1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI BÀI TOÁN TAM GIÁC SỬ DỤNG MẠNG NGỮ NGHĨA

17 1,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 478,5 KB

Nội dung

Việc gán ngữ nghĩa vào các cung của đồ thị đã giúp giảm bớt được số lượng đồ thị cần phải dùng để biểu diễn các mối liên hệ giữa các khái niệm.. Bởi vì ngay từ trong khái niệm, mạng ngữ

Trang 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ MẠNG NGỮ NGHĨA

Mạng ngữ nghĩa là một trong những phương pháp biểu diễn tri thức đơn giản và dễ hiểu nhất để trình bày khá nhiều vấn đề Phương pháp này biểu diễn tri thức dưới dạng một đồ thị Trong đó, các đỉnh là các đối tượng (khái niệm), còn các cung cho biết mối quan hệ giữa các đối tượng (khái niệm) này Quan hệ là phần chính trong mạng ngữ nghĩa Không có quan hệ, tri thức chỉ là tập hợp các sự kiện không liên quan với nhau Với quan hệ, tri thức trở thành một cấu trúc nối liền với các tri thức khác có liên quan

Có một cung nối giữa hai đối tượng a và đối tượng b, ký hiệu a→b nếu có một quan hệ nào đó giữa hai đối tượng a, b

Mạng ngữ nghĩa là một dạng đồ thị nên nó thừa hưởng được tất cả những mặt mạnh của đồ thị Ta có thể dùng những thuật toán của đồ thị trên mạng ngữ nghĩa như thuật toán tìm liên thông, tìm đường đi ngắn nhất,… để thực hiện các cơ chế suy luận Điểm đặc biệt của mạng ngữ nghĩa so với đồ thị thông thường chính là gán một ý nghĩa (có, làm, là, biết,…) cho các cung Trong đồ thị tiêu chuẩn, việc có một cung nối giữa hai đỉnh chỉ cho biết sự liên hệ giữa hai đỉnh đó và tất cả các cung trong đồ thị biểu diễn cho cùng một loại liên hệ Trong mạng ngữ nghĩa, cung nối giữa hai đỉnh còn cho biết giữa hai khái niệm tương ứng có sự liên hệ như thế nào Việc gán ngữ nghĩa vào các cung của đồ thị đã giúp giảm bớt được số lượng đồ thị cần phải dùng để biểu diễn các mối liên hệ giữa các khái niệm

Ta có thể nới rộng mạng ngữ nghĩa bằng cách thêm các nút và nối chúng vào đồ thị Các nút mới ứng với các đối tượng bổ sung Thông thường có thể nới rộng mạng ngữ nghĩa theo 3 cách:

Trang 2

+ Thêm đối tượng tương tự

+ Thêm một đối tượng đặc biệt hơn

+ Thêm một đối tượng tổng quát hơn

Điểm đặc biệt của mạng ngữ nghĩa là tính kế thừa Bởi vì ngay từ trong khái niệm, mạng ngữ nghĩa đã hàm ý sự phân cấp (như các mối liên hệ “là”) nên có nhiều đỉnh trong mạng mặc nhiên sẽ có những thuộc tính của những đỉnh khác

Tuy mạng ngữ nghĩa là một kiểu biểu diễn trực quan đối với con người nhưng khi đưa vào máy tính, các đối tượng và mối liên hệ giữa chúng thường được biểu diễn dưới dạng những phát biểu động từ (như vị từ) Hơn nữa, các thao tác tìm kiếm trên mạng ngữ nghĩa thường khó khăn (đặc biệt đối với những mạng có kích thước lớn) Do đó, mô hình mạng ngữ nghĩa được dùng chủ yếu để phân tích vấn đề Sau đó, nó sẽ được chuyển đổi sang dạng luật sinh hoặc Frame để thi hành hoặc mạng ngữ nghĩa sẽ được dùng kết hợp với một số phương pháp biểu diễn khác

Có 2 loại quan hệ đặc biệt:

+ "a là b" nghĩa là đối tượng a thuộc vào tập đối tượng được biểu diễn bởi khái niệm b hoặc tập các đối tượng biểu diễn bởi khái niệm a là tập con của tập đối tượng biểu diễn khái niệm b (quan hệ is-a)

Ví dụ: Diêu Hồng → cá

Ngược lại với quan hệ "là" là quan hệ "bao gồm" Khi có <a là b> (hoặc

"b bao gồm a"), các thông tin cơ bản về các đối tượng được cho bởi b sẽ truyền lại cho a (nghĩa là a được thừa hưởng những gì b có)

Ví dụ về mạng ngữ nghĩa:

Giữa các khái niệm chích chòe, chim, hót, cánh, tổ có một số mối quan

hệ như sau :

• Chích chòe là một loài chim

Trang 3

• Chim biết hót

• Chim có cánh

• Chim sống trong tổ

Các khái niệm và mối quan hệ này sẽ được biểu diễn trực quan bằng một đồ thị như sau

Hình 1.Khái niệm về mạng ngữ nghĩa Như đã thấy trong hình 1, do mạng ngữ nghĩa là một loại đồ thị cho nên

ta có thể sử dụng tất cả những kỹ thuật mạnh mẽ đã được phát triển cho công

cụ này Điều này có nghĩa là ta có thể áp dụng các thuật toán của đồ thị trên mạng ngữ nghĩa như thuật toán tìm liên thông, tìm đường đi ngắn nhất, v.v… để thực hiện các cơ chế suy luận Điểm đặc biệt của mạng ngữ nghĩa

so với đồ thị thông thường chính là việc ta có thể gán các ý nghĩa khác nhau (có, làm, là, biết, ) cho các cung Trong đồ thị thông thường, việc có một cung nối giữa hai đỉnh chỉ cho biết có sự liên hệ giữa hai đỉnh đó và tất cả các cung trong đồ thị đều biểu diễn cho cùng một loại liên hệ Trong mạng ngữ nghĩa, cung nối giữa hai đỉnh còn cho biết giữa hai khái niệm tương ứng

có sự liên hệ như thế nào Việc gán ngữ nghĩa vào các cung của đồ thị đã giúp giảm bớt được số lượng đồ thị cần phải dùng để biễu diễn các mối liên

hệ giữa các khái niệm Chẳng hạn như trong ví dụ trên, nếu sử dụng đồ thị thông thường, ta phải dùng đến 4 loại đồ thị cho 4 mối liên hệ : một đồ thị để

Trang 4

biểu diễn mối liên hệ "là", một đồ thị cho mối liên hệ "làm", một cho

"biết" và một cho "có"

Một điểm khá thú vị của mạng ngữ nghĩa là tính kế thừa Bởi vì ngay từ trong khái niệm, mạng ngữ nghĩa đã hàm ý sự phân cấp (như các mối liên

hệ "là") nên có nhiều đỉnh trong mạng mặc nhiên sẽ có những thuộc tính của những đỉnh khác Chẳng hạn theo mạng ngữ nghĩa ở trên, ta có thể dễ dàng trả lời "có" cho câu hỏi : "Chích chòe có làm tổ không?" Ta có thể khẳng định được điều này vì đỉnh "chích chòe" có liên kết "là" với đỉnh

"chim" và đỉnh "chim" lại liên kết "biết" với đỉnh "làm tổ" nên suy ra đỉnh

"chích chòe" cũng có liên kết loại "biết" với đỉnh "làm tổ" Đây là kiểu "suy luận" bắt nguồn từ thuật toán "dầu loang" hay "tìm liên thông" trên đồ thị Chính đặc tính kế thừa của mạng ngữ nghĩa cho phép ta có thể thực hiện được rất nhiều phép suy diễn từ những thông tin sẵn có trên mạng ngữ nghĩa đó

Tuy mạng ngữ nghĩa là một kiểu biểu diễn trực quan đối với con người nhưng khi đưa vào máy tính, các đối tượng và mối liên hệ giữa chúng thường được biểu diễn dưới dạng những phát biểu động từ (như vị từ) Hơn nữa, các thao tác tìm kiếm trên mạng ngữ nghĩa thường khó khăn (đặc biệt đối với những mạng có kích thước lớn) Do đó, mô hình mạng ngữ nghĩa được dùng chủ yếu để phân tích vấn đề Sau đó, nó sẽ được chuyển đổi sang dạng luật hoặc frame để thi hành hoặc mạng ngữ nghĩa

sẽ được dùng kết hợp với một số phương pháp biểu diễn khác

a. Ưu điểm

- Mạng ngữ nghĩa rất linh động, ta có thể dễ dàng thêm vào mạng các đỉnh hoặc cung mới để bổ sung các tri thức cần thiết

- Mạng ngữ nghĩa có tính trực quan cao nên rất đễ hiểu

Trang 5

- Mạng ngữ nghĩa cho phép các đỉnh có thể thừa kế, các tính chất từ các đỉnh khác thông qua các cung loại “là”, từ đó, có thể đặt ra các liên kết

“ngầm” giữa những đỉnh không có liên kết trực tiếp với nhau

- Mạng ngữ nghĩa hoạt động khá tự nhiên theo cách thức con người ghi nhận thông tin

b. Nhược điểm

- Cho đến nay vẫn chưa có một chuẩn nào qui định các giới hạn cho các đỉnh và cung của mạng Nghĩa là có thể gán ghép bất kỳ khái niệm nào cho đỉnh hoặc cung

- Tính thừa kế (vốn là một ưu điểm) trên mạng sẽ có thể dẫn đến nguy

cơ mâu thuẫn trên tri thức

- Hầu như không thể biểu diễn các tri thức dạng thủ tục bằng mạng ngữ nghĩa vì các khái niệm về thời gian về trình tự không được thể hiện tường minh trên mạng ngữ nghĩa

Trang 6

CHƯƠNG II GIẢI BÀI TOÁN TAM GIÁC SỬ DỤNG MẠNG NGỮ

NGHĨA

Có 22 yếu tố liên quan đến cạnh và góc của tam giác Để xác định một tam giác thì ta phải có 3 yếu tố Trong đó phải có yếu tố cạnh Như vậy có khoảng (khoảng vài ngàn) cách để xây dựng hay xác định một tam giác Theo thống kê thì có khoảng trên 200 công thức liên quan đến cạnh

và góc của tam giác

Để giải bài toán này bằng mạng ngữ nghĩa, ta phải sử dụng khoảng 200 đỉnh để chứa công thức và khoảng 22 đỉnh để chứa các yếu tố của tam giác Mạng ngữ nghĩa cho bài toán này có cấu trúc như sau:

• Đỉnh của đồ thị bao gồm 2 loại:

+ Đỉnh chứ công thức (ký hiệu bằng hình chữ nhật):

+ Đỉnh chứa các yếu tố tam giác (ký hiệu bằng hình tròn):

• Cung: chỉ nối từ đỉnh hình tròn đến đỉnh hình chữ nhật cho biết yếu tố tam giác xuất hiện trong công thức nào(không có trường hợp cung nối giữa hai đỉnh hình tròn hay nối giữa 2 đỉnh hình chữ nhật)

Lưu ý: trong một công thức liên hệ giữa n yếu tố của tam giác, ta

giả định rằng nếu đã biết giá trị của n-1 yếu tố thì sẽ tính được giá trị của yếu tố còn lại Chẳng hạn như trong công thức tổng 3 góc của tam giác bằng

1800 thì khi biết được hai góc, ta sẽ tính được góc còn lại

Cơ chế suy diễn thực hiện theo thuật toán "loang" đơn giản sau :

B1 : Kích hoạt những đỉnh hình tròn đã cho ban đầu (những yếu tố đã

có giá trị)

B2 : Lặp lại bước sau cho đến khi kích hoạt được tất cả những đỉnh ứng

với những yếu tố cần tính hoặc không thể kích hoạt được bất kỳ đỉnh nào nữa

Trang 7

Nếu một đỉnh hình chữ nhật có cung nối với n đỉnh hình tròn mà

n-1 đỉnh hình tròn đãđược kích hoạt thì kích hoạt đỉnh hình tròn còn lại (và

tính giá trị đỉnh còn lại này thông qua công thức ở đỉnh hình chữ nhật)

Giả sử ta có mạng ngữ nghĩa để giải bài toán tam giác như hình sau: (Ví

dụ này cũng sẽ được sử dụng trong source code demo chương trình kèm theo)

Hình 2 Mạng ngữ nghĩa cho bài toán tam giác

Ví dụ : "Cho hai gócα ,β và chiều dài cạnh a của tam giác Tính chiều

dài đường cao h c " Với mạng ngữ nghĩa đã cho trong hình trên Các bước

thi hành của thuật toán như sau :

Bắt đầu : đỉnh α ,β,a của đồ thị được kích hoạt.

• Công thức (1) được kích hoạt (vì α ,β ,a được kích hoạt) Từ công

thức (1) tính được cạnh b Đỉnh b được kích hoạt.

• Công thức (4) được kích hoạt (vì α ,β được kích hoạt) Từ công thức (4) tính được góc δ

Trang 8

• Công thức (2) được kích hoạt (vì 3 đỉnh α,β,δ được kích hoạt) Từ

công thức (2) tính được cạnh c Đỉnh c được kích hoạt.

Công thức (3) được kích hoạt (vì 3 đỉnh a, b, c được kích hoạt) Từ

công thức (3) tính được diện tích S Đỉnh S được kích hoạt.

Công thức (5) được kích hoạt (vì 2 đỉnh S, c được kích hoạt) Từ công

thức (5) tính được h c Đỉnh h c được kích hoạt

• Giá trị h c đã được tính

Thuật toán kết thúc.

nghĩa của ví dụ trên.

Về mặt chương trình, ta có thể cài đặt mạng ngữ nghĩa giải bài toán tam giác bằng một mảng hai chiều A trong đó:

Cột: ứng với công thức Mỗi cột ứng với một công thức tam giác khác

nhau (đỉnh hình chữ nhật)

Dòng: ứng với yếu tố tam giác Mỗi dòng ứng với một yếu tố tam giác

khác nhau (đỉnh hình tròn)

Phần tử A[i, j] = -1 nghĩa là trong công thức ứng với cột j có yếu tố tam giác ứng với cột i Ngược lại A[i,j] = 0.

// Khai báo biến

private float[,] a = new float[8, 5];

// Khởi tạo các yếu tố trong tam giác theo ma trận lúc đầu

private void init()

{

float temp = -1; // Bien tam

for (int i = 0; i < 8; i++ )

{

for (int j = 0; j < 5; j++ )

{

a[i, j] = 0;

}

}

Trang 9

a[0, 0] = a[1, 0] = a[3, 0] = a[4, 0] = temp;

a[1, 1] = a[2, 1] = a[4, 1] = a[5, 1] = temp;

a[3, 2] = a[4, 2] = a[5, 2] = a[6, 2] = temp;

a[0, 3] = a[1, 3] = a[2, 3] = temp;

a[5, 4] = a[6, 4] = a[7, 4] = temp;

}

Để thực hiện thao tác "kích hoạt" một đỉnh hình tròn, ta đặt giá trị của toàn dòng ứng với yếu tố tam giác bằng 1

Để kiểm tra xem một công thức đã có đủ n-1 yếu tố hay chưa (nghĩa là kiểm tra điều kiện "đỉnh hình chữ nhật có cung nối với n đỉnh hình tròn mà n-1 đỉnh hình tròn đã được kích hoạt"), ta chỉ việc lấy hiệu giữa tổng số ô có giá trị bằng 1 và tổng số ô có giá trị -1 trên cột ứng với công thức cần kiểm tra Nếu kết quả bằng n, thì công thức đã có đủ n-1 yếu tố

Trở lại mạng ngữ nghĩa đã cho Quá trình thi hành kích hoạt được diễn ra như sau :

Mảng biểu diễn mạng ngữ nghĩa ban đầu

c

Khởi đầu: đỉnh , a của đồ thị được kích hoạt.

Trang 10

α 1 0 0 1 0

c

Trên cột (1), hiệu (1+1+1 - (-1)) = 4 nên dòng b sẽ được kích hoạt.

c

Trên cột (4), hiệu (1+1+1 - (-1)) = 4 nên dòng  sẽ được kích hoạt

Trang 11

β 1 1 0 1 0

c

Trên cột (2), hiệu (1+1+1 + (1)) = 4 nên dòng c được kích hoạt.

c

Trên cột (3), hiệu (1+1+1 - (-1)) = 4 nên dòng S được kích hoạt.

Trang 12

β 1 1 0 1 0

c

Trên cột (5), hiệu (1+1 + (1)) = 3 nên dòng hC được kích hoạt

Các hàm xử lý các ma trận ngữ nghĩa:

// Lấy vị trí yếu tố chưa biết

private int GetElementNotKnow(int k)

// Kích hoạt yếu tố chưa biết

private void activationElementKnow()

// Kích hoạt theo cơ chế lan truyền

private void spreadingActivation(int j, int ElementNotKnow)

// Xử lý

private void Solution()

Trang 13

4 Giao diện chương trình

Chương trình được xây dựng trên môi trường visual studio 2010, ngôn ngữ C#

Trang 14

5 Cách sử dụng chương trình demo

Nhập vào các giá trị lúc đầu của tam giác vào các textbox màu vàng trên chương trình

• Chọn giá trị cần tính trong combobox phía bên phải

Nhấn nút Tính để thực hiện tính tam giác theo mạng ngữ nghĩa đã

được cài đặt

Sau khi tính xong, ta có thể nhất nút Làm bài khác để tiếp tục làm hoặc Thoát để thoát chương trình

Trang 15

CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN



Vấn đề biểu diễn tri thức đóng vai trò quan trọng trong thiết kế và xây dựng một hệ cơ sở tri thức và một hệ giải bài toán thông minh Phương pháp biểu diễn tri thức thích hợp sẽ tạo nên một hệ thống mạnh Các phương pháp biểu diễn tri thức đều có những ưu điểm nhất định trong việc biểu diễn từng dạng tri thức Không một kỹ thuật riêng lẻ nào có thể biểu diễn đầy đủ các khía cạnh của tri thức mà chỉ biểu diễn được một phần của tri thức đa dạng

và chưa hướng tới một mô hình tri thức bao hàm nhiều dạng thông tin và nhiều dạng sự kiện khác nhau Do vậy, cần có sự kết hợp của các phương pháp biểu diễn khác nhau trong thiết kế để xây dựng một cơ sở tri thức cho một hệ giải toán thông minh, thiết kế một tác nhân thông minh, để máy tính

có thể sử dụng được tri thức, có thể xử lý được tri thức, dưới dạng thuận tiện cho máy tính giúp thu thập được thông tin, dữ liệu cùng với những tri thức

để ta có được những quyết định phán đoán trong mọi lĩnh vực

Xu hướng phát triển của phần mềm trong tương lai sẽ mở rộng thêm nhiều chức năng nữa, có thể trả lời được nhiều câu hỏi hơn cho người dùng, cũng như sẽ tạo nên giao diện thân thiện và đẹp hơn

Xin chân thành cám ơn thầy PGS TS Đỗ Văn Nhơn đã tận tình giúp đỡ

em hoàn thành bài báo cáo, cảm ơn các thầy cô và các bạn trong lớp đã giúp

đỡ tôi trong lúc thực hiện để có được kết quả này

Học viên thực hiện

Trầm Hoàng Nam

Trang 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO



[1] PGS TS Đỗ Văn Nhơn, Bài giảng môn Biểu Diễn Tri Thức Và Ứng

Dụng

[2] GS.TSKH Hoàng Kiếm, Giải một bài toán trên máy tính như thế nào.

Giáo trình các hệ cơ sở tri thức, NXB ĐH QG TPHCM, 2009

Trang 17

CHƯƠNG II 6

GIẢI BÀI TOÁN TAM GIÁC SỬ DỤNG MẠNG NGỮ NGHĨA 6

CHƯƠNG 3 15

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Ngày đăng: 19/05/2015, 01:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w