1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẤN ĐỀ XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM

24 545 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 257,5 KB

Nội dung

VẤN ĐỀ XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM TIỂU LUẬN MÔN HỌC NGHIÊN CỨU XÃ HỘI VÀ KHOA HỌC GIÁO DỤC Gv : PGS.TS Nguyễn Khang hv : Trần Thị Thu Trang 1 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Hiện nay, vấn đề xã hội hoá nói chung, xã hội hoá giáo dục nói riêng không chỉ nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà là toàn xã hội. Có thể nhận thấy bất kỳ lĩnh vực nào xã hội hoá cũng được nhắc tới như là một biện pháp đổi mới. Tuy nhiên không lĩnh vực nào lại gây nhiều tranh luận như lĩnh vực giáo dục. Bởi giáo dục luôn là trung tâm của đời sống xã hội, nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Hiến pháp nước Việt Nam đã khẳng định: “ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Để đầu tư cho giáo dục Nhà nước và nhân dân ta đã bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ. Chỉ số chi tiêu cho giáo dục trên tổng sản phẩm quốc nội liên tục tăng, trong đó có tới 40% là của nhân dân, phần còn lại là nhà nước chi trả. Chi nhiều như vậy song dường như tình hình giáo dục ở nước ta vẫn không cải thiện được đáng kể. Trong khi đó gần đây lại dộ lên một cách hiểu chưa chính xác về cụm từ “xã hội hoá”, khiến không ít người dân và cả các cán bộ nhà nước hiểu xã hội hoá giáo dục một cách đơn giản là huy động sự đóng góp bằng tiền của nhân dân vào sự nghiệp giáo dục, là tăng học phí, là đa dạng hoá các loại hình trường, là đẩy gánh nặng lên vai người dân…Do đó đã có rất nhiều bài viết khác nhau tranh luận về vấn đề này, đánh giá khách quan có, phản đối cũng có. Thiết nghĩ, xã hội hoá giáo dục được Đảng và Nhà nước ta đưa ra như một quyết sách nhằm đổi mới nền giáo dục nước nhà vì vậy không thể nói xã hội hoá giáo dục chỉ được thực hiện theo cách hiểu phiến diện trên. Với vốn hiểu biết của mình, tôi không đồng tình với cách hiểu đó song trong phạm vi bài viết này tôi không đánh giá hết tình hình của vấn đề. Tôi chỉ nêu ra một vài cảm nhận của cá nhân tôi về vấn đề nhạy cảm này. Với mụch đích đó, bài viết của tôi có ba nội dung chính. Nội dung đầu tiên, tôi xin trích một số điểm trong các văn bản pháp quy quy định về nội dung xã hội hoá nhằm làm sáng tỏ chủ truơng xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước. Tiếp theo, phân tích thực trạng nhìn nhận hiện 2 nay của xã hội về vấn đề xã hội hoá nói chung và xã hội hoá giáo dục nói riêng. Cuối cùng, tôi xin nêu ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình xã hội hoá giáo dục. II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước. Hiện nay thuật ngữ “xã hội hoá” được sử dụng rộng rãi ở nước ta và vấn đề xã hội hoá giáo dục đang gây nhiều tranh cãi. Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã định hướng rõ xã hội hoá công tác giáo dục là: “huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước”. Đã có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này, thậm chí nhiều người hiểu rất đơn giản “huy động toàn xã hội làm giáo dục” là bất kì ai nếu đủ điều kiện đều có thể mở cho riêng mình một cơ sở giáo dục, hoạt động như bất kỳ cơ sở nào của nhà nước. Hoặc “nhân dân góp sức” nghĩa là từ nay gánh nặng tài chính của giáo dục được đẩy sang vai người dân với việc tăng học phí, chuyển các cơ sở giáo dục công lập sang bán công, cổ phần hoá các cơ sở giáo dục đã có truyền thống lâu đời… Nếu với cách hiểu đó mà cho rằng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước chưa đúng là không thoả đáng. Vấn đề ở chỗ chúng ta hiểu sai và làm sai dẫn đến những kết quả đi ngược lại chủ chương, đường lối. Nghị quyết 90-CP của Chính phủ do Thủ tướng ký ngày 21/08/1997 đã khẳng định: “Xã hội hoá là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội.” Xã hội hoá có thể hiểu là mở rộng các nguồn đầu tư khác, khai thác các tiềm năng về mọi mặt của xã hội để đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội chứ không phải là chỉ khai thác về mặt tiền của của nhân dân, “không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của nhà nước, giảm bớt phần ngân sách nhà nước”. Cũng với ý nghĩa như vậy, xã hội hoá giáo dục là vận động sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân, của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục, không phải chỉ là thu tiền của dân để trang trải cho các chi phí giáo dục hoặc mở rộng khu vực tư nhân, thu 3 hẹp khu vực nhà nước trong lĩnh vực giáo dục. Chúng ta cần thiết phải hiểu đúng nghĩa của cuộc vận động xã hội hoá giáo dục, có như vậy mới thực hiện được công bằng và phát triển giáo dục. Cũng trong Nghị quyết này, cuộc vận động xã hội hoá giáo dục có 3 nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất là tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức; vận động toàn dân, trước hết là những người trong độ tuổi lao động, thực hiện học tập suốt đời để làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập. Thứ hai là vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và giáo dục ngoài xã hội; tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp đối với sự nghiệp giáo dục. Thứ ba là nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân đối với giáo dục nhằm củng cố, tăng cường hiệu quả của hệ thống giáo dục để phục vụ tốt việc học tập của nhân dân. Như vậy xã hội hoá giáo dục không chỉ là công việc của ngành giáo dục mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức kinh tế xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Xã hội hoá giáo dục hoàn toàn không phải là một giải pháp tình thế trong lúc ngân sách nhà nước dành cho giáo dục còn hạn hẹp mà là một giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược. Xã hội hoá giáo dục nhằm thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nhằm làm cho không chỉ thế hệ trẻ mà là mọi người dân được hưởng các quyền lợi mà giáo dục đem đến đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi tổ chức chính trị-kinh tế-văn hoá xã hội phát huy cao nhất trách nhiệm và năng lực của mình đóng góp cho cho sự nghiệp giáo dục. Xã hội hoá 4 giáo dục còn nhằm đến mục tiêu xây dựng xã hội học tập trên đất nước, hình thành thói quen học suốt đời dù là trí thức hay lao động chân tay, dù trẻ hay cao tuổi. Để thực hiện được các nội dung trên, Nghị quyết cũng nêu một số chủ trương biện pháp. Tôi xin trích dẫn một số điểm như sau: “… - Bên cạnh việc củng cố các trường công lập giữ vai trò chủ đạo, lấy đó làm nòng cốt, cần mở ra nhiều hình thức giáo dục, phát triển các loại hình trường ngoài công lập, tạo cơ hội cho mọi người nâng cao trình độ, tiếp cận được những kiến thức mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật để vận dụng trong công việc và vào đời sống hàng ngày; sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để phát triển giáo dục từ xa Chuyển giao các trường trung học chuyên nghiệp đào tạo ngành hẹp cho các Tổng công ty, công ty nhà nước trực tiếp quản lý, gắn đào tạo với đơn vị sử dụng… - Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục. Cùng với việc tăng thêm và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước cần cải tiến chế độ học phí, huy động thêm sự đóng góp của cha mẹ học sinh và của các tổ chức sản xuất, kinh doanh…Việc huy động dân tham gia đóng góp cho giáo dục phải được xem xét một cách kỹ lưỡng, căn cứ vào mức sống và khả năng của dân ở từng vùng, từng địa phương trên cơ sở bảo đảm công bằng xã hội, có chính sách học phí phù hợp, đồng thời có chính sách trợ cấp xã hội và cho vay vốn để đi học. - Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, xử lý tốt mối quan hệ giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả. - Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, hợp tác giáo dục với nước ngoài để tăng thêm nguồn lực phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo…Cho phép một số trường đại học hoặc các tổ chức giáo dục nước ngoài, người Việt Nam sống ở nước ngoài được mở trường tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam. Cho phép các trường đại học trong nước mời giáo viên nước ngoài, giáo viên là người Việt Nam sống ở nước ngoài vào giảng dạy. Sử dụng một phần ngân sách và viện trợ của nước ngoài 5 để gửi cán bộ giảng dạy của ta đi bổ túc trình độ ở nước ngoài, gửi sinh viên được tuyển chọn đi nước ngoài học những ngành và cấp học cần thiết. - Tổ chức sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng để vận động nhân dân tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục. ” Vậy liệu xã hội hoá giáo dục chỉ đơn thuần là mở thêm trường, là tăng học phí v v ? Để trả lời câu hỏi này, tôi nghĩ chúng ta nên nghiên cứu đầy đủ văn bản tôi vừa trích dẫn. Xã hội hoá giáo dục là bao gồm cả ba nội dung trên và để xã hội hoá thành công cần thiết phải thực hiện đồng thời các biện pháp dưới sự chỉ đạo chung của Đảng và quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Chúng ta không nên tách bạch từng nội dung và biện pháp rồi áp đặt vào tình hình thực tế đang trong giai đoạn quá độ như hiện nay để đánh giá và hiểu sai đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Chúng ta đang hướng tới nền giáo dục phục vụ toàn xã hội, mọi đối tượng người dân đều được hưởng sự tiến bộ trong giáo dục. Đồng thời mọi tổ chức, cá nhân đều được đóng góp cho giáo dục trên cơ sở phục vụ lợi ích phát triển giáo dục chứ không phải là tư lợi. Gắn giáo dục với nhu cầu phát triển xã hội, gắn đào tạo với đơn vị sử dụng, chấm dứt tình trạng không tương thích giữa cái mà xã hội yêu cầu với cái mà giáo dục đào tạo tạo ra. Ví dụ như một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nào đó cần người lao động với những kỹ năng nhất định đáp ứng yêu cầu của ngành thì việc họ muốn đóng góp hay tham gia vào quá trình đào tạo không có gì là khó hiểu. Điều quan trọng là Nhà nước phải điều tiết được sự đóng góp đó và quản lý, đánh giá thật chính xác sao cho phục vụ lợi ích phát triển chung, tránh tình trạng vụ lợi riêng. 2. Đánh giá thực trạng vấn đề xã hội hoá giáo dục. Từ trích dẫn đã được phân tích ở trên, thấy rằng chủ trương xã hội hoá giáo dục là hoàn toàn hợp lý khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành cải cách giáo dục. Để lợi ích của việc xã hội hoá giáo dục đến được với người dân thì phải trải qua một thời gian thực hiện và đánh giá. Đồng thời, các cấp, các ngành liên quan phải hiểu đúng 6 và thực hiện đúng tinh thần xã hội hoá, không lạm dụng xã hội hoá như một công cụ để phục vụ lợi ích riêng, đi ngược với chủ trương, đường lối. Mục tiêu của đường lối, chủ trương thì quá rõ ràng nhưng khi thực hiện thì vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập đang gây tranh cãi mà tôi hy vọng rằng sẽ dần được khắc phục. Vấn đề đang nóng lên hiện nay và nhận được không ít ý kiến băn khoăn, phản đối, đó là tăng học phí. Đây thực sự là vấn đề hết sức nhạy cảm, có tác động lớn đến đời sống xã hội nên nếu không được thực hiện một cách dần dần theo lộ trình cụ thể, hợp lí thì rất dễ gây ra những phản đối gay gắt từ phía người dân. Bởi hiện nay mức sống của người dân khá thấp, xã hội còn quen với cơ chế bao cấp trong giáo dục thì việc tăng học phí của các cấp học có thể sẽ chưa nhận được sự đồng thuận của xã hội. Ngày 13-5-2009, Bộ GD-ĐT báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Đề án đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009 -2014. Một trong những nội dung quan trọng của đề án là đề xuất thay đổi về chính sách học phí. Đề án khẳng định sửa đổi chế độ học phí của các trường công lập theo hướng mức học phí và các chi phí học tập hợp lý khác cho con em đi học mầm non và phổ thông không vượt quá 6% thu nhập bình quân của hộ gia đình. Mức học phí cụ thể sẽ do UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và hộ gia đình trên địa bàn. Ngoài ra, khung học phí đại học cũng chia thành 7 nhóm phù hợp với từng ngành đào tạo. Tuy nhiên, khi đề án này được trình Quốc hội thì đã vấp phải nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Theo ý kiến của ông Đặng Như Lợi – Phó chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội của Quốc hội, thì Đề án nghiên cứu công phu, tỉ mỉ, có nhiều số liệu nhưng vấn đề chính nhất thì lại không làm được, đó là vấn đề cơ chế giáo dục. Cần phải bắt đầu từ nhiệm vụ để xác định cơ cấu chi, ra cơ cấu thu rồi mới tính học phí thế nào, chứ không thể tính giật lùi. Cuối cùng ông cho rằng : Chủ trương của Chính phủ thì rất đúng nhưng nội dung của Đề án thì lại không đảm bảo để thực hiện. Ông đề nghị nên chia thu, chi tài chính của giáo dục, đào tạo hiện nay thành 3 phần để phân tích được ưu, khuyết điểm của cơ chế tài chính hiện hành. Ba phần gồm có đầu tư xây dựng cơ 7 sở vật chất và thiết bị trường học; chi thường xuyên; chi học phí và các đóng góp trực tiếp khác. Từ đó, nhìn nhận thay đổi cơ chế tài chính theo con đường này là xác định tính đúng, tính đủ chi phí trực tiếp của giáo dục, đào tạo theo chất lượng chuẩn cho các cấp giáo dục, các ngành nghề đào tạo. Theo ý kiến đánh giá của Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư Phạm Phụ (ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh): đổi mới cơ chế tài chính không chỉ là tăng học phí, mà còn là cách huy động các nguồn lực của xã hội, cách phân chia cái “bánh” ngân sách nhà nước, cách quản lý tài chính ở các cơ sở GD v.v…sao cho công khai, minh bạch và có hiệu quả để đảm bảo chất lượng, và đặc biệt để đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên vấn đề tăng học phí lại ảnh hưởng rất lớn tới người nghèo. Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng tăng học phí thì người nghèo đứng trước nguy cơ bỏ học, mất cân bằng xã hội. Tăng học phí là xu thế chung và hợp lí, nhưng dường như Đề án chưa giải quyết thoả đáng vấn đề hỗ trợ cho người nghèo đi học. Đây là vấn đề làm cho dự án gặp phải nhiều khó khăn khi thực hiện. Đánh giá về cơ chế tài chính trong giáo dục, báo cáo đánh giá tác động của đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục 2009 -2014 của Bộ giáo dục đã chỉ rõ các vấn đề bất cập như sau: 1. Ngành giáo dục không có điều kiện đánh giá hiệu quả chi của nhà nước cho giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục và nhân dân không đánh giá được chất lượng giáo dục trong tương quan với chi của nhà nước và người dân cho giáo dục, nhất là đào tạo nghề nghiệp. 74% ngân sách nhà nước dành cho giáo dục do các UBND tỉnh quản lý, 21 % do các Bộ ngành khác quản lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý 5%. Không có quy định về chế độ báo cáo sử dụng ngân sách cho giáo dục do các địa phương và Bộ ngành khác quản lý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các trường không công khai cam kết chất lượng giáo dục, không công bố đánh giá thực tế chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục, không công bố nguồn lực thực tế của nhà trường phục 8 vụ đào tạo, không công khai tài chính của nhà trường để nhà nước và người dân dễ dàng kiểm tra, giám sát. 2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về việc sử dụng kinh phí cho giáo dục từ ngân sách và của người dân (qua học phí) sao cho hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô giáo dục là không rõ ràng. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nếu sử dụng kinh phí giáo dục không hiệu quả, không quan tâm thoả đáng đến yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, hầu như không bị chế tài gì. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp, nếu phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước cho giáo dục không hợp lý, không giám sát được hiệu quả chi cho giáo dục, thực tế hầu như không bị chế tài gì. 3. Trong 10 năm qua từ năm 1999-2008: - Tổng sản phẩm nội địa bình quân đầu người ở nước ta tăng 4,7 lần (tổng sản phẩm nội địa bình quân đầu người năm 1999 là 3,6 triệu đồng/người/ năm, năm 2008 là 17 triệu đồng/người/năm). - Lương tối thiểu theo quy định của nhà nước tăng 1,86 lần (năm 1998 là 290.000đ/người/tháng, năm 2008 là 540.000đ/ người/ tháng). - Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tăng 5,8 lần (ngân sách giáo dục năm 1999 là 14.000 tỷ đồng, năm 2008 là 81.400 tỷ đồng). - Quy mô học sinh học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên cao đẳng, đại học tăng 2,3 lần (năm 1998 có 1,84 triệu học sinh học nghề, sinh viên, năm 2008 là 4,3 triệu). - Chỉ số giá cả tiêu dùng tăng gấp 2 lần (1 triệu đồng của năm 2008 có sức mua hàng chỉ tương tương 500.000đ năm 1998). Nhưng khung học phí 10 năm không thay đổi dẫn đến hậu quả tổng nguồn lực của đất nước huy động cho giáo dục đào tạo vẫn rất hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, gây bất hợp lý thêm trong hệ thống giáo dục: 9 - Năm 2006, chi bình quân cho 1 học sinh, sinh viên ở nước ta là 723 USD (quy đổi sức mua tương đương), chỉ bằng 1/4 của Thái Lan (3.170 USD) và Malaysia (3.031 USD), bằng 1/8 của Hàn Quốc (5.733 USD), chưa bằng 1/10 của Đức (7.368), của Nhật (7.789 USD) và chỉ bằng 1/16 của Mỹ (12.023 USD). - Năm 2001, tổng thu học phí ở tất cả các cấp giáo dục công lập từ mầm non đến đại học chiếm 8,2% tổng chi cho giáo dục (gồm chi từ ngân sách và từ học phí), năm 2005 là 7,3%, năm 2006 là 6,7%, năm 2008 là 5,5% và nếu khung học phí hiện nay vẫn giữ đến 2011 thì tỷ lệ này chỉ còn 4%. Tức là càng ngày đóng góp của học phí vào tổng chi đào tạo ở các trường càng giảm. Năm 2011 chỉ bằng 1/2 năm 2001. - Do mất giá đồng tiền, nên học phí đại học 180.000 đồng/tháng năm 2008 chỉ có giá trị 90.000 đồng/tháng so với năm 1998 khi khung học phí được ban hành. - Trong thời gian qua Nhà nước tăng lương tối thiểu từ 290.000 đồng/người/tháng (năm 1998) lên 540.000 đồng/người/tháng (năm 2008), song yêu cầu các trường giải quyết nguồn trả lương tăng lên này trong nguồn thu học phí là chủ yếu, mà học phí thì không tăng, nên các trường phải dành tỷ lệ trong tổng thu của trường cho trả lương ngày một cao, phần dành cho giáo trình, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy ngày càng ít đi, ảnh hưởng ngày càng lớn đến chất lượng đào tạo. Mặt khác, để có thể đảm bảo thu nhập tối thiểu cho giáo viên, phần nào hạn chế việc giáo viên giỏi chuyển ra các trường ngoài công lập dạy hoặc làm ở các công ty vì có thu nhập cao hơn thì các trường phải tăng số lượng sinh viên, làm cho tỷ lệ sinh viên/giảng viên vẫn ở mức rất cao (30-50 sinh viên, thậm chí 100 sinh viên/giảng viên), ngược lại với yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và đòi hỏi của xã hội. - Với mức học phí đại học 180.000 đồng/tháng, chi phí đào tạo cho 4 năm hoặc 5 năm học để trở thành kỹ sư, cử nhân, người học phải trả là 7,2 triệu đến 9 triệu đồng, trong khi ra trường ngay năm đầu tiên đi làm, thu nhập của các kỹ sư, cử nhân đã từ 1,2 triệu đồng đến 3 triệu đồng/tháng, tức là 14,4 triệu đến 36 triệu đồng/năm. 10 [...]... của cả xã hội Vì vậy lao động của nhà giáo cần phải có những u đãi nhất định Liên quan đến vấn đề tiền lơng của giáo viên là vấn đề kiểm soát nguồn tài chính giáo dục Chúng ta huy động sự đóng góp xã hội cho giáo dục nhng hiệu quả của những nguồn tài chính này lại không đợc đảm bảo, xã hội không nhận đợc những sản phẩm mà nó cần Chính vì vậy cải cách tiền lơng cảu giáo viên, nâng cao đời sống cho giáo. .. trơng nữa cũng đợc Chính phủ và Bộ GD-ĐT đề ra trong đề án đổi mới giáo dục đại học và coi đó là một trong những biện pháp thúc đẩy xã hội hóa giáo dục Đó là vấn đề trao quyền tự chủ và tăng tính trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục mà hiện nay nớc ta chỉ mới bớc đầu thực hiện ở cấp đại học Tuy nhiên, những cố gắng chuyển quyền quản lý từ trung ơng xuống cơ sở cha đợc thể hiện nhiều trong các chính... lm khụng hp lý, gõy ra s hoi nghi v thnh cụng ca xó hi hoỏ giỏo dc Theo tụi, xã hội hóa giáo dục không phải là nhiệm vụ riêng của Đảng và Nhà nớc hay Bộ, ngành nào mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội Chúng ta có cơ sở để tin rằng những thành công mà nó đem lại sẽ làm thay đổi về chất cho giáo dục Việt Nam. V ể xã hội hóa giáo dục thành công, chúng ta phải đồng lòng góp sức khắc phục dần những yếu kém,... của xã hội III KT LUN Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, đời sống xã hội nớc ta đặt ra một yêu cầu cấp thiết phải không ngừng đổi mới và phát triển bền vững nền giáo dục quốc dân xứng ngang tầm, bởi giáo dục quyt nh tng lai ca mi con ngi v ca c dân tộc Trong giai đoạn thế giới ang có xu hớng chuyển sang thời kỳ phát triển mớithời kỳ xã hội tri thức và toàn cầu hoá cao thì vai trò của giáo dục ngày... qua, đã có khá nhiều nghị quyết, quy định của Chính phủ và Bộ GD -ĐT đề cập tới vấn đề này Tuy nhiên, việc thực hiện thì còn khá nhiều gian nan và cha thực sự hiệu quả Thực tế cuả giáo dục Việt Nam hiện nay, vấn đề trao quyền tự chủ cho các trờng đại học đang đợc đề cập tới chính là xử lý mối quan hệ giữa Nhà nớc và các cơ sở giáo dục đại học, mà việc giải quyết phụ thuộc về cả hai phía Theo tôi, để... giữa khu vực giáo dục công lập và khu vực giáo dục ngoài công lập d Một vấn đề quan trọng khác cũng cần phải xem xét, đó là vấn đề tự trị trong giáo dục Điều này có nghĩa là trao quyền tự quyết cho các trờng học, đặc biệt là các trờng đại học, cao đẳng Nhiều nớc trên thế giới từ lâu đã áp dụng chính sách này và hiện nay hiệu quả của nó đợc chứng minh ở nhiều nớc phát triển, với nền giáo dục tiên tiến... bệnh trong ngành giáo dục Để phục vụ xã hội hóa giáo dục thành công tôi cho rằng Đảng và Nhà nớc cũng nh xã hội phải có các biện pháp cải cách triệt để tiền lơng của giáo viên nhằm khôi phục giá trị chức danh nhà giáo Chúng ta phải nâng cao đời sống vật chất của nhà giáo để họ không phải đối mặt với mặt trái của nền kinh tế thị trờng Hiện nay chúng ta vẫn khẳng định rằng tiền lơng của giáo viên thuộc... trong sạch hóa hệ thống giáo dục Chạy theo bằng cấp, mua điểm hay đạo đức tha hóa của một số giáo viên là nguyên nhân ảnh hởng xấu tới chất lợng giáo dục Kết quả là nền giáo dục của chúng ta chỉ tạo ra những tấm bằng chứ không tạo ra ngời lao động đích thực Hình ảnh, uy tín nhà giáo bị bôi đen trong con mắt xã hội do gian lận trong bằng cấp, trong việc phong học hàm-học vị mà ở đó tiêu chuẩn chất lợng... là một biện pháp hiệu quả để góp phần xã hội hóa giáo dục thành công Điều quan trọng là Nhà nớc biết trao những quyền hạn gì, trao nh thế nào, khi nàoTất cả phải có lộ trình thực hiện cụ thể, đồng bộ để vừa đảm bảo quyền lực đợc thực thi bền vững vừa đảm bảo trách nhiệm xã hội của các trờng đại học 21 e Ngoài các vấn đề trên thì tiền lơng giáo viên cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi Dù đã đợc cải... Do đó cần phải điều chỉnh lại vấn đề phong học hàm-học vị cho các nhà giáo, không 22 nên hành chính hóa hay độc quyền thẩm định Nhà nớc cần xây dựng lại thang bảng về tiêu chuẩn chức danh, giá trị của học hàm-học vị phải đợc xã hội thừa nhận Những ý kiến đóng góp của tôi trên đây tuy cha bao quát đợc hết mọi mặt song cũng đã đề cập đến một số khía cạnh của xã hội hoá giáo dục Tôi tin rằng đó là mong . GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM TIỂU LUẬN MÔN HỌC NGHIÊN CỨU XÃ HỘI VÀ KHOA HỌC GIÁO DỤC Gv : PGS.TS Nguyễn Khang hv : Trần Thị Thu Trang 1 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Hiện nay, vấn đề xã hội hoá nói chung, xã hội. dục và đào tạo giai đoạn 2009 -2014. Một trong những nội dung quan trọng của đề án là đề xuất thay đổi về chính sách học phí. Đề án khẳng định sửa đổi chế độ học phí của các trường công lập. bị trường học; chi thường xuyên; chi học phí và các đóng góp trực tiếp khác. Từ đó, nhìn nhận thay đổi cơ chế tài chính theo con đường này là xác định tính đúng, tính đủ chi phí trực tiếp của

Ngày đăng: 17/05/2015, 17:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w