QUAN ĐIỂM CỦA T.KUHN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG TRONG KHOA HỌC

8 652 1
QUAN ĐIỂM CỦA T.KUHN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG TRONG KHOA HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG ĐT SĐH-KHCN&QHĐN QUAN ĐIỂM CỦA T.KUHN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG TRONG KHOA HỌC Học viên thực hiện: Vũ Thế Nhân – CH1301030 Giảng viên phụ trách: TS.Bùi Văn Mưa TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2014 1. Giới thiệu đề tài Thomas Samuel Kuhn sinh ngày 18 tháng Bảy năm l922 ở Cicinnati thuộc bang Ohio, Mỹ, con của Samuel L.Kuhn, một kỹ sư công nghiệp và Minett Strook Kuhn. Kuhn nhận bằng cử nhân vật lý tại Đại học Havard năm l943. Năm l940, ông nhận bằng thạc sỹ và năm l949 nhận bằng tiến sỹ cùng tại ngôi trường này. Theo gợi ý của hiệu trưởng Đại học Havard lúc bấy giờ là James Conant, ông nhận giảng dạy môn Lịch sử Khoa học tại trường từ năm l948 đến năm 1956. Sau khi rời Havard, Kuhn chuyển về Đại học California ở Berkeley nhận giảng dạy cho hai khoa Triết học và Lịch sử Khoa học. Năm l961 ông được phong hàm Giáo sư Lịch sử Khoa học, tại đây ông đã viết và cho xuất bản (l962) công trình quan trọng và gây nhiều ảnh hưởng nhất của mình: Cấu trúc các cuộc Cách mạng Khoa học. Năm 1964 ông chuyển sang giảng tại Đại học Princeton với chức danh Giáo sư Triết học và Lịch sử Khoa học trên ghế danh dự của M.Taylor Pyne. Năm l979, ông chuyển về Học viện Công nghệ Massachusetts và giảng dạy tại đó với chức danh Giáo sư Triết học và được ngồi vào ghế giáo sư danh dự mang tên Laurence S.Rockefeller từ năm l983 đến năm l961. Ông tạ thế ngày 17 tháng sáu năm 1996 ở Cambridge do căn bệnh ung thư phế quản. Ông từng kết hôn với Kathryn Muhs, sinh hạ được ba người con, sau đó tái giá với Jehane Barton (Jehane R.Kuhn). Thomas Samuel Kuhn được từ điển triết học của Đại học Stanford đánh giá là “một trong phẩm Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học là một trong số các đầu sách được trích dẫn nhiều nhất trong mọi thời đại”. Nghiên cứu lịch sử phát triển của các ngành khoa học mà theo cách hiểu của ông chủ yếu là khoa học tự nhiên, Kuhn đưa ra các qui luật mà ngay chính ông cũng không ngờ là đã tác động mạnh và thậm chí làm thay đổi toàn bộ ngành khoa học xã hội trong nửa sau của thế kỷ 20. Triết học cách mạng trong khoa học của Kuhn cũng tương tự như qui luật lượng biến thành chất trong triết học Mác. Cùng với Feyerabend (mất tháng Hai, 1994) và Popper (mất tháng Chín, l994) có thể nói Thomas Kuhn là một trong ba khuôn mặt lớn nhất của triết học khoa học cuối thế kỷ XX. Cũng như nhiều triết gia khoa học khác của thế kỷ XX, Kuhn xuất thân là một nhà khoa học. 2. Quan điểm T.Kuhn Trong công trình của mình, Kuhn lập luận rằng khoa học không phát triển theo một đường thẳng, hoặc nói cách khác là không phát triển tuyến tính, bằng việc tích lũy đều đặn tri thức mới, mà phải trải qua những cuộc cách mạng luôn tái diễn, tức là phải trải qua những bước chuyển Paradigm, trong đó có sự thay đổi đột ngột về bản chất của công việc tìm tòi và phát kiến khoa học ở một lĩnh vực riêng. Nhìn chung, có thể chia khoa học làm ba thời kỳ. Trước hết là thời kỳ tiền khoa học, khi khoa học chưa có cho mình một Paradigm trung tâm, tiếp đến là thời kỳ của “khoa học chuẩn định”, thời kỳ mà các nhà khoa học bỏ nhiều công sức để mở rộng và củng cố “mẫu hình” thông qua việc giải các “bài toán đố”. Trong thời kỳ này, một kết quả sai lệch với Paradigm không được xem như một chứng cứ nhằm loại bỏ Paradigm, mà luôn được xem là lỗi lầm của nhà nghiên cứu (trái với quan niệm về tiêu chuẩn phản nghiệm của Karl Popper). Khi những “dị thường” (anomaly) được tích tụ ngày càng nhiều, khoa học sẽ đi vào thời kỳ “khủng hoảng” (crisis) và vào thời điểm này, một Paradigm mới gộp chung cả những kết quả cũ lẫn những kết quả “dị thường” vào một cơ cấu duy nhất sẽ ra đời và được chấp nhận. Đó chính là “cách mạng khoa học”. Kuhn còn lập luận rằng không thể đem các Paradigm đang tranh đua so sánh với nhau được, có nghĩa là không thể hiểu được một Paradigm thông qua bộ máy khái niệm và thuật ngữ của một Paradigm đang cạnh tranh khác. Theo Kuhn, việc nghiên cứu lịch sử khoa học không chỉ nhằm giải thích sự năng động của các khoa học dưới góc độ nhận thức mà còn phải xét đến các nhân tố xã hội. Tuy không phải là người đầu tiên đứng trên lập trường này, nhưng tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học của Thomas Kuhn nhìn chung được mọi người nhất trí đánh giá như một bước ngoặt lớn và ông được coi như người sáng lập đích thực của cách tiếp cận mới. Kuhn cho rằng về cơ bản khoa học không phát triển liên tục thông qua tích lũy mà nó mang tính đứt đoạn. Những điểm đứt đoạn này được gọi là “các cuộc cách mạng khoa học” mà theo Kuhn chúng giống như sự đảo lộn cách nhìn của các nhà khoa học (cái mà các nhà tâm lý học tự giác gọi là sự chuyển đổi hình trạng (gestal switch). Vào một thời điểm tương ứng với những tín niệm xã hội nào đó được lấy làm chỗ dựa cho một thế giới quan, nhà khoa học có một cảm quan lý thuyết đặc biệt, một cách nhìn thế giới riêng. Cái đó thay đổi một khi thế giới quan thay đổi. Những nhân tố ảnh hưởng tới cách nhìn sự việc của các nhà khoa học có thể được phân tích và mô hình hóa trên cơ sở tri thức luận: về căn bản, đó là những khủng hoảng xuất phát từ sự thất bại liên tục của họ trong việc cung cấp những công cụ lý thuyết và thực nghiệm cần thiết để giải các “bài toán đố” khoa học. Tuy nhiên, bên cạnh thành công và những đóng góp có giá trị không thể chối bỏ, cũng là lẽ thường tình khi những phê phán nhằm vào Kuhn kể từ khi cuốn sách dưới đây ra đời đã luôn chỉ ra những thiên kiến và những sai lầm trong quan niệm của ông. Những phê phán đối với cuốn sách chủ yếu cho rằng dường như nó đã gán cho khoa học quá nhiều màu sắc chủ quan và phi duy lý, quan niệm về khoa học theo chiều hướng tương đối luận. Các nhà tư tưởng hậu hiện đại và hậu cấu trúc cho rằng Kuhn đã cố chứng minh cho sự phụ thuộc thái quá của tri thức khoa học vào văn hóa và hoàn cảnh lịch sử của cộng đồng khoa học, mà quên đi khía cạnh nhận thức và phương pháp. Theo cách nhìn ấy, Kuhn được coi là tiền thân của những tư tưởng độc đoán hơn của Paul Feyerabend. Công trình của Kuhn còn được coi như đã góp phần xóa nhòa đường phân ranh giữa khoa học và phi khoa học. Những người phê phán quan điểm này của Kuhn mạnh mẽ hơn cả là Karl Popper và Imre Lakatos. Trong khi các nhà hậu thực chứng logic phê bình Kuhn “nhân văn hóa” khoa học quá mức cần thiết thì các nhà tư tưởng hậu hiện đại trong đó có Feyerabend lại cho rằng Kuhn còn quá rụt rè trong việc “nhân văn hóa” này. Gần đây còn có nhiều ý kiến phê phán Kuhn theo chiều hướng khác, coi cuốn sách của ông đã thiên vị thế giới khoa học Âu - Mỹ hơi nhiều, hay nói cách khác là mang nặng tư tưởng Âu châu Định tâm (eurocentrism). Ông đã không biết đến những đóng góp có giá trị cách mạng của khoa học khối Arab trong lịch sử cũng như không hề nhắc đến những thành tựu vĩ đại của khoa học Trung Hoa trong quá khứ. 3. Quá trình nghiên cứu của Kuhn Công trình của Kuhn là kết quả của 15 năm nghiên cứu, bắt đầu từ vị trí một sinh viên tốt nghiệp ngành vật lý lý thuyết, sang nghiên cứu lịch sử khoa học để phục vụ giảng dạy, và rồi đi theo tiếng gọi của triết học khoa học. Khi bắt đầu có những ý tưởng đầu tiên về tác phẩm, Kuhn còn là một nghiên cứu sinh về vật lí lí thuyết sắp hoàn thành luận văn của mình. Ông được giao thử nghiệm dạy khoa học vật lí cho người không chuyên đã lần đầu tiên đưa Kuhn đến với lịch sử khoa học. Những năm tháng đó đã đem lại cho Kuhn nhiều ngạc nhiên thú vị, rằng việc tiếp xúc với lí thuyết và thực hành khoa học lỗi thời đã làm thay đổi để một số quan niệm cơ bản của ông về bản chất của khoa học và các lí do cho thành công đặc biệt của nó. Đó là các quan niệm mà Kuhn đã rút ra một phần từ bản thân quá trình đào tạo khoa học và một phần từ một sự ham thích có từ lâu với triết học khoa học, hiểu như bộ môn triết học nghiên cứu các giả định, các cơ sở, và các ý nghĩa về mặt triết học của khoa học. Kuhn nhận ra, dù tính hữu dụng sư phạm của triết học khoa học và vẻ hiển nhiên trừu tượng của chúng thì các quan niệm này không hề hợp với công việc mà nghiên cứu lịch sử mà ông thấy. Vậy những, những quan niệm ấy đã và vẫn là cơ bản cho nhiều thảo luận về khoa học. Từ đó, Kuhn chuyển từ nghiên cứu vật lí học sang lịch sử khoa học và triết học khoa học. Cơ hội đầu tiên của Kuhn để theo đuổi sâu vào trong các ý tưởng liên quan đến triết học khoa học đó là khi Kuhn trở thành nghiên cứu sinh Trẻ của Hội các Nghiên cứu sinh của Đại học Hardvard. Kuhn nói rằng nếu “Không có giai đoạn rảnh rang này thì hẳn không dễ gì chuyển sang một lĩnh vực nghiên cứu mới”. Một phần lớn thời gian trong các năm đó Kuhn đã dành thời gian cho nghiên cứu lịch sử khoa học. Đặc biệt, trong giai đoạn này Kuhn đã nghiên cứu các tác phẩm của Alexandre Koyré và đầu tiên làm quen với các tác phẩm của Emile Meyerson, Hélène Metzger, và Anneliese Maiser. Từ việc nghiên cứu những tác phẩm này, Kuhn nhận thấy rõ hơn việc “người đã tư duy khoa học như thế nào ở một thời đại mà các chuẩn mực tư duy khoa học khác xa với các chuẩn mực của ngày hôm nay”, những tác phẩm được Kuhn nghiên cứu giai đoạn này, đã giữ một vai trò hết sức quan trọng – như là chủ đạo trong việc hình thành quan niệm của Kuhn về lịch sử các ý tưởng khoa học. Phần lớn thời gian trong các năm ấy, Kuhn dùng để khám phá các lĩnh vực ít có quan hệ rõ ràng với lịch sử khoa học nhưng trong đó nghiên cứu ngày nay phơi bày ra các vấn đề giống các vấn đề mà lịch sử đã làm cho ông chú ý, như một chú thích bắt gặp tình cờ đã dẫn ông đến các thí nghiệm mà Jean Piaget đã làm sáng tỏ cả các cuộc đời khác nhau của đứa trẻ đang lớn và quá trình chuyển tiếp từ một [cuộc đời] sang [cuộc đời] kế tiếp. Một trong các đồng nghiệp giới thiệu với Kuhn đọc các bài báo về tâm lí học tri giác, đặc biệt các nhà tâm lí học phái Gestalt, đồng nghiệp khác giới thiệu cho tôi những suy ngẫm của B. L.Whorf về ảnh hưởng của ngôn ngữ lên thế giới quan, và W.V.O.Quine mở ra cho Kuhn các câu đố triết học về sự phân biệt giải tích - tổng hợp (analytic - synthetic). Đó là loại khám phá có tính ngẫu nhiên mà Hội các Nghiên cứu sinh cho phép, và chỉ qua đó mà Kuhn đã có thể bắt gặp cuốn chuyên khảo hầu như không được biết đến của Ludwik Fleck, Entstehung und Entwicklung einer wissenschaftlichen Tatsache (Basel, 1935), một tiểu luận thấy trước nhiều ý tưởng riêng của Kuhn. Cùng với một nhận xét của một Nghiên cứu sinh Trẻ khác, Francis X.Sutton, công trình của Fleck đã làm cho Kuhn thấy rõ là các ý tưởng đó có thể cần được đặt trong xã hội học của cộng đồng khoa học. Trong năm cuối với tư cách một Nghiên cứu sinh Trẻ, một lời mời giảng cho Viện Lowell ở Boston đã tạo cơ hội đầu tiên cho Kuhn để thử quan niệm vẫn đang phát triển của ông về khoa học. Trong năm tiếp theo ông bắt đầu dạy lịch sử khoa học, và gần một thập niên các vấn đề giảng dạy trong một lĩnh vực Kuhn chưa bao giờ nghiên cứu một cách có hệ thống đã không để cho ông có nhiều thời gian cho trình bày tường minh các ý tưởng đầu tiên đã kéo ông vào lĩnh vực đó. Tuy vậy, các ý tưởng đó đã tạo một nguồn của định hướng ngầm định và của cấu trúc - vấn đề nào đó cho phần lớn việc giảng dạy bậc cao hơn của ông sau này. Giai đoạn hoàn thiện cuối cùng trong sự phát triển của tác phẩm “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học bắt đầu với một lời mời làm việc cho năm 1958-1959 ở Trung tâm Nghiên cứu Cao cấp về các Khoa học Hành vi (Center for Advanced Studies in the Behaviorial Sciences). Lại một lần nữa Kuhn có khả năng chú tâm hoàn toàn vào các vấn đề mình quan tâm và đặc biệt hơn khi sống một năm trong một cộng đồng chủ yếu gồm các nhà khoa học xã hội, Kuhn đã đối mặt với các vấn đề không được dự kiến trước về những khác biệt giữa các cộng đồng như vậy với cộng đồng các nhà khoa học tự nhiên mà trong đó ông đã được đào tạo. Đặc biệt, Kuhn bị ấn tượng bởi số lượng và mức độ của các bất đồng không úp mở giữa những nhà khoa học xã hội về bản tính của các vấn đề và các phương pháp khoa học chính đáng. Từ những nghiên cứu trong giai đoạn này Kuhn không còn tin rằng những người hành nghề khoa học tự nhiên có những câu trả lời vững chắc hơn hay vĩnh cửu hơn cho các câu hỏi mình quan tâm so với các đồng nghiệp khoa học xã hội của họ. Cũng trong giai đoạn này nhận ra vai trò trong nghiên cứu khoa học của cái từ đó ông gọi là các “paradigm”. Paradigm được Kuhn xem như là các thành tựu khoa học đã được công nhận một cách phổ quát mà trong một thời gian cung cấp các vấn đề mẫu và các lời giải cho một cộng đồng của những người thực hành. Và bản thảo đầu tiên của công trình được hình thành “Một khi miếng ghép này đã khớp với chỗ của nó trong trò chơi ghép hình của tôi thì ngay lặp tức bản thao của tiểu luận dưới đây đã nhanh chóng hình thành” . Với kiến thức cơ bản từ ngành khoa học tự nhiên mà phải làm việc trong môi trường của các nhà khoa học xã hội, Kuhn đã chú ý đặc biệt đến phạm trù paradigm tức là khái niệm do chính ông đặt ra để mô tả kết cấu của một ngành khoa học, thay đổi theo thời gian. Khi xuất hiện các phản ví dụ, tức là những trường hợp ngoại lệ đánh đổ giá trị của lý thuyết, mà Kuhn gọi là anomalies, thì ngành học đi vào trạng thái khủng hoảng – crisis, kéo theo sự thay thế của một hệ thống paradigm khác tạo ra cuộc cách mạng. Toàn bộ tư duy được xây dựng từ những ngạc nhiên của ông khi còn là một nhà vật lý lý thuyết, tìm đọc tác phẩm về vật lý của Aristoteles với nhân sinh quan được trang bị từ vật lý học Newton, và phát hiện thấy hoặc là tiền nhân không biết gì về vật lý, hoặc ngược lại, bản thân mình không hiểu những gì Arystotle trình bày. Tính cách mạng được Kuhn phân tích kỹ trong tác phẩm về con đường khoa học của Nicolaus Copernicus. Và cứ như thế, chính bản thân Kuhn cũng tạo ra khủng hoảng mang tính cách mạng cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn, để hôm nay các lý thuyết gia trong ngành này không thể nào không đọc và không nhắc tới Thomas Samuel Kuhn trong công trình của mình. Khái niệm paradigm trở thành thuật ngữ quen thuộc được nhiều ngành học nhắc tới. Lý thuyết của ông cũng có thể coi là cầu nối cho hai hệ thống ngành học vốn được coi là hoàn toàn khác nhau. Thậm chí trước đó Kuhn còn không coi các ngành xã hội và nhân văn là khoa học. Sau Kuhn, các nhà khoa học xã hội phải hướng tới các chuẩn mực mới để xây dựng ngành của mình thành một bộ môn khoa học. Qua tác phẩm của Kuhn, chuyên gia từ các ngành tự nhiên cũng dễ dàng tìm thấy con đường để cân chỉnh và bước chân vào các ngành xã hội và nhân văn một cách chuyên nghiệp. 4. Tài liệu tham khảo - Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học. Tác giả: Thomas Kuhn. Dịch giả: Chu Lan Đình. NXB: Tri thức - http://vi.wikipedia.org/wiki/Thomas_Kuhn . làm thay đổi toàn bộ ngành khoa học xã hội trong nửa sau của thế kỷ 20. Tri t học cách mạng trong khoa học của Kuhn cũng t ơng t như qui lu t lượng biến thành ch t trong tri t học Mác. Cùng. Samuel Kuhn được t điển tri t học của Đại học Stanford đánh giá là “m t trong phẩm Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học là m t trong số các đầu sách được trích dẫn nhiều nh t trong mọi thời. bi t của nó. Đó là các quan niệm mà Kuhn đã r t ra m t phần t bản thân quá trình đào t o khoa học và m t phần t m t sự ham thích có t lâu với tri t học khoa học, hiểu như bộ môn tri t học

Ngày đăng: 19/05/2015, 08:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan