Nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp của OMO Việt Nam

48 3.4K 13
Nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp của OMO Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN ooOoo MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Lớp KT6D Đề tài : NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM OMO CỦA TẬP ĐOÀN UNILEVER I. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN UNILEVER VÀ NHÃN HIỆU OMO 1. Về tập đoàn Uilever Unilever là một công ty đa quốc gia, được Anh và Hà Lan thành lập, chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm Tập đoàn này sở hữu nhiều công ty sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm, sản phẩm giặt tẩy, mỹ phẩm của thế giới. Unilever sử dụng khoảng 180.000 nhân công và có doanh số hơn 51 tỷ Euro hàng năm, sản phẩm có mặt ở 190 quốc gia và khỏng 2 tỷ khách hàng sử dụng sản phẩm của Unilerver mỗi ngày. Unilever có hơn 400 nhãn hàng, trong số các sản phẩm nổi tiếng nhất có thể kể đến OMO, Surf, Lux, Dove, Knorr Comfort, Vaseline, Hazeline, Ponds, P/S, Signal, Close Up, AXE, Rexona, Vim, Cif (Jif), Sunsilk, Sunlight, Unilever còn dẫn đầu thế giới về khả năng sáng tạo với những sản phẩm hàng đầu: − Gẩn 1 triệu Euro được đầu tư vào R&D mỗi năm. − Hơn 6000 chuyên gia R&D khắp thế giới − 270 nhà máy sản xuất toàn cầu − Có ít nhất 250 bằng sáng chế mới được công nhận mỗi năm. Tập đoàn Unilever bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995 với tổng số vốn đầu tư khoảng 181 triệu USD chuyên sản xuất các mặt hàng hoá mỹ phẩm chăm sóc gia đình, chăm sóc cá nhân, thực phẩm, trà và đồ uống từ trà. Ngay từ khi thành lập, hàng loạt các sản phẩm của Unilever như OMO, Viso, Sunsilk, Clear, Lifebuoy, Lux, Dove, Pond’s, Close-Up, P/S, Lipton, Knorr không những đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam mà còn giữ vị trí dẫn đầu trong các ngành hàng cạnh tranh. Unilever Việt Nam đã thiết lập hệ thống phân phối rộng khắp toàn quốc với gần 120 nhà phân phối và 190,000 cửa hàng bán lẻ. Công ty trực tiếp tuyển dụng gần 1.500 nhân viên và gián tiếp tạo thêm gần 8,000 công ăn việc làm cho các đối tác như các đơn vị gia công, nhà thầu, nhà phân phối. Từ năm 1995 tới nay, Unilever Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng vài chục phần trăm hàng năm. Tháng 3 năm 2008, công ty đã vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và những đóng góp trong các hoạt động từ thiện, sức khoẻ cộng đồng và giáo dục. Tháng 3 năm 2010, Unilever Việt Nam đã vinh dự được Chủ Tịch nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất cho thành tích xuất sắc trong kinh doanh và những đóng góp vào công cuộc phát triển của Việt Nam. Unilever Việt Nam cam kết tăng thêm sức sống cho cuộc sống bằng cách không ngừng cải tiến sản phẩm của mình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Thông qua các hoạt động kinh doanh lâu dài, hợp tác chặt chẽ với các đối tác và cổ đông trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. cùng hàng loạt các chương trình hỗ trợ cộng đồng, Unilever tự hào được đóng góp một phần vào công cuộc phát triển của Việt Nam. 2. Về sản phẩm OMO a. Về nhãn hiệu Nhãn hiệu OMO với tên gọi dễ nhớ đối với người tiêu dùng. Chất lượng cảm thụ của nhãn hiệu càng cao, các ấn tượng liên kết với nhãn hiệu càng dồi dào, mức độ nhận biết về nhãn hiệu càng rộng rãi thì ý hướng trung thành với nhãn hiệu càng được củng cố. Một nhãn hiệu đã đạt được một mức độ nhận biết nhất định, đã có được chất lượng cảm thụ khác biệt, đã có các ấn tượng liên kết phong phú và qua đó đã duy trì và nâng cao được ý hướng trung thành của khách hàng, sẽ tạo được một uy tín, danh tiếng nhất định hoặc nói một cách khác là lợi thế hình ảnh trên thương trường. Nói về OMO là khách hàng sẽ biết ngay đến loại bột giặt nổi tiếng có chất lượng, giá cả hợp lí, thông dụng và được lòng nhiều khách hàng trong đó có cả những khách hàng khó tính. b. Về đặc điểm nhận dạng Bên cạnh những màu sắc truyền thống của OMO là đỏ, trắng, xanh dương đậm thì còn xuất hiện thêm hai màu khác là: Xanh lá cây và cam tươi của biểu tượng “splat” - biểu tượng của những vết bẩn “chơi mà học” . Tất cả được thiết kế theo phong cách mới lạ, hài hoà, thân thiện, gần gũi và sống động hơn. OMO là sản phẩm tiêu dùng nhanh và thiết yếu, đánh mạnh vào tính năng giặt tẩy, có thành phần chất tẩy cao hơn so với các loại bột giặt khác. − Vì sản phẩm mang tính tìm kiếm cao, nên cần chú trọng đến kiểu dáng, mẫu mã. Kiểu dáng phải bắt mắt, gây chú ý và độc đáo, khác biệt với những sản phẩm cùng loại có sẵn trên thị trường, để khi sản phẩm của ta được đặt trên cùng 1 giá với những nhãn hiệu khác trong siêu thị, thì người mua sẽ chú ý ngay đến. − Là sản phẩm đại trà, nên giá của sản phẩm không quá cao so với giá thị trường, điều này cho thấy, trước khi lập chiến lược giá nhất là cho sản phẩm mới phải tham khảo giá thị trường và giá của đối thủ cạnh tranh. − Một cải tiến mới đáng ghi nhận, mà có thể làm hài lòng các bà nội trợ đó là: Không cần phải cắt bao bì mà có thể dễ dàng xé bằng tay để sử dụng. Và quan trọng hơn hết là sự cải tiến của chất lượng sản phẩm, có thể đánh bật hoàn toàn chỗ dính bẩn khó giặt nhất trên quần áo. II. NHIỆM VỤ VÀ SỨ MỆNH CỦA UNILEVER VÀ OMO 1. Nhiệm vụ − “ Chúng tôi đáp ứng mọi nhu cầu hàng ngày về dinh dưỡng, vệ sinh, chăm sóc cá nhân với những thương hiệu giúp con người ngày càng đẹp và khỏe mạnh hơn” - đó là nhiệm vụ của Unilever. − Khi nhãn hiệu OMO – 1 sản phẩm của công ty Unilever đến với thị trường Việt Nam cũng đã xác định được nhiệm vụ của mình là thực hiện được mục tiêu công ty đề ra: mang sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng và đảm bảo sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm. Đó là đáp ứng nhu cầu giặt tẩy hàng ngày của gia đình và các cá nhân – nhu cầu tất yếu của con người. Vì vậy khi sản phẩm OMO đến tay người tiêu dùng làm sao phải đảm bảo được chất lượng tốt nhất, giá cả phải chăng. Khách hàng dùng và phải tạo niềm tin để họ trung thành với sản phẩm của mình. 2. Sứ mệnh Sứ mệnh của doanh nghiệp cho biết lý do hoặc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra dấu hiệu phân biệt doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế khác, đồng thời xác định tầm nhìn của doanh nghiệp trong tương lai, thể hiện thái độ của doanh nghiệp đối với các đối tượng hữu quan thông qua triết lý kinh doanh. − Sứ mệnh mà Unilever thể hiện: “ Chúng tôi tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”. − Còn với riêng OMO: Đó là đáp ứng tối đa về mong muốn của khách hàng vì bột giặt OMO là một trong những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi sản xuất một loại sản phẩm để tung ra thị trường cần xác định rõ và phải trả lời được 3 câu hỏi : • Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Bột giặt là sản phẩm thiết yếu do đó mỗi thành viên , thành phần trong xã hội không phân biệt độ tuổi , nghề nghiệp, trình độ đều dùng đến. • Nhu cầu cần thỏa mãn của khách hàng là gì? Đó là chăm sóc cá nhân, gia đình, đảm bảo cả về chất lượng và giá cả cho khách hàng. Công ty phải dựa vào các phương tiện truyền thông để thu hút khách hàng, quan tâm đến các dịch vụ sau bán hàng, phát quà tặng khuyến mãi, các chương trình tài trợ… • Doanh nghiệp có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng phương thức gì? Bằng cách thiết kế bao bì an toàn , màu sắc bắt mắt , linh hoạt, thiết kế nhiều kích cỡ to nhỏ để phục vụ cho nhiều đối tượng , nhiều nhu cầu . Ví dụ: loại 400g, 800g, 1,5 kg, 3kg, 6kg… Và được bán ở nhiều đại lý, siêu thị, cửa hàng tạp hóa, hộ kinh doanh để làm sao đến được tay người tiêu dùng dễ dàng, thuận tiện. 3. Trách nhiệm xã hội Tất cả các hoạt động Marketing của OMO đều nhắm đến mục tiêu : OMO mang đến cho trẻ tự do vui đùa, khám phá thế giới xung quanh và học hỏi nhiều điều bổ ích. Bên cạnh đó , OMO còn khuyến khích trẻ em tìm đến với vết bẩn và đang cố gắng từng ngày để mang lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi gia đình ở Việt Nam. III.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1. Môi trường kinh doanh nội bộ ◦ Mục tiêu: Mục tiêu của việc phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp là nhằm nhận diện những điểm mạnh và những điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp cần phân tích dây chuyền giá trị. Dây chuyền giá trị của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp làm tăng giá trị cho khách hàng. Các hoạt động của doanh nghiệp có thể có thể được chia thành các hoạt động chủ yếu và các hoạt động hỗ trợ tạo nên dây chuyền giá trị của doanh nghiệp. 1.1.Các hoạt động chủ yếu. ◦ Khái niệm: Các hoạt động chủ yếu là các hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vị của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động đầu vào, vận hành, các hoạt động đầu ra, marketing và bán hàng, dịch vụ. Nếu các hoạt động chủ yếu được quản lý hiệu quả với chi phí thấp và ổn định, sẽ giúp doanh nghiệp có được các điểm mạnh, tạo ra lợi thế cạnh tranh và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn bằng việc giảm giá thành, tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. a. Các hoạt động đầu vào Gồm các hoạt động và liên quan đến việc giao nhận, nhập kho, tồn trữ, kiểm tra và quản lý tồn kho vật tư. Cụ thể: − Hiệu quả của hệ thống kiểm soát tồn kho và nguyên vật liệu. − Hiệu suất của hoạt động tồn trữ nguyên vật liệu. Yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự thành công của Unilever Việt Nam trong suốt những năm qua là: Công ty không chỉ thành công như một doanh nghiệp độc lập, mà còn có chỗ đứng vững mạnh trong nền kinh tế và cộng đồng các doanh nghiệp trong nước, xây dựng và phát triển thành công các mối quan hệ hợp tác, đối tác chặt chẽ với đối tác, khách hàng, nhà cung ứng, các bên thứ ba hay nhà phân phối. Unilever đang duy chì quan hệ mạng lưới chạt chẽ với hơn 100 doanh nghiệp cung cấp vật liệu, bao bì. Tại Việt Nam, Unilever đang mua một số nguyên vật liệu chính từ Vinachem và các công ty thành viên của Vinachem. Tuy nhiên một số nguyên vật liệu chính khác vẫn phải nhập khẩu, với giá trị ước tính trên 100 triệu USD/năm. Vì vậy, Vinachem và các thành viên của Vinachem sẽ hợp tác cùng với Unilever để phát triển và sản xuất những nguyên vật liệu này tại Việt Nam vì lợi ích của cả hai bên. Hai bên sẽ cùng nhau phát triển kế hoạch sản xuất cung ứng trên cơ sở giá cung ứng cạnh tranh và nhu cầu sử dụng thực tế trong tương lai. Bên cạnh nhu cầu mua các nguyên liệu thay thế nhập khẩu, Unilever sẽ tìm kiếm cơ hội để Vinachem xuất khẩu các nguyên vật liệu chính đó cho các công ty con khác của Unilever, ban đầu là các nước ASEAN, sau đó là Châu Á và cuối cùng là toàn cầu. Việc xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào giá cung ứng cạnh tranh, nhu cầu thực tế và các yêu cầu về chất lượng của các công ty khác thuộc Unilerver. Bằng việc Unilever có một hệ thống cung ứng nguyên vật liệu ổn định và chủ động, đã giúp tiết kiệm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm, ít bị ảnh hưởng khi thị trường nguyên vật liệu biến động để tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm của công ty trên thị trường Việt Nam. b. Vận hành Gồm các hoạt động liên quan đến việc chuyển các yếu tố đầu vào thành sản phẩm hoàn chỉnh, đó là các hoạt động lắp ráp máy móc thiết bị, sản xuất, đóng gói sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, các điều kiện thuận lợi bảo vệ môi trường. Cụ thể: − Năng suất của máy móc thiết bị so với năng suất của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu. − Tính phù hợp sự tự động hóa của quy trình sản xuất. − Hiệu quả của hệ thống kiểm soát để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí. − Hiệu suất của việc bố trí mặt bằng sản xuất và thiết kế các công đoạn thực hiện công việc. Ví dụ về bao bì đóng gói sản phẩm, đối với OMO, phải công nhận một điều rằng OMO có bao bì rất sặc sỡ, nổi bật và bắt mắt. Màu sắc truyền thống của OMO là đỏ, trắng, xanh dương đậm. Nhãn hàng OMO tung ra thị trường mẫu bao bì áp dụng cho tất cả các dòng “thông dụng” ở các loại trọng lượng. Tất cả đều được thiết kế theo phong cách mới lạ, sống động, gần gũi và thân thiện. Ngoài ra OMO còn cho ra thị trường loại bao bì hộp giấy bảo vệ môi trường hơn so với bao bì nilon. Unilever không ngần ngại đổ chi phí đầu tư vào bao bì, dù sau chiến dịch này họ có thể mất lợi thế về giá bán, nhưng bù lại doanh thu tăng mạnh hơn và người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu nhiều hơn. Nói đến cơ sở và quy trình sản xuất, nhà máy Unilever Việt Nam được xây dựng trên diện tích 12,5 ha tại Khu công nghiệp Tây Bắc – Củ Chi, và giữ vai trò rất quan trọng đối với Unilever Việt Nam từ khi Unilever xâm nhập thị trường từ năm 1995. Đây là một trong những nhà máy sản xuất sản phẩm giặt tẩy gia dụng rộng lớn nhất của Unilever ở khu vực Châu Á, với hệ thống bồn khuấy trộn theo tiêu chuẩn của Unilever và thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng sản xuất trên 5 triệu sản phẩm/ngày. Nhà máy được trang bị các thiết bị sản xuất tiên tiến, đáp ứng những nhu cầu và tiêu chuẩn cao nhất của Unilever về mặt chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường. Đến nay, Unilever đã đầu tư hơn 60 triệu USD cho nhà máy Unilever Việt Nam tại huyện Củ Chi, tạo công ăn việc làm cho hơn 1300 công nhân và nhân viên văn phòng, hợp tác với 85 nhà cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ trong nước, qua đó tạo công ăn việc làm cho hơn 10000 người lao động của các đối tác đang làm việc với Unilever Việt Nam. Về hệ thống kiểm soát của OMO nói riêng hay của Unilever nói chung, năm 2001, Unilever đã triển khai hệ thống ERP – Enterprise Resource Planning – Quản lý nguồn lực doanh nghiệp rộng khắp các chi nhánh trên thế giới, nhưng vẫn không có được thông tin hợp nhất trên phạm vi toàn cầu trong thời gian ngắn. Vì Unilever là một công ty đa quốc gia, có cơ cấu tổ chức phức tạp, nên việc tổng hợp các chỉ số về bán hàng và thị trường là gánh nặng rất lớn đối với tập đoàn tại thời điểm đó. Sớm nhận ra được những khó khăn và thử thách này, Unilever đã triển khai dự án Unilever Information Product (UIP). Với sự hỗ trợ thông tin về giá nguyên vật liệu và những nhà cung cấp tốt nhất, Unilever đã có sự lựa chọn tốt hơn trong việc mua nguyên vật liệu với giá thấp nhất, thời gian giao hàng ngắn nhất, chất lượng tốt nhất, từ đó tiết kiệm thời gian cũng như chi phí mua nguyên vật liệu, và có khả năng cung cấp nguyên vật liệu tốt nhất cho các bộ phận [...]... thông tin về các sản phẩm bột giặt luôn được quảng bá rộng rãi Từ đó thấy rằng ở đây lợi thế đang nghiêng về phía khách hàng Vì thế, OMO đã có những nghiên cứu nhất định về khách hàng của mình để giúp cân bằng lợi thế giũa khách hàng và OMO: Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm bột giặt OMO và các nhà sản xuất khác nhau – nghiên cứu uy tín của các thương hiệu (sự hiểu biết của người... cơ bản bao gồm: Quản trị tổng quát, quản trị nhân sự, phát triển công nghệ và thu mua a Quản trị tổng quát Bao gồm các hoạt động liên quan đến quản trị tổng quát như kế toán và tài chính, việc thực hiện các quy định và điều luật của chính phủ, việc thực hiện an toàn và an ninh, quản trị hệ thống thông tin và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Cụ thể: − Khả năng nhận diện các cơ hội kinh doanh sản phẩm... khăn cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của OMO Tuy nhiên, trong nhiều năm nay, thị trường gần như nằm gọn trong tay Unilever và P&G Các doanh nghiệp tên tuổi nhất trong nước dù đã cố gắng xoay xở nhưng cũng chỉ tồn tại ở khâu gia công hoặc trở về thị trường nông thôn Theo nghiên cứu của Nisel Việt Nam, 3 nhãn hiệu nằm trong tầm nhận biết của người tiêu dùng Việt Nam là OMO, Tide và Viso.Với sức mạnh tài... động nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch phân phối, khuyến mãi, quảng cáo, các hoạt động hỗ trợ của các đại lý, nhà bán lẻ và các hoạt động của lực lượng bán hàng Cụ thể: − Hiệu quả nghiên cứu thị trường để xác định các phân khúc thị trường và các nhu cầu − Sáng kiến trong các hoạt động khuyến mãi và quảng cáo − Sự đánh giá của doanh nghiệp về các phương án phân phối − Sự động viên và năng lực của. .. nữa được sự hỗ trợ của tập đoàn Unilever nên có được nhiều sự giúp đỡ của các chuyên gia về các chiến lược Marketing hoặc các nhân viên ở bộ phân kinh doanh có năng lực giúp cho công việc kinh doanh sản phẩm OMO tại Việt Nam hiệu quả hơn 3.3 Khách hàng Khi phân tích khách hàng, OMO cần phân tích mối quan hệ tương quan giữa doanh nghiệp và khách hàng để tìm hiểu xem lợi thế nghiêng về bên nào Có thể... doanh sản phẩm mới và các đe dọa tiềm năng của môi trường − Chất lượng của hệ thống hoạch định chiến lược để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp − Sự phối hợp và hội nhập tất cả các hoạt động trong dây chuyền giá trị giữa các bộ phận của doanh nghiệp − Khả năng tiếp cận được nguồn vốn với chi phí thấp để tài trợ vốn cho hoạt động của doanh nghiệp − Năng lực của hệ thống thông tin hỗ trợ cho việc ra... giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Các sản phẩm thay thế mới của OMO là các loại nước giặt ( nước giặt Ariel của P&G) Tuy nhiên nó không tác động mạnh đến OMO giống như bột giặt Ariel Dù thế, OMO nếu muốn duy trì lợi thế cạnh tranh phải dành nguồn lực phát triển hoặc vận dụng công nghệ mới vào chiến lược kinh doanh của mình hay tập trung vào chiến lược nghiên cứu và phát triển Vì vậy, OMO cần phải dự... lượng bán hàng − Sự phát triển của hình ảnh chất lượng và danh tiếng − Mức độ trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp − Mức độ thống trị thị trường của doanh nghiệp trong một phân khúc thị trường hay trên toàn bộ thị trường OMO đã lựa chọn những phân khúc thị trường như: − OMO tẩy trắng hướng đến những đối tượng tiếp xúc với môi trường nhiều chất bẩn − OMO hương ngàn hoa hướng đến... trưởng kinh tế của Việt Nam rất tốt, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cho thấy khả năng tiêu dùng sản phẩm cao − Tốc độ tăng trưởng ngành cao − Tuy nhiên, tài chính tín dụng của Việt Nam không phát triển mạnh, thị trường chứng khoán không ổn định 2.3.Công nghệ − Công nghệ giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều dòng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh.Vì vậy, tình hình nghiên cứu công nghệ của OMO luôn được... rửa lỏng) Về nguồn cung cấp tài chính: Thương hiệu OMO thuộc tập đoàn Unilever do đó được hỗ trợ của tập đoàn rất nhiều về vốn , dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất, chính sách tài chính … Về nguồn cung cấp nhân lực: Khi Unilever đưa nhãn hiệu OMO đến Việt Nam đã xác định một thuận lợi đó là Việt Nam là nước đông dân nguồn nhân lực dồi dào , lao động trẻ mà rẻ nên phục vụ cho sản xuất kinh doanh rất . cần phân tích dây chuyền giá trị. Dây chuyền giá trị của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp làm tăng giá trị cho khách hàng. Các hoạt động của doanh nghiệp có thể có thể được. HỌC CÔNG ĐOÀN ooOoo MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Lớp KT6D Đề tài : NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM OMO CỦA TẬP ĐOÀN UNILEVER I. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN UNILEVER VÀ NHÃN HIỆU OMO 1. Về tập đoàn Uilever Unilever. họ trung thành với sản phẩm của mình. 2. Sứ mệnh Sứ mệnh của doanh nghiệp cho biết lý do hoặc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra dấu hiệu phân biệt doanh nghiệp với các tổ chức kinh

Ngày đăng: 02/06/2014, 23:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan