Ở bất kì một dân tộc nào, kiểu truyện cổ tích cũng chiếm một số lượng đông đảo trong các nền văn học
1 A. MỞ ĐẦU 1. Mục đích, lý do chọn đề tài Ở bất kì một dân tộc nào, kiểu truyện cổ tích cũng chiếm một số lượng đông đảo trong các nền văn học. Từ những lời kể của bà, lời ru của mẹ, đã đưa tôi đến với những câu truyện cổ ngày xửa ngày xưa, sự hình thành và nguồn gốc của thế giới ra sao. Con người của chúng ta khởi nguyên như thế nào. Với sự phát triển chóng mặt của xã hội công nghiệp hóa ngày nay, mọi thứ đều biến đổi theo guồng quay của xã hội. Tôi lại muốn trở về với những câu chuyện cổ, nó như ru tôi vào giấc ngủ thần tiên của ngày thơ ấu, tôi càng không muốn mình bị cuốn vào dòng đời ngược xuôi hối hả của cuộc sống hôm nay. Tôi muốn tìm về nơi trầm lắng hay sự nhập mình vào những câu truyện cổ, cùng phiêu lưu đấu tranh cho sự tồn tại của loài người. Nhưng tôi càng không muốn mình bị khuôn vào không gian chật hẹp. Tôi yêu cổ tích nước tôi và những gì thuộc về nó. Thế nhưng trong tôi luôn muốn phóng tầm mắt của mình ra với văn học thế giới. Khi đó tôi sẽ được tiếp nhận và hiểu rõ hơn nữa những câu truyện cổ của nước bạn. Và cũng rất ngẫu nhiên tôi đã đến với nền văn học Campuchia nói chung và truyện cổ tích nói riêng. Từ đó, tôi có thể tìm hiểu được sự khác nhau và những nét tương đồng giữa truyện cổ Campuchia với truyện cổ nước tôi như thế nào. Bên cạnh những nét tương đồng về chủ đề, ở từng truyện cụ thể, còn chứa đựng những sắc thái, tư tưởng riêng. Mỗi một nền văn học ở những nước khác nhau lại chứa đựng những tư tưởng và quan niệm sống khác. Mặc dù tôi vẫn chưa có nhiều điều kiện để có thể đến với truyện cổ Campuchia một cách sâu sắc nhưng đọc những câu truyện như: truyện Mục Đồng Vương, Chàng Cơm Cháy, Nàng Ca Cây, Hạnh Phúc và Bất Hạnh, chàng trai mặc áo bẹ chuối, Thỏ trắng thông minh, thằng nói dối, Tum Tiêu .,tôi càng bị thu hút bởi sức hấp dẫn, bởi nội dung của tác phẩm luôn khiến tôi phải suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc sống thời hồng hoang. Điều tôi mong ước là có thể bằng sự hiểu biết của mình đem đến cho truyện cổ có được một góc nhìn mới mẻ hơn bằng sự tìm tòi khám phá. Mỗi 2 câu truyện đều đọng lại trong tôi những dư vị rất khác nhau. Đó là những nét độc đáo, mới lạ và đầy tính bất ngờ. Để khám phá chiều sâu của truyện cổ Campuchia tôi đã chọn cho mình một nét khám phá mới. Đó là giá trị nội dung truyện cổ Campuchia. Dù cho truyện cổ đã khác xa với những gì chúng ta chứng kiến hôm nay. Do đó chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn đóng góp thêm một ý kiến về vấn đề này. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Có thể nói rằng sự tiếp cận nền văn học Campuchia mà đặc biệt là truyện cổ đã khiến tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu đề tài này. Văn học Campuchia là một nền văn học không hề lớn. Do đó các nhà nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở một số nét khái quát về nền văn học nói chung như: -Lưu Đức Trung (1998), văn học Đông Nam Á, NXB Giáo dục, Hà Nội. Đã nghiên cứu về tình hình văn học Campuchia theo từng giai đoạn phát triển lịch sử như: Văn học dân gian, văn học viết, văn bia, rồi văn học hiện đại. Để từ đó chúng ta có thể hiểu được đôi nét về nền văn học Campuchia. -Vũ Tuyết Loan (1986), tuyển tập văn học Campuchia, NXB Văn học Hà Nội. Giới thiệu sơ lược về văn học Campuchia và những câu truyện cổ như: Tình mẫu tử, Nêang Cantoc và Nêang SongAnCat. Hầu hết quốc gia nào cũng có nền văn học dân gian với những câu truyện cổ hấp dẫn lôi cuốn người đọc vào một thế giới kỳ ảo,hoang đường, thể hiện ước mơ cần được gửi gắm. Truyện cổ tích lôi cuốn chúng ta vào những nỗi niềm vui khổ, vào không khí đấu tranh chống cường quyền của những con người bị áp bức. Cho đến nay, chúng ta chưa thể hiểu biết được một cách đầy đủ và toàn diện về diện mạo truyện cổ Campuchia, bởi lẽ tư liệu còn quá ít ỏi. Cổ tích kể về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc loài người, nguồn gốc dân tộc, sự tích các tên núi, tên sông, lại là một minh chứng nữa về trí tưởng tượng phong phú về thế giới tinh thần đa dạng của dân tộc Campuchia. 3 Càng đi sâu vào khám phá đề tài này, càng làm tôi có cái nhìn toàn diện hơn về trí tưởng tượng, về thế giới kỳ ảo mà nhân dân Campuchia sáng tạo ra. Với lòng yêu thích và ham mê cổ tích, chúng tôi sẽ cố gắng nghiên cứu một cách cụ thể, đánh giá một cách sâu sắc hơn về giá trị nội dung truyện cổ Campuchia. Để góp tiếng nói chung cùng với những nhà nghiên cứu trước đó. Bên cạnh nữa là những tiểu luận, khóa luận, luận văn của sinh viên mọi miền đất nước khi tìm hiểu nghiên cứu đề tài này. Người đọc bị lôi cuốn vào những câu chuyện hoang đường nhưng đầy giá trị nhân bản và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống của một thời xa xăm. Mỗi nhà nghiên cứu có cách đánh giá, nhìn nhận khác nhau nhưng tựu chung lại họ đều hướng người đọc cùng phiêu lưu, thả hồn vào một thế giới kỳ ảo, nhập thân vào nhân vật có thể là thần linh, những con người nhỏ bé, bất hạnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Truyện cổ Campuchia Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về giá trị nội dung truyện cổ Campuchia. Để có một cái nhìn và đánh giá một cách đầy đủ về giá trị nội dung truyện cổ Campuchia thì phải có những công trình lớn có quy mô. Chúng tôi trong khuôn khổ một niên luận chỉ khám phá một phần nhỏ về nội dung của truyện cổ Campuchia thông qua một số tác phẩm mà chúng tôi xem là nổi trội nhất, để có thể mang lại cho người đọc một số hiểu biết về văn học Campuchia nói chung và truyện cổ nói riêng. Tôi mong rằng sẽ đóng góp một phần nghiên cứu nhỏ bé của mình vào lĩnh vực này, cống hiến tới độc giả khi nhìn nhận về một mảng văn học dân gian của đất nước Campuchia. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để tìm hiểu và giải quyết vấn đề giá trị nội dung truyện cổ Campuchia, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh - đối chiếu, các phương pháp liên ngành . 5. Bố cục đề tài 4 Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài của chúng tôi được kết cấu trong ba chương: Chương 1. Khái quát chung Chương 2. Gía trị nội dung truyện cổ Campuchia Chương 3. Vài nét về nghệ thuật 5 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG 1.1. Tình hình văn học Campuchia Trong quá trình tồn tại lâu dài của mình, nhân dân Campuchia đã sáng tạo nên một nền văn học phong phú và đa dạng. Trong gần hai mươi thế kỷ, văn học Campuchia thay đổi cùng với lịch sử xã hội và văn hóa của dân tộc. Vào thời kì lịch sử xa xưa, trên đất nước Campuchia ngày nay còn có người Chàm, người Môn và một số tộc người khác sinh sống. Nhưng chủ nhân chính của đất nước Campuchia là người Khơme. Văn học Campuchia trước tiên là sự kế thừa và phát triển truyền thống Khơme này. Ngoài tiếng Khơme là chủ yếu, văn học Campuchia còn sử dụng các thứ tiếng Sanskrit, Pali, Pháp. Tiếng Khơme là tiếng nói văn học thống nhất của các dân tộc ở Campuchia. Chữ viết Khơme bắt nguồn từ một hệ thống văn tự cổ ở miền Nam Ấn Độ. Văn học thời kì này thường là những lời hát trao tình trai gái, những bài ca lao động, những lời cầu nguyện thần linh, những huyền tích, huyền thoại. Trong văn học, thế giới thực tại của con người hãy còn rất bản năng chân chất, mà thế giới tưởng tượng của thần linh cũng còn rất cụ thể hồn nhiên. Những lời hát trao tình chưa mang cái vẻ ý nhị, ví von, kín đáo của tình yêu ở những thời kì văn hóa về sau, mà thường bộc lộ táo bạo, tự nhiên. Những lo âu về cuộc sống con người và những ước mơ về xã hội lại thường biểu hiện gián tiếp qua những lời cầu nguyện thần linh, qua thần tích, huyền thoại. Văn học Campuchia tiếp nhận ít nhiều ảnh hưởng của các nền văn học trong vùng như Thái Lan, Lào, Giava, Việt Nam qua quá trình giao lưu văn hóa. Đặc biệt nền văn học Ấn Độ đã có ảnh hưởng sâu sắc và lâu bền nhất đối với văn học Campuchia. Những văn bia còn lại cho đến nay sớm nhất chỉ từ cuối thế kỷ XVII. Còn từ thế kỷ XVI trở về trước, các loại sách đều đã bị thời gian hủy hoại 6 tất cả, chỉ còn lại những trang sách trên đá, trên các văn bia mà thôi. Mặc dù trong lĩnh vực văn học, nhân dân Campuchia trước đây cũng đạt được những thành tựu to lớn. Nhưng ngay cả văn bản còn tìm thấy được phần lớn lại là những tác phẩm khuyết danh, thời điểm sáng tác và tên người sáng tác cũng khó được xác định, điều này gây không ít khó khăn cho người nghiên cứu. Văn học truyền thống Campuchia chia làm hai bộ phận: Văn học dân gian và văn học thành văn. Ở Campuchia, ranh giới giữa văn học dân gian và văn học thành văn nhiều khi không rõ rệt lắm. Đó là sự phân định không rạch ròi mà là sự đan xen lẫn nhau để tạo nên hiệu quả bất ngờ cho người tiếp nhận. Văn học Campuchia chỉ là một bộ phận trong nền văn hóa dân gian còn đang bao trùm gần như toàn bộ đời sống tinh thần của nhân dân. Văn học dân gian Campuchia còn có mối quan hệ hữu cơ với những bộ phận khác của nền văn hóa dân tộc. Nó gắn với những hình thái văn hóa khác như múa, hát, nghi lễ, nên ít khi tồn tại dưới dạng văn học thuần túy. Ở Campuchia, văn học dân gian là một trong những cội nguồn của văn học dân tộc và là bộ phận quan trọng nhất của văn học dân tộc, nó tồn tại và phát triển theo quy luật riêng. Trong tín ngưỡng dân gian, người Khơme tôn thờ các vị thần linh. Họ tin thần Đất, thần Nước, thần Lửa, thần Gió. Họ tin Mêba-tổ tiên của họ dù đã chết nhưng vẫn giữ gìn hạnh phúc cho con cháu. Huyền thoại, truyền thuyết Campuchia giải thích sự hình thành vũ trụ, dân tộc, nguồn gốc sản sinh ra những giá trị văn hóa và những kỳ quan nổi tiếng của đất nước. Huyền thoại, truyền thuyết Campuchia không chỉ giải thích việc tạo lập đất nước, mà còn kể về những vị vua đầu tiên, gắn chặt với địa vực cư trú và ghi nhớ thời kì bắt đầu hình thành nhà nước dân tộc sơ khai, về những trang sử hào hùng chống ngoại xâm, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Truyền thuyết Prak Thon là câu chuyện về sự kết hôn giữa hoàng tử và công chúa Neak tên là Sôma. Prakthon trở thành vị vua đầu tiên của quốc gia Campuchia, tự xưng là Cambusvayam Buva. Con cháu nối nghiệp 7 mới gọi quốc vương này là Campu Jadesa nghĩa là “ những người con của Campuja”, ngày nay gọi là Campuchia. Huyền thoại Kaundinya-soma ghi nhớ việc những lượt người Ấn Độ đến Campuchia làm ăn sinh sống, được xem là triều vua lập nước của Phù Nam về sau các vua Campuchia cùng tiếp nhận như triều đại đầu tiên của mình. Trong truyện kể Campuchia có cả một loạt sự tích đáng chú ý là sự tích về các đền chùa thời Ăngco, như sự tích ngôi đền Bantaychman, sự tích Ăngco Vát và Vát noko, sự tích tượng Prôma trong chùa NaKor Batay, sự tích đền Ăngco, sự tích chùa Ottharot. Trong kho tàng truyện cổ dân gian Campuchia thấy nổi lên những loại truyện đáng chú ý như truyện về những đứa con bị ruồng bỏ, về những người mồ côi và những đứa con riêng. Đó là những truyện Nêang Cantóc và Nêang Song Ancát, Mười hai cô gái vùng Đế Thiên Đế Thích, Chàng Cơm Cháy, Sóc lành và Sóc ác, hai anh em mồ côi, tình mẫu tử, thằng ăn trộm lương thiện. Truyện dân gian Campuchia vừa mang yếu tố dân tộc vừa bản địa, lại vừa mang những yếu tố Ấn Độ, điều đó chứng tỏ mối quan hệ văn hóa giữa Campuchia và Ấn Độ là lâu đời và sâu sắc. Những yếu tố trong truyện Khơme thường hòa chung vào nền bản địa Đông Nam Á. Vì thế có nhiều nét tương đồng với truyện cổ dân gian Đông Nam Á. Hệ thống truyện cười diễn đạt tài trí thông minh và lối ứng phó đối đáp của dân gian. Những chùm truyện về Thmênh Chây, Về thằng Lêu, về con Thỏ, rất được nhân dân Campuchia yêu thích. Rõ ràng là truyện cười của nhân dân Campuchia là tiếng cười lạc quan, chiến thắng. Tiếng cười long trời lở đất của quần chúng đã làm cho lực lượng thống trị tức giận điên người, chúng cố bóp chết tài hài hước của nhân dân, nhưng “ nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ ”. Ca dao, dân ca là bộ phận chứa đựng thế giới tình cảm phong phú và đa dạng của người dân Campuchia. Những bài ru con tha thiết ngọt ngào, những bài hò chèo thuyền tình tứ, những bài đối đáp duyên dáng, đã làm 8 cho đời sống đôn hậu, chất phác của người dân Campuchia càng thêm bội phần tươi mát và ấm cúng. Tục ngữ Campuchia diễn đạt một cách rất hoàn hảo những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội, lịch sử của nhân dân lao động, lời lẽ thường hàm xúc cô đọng, giàu tính triết lí, bóng bẩy và tế nhị. Vì văn học dân gian còn gán với những hình thái văn hóa khác như múa, hát , lao động, nghi lễ nên nó ít khi tồn tại dưới dạng văn học thuần túy. Văn học dân gian Campuchia là một trong những cội nguồn của văn học dân tộc và là bộ phận quan trọng nhất của văn học dân tộc. Văn học viết Campuchia vào thế kỷ VII - thế kỷ VIII đã xuất hiện và kế thừa các nền văn học trước đó, buổi đầu thì hầu hết được ghi lại trên đá, bia đá, da súc vật, sau cùng trên giấy. Văn học Campuchia phát triển sớm thì chữ viết phát triến sớm vào thế kỷ VII và tiếp nhận được văn học Ấn Độ. Nền văn học viết Campuchia ra đời vào loại sớm nhất Đông Nam Á và đã tạo ra những tác phẩm nổi tiếng như Riêmkê, một anh hùng ca về cuộc đấu tranh anh hùng để dựng nước và giữ nước của dân tộc Campuchia. Riêmkê không chỉ là tác phẩm tiêu biểu và nổi bật thuộc dòng văn học tán tụng vua chúa, dòng văn học Bàlamôn ở thời kì Ăngco, mà nó còn có những điều kiện để có thể tiếp tục tồn tại và hấp dẫn ở thời kì sau, tất nhiên với những thay đổi cần thiết cho phù hợp với tinh thần của thời kì đó. Văn học Ăngco tạo ra một bộ mặt riêng trong lịch sử Campuchia. Văn học thành văn của thời kì này hoàn toàn là sản phẩm của tầng lớp trên, của hoàng gia và giới tu sĩ Bàlamôn. Văn bia thời kì này phát triển nở rộ với khối lượng đồ sộ, có giá trị đặc biệt giữ lại được 1052 văn bia. Văn bia là hình thức văn học độc đáo sinh động của nền văn học Campuchia cổ đại, là nguồn tư liệu phong phú cho phép minh định một cách chính xác niên đại của nước Campuchia cổ đại, phả hệ của các nhà vua, mục đích của những di tích chủ yếu. Văn bia cho chúng ta thấy một Campuchia cổ dưới ba dạng: Lịch sử, tôn giáo, và anh hùng ca. Có hai loại văn bia: Văn bia bằng chữ Phạn và văn bia bằng chữ Khơme. Về mặt hình thức thì văn bia có bốn phần cụ thể: 9 Phần thứ nhất: Khổ thơ cầu nguyện thần Phật Phần thứ hai: Nội dung chính của tấm bia Phần thứ ba: Những của cải mà nhân dân đóng góp Phần thứ tư: Kết thúc là một lời nguyền Văn bia viết bằng chữ Phạn thường chỉ những gì liên quan đến Phật giáo được viết theo hình thức thơ ca, thường là một bài thơ ngắn bắt nguồn từ một cảm hứng mang nhiều tính chất văn học và sử dụng một ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu âm điệu và uyển chuyển. Ngoài ra các văn bia còn liên quan đến ân đức của các vị vua hay liên quan đến đạo Phật. Văn bia bằng chữ Khơme cũng có nhiều, phần lớn viết bằng văn xuôi, giản dị. Đó là những tác phẩm văn học đầu tiên của Campuchia, những văn bản này ít mang tính chất văn học, chủ yếu là những bản liệt kê, những nô bộc và đồ thờ dâng cúng, ghi nhận những tặng vật và kiến trúc tôn giáo, chỉ rõ những đặc quyền của nhà vua, ghi lại những bản án xét xử trên cơ sở những vụ tranh chấp về quyền sở hữu đất đai. Văn bia Khơme còn cho biết cả một hệ thống quan chức đông đảo, bao hàm một tổ chức cai trị phát triển. Tám văn bia khắc trên cột ngọn tháp dẫn vào sâu trong hoàng cung Ăngco Thom đều biên soạn theo một nội dung giống nhau và sao lại một công thức tuyên thệ vào năm 1011 sau công nguyên của một triều thần dưới triều vua Saryavarman I. Văn bia Khơme, những “ biểu hiện văn học ” ghi trên đá ấy là tài sản đặc biệt của quý tộc Ăngco. Nhìn lại văn bia giai đoạn này, có lẽ không có lời nhận xét nào thỏa đáng bằng lời của R.C.Majumdar: “ Đã tìm thấy hơn 100 bi kí Sankrit ở Champa. Những bi kí tìm thấy ở Campuchia không chỉ nhiều hơn về số lượng mà còn cao hơn về giá trị văn học. Các văn bia đó viết bằng thể Kavya đẹp đẽ đến độ gần như hoàn mĩ, có thể mang lại vinh quang cho bất kì học giả Ấn Độ nào .” Như vậy ta thấy rằng, so với văn bia giai đoạn tiền Ăngco hay Chenla, văn bia giai đoạn này đạt đến mức hoàn hảo cả về nội dung và hình thức. Sau văn bia là hàng loạt các tác phẩm được chú ý đến như Riêmkê, TumTiêu và nàng Cacây. Truyện thơ Campuchia ngay từ đầu đã xuất hiện với tư cách là một thể loại trung tâm của nền văn học viết dân tộc, nguồn đề 10 tài chủ yếu của nó lấy từ văn học nước ngoài, văn học dân gian và đời sống dân tộc. Có thể thấy quá trình phát triển truyện thơ Campuchia là quá trình phát triển có tính quy luật. Đó là quy luật phát triển từ lúc ban đầu gần như hoàn toàn vay mượn đề tài, chủ đề của Ấn Độ đế chỗ tìm đến nguồn đề tài của đời sống hiện thực của chính đất nước mình. Thường tập trung vào hai chủ đề chính là tôn giáo và tình yêu. Tuy chịu ảnh hưởng Phật giáo, nhiều truyện thơ vẫn không hoàn toàn dứt bỏ ảnh hưởng đạo Bàlamôn. Sự dung hòa ấy là một sáng tạo của nhà văn, nhà thơ Khơme. Cho nên pháp luật cũng thường được sử dụng, chiến thắng bằng mọi cách là yêu cầu định sẵn cho các nhân vật chính. Chủ đề tình yêu chiếm một vị trí khá quan trọng trong truyện thơ Campuchia. Các truyện thơ viết về tình yêu thường lấy đề tài trong văn học dân gian. Lúc đầu, đôi trai gái gặp nhiều trắc trở, nhưng cuối cùng họ đã đạt được hạnh phúc viên mãn. Các truyện thơ về tình yêu này thường xoay quanh những mô típ quen thuộc của văn học dân gian như là thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà. Tình yêu chân chính trải qua khó khăn nhưng cuối cùng đạt được ý nguyện. Có thể nói, từ một số truyện kể dân gian, cuộc sống tâm hồn và tình cảm của người lao động Khơme đã đi vào văn học viết nhờ nhịp cầu của truyện thơ. Nhịp cầu này đã đem lại cho văn học viết khí sắc xanh tươi, lành mạnh của cuộc sống. Sau những câu truyện tình yêu có nguồn gốc từ văn học dân gian, truyện thơ Campuchia cuối cùng đã tìm đến những câu chuyện tình sinh động trong đời sống hiện thực của chính đất nước mình. Đó cũng là một biểu hiện của văn học Campuchia trên con đường trở về với dân tộc. Văn học hiện đại Campuchia có thể được tính từ năm 1938 khi tiểu thuyết Sôphát của Rinkin ra đời. Từ đó, văn học hiện đại gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc Campuchia trong suốt sáu mươi năm qua. Với một cái nhìn lịch sử, có thể chia văn học hiện đại Campuchia thành nhiều giai đoạn nhỏ: [...]... Đông Nam Á 12 1.2 Vài nét về truyện cổ tích Một trong những thể loại văn học dân gian quan trọng và phổ biến rộng rãi là truyện cổ tích Khái niệm truyện cổ tích có một nội dung khá rộng, thường dùng để chỉ nhiều loại truyện khác nhau về đề tài và phương pháp sáng tác Có nhiều định nghĩa về truyện cổ tích: “ Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra đời từ thời kì cổ đại gắn liền với việc hình... dân Truyện về những sự kiện đó là truyện cổ tích thế sự Kho tàng truyện cổ tích chứa đựng vô vàn việc có giá trị đối với sử học, dân tộc học mà nhân dân nói lên một cách tự giác hoặc không tự giác nhưng với tất cả sự chất phác và thành khẩn của mình Tuy nhiên sử học và dân tộc học không hoàn toàn tin vào truyện cổ tích Nội dung mà các khoa học ấy muốn tìm là sự thực ẩn náu dưới những hình tượng của truyện. .. với những nét của truyện cổ tích nói chung 16 CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRUYỆN CỔ CAMPUCHIA 2.1 Giá trị nhân đạo Trong truyện cổ dân gian Campuchia, ta thường vẫn hiểu, Bụt, Thần, Phật tượng trưng cho lẽ phải và tình thương, cho “sức vạn năng của cái thiện ” và luôn luôn can thiệp vào những việc cụ thể Triết lý “thiện thắng ác”, “ác giả ác báo” là một triết lý xuyên thấm truyện cổ tích Chẳng hạn,... nào, thì về sau vẫn giữ nguyên nội dung ấy mãi Vì truyền miệng, nó biến hóa dần dần và cũng trong quá trình lưu truyền mà nó được hoàn chỉnh dần Tính chất không ổn định là tính chất chung của các tác phẩm văn học dân gian, nhưng tính chất ấy thể hiện rõ hơn trong truyện cổ tích Truyện cổ tích là loại văn xuôi truyền miệng mà lại dài, lại có lắm tình tiết cho nên dễ biến đổi về nội dung và về hình thức... 13 nhưng truyện cổ tích cũng chỉ dám ước mơ cải thiện vận mệnh con người trong khuôn khổ của xã hội có giai cấp Do đó truyện cổ tích không thể có tính chất hào hùng của thần thoại Truyện cổ tích lại rung cảm chúng ta bằng những nét hiện thực sinh động Truyện cổ tích lôi cuốn chúng ta vào những nỗi niềm vui khổ vào không khí đấu tranh chống cường quyền của những con người bị áp bức Truyện cổ tích có... yên vui vĩnh viễn Truyện cổ Campuchia nói riêng và truyện cổ các nước trên thế giới nói chung đều hướng con người tới cái chân- thiện - mỹ Với phẩm chất cao quý của nhân dân đề cao những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người 2.2 Giá trị hiện thực Truyện cổ tích một mặt phản ánh sự đấu tranh của nhân dân chống lại giai cấp thống trị nhưng một mặt vẫn chịu ảnh hưởng ý thức hệ thống trị của thời đại... truyền, truyện thu hút lấy một số tình tiết mới , bỏ rơi một số tình tiết cũ và cứ thế mà dần dần thay đổi để thích ứng với yêu cầu của nhân dân từng địa phương, từng thời 14 đại Sự thay đổi không chỉ dừng lại ở phạm vi xây dựng tình tiết mà có khi còn làm thay đổi tính chất của truyện Xét đến cùng truyện cổ tích chỉ nên dừng lại ở hai loại chính: truyện cổ tich lịch sử và truyện cổ tích thế sự Dù cho nội. .. tưởng ấy luôn luôn vươn về chân lý Dù trong truyện cổ tích, yếu tố tưởng tượng về một thế giới rất xa vời với hiện thực cuộc sống nhưng do truyện cổ tích ra đời trong xã hội có phân chia giai cấp, con người luôn bị đày đọa, đau khổ với những bất hạnh và mâu thuẫn gay gắt cho nên họ muốn đấu tranh để giành hạnh phúc bằng tưởng tượng về một thế giới mới tốt đẹp hơn Do đó truyện cổ Campuchia cũng không... nó chỉ là truyện cổ tích Bởi truyện cổ tích đưa con người vào một thế giới không có thật mà chỉ là sự tưởng tượng với những ước mơ lý tưởng về xã hội công bằng hơn Không phải tất cả đều kết thúc tốt đẹp mà còn có kết thúc bi kịch, đó là muôn màu của cuộc sống Tuy nhiên, phần lớn truyện cổ Campuchia đều kết thúc có hậu, có luật nhân quả Như vậy, để thấy rằng các nhân vật lý tưởng trong truyện cổ Campuchia.. . lạ Và chỉ có truyện cổ mới có thể ru con người vào một thế giới mà ở đó chính luôn thắng tà, điều ác luôn bị trừng trị, điều mà triết lý đạo Phật luôn nhắc nhở con người phải biết sống sao cho kết thúc cuối cùng con người không phải xót xa, ân hận về những gì đã qua 33 CHƯƠNG 3 VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT 3.1 Thời gian nghệ thuật Thời gian nghệ thuật truyện cổ Campuchia nói riêng và truyện cổ ba nước Đông . phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Truyện cổ Campuchia Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về giá trị nội dung truyện cổ Campuchia. . chiều sâu của truyện cổ Campuchia tôi đã chọn cho mình một nét khám phá mới. Đó là giá trị nội dung truyện cổ Campuchia. Dù cho truyện cổ đã khác xa