Đóng gói bài giảng tuân theo chuẩn là hình thức tái sử dụng nội dung hay là hình thức chia sẻ dữ liệu tĩnh đang được ứng dụng trong nhiều hệ thống e-learning hiện nay.. Chia sẻ dữ liệu đ
Trang 136
-NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ NỘI DUNG CỦA HỆ THỐNG E-LEARNING
Trần Thị Nghĩa
Email: nghiak47cc@yahoo.com
Bùi Thị Thơm
Email: thombt@gmail.com
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Việt Hà
1 Giới thiệu
Chia sẻ dữ liệu trong hệ thống
e-learning đang rất được quan tâm, chú ý
phát triển vì những lợi ích to lớn của nó
Đóng gói bài giảng tuân theo chuẩn là
hình thức tái sử dụng nội dung hay là
hình thức chia sẻ dữ liệu tĩnh đang được
ứng dụng trong nhiều hệ thống
e-learning hiện nay Tuy nhiên, chia sẻ dữ
liệu tĩnh vẫn còn hạn chế, chính vì vậy
chúng tôi đã đề xuất cách thức chia sẻ dữ
liệu mới đó là chia sẻ dữ liệu động Chia
sẻ dữ liệu động hỗ trợ tái sử dụng và cập
nhật động dữ liệu
2 Chia sẻ dữ liệu động
Chia sẻ dữ liệu động là cách thức sử
dụng trực tiếp nội dung học tập, trong đó
hệ thống sử dụng nội dung học tập ánh
xạ đến hệ thống quản trị nội dung học,
nơi tạo ra và lưu trữ nội dung hoc tập để
lấy nội dung Như vậy, với chia sẻ dữ
liệu động dữ liệu được chia sẻ có khả
năng cập nhật động, tức là nội dung gốc
thay đổi nội dung ở những hệ thống sử
dụng nó tự động cập nhật theo
3 Tại sao phải sử dụng chia sẻ dữ
liệu động?
Với chia sẻ dữ liệu tĩnh người tạo
đóng gói bài giảng tuân theo các chuẩn,
sau đó người sử dụng đưa bài giảng này
vào hệ thống của mình Quá trình này sẽ
được lặp đi lặp lại nhiều lần nếu như nội
dung bài giảng có nhiều thay đổi, như
vậy tốn thời gian, công sức và tăng chi
phí Một yêu cầu đặt ra là cần có hình
thức chia sẻ dữ liệu mà dữ liệu chia sẻ có
khả năng cập nhật động Chia sẻ dữ liệu động chính là lời giải cho bài toán đó
4 Mô hình hệ thống e-learning với
ý tưởng chia sẻ dữ liêu động
a Giải pháp
Kiến trúc của hệ thống e-learning gồm hệ quản trị nội dung học(LCMS) và
hệ quản trị học (LMS) Chức năng chính của LMS là quản lý thông tin học viên, lưu giữ thông tin về học viên, theo dõi sự tiến bộ của học viên, đưa giá các đánh giá, tạo các báo cáo,… Trong khi đó LCMS là hệ quản lý nội dung học tập, quản lý việc tạo ra, duy trì và lưu trữ nội dung học tập Tuy nhiên trong thực tế hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều hệ thống LMS tích hợp cả tích năng của hệ LCMS và ngược lại hệ LCMS lại bao gồm tính năng của hệ LMS Để thực thực hiện ý tưởng chia sẻ dữ liệu động chúng tôi đề ra giải pháp tách LMS và LCMS thành 2 hệ hoàn toàn đôc lập, có nghĩa là chức năng của LMS không xen lẫn với LCMS LMS không cho phép tính năng phát triển nội dung, không cho phép tạo ra, lưu trữ, cập nhật nội dung, nội dung mà học viên tương tác được lấy
từ LCMS Như vậy, để lấy tài nguyên từ
hệ LCMS hệ LMS phải có khả năng ghép nối với hệ LCMS
b Mô hình
Để thực hiện ý tưởng chia sẻ dữ liệu động trong hệ thống e-learning, giải pháp đưa ra là tách LMS và LCMS thành hai phần độc lập Để lấy được nội dung học tập phân phối tới học viên, hệ
Trang 237
-LMS ánh xạ trực tiếp tới hệ LCMS, nơi
tạo ra và lưu trữ nội dung Một hệ LMS
có thể ánh xạ tới nhiều hệ LCMS khác
nhau, tức là hệ LMS có thể lấy nội dung
trực tiếp từ nhiều hệ LCMS Một khó
khăn đặt ra là, để lấy được nội dung từ
hệ LCMS hệ LMS phải hiểu được cấu
trúc, phải thâm nhập trực tiếp vào bên
trong của hệ LCMS Để giải quyết khó
khăn này chúng ta sẽ xây dựng một lớp
trung gian, lớp này giao tiếp với cả LMS
và LCMS, vì vậy hai hệ thống này chỉ
cần giao tiếp với nhau thông qua lớp
trung gian
5 Thực nghiệm
Nghiên cứu về chia sẻ dữ liệu động
với giải pháp tách LCMS và LMS thành
hai hệ độc lập, chúng tôi đã tìm hiểu hệ
thống moodle, trên cơ sở đó tách moodle
thành 2 phần độc lập như một minh học
cho ý tưởng trên Moodle là hệ LMS
trong đó tích hợp cả tích năng phát triển
nội dung Với moodle giáo viên hay
người quản trị có thể tạo, thêm mới hay
cập nhật nội dung học tập Chúng tôi đã
tách moodle thành thành hai phần độc
lập, phần quản trị học(LMS) không cho
phép quản lý nội dung học, tương tự
phần quản trị nội dung(LCMS) không
thực hiện được các chức năng quản trị
liên quan đến học viên Hai phần này có
khả năng tương tác với nhau, mối liên hệ
giữa chúng là nội dung học tập Nếu
phần LCMS tạo ra, lưu trữ nội dung học
tập thì hệ LMS chịu trách nhiệm phân
phối nội dung tới học học viên Sau khi
phân tách moodle vẫn đảm bảo được tất
cả các chức năng: chức năng quản lý
thông tin liên quan đến học viên, chức
năng tạo, duy trì nội dung,
6 Kết luận
Trong khoá luận này chúng tôi đã
đưa ra ý tưởng chia sẻ dữ liệu động với
giải pháp tách LMS và LCMS thành hai
hệ độc lập Thực nghiệm tách moodle
thành hai phần độc lập như một minh
họa cho ý tưởng trên, tuy nhiên nó vẫn
còn ở mức đơn giản Trong tương lai
chúng tôi hy vọng sẽ xây dựng được một
hệ thống e-learning với hệ LMS có thể lấy từ nhiều hệ LCMS khác nhau và chúng giao tiếp với nhau thông quan lớp trung gian