ẢNH HƢỞNG CỦA CHẾ ĐỘ BÓN PHÂN HỮU CƠ ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG CỎ NHÓM BRACHIARIA Lê Xuân Đông, 1 Nguyễn Thị Mùi, Phan Thị Kiểm Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì 1 Bộ môn Dinh dưỡng, Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ Tóm tắt Cỏ Brachiaria được trồng rộng rãi làm thức ăn cho chăn nuôi. Nghiên cứu tiến hành đánh giá khả năng sản xuất của 5 giống Brachiaria trên 3 nền phân hữu cơ khác nhau kết hợp với bón phân hóa học. Thí nghiệm thực hiện tại Ba Vì – Hà Nội từ tháng 4 năm 2008. Thí nghiệm với 2 nhân tố: 5 giống cỏ Brachiaria và 3 mức phân hữu cơ, thiết kế theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB). Kết quả cho thấy, sản lượng các giống cỏ tăng lên khác nhau khi tăng mức bón phân hữu cơ từ 10 lên 30 tấn/Ha. Năng xuất vật chất khô cỏ Mulato và Mulato II tăng 41%-43%, B.ruziziensis tăng 33%. Bón 30 tấn/Ha cỏ Mulato II cho năng xuất 132,2 tấn chất xanh/Ha, vật chất khô là 30,1 tấn/Ha, protein là 13,9 tấn/Ha . Tỷ lệ lá/chất xanh của các giống cỏ khá cao đạt từ 57,4-67,6%. Khi tăng mức phân bón hữu cơ sản lượng chất xanh của các giống tăng lên: B. Decumbens, B. Brizantha, Mulato II là các giống có khả năng sản xuất trong mùa khô, sản lượng thu được theo thứ tự là 13,5;13,1;15,7. Tăng mức phân bón đến 30 tấn/Ha sản lượng thức ăn thu được tăng lên trên đơn vị diện tích nhưng giá thành sản xuất không tăng, chỉ dao động từ 2-7 đồng/Kg thức ăn. 1. Đặt vấn đề Brachiaria có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ấm châu Phi. Các giống cỏ này được giới thiệu đầu tiên ở Australia đầu những năm 1960, được đưa đến Nam Mỹ vào đầu những năm 1970. Nhóm Brachiaria thân đứng mọc thành cụm bao gồm các giống Brachiaria Ruzisiensis, Brachiaria Decumbens, Brachiaria Brizantha , nhóm thân bò chịu úng gồm các giống Brachiaria Mutica, Brachiaria humidicola… Brachiaria được trồng rộng rãi nhất ở Nam Mỹ, diện tích lên đến trên 80 triệu Ha (Boddey et al, 2004) sử dụng làm đồng cỏ chăn thả hoặc thu hoạch làm cỏ khô. Một chương trình lai giống của CIAT nhằm tạo ra giống Brachiaria với các đặc tính nông học bền vững, chống chịu với Rhizoctonia (Bệnh gây ra từ nấm), chống lại loài rệp đã được thực hiện. Mulato được tạo ra từ kết quả của việc lai giống bằng phương pháp tiếp hợp vô tính giữa Brachiaria Ruziziensis với Brachiaria Brizantha (CIAT, 2001) đã chứng tỏ được khả năng sinh trưởng mạnh mẽ và tiềm năng năng xuất cao. Mulato được đưa vào nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì năm 2005 thông qua đề tài: “Nghiên cứu phát triển thâm canh mở rộng một số giống họ đậu Stylosanthes Guianensis CiAT 184, Leucaena Leucocephala cho chăn nuôi bò sữa” thông qua nghiên cứu xen canh cây họ đậu với các giống hòa thảo hiện có và các giống tiến bộ mới nhập. Mulato II là kết quả lai tạo từ dự án đồng cỏ của CIAT nhằm tạo ra giống Brachiaria có đặc tính nông học bền vững thích nghi rộng rãi, năng xuất và chất lượng thức ăn xanh cao hơn, chống chịu với rệp, nấm (Rhizoctonia Solani). Mulato II là con lai giữa B. Ruziziensis sinh sản hữu tính với B. Decumbens, từ quá trình lựa chọn thế hệ sau và tiếp hợp vô tính với các dòng B. Brizantha. Kết quả đã tạo ra giống cỏ Mulato II. Mulato II được đưa về nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì năm 2007 để đánh giá thông qua đề tài “Nghiên cứu xác định khả năng phát triển bộ giống Cỏ/Cây thức ăn gia súc phù hợp vùng Đồng Bằng Bắc Bộ”. Đề tài đánh giá lại khả năng sản xuất của các giống cỏ hiện có trong điều kiện thâm canh và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, đồng thời nghiên cứu đánh giá các giống tiến bộ mới nhập nội nhằm đưa ra tập đoàn các giống cỏ/cây thức ăn gia súc năng suất, chất lượng cao phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau. Đối với nước ta, tổng đàn gia súc ăn cỏ tính đến 1/10/2009 là 10,466 triệu con (Báo cáo của Cục chăn nuôi, 2010). Trong khi đó chăn nuôi gia súc nhai lại vẫn phụ thuộc vào cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp nghèo dinh dưỡng, cỏ trồng thâm canh năng xuất cao hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu thức ăn xanh thô cho gia súc ăn cỏ. Giải quyết nhu cầu thức ăn xanh thô cho gia súc ăn cỏ ở nươc ta hiện nay còn đang gặp nhiều khó khăn đó là: Sản xuất thức ăn xanh thô cho gia súc ăn cỏ còn thiếu so với nhu cầu, diện tích trồng cỏ thâm canh còn ít ; Sự mất cân đối thức ăn xanh thô giữa các mùa trong năm, đó là sự dư thừa thức ăn xanh thô vào mùa mưa, sự thiếu hụt thức ăn xanh thô vào mùa Đông khô lạnh ở miền Bắc, mùa khô ở miền Nam; Thức ăn xanh thô chủ yếu là các giống cỏ hòa thảo, cỏ tự nhiên chất lượng thấp chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của gia súc ăn cỏ, đặc biệt là đối với bò sữa. Nước ta là nước nông nghiệp nằm trong vùng nhiệt đới, có nguồn thức ăn xanh thô phong phú. Chúng ta đã nhập nội, tuyển chọn được nhiều giống cỏ/cây thức ăn chăn nuôi, đã đánh giá thích nghi ở các vùng sinh thái, một số giống đang được áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Mặc dù vậy, việc đánh giá toàn diện, nghiên cứu các giống tiến bộ nhằm phát huy hết tiềm năng năng xuất, đa dạng hóa nguồn thức ăn xanh thô cho chăn nuôi còn hạn chế. Chính vì vậy việc nghiên cứu: “Ảnh hưởng của chế độ bón phân hữu cơ đến khả năng sản xuất của một số giống cỏ Brachiaria” là hết sức cần thiết đáp ứng với yêu cầu đẩy mạnh sản xuất thức ăn xanh thô, nâng cao chất lượng thức ăn, đa dạng hóa nguồn thức ăn xanh thô cho gia súc ăn cỏ. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng sản xuất, chất lượng của các giống đang phổ biến trong sản xuất: B. Ruziziensis, B. Brizantha, B. Decumbens, các giống tiến bộ mới nhập nội: Mulato, Mulato II trên các nền phân hữu cơ thường được áp dụng trong sản xuất hiện nay. 2. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu Nghiên cứu trên 5 giống cỏ nhóm Brachiaria: Brachiaria Ruziziensis (Cỏ Ruzi), giống cỏ thuần Brachiaria Decumbens (Cỏ tín hiệu), giống cỏ thuần Brachiaria Brizantha, giống cỏ thuần Mulato (B. Hybrid), giống cỏ lai Mulato II, giống cỏ lai Giống cỏ Mulato và Mulato II là 2 giống lai được đưa vào Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì từ 2005, 2007. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 4 năm 2009. Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì-Tản Lĩnh-Ba Vì-Hà Nội. 2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ bón phân hữu cơ đến khả năng sản xuất các giống cỏ Brachiaria Ruziziensis, Brachiaria Decumbens, Brachiaria Brizantha, Mulato và Mulato II Đây là thí nghiệm 2 nhân tố: -Nhân tố thứ nhất là 5 giống cỏ: Brachiaria Ruziziensis, Brachiaria Decumbens, Brachiaria Brizantha, Mulato và Mulato II -Nhân tố thứ 2 là bón 3 mức phân hữu cơ: Mức 1 bón 10 tấn/Ha, mức 2 bón 20 tấn/ha, mức 3 bón 30 tấn/Ha. Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần lặp lại Thí nghiệm được bố trí trên diện tích 2250m 2 với 45 ô thí nghiệm, mỗi ô 50m 2 Lượng phân hóa học sử dụng trong thí nghiệm: Phân Ure 250kg, Supe Phốt Phát 500kg, Kali Clorua 200 kg cho 1Ha. Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, toàn bộ phân lân và 50% phân Kali. Sau khi chăm sóc lần 2 bón 70 kg phân Ure, sau mỗi lứa thu hoạch bón 60 kg Ure, 50% phân Ka li được bón sau khi thu hoạch lứa thứ 2. Nghiên cứu trong điều kiện độ ẩm tự nhiên, không tưới nước trong suốt thời kỳ nghiên cứu. Trồng, chăm sóc và thu hoạch theo quy trình sản xuất cỏ Brachiaria Theo dõi thí nghiệm trên các chỉ tiêu chủ yếu, khả năng sản xuất, chất lượng thức ăn xanh thu được, đánh giá giá thành sản xuất 1 kg thức ăn xanh của các giống cỏ nghiên cứu. 2.4. Phân tích và xử lý số liệu Phân tích phương sai trên ANOVA: two-factor with replication của phần mềm Excel 3. Kết quả va thảo luận 3.1. Ảnh hƣởng của chế độ bón phân hữu cơ đến độ cao thảm của các giống cỏ nghiên cứu Nghiên cứu độ cao thảm cỏ của các giống cỏ trên các nền phân hữu cơ khác nhau được tiến hành trong mùa mưa sau cắt lứa thứ nhất 50 ngày. Đây là thời điểm thu hoạch cỏ, thảm cỏ phát triển ổn định. Kết quả được trình bày ở bảng 1 Bảng 1. Độ cao thảm cỏ ở các nền phân bón khác nhau Đơn vị tính (cm) Phân hữu cơ 10 tấn/Ha 20 tấn/Ha 30 tấn/Ha Giống B. Ruziziensis 50±3,0 53±3,5 56±4,0 B. Decumbens 45±2,5 46±4,0 46±3,5 B. Brizantha 57±4,0 59±2,5 65±4,0 Mulato 54±3,0 54±4,0 60 ±5,5 Mulato II 51±3,0 53±2,5 56±3,3 α = 0,05 Qua bảng 1 ta thấy được Giống B. Brizantha là giống có chiều cao thảm cỏ cao nhất trong các giống nghiên cứu ở nền phân 30 tấn/Ha độ cao thảm đạt 65 cm, giống có chiều cao thảm cỏ thấp nhất là B. Decumbens độ cao thảm chỉ đạt 45-46 cm ở các nền phân khác nhau. Mulato II có chiều cao thảm thấp hơn so với Mulato tuy nhiên nó có độ che phủ đất tốt hơn, lá dày hơn. Kết quả này phù hợp với báo cáo hàng năm về dự án IP-5 của CIAT (CIAT, 2004). Khi bón tăng lượng phân hữu cơ độ cao thảm cỏ của các giống đều tăng lên, tuy nhiên ở hầu hết các giống độ cao thảm chỉ khác nhau ở mức bón 30 tấn/ha phân hữu cơ so với bón 10 tấn/Ha (P<0,05). Riêng giống B. Decumbens không thấy có sự khác nhau khi tăng mức bón phân hữu cơ từ 10 tấn/Ha lên 30 tấn/Ha (P>0,05) do đặc điểm của giống này thân cây có su hướng nằm ngang nhiều hơn so với 4 giống còn lại. 3.2. Ảnh hƣởng của chế độ bón phân hữu cơ đến năng xuất chất xanh của các giống cỏ nghiên cứu Nghiên cứu so sánh năng xuất chất xanh thu được của các giống nghiên cứu trong thời gian thí nghiệm trên các nền phân bón khác nhau, nhằm đánh giá tiềm năng năng xuất của các giống cỏ nghiên cứu, xác định năng xuất của các giống ở các mức phân bón khác nhau. Kết quả được trình bày tại bảng 2 Bảng 2. Năng xuất chất xanh của các giống trên nền phân bón khác nhau Đơn vị tính: Tấn/Ha Phân hữu cơ Giống 10 tấn/Ha 20 tấn/Ha 30 tấn/Ha Trung bình B. Ruziziensis 82,6 97 109,7 96,4 B. Decumbens 92,6 114,6 125,1 110,8 B. Brizantha 89,9 116,7 124,8 110,5 Mulato 89,6 115,3 129 111,3 Mulato II 93,5 118,6 132,2 114,8 Trung bình 90,2 113,4 124,8 109,3 Lsd(CT) = 7,8; Lsd(phân)= 3,1; Lsd(giống)=3,4; Không có tương tác; α = 0.05 Kết quả bảng 2 cho thấy, khi bón phân hữu cơ ở các mức khác nhau 10 tấn/Ha, 20 tấn/Ha, 30 tấn/Ha năng xuất các giống cỏ tăng lên khác nhau phụ thuộc vào giống. Các giống B. decumbens, B. Brizantha, Mulato cho năng xuất tương đương nhau ở các mức phân bón, khi bón ở mức phân hữu cơ 30 tấn/Ha năng xuất của chúng đạt được 124,8 tấn/Ha, 128,1 tấn/Ha, 129 tấn /ha, không sai khác về thống kê (P>0,05). Giống cỏ B. Ruziziensis là giống cỏ cho năng xuất thấp nhất, khi bón phân ở mức 30 tấn/Ha chỉ giành được năng xuất chất xanh là 109,7 tấn/Ha. Năng xuất cao nhất là Mulato II, khi bón phân hữu cơ 30 tấn/Ha năng xuất đạt 132 tấn/Ha. Khi tăng mức phân bón năng xuất của các giống cỏ tăng lên rõ rệt (P<0,05), năng xuất của cỏ B. Ruziziensis tăng năng xuất 82,6 tấn/Ha lên 109,7 tấn/Ha, tăng mức bón phân hữu cơ từ 10 tấn/Ha lên 30 tấn/Ha, mức tăng năng xuất là 33%. Giống cỏ Mulato năng xuất tăng từ 89,6 tấn/Ha lên 129 tấn/Ha, khi tăng mức phân hữu cơ từ 10 tấn/Ha lên 30 tấn/Ha, mức tăng năng xuất là 43,9%. Điều này cho thấy vai trò của phân hữu cơ ảnh hưởng rất quan trọng với năng xuất của các giống cỏ Brachiaria. Kết quả này phù hợp với kết quả báo cáo hàng năm của CIAT khi nghiên cứu khả năng sản xuất của Mulato II so với B. Brizantha cv. Toledo, B. Decumbens cv. Basilisk và Mulato (CIAT, 2006). Qua nghiên cứu cho thấy không có sự tương tác giữa ảnh hưởng của các mức phân bón với các giống khác nhau (P >0,05). 3.3. Đánh giá tỷ lệ lá/chất xanh của các giống nghiên cứu Chỉ tiêu lá/chất xanh là một chỉ tiêu rất quan trọng trong chất lượng chất xanh cho gia súc ăn cỏ, tỷ lệ lá/chất xanh cao biểu hiện chất lượng thức ăn cao, tỷ lệ ăn vào của gia súc cao hơn, ít lãng phí thức ăn thừa do gia súc bỏ lại. Chỉ tiêu này được đánh giá tại thời điểm thu hoạch chất xanh của các giống cỏ nghiên cứu ở lứa cắt thứ 2 trong nghiên cứu này. Kết quả được trình bày tại bảng 3 Bảng 3. Tỷ lệ lá/chất xanh của các giống cỏ nghiên cứu tại thời điểm thu hoach chất xanh Đơn vị tính (%) Phân hữu cơ Giống 10 tấn/Ha 20 tấn/Ha 30 tấn/Ha B. Ruziziensis 61,1 62,4 63,5 B. Decumbens 62,2 64,2 64,4 B. Brizantha 56,8 57,1 57,4 Mulato 63,2 63 63,8 Mulato II 67 67,3 67,6 Bảng 3 cho thấy tỷ lệ lá /chất xanh của các giống cỏ nghiên cứu không thay đổi nhiều khi tăng mức bón phân hữu cơ, nó phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm giống. Các giống khác nhau, tỷ lệ lá/thức ăn xanh khác nhau. Mulato II tỷ lệ lá/thức ăn xanh cao nhất 67,6% tuy nhiên kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với báo cáo của CIAT (CIAT, 2004) nghiên cứu trên Mulato và Mulato II chỉ ra tỷ lê lá/thân của Mulato II đạt 2,78 (Tương đương với tỷ lệ lá/chất xanh là 73%), Mulato đạt 2,03 (Tương đương với tỷ lệ lá/chất xanh là 67%) . Tỷ lệ lá/thức ăn xanh thấp nhất là B. Brizantha chỉ đạt 57,4%, các giống B. Ruziziensis, B. Decumbens, Mulato có tỷ lệ lá/thức ăn xanh tương tự như nhau, tỷ lệ lá/ thức ăn xanh trong khoảng từ 61,1-64,4%. Như vậy nhóm giống Brachiaria là nhóm giống cỏ mọc thành khóm, với thân rễ phát triển mạnh, phần chất xanh trên mặt đất có tỷ lệ lá/chất xanh cao hơn hẳn so với các giống cỏ nhóm Penisetum thân đứng (Nhóm giống cỏ voi). Đây là một trong những đặc tính nông học quan trọng của bộ giống cỏ Brachiaria. Với đặc tính này, cỏ Brachiaria là cỏ trồng đa mục đích sử dụng: Có thể dùng để thu cắt thức ăn xanh hàng ngày cho gia súc, sử dụng làm nguyên liệu cho ủ xanh, dùng để thu cắt phơi khô dự trữ cho mùa khô, dùng làm đồng cỏ chăn thả luân phiên. 3.4. Đánh giá Sản lƣợng chất xanh thu đƣợc của các giống trong mùa khô lạnh Để đánh giá khả năng sản xuất chất xanh của các giống cỏ Brachiaria trong mùa khô chúng tôi tiến hành nghiên cứu sản lượng thức ăn xanh thu được trong mùa khô (Mùa khô lạnh tại Ba Vì). Mùa mưa và mùa khô là khái niệm tương đối về thời gian, trong mùa khô tại Ba Vì do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc thời tiết có mưa phùn nhưng kèm theo gió mùa Đông Bắc lạnh không thích hợp cho cỏ nhiệt đới phát triển. Trong nghiên cứu này chúng tôi tạm đưa ra khoảng thời gian mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô lạnh từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Trong thời gian nghiên cứu tháng 1/2009 là tháng có nhiệt độ trung bình không khí thấp nhất (14,7 0 c), cao nhất là 21,2 0 c (2/2009); tháng có lượng mưa thấp nhất vào tháng 2/2009, tổng lượng mưa trong tháng là 4,4mm. Tổng lượng mưa trong 4 tháng nghiên cứu (12/2008,1/2009, 2/2009, 3/2009) là 95,7mm. Nghiên cứu trong điều kiện độ ẩm tự nhiên, thí nghiệm không có tưới nước. Kết quả nghiên cứu đánh giá sản lượng chất xanh thu được của các giống Brachiaria trong mùa khô lạnh được trình bày trong bảng 4. Bảng 4. Sản lượng chất xanh thu được trong mùa khô lạnh tại Ba Vì Đơn vị tính: Tấn/Ha Phân hữu cơ Giống 10 tấn/Ha 20 tấn/Ha 30 tấn/Ha Trung bình B. Ruziziensis 6,2 7,0 8,0 7,1 B. Decumbens 10,4 12,9 13,5 12,3 B. Brizantha 10,5 13 13,1 12,2 Mulato 7,8 9,5 10,2 9,1 Mulato II 11,7 14,4 15,7 13,9 Trung bình 9,3 11,3 12,1 10,9 Lsd(CT) = 2,8; Lsd(phân)= 0,8; Lsd(giống)=1,1; Không có tương tác; α = 0.05 Bảng 4 cho ta thấy, khi tăng mức bón phân hữu cơ tỷ lệ chất xanh thu được trong mùa khô lạnh không tăng về số tương đối, tuy vậy sản lượng chất xanh thu được của các giống tăng lên. Trong các giống nghiên cứu, Mulato 2 là các giống thu được sản lượng chất xanh trong mùa khô lạnh cao nhất đạt trung bình 13,9 tấn/Ha (P<0,05), B. Decumbens, B. Brizantha có sản lượng chất xanh thu được tương đương nhau 12,2-12,3 tấn/Ha. Sản lượng chất xanh thu được thấp nhất là cỏ B. Ruziziensis chỉ đạt 7,1 tấn/Ha ở múc phân bón 30 tấn/Ha. Khi tăng mức phân hữu cơ từ 10 tấn/Ha lên 30 tấn/Ha các giống Brachiaria đều tăng sản lượng chất xanh (P<0,05), B.Decumbens, B. Brizantha tăng sản lượng chất xanh từ 2,6 đến 3,1 tấn/Ha, Mulato II tăng đến 4,0 tấn/Ha. Hơn nữa các giống này giữ màu xanh trong suốt mùa khô lạnh, đây là đặc điểm quan trọng để điều chỉnh các lứa thu hoạch nhằm dự trữ thức ăn xanh trên đồng ruộng. 3.5. Đánh giá chất lƣợng thức ăn xanh của các giống nghiên cứu Phân tích chất lượng thức ăn xanh ở công thức bón 20 tấn phân hữu cơ/Ha được trình bày tại bảng 5 Bảng 5. Tỷ lệ vật chất khô trong chất xanh và tỷ lệ Protein thô trong vật chất khô Đơn vị tính % Chỉ tiêu Giống Vật chất khô Protein thô B. Ruziziensis 22,8 9,0 B. Decumbens 23,0 10,1 B. Brizantha 23,2 9,8 Mulato 23,1 9,8 Mulato II 22,8 10,5 Các giống cỏ Brachiaria có tỷ lệ vật chất khô trong thức ăn xanh và tỷ lệ Protein thô trong vật chất khô gần tương tự như nhau. Tỷ lệ vật chất khô dao động từ 22,8-23,2%, hàm lượng Protein thô trong vật chất khô từ 9,0-10,1%, riêng Mulato II có tỷ lệ Protein thô cao hơn nhưng không nhiều. Kết quả này của các giống Brachiaria tương tự với kết quả công bố của CIAT. Đối với Mulato II kết quả phân tích tỷ lệ Protein thô trong vật chất khô thấp hơn công bố của CIAT (14,4%) (CIAT, 2006). 3.6. Đánh giá sản lƣợng vật chất khô và Protein của các giống nghiên cứu Đánh giá sản lượng vật chất khô và Protein thô trong vật chất khô của các giống trên các nền phân bón khác nhau là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sản xuất của các giống cỏ trồng. Sản lượng vật chất khô và protein trong nghiên cứu này thu được trong 1 năm tính /Ha. Kết quả được trình bày trong bảng 6. Bảng 6. Sản lượng vật chất khô và Protein thô của các giống Đơn vị tính (Tấn/Ha) Mức phân Giống 10 tấn/Ha 20 tấn/Ha 30 tấn/Ha VCK Protein VCK Protein VCK Protein B. Ruziziensis 18,8 7,4 22,1 8,7 25,0 9,9 B. Decumbens 22,0 9,7 27,0 11,9 29,5 12,9 B. Brizantha 20,9 8,8 27,1 11,4 29,0 12,2 Mulato 20,7 8,8 26,6 11,3 29,8 12,6 Mulato II 21,3 9,8 27,0 12,5 30,1 13,9 Bảng 6 cho thấy các giống Brachiaria có khả năng sản xuất vật chất khô và Protein trên đơn vị diện tích khá cao đạt từ 18,8-30,1 tấn vật chất khô/Ha, 7,4- 13,9 tấn Protein thô/Ha. Khả năng sản xuất thấp nhất là giống cỏ Ruziziensis chỉ sản xuất được 25 tấn vật chất khô/Ha, 9,9 tấn protein thô/Ha trên khi bón 30 tấn phân hữu cơ/Ha, giống Mulato II là giống có khả năng sản xuất cao nhất đạt được 30,1 tấn vật chất khô/Ha, 13,9 tấn Protein thô/Ha khi bón 30 tấn phân hữu cơ/Ha. Sản lượng chất xanh và Protein thô của các giống nghiên cứu tăng lên khi tăng mức bón phân hữu cơ từ 10 tấn/Ha lên 30 tấn/Ha. Khi tăng mức phân hữu cơ từ 10 tấn/Ha lên 30 tấn/Ha cỏ B. Ruziziensis tăng sản lượng thấp nhất, vật chất khô tăng 33%, Protein tăng 33,8%, tăng cao nhất là Mulato vật chất khô tăng 43,9%, protein tăng 43,2%, Mulato II tăng vật chất khô 41,3% và protein tăng 41,8%. Sản lượng vật chất khô thu được khi bón phân ở mức 30 tấn phân hữu cơ của B. Ruziziensis đạt được 25 tấn/Ha trong khi đó các giống còn lại đạt được từ 29 tấn/Ha đến 30,1 tấn/Ha. Sản lượng Protein thu được cao nhất là cỏ Mulato II đạt đến 13,9 tấn/Ha. 3.7. Đánh giá giá thành sản xuất thức ăn xanh ở các mức phân hữu cơ Đánh giá ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ đến giá thành sản xuất 1 kg thức ăn xanh, chúng tôi tiến hành tính chi phí đầu tư sản xuất thức ăn xanh của các giống cỏ trên các mức bón phân hữu cơ khác nhau. Trong nghiên cứu này, chi phí sản xuất được tính trên cơ sở của năm thiết lập đầu tiên bao gồm chi phí giống và chi phí trồng mới được khấu hao hết, không phân bổ cho các năm sau. Kết quả trình bày tại bảng 7. Bảng 7 a . Chi phí đầu tư trồng và chăm sóc 1 Ha cỏ Brachiaria (Đơn vị tính 1000 đồng) Mức phân bón Chi phí 10 tấn 20 tấn 30 tấn Làm đất (2,5 Triệu/Ha) 2.500 2.500 2.500 Giống (2 tấn x 2.500 đồng) 5.000 5.000 5.000 Chi phí phân hóa học (N,P,K) 6.650 6.650 6.650 Chi phí phân hữu cơ (250.000/tấn) 2.500 5.000 7.500 Công bón phân (14; 18; 22 công) 987 1.260 1.540 Công trồng (30 công/Ha) 2.100 2.100 2.100 Công chăm sóc (60 công/Ha) 4.200 4.200 4.200 Cộng 23.930 26.710 29.490 Bảng 7 a bao gồm chi phí trồng, chăm sóc. Công lao động tính 70.000 đồng/công, giá phân Ure 9.000đồng/kg, lân 4.000 đồng/kg, Kali 12.000 đồng/kg. Chi phí thu hoạch và vận chuyển về được tính trên đơn vị tấn sản phẩm thu được 200.000 đồng/tấn cỏ xanh (200 đồng/Kg) cắt bằng tay và chuyển về chuồng gia súc. Chi phí thu hoạch vận chuyển về phụ thuộc vào năng xuất của các công thức nghiên cứu được cộng vào với chí sản xuất của từng công thức. Bảng 7 b . Chi phí sản xuất, thu hoạch và chuyển về 1 kg thức ăn xanh của các giống cỏ trên các nền phân hữu cơ Đơn vị /Kg cỏ xanhtính: Đồng Phân hữu cơ Giống 10 tấn/Ha 20 tấn/Ha 30 tấn/Ha B. Ruziziensis 490 475 469 B. Decumbens 450 427 430 B. Brizantha 466 429 436 Mulato 467 432 429 Mulato II 456 425 423 Bảng 7 b cho thấy, giá sản xuất và vận chuyển về 1 kg thức ăn xanh về chuồng gia súc của các giống Brachiaria dao động từ 423 đến 490 đồng. Trong các giống nghiên cứu giống cỏ B. Ruziziensis có giá sản xuất thức ăn xanh cao nhất từ 469 đến 490 đồng/kg thức ăn xanh. Giá sản xuất thấp nhất là giống cỏ Mulato II, để sản xuất 1 kg thức ăn xanh chỉ phải chi phí 423- 456 đồng. Khi tăng mức phân bón hữu cơ từu 10 tấn/Ha lên 20 tấn/Ha giá sản xuất 1kg thức ăn xanh giảm xuống từ 490 đồng xuống còn 475 đồng mức giảm 3,2% đối với cỏ B. ruziziensis, giảm từ 456 đồng xuống còn 425 đồng, mức giảm 7,3% đối với cỏ Mulato II. Khi tăng mức bón phân hữu cơ từ 20 tấm/Ha lên 30 tấn/Ha, giá sản xuất 1 kg thức ăn xanh của các giống cỏ tăng lên hoặc giảm đi không đáng kể từ 2 đến 7 đồng/Kg. Như vậy, đối với các giống cỏ Brachiaria khi đầu tư thâm canh phân hữu cơ lên 30 tấn/Ha cho thấy khối lượng sản phẩm trên đơn vị diện tích tăng lên rõ rệt nhưng giá sản xuất thức ăn xanh không tăng lên. Như vậy, qua nghiên cứu đã đánh giá được đặc điểm của những chỉ tiêu chính, khả năng sản xuất vật chất khô, Protein thô, tiềm năng sản xuất của các giống cỏ Brachiaria trên các nền phân hữu cơ khác nhau. Các giống cỏ Brachiaria nghiên cứu là bộ giống rất quan trọng trong cơ cấu thức ăn xanh thô cho động vật ăn cỏ, đặc biệt đối với vùng đất dốc, vùng núí. 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận Bón phân hữu cơ ở các mức 10, 20, 30 tấn/Ha kết hợp với bón phân hóa học ở mức Phân Ure 250kg, Supe Phốt Phát 500kg, Kali Clorua 200 kg cho 1Ha: - Khi tăng mức phân hữu cơ từ 10 tấn/Ha lên 30 tấn/Ha sản lượng vật chất khô và Protein tăng 33-34% đối với B. Ruziziensis và B. Decumbens, tăng 41-43,9% đối với Mulato và Mulato II. Sản lượng vật chất khô của Mulato II thu được cao nhất là ở mức bón 30 tấn phân hữu cơ là 30,1 tấn/Ha và Protein là 13,9 tấn/ha - Bộ giống cỏ Brachiaria là các giống cỏ chất lượng thức ăn xanh tốt: tỷ lệ lá/thức ăn xanh cao, cao nhất là Mulato II đạt 67%, tỷ lệ vật chất khô trong thức ăn xanh từ 22,8-23,2%, Protein thô trong vật chất khô từ 9,0-10,5% . - Các giống B. Brizantha, B. Decumbens, Mulato II là các giống có khả năng duy trì thức ăn xanh trong 4 tháng khô lạnh sản lượng chất xanh thu được từ 13,1-15,7 tấn/Ha. - Khi tăng mức bón phân hữu cơ từ 20 tấn/Ha lên 30 tấn/Ha, giá sản xuất thức ăn xanh của các giống cỏ tăng lên hay giảm đi từ 2-7 đồng/Kg. Vì vậy, trong sản xuất cần đầu tư thâm canh đến 30 tấn phân hữu cơ/Ha để thu được khối lượng sản phẩm cao trên đơn vị diện tích. 4.2. Đề nghị - Áp dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa nguồn thức ăn xanh cho gia súc ăn cỏ. - Tiếp tục nghiên cứu về khả năng nhân giống vô tính, nhân giống hữu tính của bộ giống cỏ Brachiaria, đặc biệt là Mulato II nhằm chủ động sản xuất giống trong nước. Tài liệu tham khảo 1. Boddey, R. M., R. Macedo, R. M. Tarre, E. Ferreira, O. C. de Oliveira, C. de P. Renzende, R.B. Cantarutti, J.M. Periera, B. J. R. Alves, S. Urquiaga, (2004). Nutrient cycling of Brachiaria pastures: the key to understanding the process of pasture decline. Agric. Ecosys. & Environ. 103: 389-403. 2. CIAT, (2001). Annual Report 2001. Project IP-5: Tropical gasses and Legumes: Optimizing genetic diversity for multipurpose use. P. 110-112. 3. CIAT, (2004). (Centro internacional de Agricultura Tropical). Annual report 2003. Project IP-5. Tropical Grass and Legumes: Optimizing genetic diversity for multipurpose use. 222 p. 4. CIAT, (2006). (Centro internacional de Agricultura Tropical). Annual report 2005. Project IP-5. Tropical Grass and Legumes: Optimizing genetic diversity for multipurpose use. 266 p. . năng năng xuất, đa dạng hóa nguồn thức ăn xanh thô cho chăn nuôi còn hạn chế. Chính vì vậy việc nghiên cứu: Ảnh hưởng của chế độ bón phân hữu cơ đến khả năng sản xuất của một số giống cỏ Brachiaria . ẢNH HƢỞNG CỦA CHẾ ĐỘ BÓN PHÂN HỮU CƠ ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG CỎ NHÓM BRACHIARIA Lê Xuân Đông, 1 Nguyễn Thị Mùi, Phan Thị Kiểm Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì. hơn so với 4 giống còn lại. 3.2. Ảnh hƣởng của chế độ bón phân hữu cơ đến năng xuất chất xanh của các giống cỏ nghiên cứu Nghiên cứu so sánh năng xuất chất xanh thu được của các giống nghiên