Cốt truyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về giá trị nội dung truyện cổ Campuchia. (Trang 35 - 38)

B. NỘI DUNG

3.3. Cốt truyện

Cốt truyện là những biến cố, những hành động tạo thành một bộ phận lớn nhất, quan trọng nhất của nội dung tác phẩm cụ thể, của kịch, tác phẩm tự sự. Các biến cố được phát triển trong quá trình kể truyện. Trần Đình Sử : “ một sự kiện, biến cố để trở thành sự kiện biến cố của cốt truyện là phải xảy ra một cách khác thường với lôgic thông thường, nó xảy ra lệch chuẩn ấy được gọi là cốt truyện. Nó xảy ra một cách khác thường nhưng nó dự báo một thay đổi khác lạ nào đó ”. Cậu bé Thmênh Chây sinh ra trong một gia đình nghèo nhà nông, nhưng lại rất thông minh và gan dạ, nó đã dẫn dắt cốt truyện phát triển. Từ việc đả kích châm chọc gia đình phú ông, bằng tài ăn nói và trí thông minh, em đã đánh lừa được tên phú ông gian ác, khiến hắn ta tức muốn phát điên và xấu hổ trước mặt triều thần. Điều này đã tạo nên nhiều biến cố và sự kiện khi tên phú ông tặng em cho nhà vua. Nhà vua đã tìm mọi cách để bắt em vào thế bí và phải chịu khuất phục, thế nhưng đều thất bại, điều đáng nói là Thmênh Chây đã dùng chính lời nói của đối

phương để buộc miệng đối phương. Ví dụ như trò chơi lặn xuống nước đẻ trứng biếu vua. Một viên quan nhảy xuống nước, hai chân giữ thăng bằng, mồm cục ta, cục tác mấy tiếng rồi tay cầm một quả trứng đem lên biếu vua và đến lượt các quan khác cũng thế nhưng đến Thmênh Chây thì em lại cất tiếng ò ó eo ó, để biện luận với vua mình là gà trống sao có thể đẻ trứng. Vì không thể làm gì được nàng nên vua không muốn nhìn mặt chàng nữa. Ngày vua đi dạo chơi ngoài hoàng cung Thmênh Chây đón vua bằng việc chổng mông lên trời để đón vua: nhưng vua ghét mặt tôi nên tôi phải chổng mông lên để khỏi trái lệnh ông vua, Thmênh Chây bị hành quyết nhưng cuối cùng em vẫn thoát chết và trở thành nhà tu hành rồi làm nghề bán bún, em chê: nhìn mặt vua xứ Tàu giống mặt chó, nhìn mặt vua Campuchia giống như mặt trăng tròn và Chây bị tống giam, nhờ thông minh mà Chây làm diều tạo ra âm thanh khiến vua quan, dân chúng Tàu sợ hãi phải thả em về Campuchia. Và cũng từ đó Thmênh Chây sống trong tình thương của nhân dân Campuchia cho đến cuối cuộc đời. Tuy bị ốm gần tắt thở, nhưng Chây vẫn cảm thấy tinh thần sảng khoái về những công lao đóng góp cho xứ sở và điều sảng khoái hơn hết là vua phải cúi đầu tìm đến Thmênh Chây.

Cốt truyện phát triển theo một tuyến, xây dựng trên cơ sở cuộc đời, những sự kiện, biến cố của nhân vật trung tâm của truyện. Các sự kiện, biến cố truyện hay xung đột đều liên quan đến nhân vật trung tâm. Hai chuỗi của truyện thì một bên tiêu biểu cho cái thiện, cái tốt thì bên kia đại diện cho cái ác, cái xấu. Những biến cố, sự kiện xảy ra trong phạm vi gia đình, xã hội, dân tộc. Như trong truyện: Chó ngáp phải ruồi, vì xảy ra việc gặp hổ giữa đường mà Cung Hiên mới bộc lộ bản chất của một tên hèn nhát, sợ chết nhưng lại gặp may trên bước đường đời của mình. Tác phẩm Nêang Cantóc và Nêang song Ancat đó là sự đối đầu quyết liệt, dữ dội, một mất một còn, mâu thuẫn một lúc một tăng dần, một bên càng lúc càng hiền là Nêang Cantóc và một bên càng lúc càng ác là mẹ con Nêang Song Ancat. Cướp đi những gì thuộc về em, cướp đi niềm vui, niềm hạnh phúc tinh thần và thậm chí là cướp đi mạng sống đến mấy lần. Nêang Cantóc đã tìm con đường sống bằng cách hóa thân thành cây chuối rồi lẩn trốn vào cây tre

xanh tốt, sau biết bao thăng trầm nhờ vào sự cố gắng và đấu tranh giành giật hạnh phúc và những gì nàng đáng được hưởng, nàng đã được trở về với người chồng thân yêu của mình.

Tác giả dân gian Campuchia đã lựa chon một cách khéo léo các chi tiết, những mâu thuẫn, sự đấu tranh giữa hai tuyến nhân vật thiện và ác để kết thúc thiên truyện là một kết quả có hậu rất tất yếu. Kết thúc cuối cùng kẻ ác độc, nham hiểm, mất hết nhân tính phải bị trừng trị một cách thích đáng nhất. Nêang Cantóc có bản chất hiền lành, buộc phải hành động để cứu lấy chính mình.

Truyện cổ Campuchia thường ngắn gọn, đơn giản, ít tình tiết, ít biến cố. Vì vậy cốt truyện của truyện cổ nhìn chung cũng đơn giản, sơ lược, khuôn mẫu. Chi tiết lặp lại là một yếu tố thi pháp của cốt truyện bởi nó tham gia vào phát triển nội dung cốt truyện và góp phần khẳng định tính chất mức độ của các cuộc đối kháng giữa lực lượng thiện – ác, tốt – xấu, nhân bản – phi nhân bản.

Trong Xốc Ác và Xốc Hiền thì Xốc Hiền mồ côi cha mẹ, chỉ ở với bà ngoại rất nghèo khổ, được cái ngoan ngoãn, chịu khó làm lụng. Còn Xốc Ác cậy nhà giàu nên chuyên đánh nhau với lũ trẻ trong làng. Vì lòng đố kị ghen ghét mà Xốc Ác đã hại bạn chọc mù hai mắt thả Xốc Hiền xuống sông vì lòng ham sống, vì ý chí vì lòng thương bà ngoại chỉ còn lại một mình thì Xốc Hiền cầu Phật giúp đỡ và cuối cùng cá sấu và thần rừng đã giúp em sáng mắt, thần cho biết bao vàng bạc, châu báu, sống cuộc đời sung túc. Vì lòng tham khi nghe Xốc Hiền kể truyện thì Xốc Ác đã tự trọc mù mắt mình để mong gặp được những gì đã diễn ra với Xốc Hiền. Nhưng kẻ gian ác thì vẫn bị trừng trị Xốc Ác bị cá sông rỉa ăn hết thịt chỉ còn lại cái đầu, “ thật là: những kẻ hung ác, chết mục nát thây, còn gây tác hại ” [5, 114]

Trong truyện cổ Campuchia chúng ta còn thấy sự giống nhau về câu chuyện. Không chỉ có Nêang Cantóc và Nêang Song Ancát của Campuchia mà còn hàng loạt truyện có cốt truyện về xung đột mạnh mẽ giữa mối quan hệ dì ghẻ con chồng như trong Tấm Cám của Việt Nam, nàng Tạu Kham

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về giá trị nội dung truyện cổ Campuchia. (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w