vụ hàng đầu của
nó là phục vụ việc sản xuất ra của cải vật chất Vì vậy, mặc dù có ảnh hưởng to lớn, triết học cũng không thể làm thay đổi tiến trình phát triển của vật lí học, nó chỉ có thể thức đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đó mà thôi Những tư tưởng triết học về cấu trúc nguyên tử của vật chất, về nguyên lí nhân quả, về sự bảo toàn vật chất và vận động… đã trở thành những tư tưởng chỉ đạọ có vai trò thức đẩy mạnh
mẽ sự phát triển vật lí học Trái lại, những hệ thống triết học phủ nhận sự tồn tại của nguyên tử và phân tử đã có ảnh hưởng tiêu cực, làm chậm bước tiến của vật
lí học
Nói chung, các triết học duy vật đã có ảnh hưởng tích cực và các triết học duy tâm đã có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển vật lí học Tuy nhiên, trong các triết học duy tâm cũng có những tư tưởng hợp lí thức đẩy sự phát triển của vật lí học ở những giai đoạn nhất định Trong quá trình phát triển của vật lí học, những sắc thái duy tâm cản trở sự phát triển của lí thuyết sẽ lần lượt được gạt bỏ
để chỉ còn giữ lại cốt lõi đúng đắn của lí thuyết
3.2 Ảnh hưởng của vật lí học đối với sự phát triển của triết học
• Vật lý học cung cấp những tài liệu, những tri thức khoa học làm căn cứ để triết học đúc kết, rút ra những quy luật chung nhất, khái quát thành những nguyên lý triết học.
Trước hết, chúng ta tìm hiểu về vai trò của vật lý học đối với triết học Ngay từ thời cổ đại, khi Vật lý học cũng như các ngành khoa học khác vẫn chưa tách rời khỏi triết học, các nhà vật lý học cũng đồng thời là các nhà triết học, toán học, sinh vật học…Và những tư tưởng đầu tiên về bức tranh của thế giới ra đời thể hiện những tư tưởng triết học đầu tiên về thế giới Trong số những tư tưởng
Trang 9Lớp Cao học KHMT Khóa 8 ĐH CNTT – ĐHQG TP.HCM
đó, có tồn tại những tư tưởng duy vật ngây thơ, chất phát, đan xen với những tư tưởng duy tâm Vào thời kỳ này, xuất hiện những tư tưởng vật lý học như tư
tưởng của Aristote: “Một vật đang chuyển động sẽ dừng lại khi lực đẩy nó không
thể tácdụng để đẩy nó đi nữa” Hay tư tưởng: “Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ”,
hoặc “Trái đất là trung tâm của vũ trụ…” Những tư tưởng vật lý này được khái
quát từ những quan sát trực quan, theo kinh nghiệm của con người Đó chỉ là những phỏng đoán, không được kiểm nghiệm, chứng minh Nhưng trình độ nhận thức lúc bấy giờ chưa nhận ra những sai lầm trong những tư tưởng này, và nhiều người đã tin tưởng tuyệt đối vào chúng Do vậy, ở thời cổ đại, triết học và cả vật
lý học chưa có những bước phát triển đáng kể, chỉ là những tư tưởng rời rạc, mang đậm tính chất tôn giáo, duy tâm
Sau đó, khi vật lý học ngày càng phát triển và đủ sức để tách ra thành một ngành khoa học cụ thể, độc lập với triết học thì cả vật lý học và triết học phát triển mạnh mẽ Trong giai đoạn này, chúng ta có thể thấy rõ hơn vai trò của vật
lý học đối với triết học Vào đầu những năm 40 của thế kỷ XIX, C.Mac là một nhà duy tâm khách quan, ông rất xem trọng triết học Hêghen, tinh thần biện chứng cách mạng của triết học Hêghen được Mác xem như là một chân lý
C.Mác cho rằng: “tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phảiởtriết học
Hêghen tuyệt nhiênkhông ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức hình thái vận động chung của phép biện chứng
ấy Ở Hêghen phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất, chỉ cần dựng nó lại
sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó đằng sau lớp vỏ thần bí” Và
C.Mác đã dựa vào truyền thống chủnghĩa duy vật triết học mà trực tiếp là chủ nghĩa duy vật của Phơbách, đồng thời cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử của nó Từ đó Mác và Angghen xây dựng nên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ, gọi là chủnghĩa duy vật biện chứng, một hình thức mới, một giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa duy vật triết học
Sự hình thành tư tưởng triết học mới của Mác diễn ra trong sự tác động
Trang 10Lớp Cao học KHMT Khóa 8 ĐH CNTT – ĐHQG TP.HCM
qua lại với quá trình ông cải tạo các lý luận về kinh tế, xã hội Cùng với nguồn gốc lý luận, những thành tựu của khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng không thể thiếu được cho sự ra đời của triết học Mác Những phát minh lớn của khoa học tự nhiên làm bộc lộ rõ tính hạn chế, chật hẹp và bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong việc nhận thức thế giới, đồng thời cung cấp cơ sở tri thức khoa học để phát triển tư duy biện chứng, hình thành phép biện chứng duy vật Trong số những thành tựu của khoa học tự nhiên, có ba phát minh nổi bật có ý nghĩa đối với sự hình thành triết học duy vật biện chứng được xác định là: thuyết bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hoá Thuyết bảo toàn và chuyển hóa năng lượngđã cho thấy vật chất gắn liền với vận động, vận động không do ai sinh ra và khôngthể bị tiêu diệt Thuyết tiến hóa đã khẳng định nguồn gốc sinh vật của con người, xoá bỏ những quan điểm duy tâm cho rằng nguồn gốc con người từ thần thánh Thuyết tế bào tiếp tục khẳng định con người
có liên hệ với thế giới sinh vật, bác bỏ những ám ảnh về tôn giáo Và những phát minh trên đã khẳng định con người là một bộ phận của giới tự nhiên, con người thuộc về thế giới hữu sinh Theo Angghen, với những phát minh lớn của khoa
học tự nhiên đã làm cho “quan niệmmới về giới tự nhiên đã được hoàn thành
trên những nét cơ bản, tất cả những cái gì cứng nhắc đều bị tan rã, tất cả những cái gì cố định đều bị tan thành mây khói, và tất cả những cái gì đặc biệt mà người ta cho là tồn tại vĩnh cửu thì đã trở thành nhất thời, và người ta đã chứng minh rằng toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một dòng và một tuần hoàn vĩnh cửu”.Như vậy, qua quá trình hình thành quan điểm duy vật biện chứng ở
C.Mac, ta có thể thấy những thành tựu của khoa học tự nhiên đã đóng một vai trò rất quan trọng, giúp C.Mác khái quát nên những tư tưởng triết học phù hợp với thời đại, giúp triết học trở thành một ngành có tác dụng định hướng cho các ngành khoa học khác
• Những thành tựu của khoa học tự nhiên, đặc biệt là vật lí học làm sáng tỏ, khẳng định tính chất đúng đắn của những nguyên lý, những quy luật của triết học
Trang 11Lớp Cao học KHMT Khóa 8 ĐH CNTT – ĐHQG TP.HCM
Những tư tưởng triết học được khái quát từ những thành tựu của khoa học
tự nhiên, sau khi xuất hiện và thực hiện vai trò định hướng của mình đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn, có thể vẫn chưa được hoàn thiện, còn sai lầm Khi
đó, những thành tựu tiếp theo của khoa học tự nhiên lại tiếp tục ảnh hưởng lên triết học với vai trò khẳng định, làm sáng tỏ những tư tưởng đúng hay loại bỏ, bổ sung những tư tưởng chưa hoàn thiện Chẳng hạn, từ thời cổ đại, đã xuất hiện những giả thuyết vềnguyên tử: sinh vật chia mãi, chia mãi, đến một lúc nào đó không chia được nữa gọi là nguyên tử, nguyên tử là hạt vật chất nhỏ nhất, là khởi nguyên của thế giới.Nguyên tử là hạt nhỏ nhất,do đó nó không có cấu trúc và nó đồng nhất về chấtlượng, nguyên tử có vô vàn hình dạng nhưng không khác nhau
về bản chất Từ đó, xuất hiện quan điểm triết học vật chất là vô cùng vô tận Tuy nhiên, cuối thế kỷXIX, đầu thế kỷ XX, vật lý học hiện đại đã đi sâu và nghiên cứu thế giới vi mô và phát hiện ra những hạt electronn, proton, nơtron, từ đó khẳng định rằng nguyên tử chưa phải là hạt nhỏ nhất cấu tạo nên vật chất Những phát minh này giúp khẳng định, làm sáng tỏ thêm tư tưởng triết học rằng thế giới vật chất là vô cùng vô tận Sau này, Lênin đã kế thừa những quan điểm triết học trước đây và những thành tựu khoa học để cho ra đời “Luận điểm về tính vô tận của thế giới”
• Những thành tựu của khoa học tự nhiên nói chung và những thành tựu vật
lí học chuyên ngành nói riêng giúp cho triết học nhận ra những hạn chế của mình và thúc đẩy triết học bổ sung, hoàn thiện những tư tưởng đã được xem là chân lý trong quá khứ, để phù hợp với yêu cầu hiện tại và tiếp tục định hướng cho tương lai.
Vào thế kỷ XIX, trong lịch sử triết học và khoa học, người ta nói đến phương pháp siêu hình là một phương pháp nhận thức khoa học, được đưa và khoa học từ nửa cuối thế kỷ XV và là yếu tố quan trọng thức đẩy sự phát triển của khoa học Đó là phương pháp nhận thức áp dụng trong khoa học với nội dung là tập hợp, phân loại các tài liệu, sau đó mới so sánh, phân tích chia ra từng loại, từng hạng và tìm mối quan hệ giữa các đối tượng tĩnh tại Về phương pháp
Trang 12Lớp Cao học KHMT Khóa 8 ĐH CNTT – ĐHQG TP.HCM
này, Angghen nhận xét:“Những phương pháp nghiên cứuấy cũng đồng thời
truyền lại cho chúng ta thóiquen là xem xét các sự vật và các quá trình tự nhiên trong trạng thái cô lập của chúng, ở bên ngoài mối quan hệ to lớn chung, và đo
đó không xem xét chúng trong vận động mà là trong trạng thái tĩnh, không xem xét chúng về căn bản là biến hóa mà lại vĩnh viễn, cố định, không xem xét chúng trong trạng thái sống mà lại xem xét chúng trong trạng thái chết”.Và khi những
nhận xét này được Bêcơn và Lốccơđem từ khoa học tự nhiên sang triết học thì nó
đã tạo ra một sự hạn chế đặc biệt của những thế kỷ vừa qua, tạo ra phương pháp
tư duy siêu hình Như vậy, từ một phương pháp nhận thức khoa học, khi chuyển sang triết học đã trở thành một phương pháp tư duy có ý nghĩa phổ biến trong các hoạt động khoa học thời bấy giờ và cả trong mọi hoạt động của con người
Tuy nhiên, ta cũng đã có đề cập đến những hạn chế của phép siêu hình và chủ nghĩa duy tâm đã nhằm vào những khó khăn này để tấn công vào chủ nghĩa duy vật
Do đó yêu cầu đặt ra là phải tìm cách khắc phục những hạn chế của phép siêu hình.Nhưng phép siêu hình vẫn tiếp tục tồn tại trong thời gian dài, và nó chỉ được thay thế khi xuất hiện cuộc khủng hoảng trong vật lý học
Quá trình phát triển của vật lý học luôn gắn liền với việc củng cố và mở rộng các quan niệm nền tảng (nguyên lý, luận điểm cơ bản và tổng quát) của vật
lý học Quá trình này làm cho bức tranh vật lý học về thế giới được mở rộng không ngừng, và cuối cùng, nó sẽ thay đổi Cơ chế của quá trình này có thể được
mô tả tóm tắt như sau:
- Trước tiên, trong lịch sử khoa học hình thành những yếu tố cơ sở của bức tranh vật lý học đầu tiên, những yếu tố này xuất hiện từ trong quá trình tổng hợp tài liệu kinh nghiệm dựa theo những ý tưởng triết học nào đó tương ứng
- Sau đó, sử dụng các công cụ toán học phù hợp để xử lý các tài liệu kinh nghiệm và những yếu tố cơ sở đó của bức tranh khoa học đầu tiên nhằm tiến tới xây dựng một lý thuyết vật lý học cơ bản