1/27/2013
TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
Bài Tập II
Giảng viên: PGS.TS. Đỗ Văn Nhơn
Sinh viên: Lê Văn Thành Trung
MSSV: 10520541
1
BÀI TẬP II
A/ Phát biểu bàitoán
Cài đặt bài toán tamgiácsửdụnghệluậtdẫn – Suy diễn tiến.
B/ Thuật giải
Input:
- Tập luật Rule = {r1, r2, , rm}
- GT, KL
Output:
In ra các luật được sửdụng nếu GT -> KL. Ngược lại, thông báo không
đủ điều kiện giải.
Method:
B1:
TD = GT;
T = Loc (Rule, TD);
B2:
While (KL ⊄ TD) AND (T≠ ∅) Do
{
r = Get (T);
TD = TD ⋃{q}; // r: left->q
Rule = Rule \ {r};
T = Loc (Rule, TD);
}
If KL ⊆ TD THEN Return “True”
Else Return “False”
B3: Xoá bỏ luật dư thừa
B4: Tính toán và in kết quả.
2
C/ Nhận xét
- Suy diễn tiến là quá trình suy diễn bắt đầu từ tập sự kiện đã biết, rút ra những sự
kiện mới và cứ như vậy cho đến khi có được sự kiện cần chứng minh hoặc không có
luật nào sinh ra các sự kiện mới ( tập sự kiện đúng là cực đại)
- Quá trình suy diễn tiến là quá trình xem xét các luật, với mỗi luật ta xét phần giả
thuyết ở vế trái tới phần kết luận ở vế phải và khi mà tất cả các điều kiện của luật
đều thoả mãn thì suy ra sự kiện trong phần kết luận.
- Trong mỗi bước của thủ tục ta xét 1 luật trong tập luật. So sánh mỗi điều kiện ở vế
trái của tập luật với sự kiện trong cơ sở của sự kiện, nếu tất cả các điều kiện của
luật được thoả mãn thì sự kiện trong phần kết luận được xem là sự kiện được suy
ra. Nếu sự kiện này là sự kiện mới (không có trong bộ nhớ làm việc) thì nó được đưa
vào bộ nhớ làm việc. Quá trình trên cứ lặp lại cho đến khi nào không có luật nào
sinh ra sự kiện mới.
- Quá trình suy diễn tiến không định hướng tới giải quyết một vấn đề nào cả, không
hướng tới tìm ra câu trả lời cho một câu hỏi nào cả. Suy diễn tiến chỉ là quá trình
suy ra các sự kiện mới từ các sự kiện có trong bộ nhớ làm việc
- Ưu điểm:
o Làm việc tốt khi bàitoán có bản chất là đi thu thập thông tin rồi thấy điều
cần suy diễn.
o Suy diễn tiến là tiếp cận lý tưởng đối với các loại bàitoán cần giải quyết các
nhiệm vụ như điều hành, điều khiển hay lập kế hoạch …
o Cho ra khối lượng lớn các thông tin từ một số thông tin ban đầu. Sinh ra
nhiều thông tin mới.
- Nhược điểm:
o Không cảm nhận được rằng chỉ cần một vài thông tin quan trọng. Hệ thống
hỏi các câu hỏi có thể hỏi mà không biết rằng chỉ một ít câu đã đi đến kết
luận được.
o Hệ thống có thể hỏi cá câu hỏi không liên quan. Có thể các câu trả lời cũng
không quan trọng nhưng làm người dùng lúng túng khi phải trả lời các câu
chẳng dính dáng đến chủ đề.
D/ Tổ chức lưu trữ trên tập tin data.txt
Các luật và công thức được lưu trữ như sau:
a, b, c, A, B, C, S, p, ha, hb, hc, r, R
A,B => C
- - #180 A B
A,C => B
- - #180 A C
B,C => A
- - #180 B C
a,b,c => p
/ + + a b c #2
a,b,c => A
3
acos / - + * b b * c c * a a * #2 * b c
a,b,c => B
acos / - + * a a * c c * b b * #2 * a c
a,b,c => C
acos / - + * a a * b b * c c * #2 * a b
…
Trong đó:
o Dòng 1: cho biết các yếu tố
o Dòng 2: cho biết một luật
VD: A,B => C . Từ góc A và B suy ra được góc C
o Dòng 3: cho biết công thức kèm theo luật ở dòng 2
VD: Góc C = 180 – A –B
o Các dòng còn lại: Cứ trình tự 1 luật kèm với một công thức tính.
E/ Giao diện và chạy thử
4
G/ Tài liệu tham khảo
- Các tài liệu về Trí tuệ nhân tạo và Biểu diễn tri thức.
- Kí pháp Ba Lan: http://vi.wikipedia.org/wiki/K%C3%AD_ph%C3%A1p_Ba_Lan
- Các công thức tính toán trong tam giác: http://totoantaquangbuu.nice-
board.com/t94-topic
- https://www.google.com
. NHÂN TẠO Bài Tập II Giảng viên: PGS.TS. Đỗ Văn Nhơn Sinh viên: Lê Văn Thành Trung MSSV: 10520541 1 BÀI TẬP II A/ Phát biểu bài toán Cài đặt bài toán tam giác sử dụng hệ luật dẫn – Suy. luật dẫn – Suy diễn tiến. B/ Thuật giải Input: - Tập luật Rule = {r1, r2, , rm} - GT, KL Output: In ra các luật được sử dụng nếu GT -> KL. Ngược lại, thông báo không đủ điều kiện. các điều kiện của luật đều thoả mãn thì suy ra sự kiện trong phần kết luận. - Trong mỗi bước của thủ tục ta xét 1 luật trong tập luật. So sánh mỗi điều kiện ở vế trái của tập luật với sự kiện