1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án kỹ thuật tài nguyên nước Quản lý bảo vệ chất lượng nước hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình

78 628 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật môi trường MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Nước là một dạng tài nguyên môi trường đặc biệt, là thành phần thiết yếu của sự sống. Từ xưa đến nay, chúng ta cứ nghĩ rằng tài nguyên nước là vô hạn nờn khụng quan tâm nhiều đến việc sử dụng cũng như thải bỏ các chất thải vào trong môi trường nước. Kết quả là tài nguyên nước đang dần cạn kiệt và ô nhiễm trầm trọng. Ngày nay, xu hướng phát triển dân số, công nghiệp và đô thị hoá, nền nông nghiệp thâm canh…đã kéo theo các nguy cơ về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, trong đú có nước sông. Nguồn nước sông ở nhiều nơi đang có nguy cơ bị suy giảm chất lượng, cạn kiệt, bồi lắng, nhiễm mặn dẫn đến việc cung cấp nước cho các mục đích khác nhau của con người ngày càng trở nờn khó khăn và phức tạp. Cùng với tốc độ phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước cũng như các tỉnh lân cận thì tỉnh Thái Bình cũng đang từng bước chuyển dần từ tỉnh canh tác nông nghiệp sang xây dựng hình thành các khu, cụm công nghiệp. Nguồn nước tại Thái Bình cũng có những biến động dưới sự tác động của khí tượng thuỷ văn và các hoạt động của con người. Bên cạnh đó nhu cầu về nước ngày một tăng do tăng dân số và phát triển kinh tế-xã hội. Đã và đang xảy ra suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước ở nơi này, nơi khác tại Thái Bình. Việc khai thác, sử dụng không hợp lý đồng thời chưa quan tâm đến công tác bảo vệ đã và đang dẫn đến những hậu quả xấu khó lường về môi trường, kém bền vững trong phát triển do nguồn nước. Đứng trước tình hình như vậy, đề tài “ Quản lý bảo vệ chất lượng nước hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình ” hy vọng sẽ hỗ trợ phần nào cho công tác quản lý nguồn nước lưu vực này dựa trên quan điểm phát triển bền vững. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc khủng khoảng môi trường đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới đang là nguy cơ, thách thức cho sự phát triển bền vững của toàn nhân loại. Sự suy thoái hiện nay của nhiều hệ sinh thái đang dẫn tới sự suy thoái bản thân sinh quyển. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, cho tới thời điểm này, cộng đồng thế giới và các chính phủ hiện giờ vẫn chưa giải quyết được các nhiệm vụ do Hội SVTH: Trần Thị Lý Lớp 49MT Trang 1 Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật môi trường nghị Rio de Janeiro (Braxin) đề ra vào năm 1992. Để vượt qua cuộc khủng khoảng về môi trường không còn con đường nào khác ngoài con đường xây dựng mối quan hệ mới giữa con người với thiên nhiên trong đó lưu ý đặc biệt tới khả năng phá vỡ sự cần bằng cũng như suy thoái môi trường. Sự phát triển bền vững của đất nước chúng ta chỉ có thể đạt được bằng con đường bảo tồn các hệ thiên nhiên và bảo vệ chất lượng môi trường. Để thực hiện được mục tiêu này cần thiết phải hình thành và thực thi chính sách bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động của cuộc sống. Tuy nhiên, như đỏnh giá của Bộ chính trị trong nghị quyết 41-NQ/TW ngày 5/11/2004 về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, cú lỳc đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hóa; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; ụng khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không bảo đảm. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hoá, sự gia tăng dân số trong khi mật độ dân số đã quá cao, tình trạng đúi nghèo chưa được khắc phục tại một số vùng nông thôn, miền nỳi, cỏc thảm hoạ do thiên tai và những diễn biến xấu về khí hậu toàn cầu đang tăng, gõy ỏp lực lớn lên tài nguyên và môi trường, đặt công tác bảo vệ môi trường trước những thách thức gay gắt. Những yếu kém, khuyết điểm trong công tác bảo vệ môi trường do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu là do chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, chưa biến nhận thức, trách nhiệm thành hành động cụ thể của từng cấp, từng ngành và từng người cho việc bảo vệ môi trường; chưa bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, thường chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà ít quan tâm việc bảo vệ môi trường; nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường của nhà nước, của các doanh nghiệp và cộng SVTH: Trần Thị Lý Lớp 49MT Trang 2 Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật môi trường đồng dân cư rất hạn chế; công tác quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều yếu kém, phân công, phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng; việc thi hành pháp luật chưa nghiêm. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thông qua đã khẳng định quan điểm phát triển đất nước là "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường". Nhằm thực hiện kế họach Bảo vệ Môi trường cũng như để hạn chế những tác hại do ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong thời gian qua Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình đã triển khai kế họach quan trắc môi trường thường xuyên. Qua nghiên cứu hiện trạng công tác quản lý môi trường tại tỉnh Thái Bình trong giai đoạn vừa qua có thể nhận thấy : - Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý môi trường còn rất hạn chế thể hiện ở chỗ hầu hết các công tác lưu trữ, xử lý, làm báo cáo môi trường chưa được thực hiện đồng bộ. Núi cỏch khỏc cỏc cụng việc này vẫn còn thực hiện một cách rời rạc, chưa được tự động hóa. - Chưa đỏnh giá tổng hợp ảnh hưởng các nguồn thải lên chất lượng nước kênh sông. Từ đú không thể giải quyết được mối quan hệ nguồn thải – nơi tiếp nhận để đảm bảo sự phát triển bền vững cho các con kờnh sụng. Từ đú tính cấp thiết của đề tài này là ở chỗ : Để giải quyết tốt những nhiệm vụ đang đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về môi trường cũng như những nhu cầu bức xúc của xã hội, cần thiết phải xây dựng các giải pháp từng bước ứng dụng phương pháp mô hình, công nghệ thông tin trong công tác quản lý môi trường. Chất lượng môi trường nước mặt của Thái Bình đang có xu hướng bị ô nhiễm, việc khắc phục tình trạng này cần phải được tiến hành bằng một giải pháp tổng thể. Mục tiêu của Đồ án 1. Đánh giá thực trạng diễn biến chất lượng nước, phục vụ cho công tác điều hành, quản lý nước và quản lý hệ thống công trình. SVTH: Trần Thị Lý Lớp 49MT Trang 3 Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật môi trường 2. Tạo cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc quản lý và quy hoạch nguồn nước trong các giai đoạn. 3. Xác định các nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng nước trên hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình. Nội dung công việc cần thực hiện Để thực hiện những mục tiờu trờn, trong Đồ án này đề ra những nội dung cần thực hiện sau đõy: Nội dung 1. Khái quát một số đặc trưng tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường của tỉnh Thái Bình. Nội dung 2. Thu thập, đo đạc, phân tích số liệu liên quan tới chất lượng nước sông Kiến Giang trong năm 2010. Làm sáng tỏ các nguồn xả thải từ các khu công nghiệp và cơ sở sản xuất, dịch vụ vào sông Kiến Giang. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ có giới hạn của một Đồ án tốt nghiệp kỹ sư môi trường cũng như giới hạn của thời gian thực hiện nên Đồ ỏn có một số giới hạn như sau : Về địa lý: Đồ án xem sông Kiến Giang đoạn từ huyện Vũ Thư kéo dài đến huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Về số liệu: Các số liệu kinh tế - xã hội được lấy từ 2005 trở lại đõy. Số liệu liên quan tới chất lượng môi trường nước sông Kiến Giang được thu thập trong năm 2010 Phương phỏp nghiờn cứu - Thu thập và phân tích tài liệu : thu thập các tài liệu đó có để lấy ra những thông tin cần thiết phục vụ cho đồ án. - Phương pháp khảo sát thực địa : Trong tháng 5/2011 tác giả đã đi tới một số vị trớ có cống thải thải chất ô nhiễm xuống sông Kiến Giang - Phương pháp tin học: sử dụng các phần mềm xử lý số liệu như Excel. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Do đề tài mới mẻ, kèm theo sự hạn chế về kinh nghiệm của tác giả nên đề tài khụng tránh khỏi những thiếu sút. Tỏc giả rất cảm ơn sự nhận xét, đỏnh giá, đúng góp ý kiến để đề tài tiếp tục nghiên cứu bổ sung và hoàn thành với chất lượng cao nhất có thể. SVTH: Trần Thị Lý Lớp 49MT Trang 4 Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật môi trường CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ QUẢN Lí BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TỈNH THÁI BÌNH. 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình có tọa độ địa lý như sau: - Từ 22°22’ đến 22°14’ vĩ độ Bắc - Từ 106°31’ đến 106°38’ kinh độ Đông Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình có trục chính là sông Kiến Giang kéo dài từ cống Tân Đệ đến cống Lân, chảy qua địa phận Thành Phố Thái Bình và 3 huyện Vũ Thư, huyện Kiến Xương và huyện Tiền Hải. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng. Đất đai mầu mỡ được hình thành do bồi đắp từ hệ thống sông Hồng. Hệ thống có hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam, trong nội vùng hướng dốc chủ yếu là hướng từ sông Kiến Giang thấp dần về 2 phớa sụng Hồng và sông Trà Lý. Trong vùng có nhiều dải đất cao xen kẽ với nhiều dải đất trũng tạo thành hình gợn sóng. Đầu hệ thống có nhiều các vùng cao với độ cao +2m ữ +2,5m xen kẽ với các vùng trũng +0,5m ữ +0,75m chủ yếu tập trung ở huyện Vũ Thư, vùng thấp nhất hệ thống thuộc huyện Kiến Xương với độ cao phổ biến +0,5m ữ +0,7m. Nguồn nước trên hệ thống Nam Thái Bình chủ yếu lấy nước từ hai con sông là sông Hồng và sông Trà Lý với sông Kiến Giang là trục chính có chiều dài 45,8km, hệ thống thủy nông Nam Thái Bình có 22 kờnh nhỏnh với chiều dài tổng cộng là 1.168,5 km. Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình có những đặc điểm chung của vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, việc cấp thoát nước phụ thuộc rất nhiều yếu tố, đối tượng sử dụng đa dạng, địa hình, diễn biến khí tượng, chế độ thủy triều và chế độ điều tiết của hồ Hũa Bỡnh… Hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình là hệ thống thủy lợi tương đối lớn thuộc vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ nằm kẹp giữa hai sông Trà Lý và sông Hồng. Nguồn nước tưới của hệ thống lấy từ các cống lấy nước dưới đê từ hai sông này, trong đó cống đầu mối lớn nhất lấy nước từ sông Hồng vào hệ thống là cụ́ng Tõn Đợ̀. Cỏc cống khác lấy nước từ hai sụng trờn theo cỏc sụng/kờnh nhỏnh cấp 1 chảy vào sông truc dẫn nước tưới của hệ thống. Sông Kiến Giang là một sông nhỏ SVTH: Trần Thị Lý Lớp 49MT Trang 5 Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật môi trường trong khu vực nhưng được cải tạo thành sông trục dẫn nước tưới và tiờu chớnh của hệ thống thủy lợi với đầu vào lấy nước từ sông Hồng là cống Tân Đệ và đầu ra là cụ́ng Lõn trước khi nước chảy ra biển. Xem bản đồ hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình ở hình 1. Hình 1. Lưu vực hệ thống thủy lợi Nam Thái bình Lưu vực hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình có diện tích 669 km 2 thuộc các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải và thành phố Thái Bình. Phần lớn lưu vực của hệ thống là vùng nông nghiệp xen kẽ các thôn xóm, đồng thời có một số vùng tập trung đông dân cư là thành phố Thái Bình, thị trấn các huyện, xã trong tỉnh. 1.1.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng. 1.1.2.1. Địa hình. Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình nằm trong vựng có địa hình tương đối bằng phẳng, không có đồi núi, ba mặt giỏp sụng, một mặt giáp biển. Đất đai phì nhiêu, màu mỡ được hình thành do bồi đắp phù sa từ hệ thống sông Hồng. Hướng dốc chính của địa hình từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trong nội vùng địa hình có hướng dốc phụ từ sông Kiến Giang thấp dần về hai phớa đờ sụng Hồng và sông Trà Lý. SVTH: Trần Thị Lý Lớp 49MT Trang 6 Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật môi trường Trong vùng có nhiều dải đất cao xen kẽ với nhiều dải đất trũng tạo thành hình gợn sóng. Nhìn chung mặt đất cao, thấp xen kẽ nhau không đồng đều tạo thành hỡnh bỏt úp. Các bãi biển thấp, bằng phẳng với cấu tạo chủ yếu là cỏt bựn do các cửa sông Thái Bình, cửa sông Diêm Hộ, cửa Lân, cửa Trà Lý và cửa Bà Lạt đổ ra. Các cồn cát lớn có : Cồn Đen, cồn Vành, cồn Thủ. Bãi lầy ngập nước ven biển có khả năng nuôi trồng thủy hải sản. Rừng ngập mặn sú vẹt ven biển Tiền Hải… 1.1.2.2. Thổ nhưỡng. Theo tài liệu của trung tâm khuyến Nông – Lâm tỉnh Thái Bình (tài liệu tháng 3-1990) thì tiềm năng đất canh tác của vùng nghiên cứu còn khá nhiều, hiện tại chưa khai thác hết. Diện tích đất chua mặn khoảng 16.000 ha cần được cải tạo tích cực bằng biện pháp thủy lợi và nông nghiệp. Bảng 1.1 : Phân loại đất theo độ chua pH của hệ thống Loại đất Rất chua ( pH<4 ) Chua pH= 4- 4,5 Chua ít pH= 4,5- 5 Không chua pH>5 Diện tích (ha) 1.200 20.231 7.561 9.019 Bảng 1.2 : Dinh dưỡng trong đất Đơn vị : ha Mùn Đạm Lân Nghèo < 1% TB 1- 2% Khá 2- 4% Nghèo <0,1% TB 0,1-0,2% Khá 0,2% Nghèo 0,1% TB 0,1- 0,2% Khá 0,2% 2.864 10.838 24.329 5.612 28.840 3.579 19.161 10.100 8.770 1.1.3. Đặc điểm khí tượng thủy văn. 1.1.3.1. Điều kiện khí hậu. Thái Bình là vùng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, lượng bức xạ mặt trời tạo nên nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm từ 23- 24°C, lượng mưa bình quân trong năm từ 1.500mm – 1.900mm, độ ẩm trung bình năm 85 – 90%. - Lượng mưa Mùa mưa : từ tháng 5 đến tháng 10, mưa tập trung vào cỏc thỏng 7,8,9. Mưa lớn nhất thường do bão. Lượng mưa trung bình mùa mưa (tháng 5-10) là SVTH: Trần Thị Lý Lớp 49MT Trang 7 Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật môi trường 1350mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình mùa khô là 455mm. - Gió Có 2 mùa gió chính trong năm : Gió mùa đông nam bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. - Bão Hàng năm có từ 1 đến 3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết, thủy văn của Thái Bình. Bão đổ bộ vào gây ra mưa lớn và dâng cao mực nước biển tại cửa Lân. Theo thống kê 24 trận mưa điển hình do bão gây ra thường diễn biến như sau : 56% mưa trước bão, 37% mưa đồng thời với bão, 7% mưa sau bão. - Độ ẩm (%) Độ ẩm cao nhất (tháng 3) 91 Độ ẩm thấp nhất (tháng 8 và 9) 82 Độ ẩm trung bình 80 - Bốc hơi (mm) Bốc hơi lớn nhất (tháng 7) 116 Bốc hơi nhỏ nhất (tháng 2,3) 40,3- 41,5 Bốc hơi trung bình cả năm 871 1.1.3.2. Điều kiện thủy văn, dòng chảy, sông ngòi  Nước mặt Nguồn nước cấp cho toàn bộ tỉnh Thái Bình được lấy từ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. + Hệ thống sông Hồng : là hệ thống sông lớn nhất miền Bắc, bắt nguồn từ Vân Nam – Trung Quốc với 3 nhánh lớn là sụng Lụ, sụng Thao và sông Đà. Phần hạ lưu chảy trên đồng bằng dài 200km. + Hệ thống sông Thái Bình : chiều dài sông là 385km, diện tích là 22.420km 2 . Nhìn chung, chế độ dòng chảy của cỏc sụng vựng đồng bằng châu thổ sông Hồng biến đổi rõ rệt theo mùa. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 – 80% tổng lưu lượng dòng chảy năm, tập trung nhiều nhất vào cỏc thỏng 7,8 và 9. SVTH: Trần Thị Lý Lớp 49MT Trang 8 Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật môi trường Mùa kiệt thông thường từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm 20 – 30% tổng lưu lượng dòng chảy năm, kiệt nhất vào cỏc thỏng 1,2 và 3, trong đó tháng 3 là tháng kiệt nhất, thướng chiếm 1- 3 % tổng lưu lượng dòng chảy. về mùa kiệt các hồ chứa nước Hồ Bình và Thác Bà có thể điều tiết bổ sung cho hạ du khoảng 600 m 3 /s trung bình mỗi tháng.  Sự nhiễm mặn ở cỏc vựng cửa sông Tại cỏc vựng cửa sông, nước mặn theo thủy triều xâm nhập làm nước sông bị nhiễm mặn. Độ mặn cỏc sụng Hồng và sông Thái Bình biến đổi theo thủy triều. Khối lượng nước sông cũng làm cho độ mặn biến đổi theo mùa : vào mùa mưa lũ, dòng chảy lớn trong cỏc sụng hạn chế sự xâm nhập mặn nhưng về mùa cạn vì dòng chảy nhỏ nước mặn có thể tiến sâu vào đất liền. Kể từ năm 1990 trở lại đây, nhờ có hồ Hòa Bình hoạt động điều tiết dòng chảy, chiều sâu xâm nhập mặn có giảm đi theo chiều dọc sông Hồng và sông Trà Lý.  Điều kiện thủy văn Khu vực nghiên cứu nằm ở đồng bằng hạ lưu sông Hồng, sông Thái Bình, tiếp giáp với biển và trực tiếp được bao bọc bởi hệ thống sông này. Sông Trà Lý ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Nam, khu vực nghiên cứu tiếp giáp hai cửa sông lớn là Trà Lý và Ba lạt. Chế độ dòng chảy : nhìn chung chế độ dòng chảy của các hệ thống sụng vựng đồng bằng Bắc Bộ biến đổi rõ rệt theo mùa, mùa mưa lũ thường có dòng chảy mạnh và mang một lượng phù sa lớn, mùa khô dòng chảy nhỏ. Mùa mưa lũ từ tháng 5 đến hết tháng 10, chiếm 70- 80% tổng lưu lượng dòng chảy năm, tập trung nhiều nhất vào cỏc thỏng 7,8,9. Mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau. Chế độ thủy văn, mực nước trên sông Hồng, sông Trà Lý thay đổi theo mùa, theo tháng, theo ngày và theo giờ. Về mùa lũ : hệ thống chịu sự chi phối chủ yếu của lũ thượng nguồn, nước chứa hàm lượng phù sa lớn, lợi dụng quy luật này về vụ mùa thường lấy nước trực tiếp từ sông Hồng, sông Trà Lý vào để tưới. Về mùa kiệt : hệ thống chịu sự chi phối chủ yếu của thủy triều vịnh Bắc Bộ. Nước mặn đi sâu vào cửa sông Hồng, sông Trà Lý làm cho một số khu vực bị nhiễm mặn, không có nguồn nước ngọt để tưới. Nguồn nước kiệt nhất thường xảy SVTH: Trần Thị Lý Lớp 49MT Trang 9 Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật môi trường ra trong tháng 2 vào đúng thời kỳ lấy nước đổ ải cho trà lúa xuân muộn gây nhiều khó khăn cho sản xuất. Hệ thống sông, kênh mương nội đồng có mật độ lớn, hầu hết là kênh mương chìm, bố trí phức tạp theo điều kiện địa hình. Để phục vụ cho công tác quản lý, điều tiết nước cho hệ thống, đầu cỏc kờnh nhỏnh đều cú cỏc cống, đập điều tiết ngăn mặn, giữ ngọt, dâng nước cấp cho sản xuất. Chế độ thủy triều : vùng biển Thái Bình là chế độ nhật triều khá thuần nhất, mỗi ngày thủy triều có một đỉnh và một chân. Mỗi thỏng cú 2 chu kỳ con nước, mỗi chu kỳ có 14 con nước, trong đó có giai đoạn triều cường và giai đoạn triều kém. Giai đoạn triều cường mực nước đỉnh triều cao nhất và chân triều cũng hạ thấp nhất, chênh lệch giữa đỉnh triều và chân triều dao động tối đa 3- 3,5m, trung bình 1,7- 1,9m và tối thiểu 0,3 – 0,5m. Số ngày triều cường từ 3m trở lên trong một năm có từ 152- 176 ngày. Bảng 1. 3 : Độ mặn của một số đoạn sông thuộc đồng bằng sông Hồng Sông Đoạn sông Khoảng cách tới biển (km) Độ mặn (%) Trà Lý Định Cư 7 24,15 Ngũ Thôn 15 10,5 Luộc Quý Cao 26 2,73 Thái Bình Đồng Xuyên 8 14,1 Ngọc Điểm 40 4,46 1.2. Hiện trạng Kinh tế - xã hội 1.2.1 Đặc điểm kinh tế của tỉnh Thái Bình a. Nông nghiệp Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng là “bờ xôi ruộng mật” do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình với tổng diện tích tự nhiên 156.650ha, trong đó diện tích cây hàng năm có 92.057ha. Thái Bình có 7 huyện, 1 thành phố với 286 xã phường. Số dân nông thôn chiếm 94,2%, nguồn lao động trong khu vực nông lâm nghiệp chiếm 74,3%. Từ những đặc điểm, trờn cỏc cấp uỷ đảng, chính quyền rất chú trọng việc thực hiện các chủ SVTH: Trần Thị Lý Lớp 49MT Trang 10 [...]... thể thống kê đầy đủ được nên tải lượng chất ô nhiễm cả tất cả các cơ sở sản xuất nằm phân tán trong khu vực có thể tính toán gián tiếp dựa trên lưu lượng nước thải và số liệu chất lượng nước thải đặc trưng của khu vực Lượng nước thải của các cơ sở CN phân tán trong vùng có thể lấy bằng số % lượng nước dùng cho sinh hoạt của khu vực SVTH: Trần Thị Lý Lớp 49MT Đồ án tốt nghiệp Trang 32 Ngành: Kỹ thuật. .. trong nước thải công nghiệp hoặc các loại nước thải khác khi biết lưu lượng SVTH: Trần Thị Lý Lớp 49MT Đồ án tốt nghiệp Trang 25 Ngành: Kỹ thuật môi trường nước thải và nồng độ chất ô nhiễm đo đạc được trong nước thải Để tính toán tải lượng chất ô nhiễm theo công thức trờn cũn cần phải có số liệu đo đạc trực tiếp hoặc ước tính lưu lượng nước thải của nguồn xả thải Trong thực tế khi tính toán tải lượng. .. có thể ước tính tải lượng chất ô nhiễm theo cách trên nhưng xử lý số liệu đầu vào như sau : SVTH: Trần Thị Lý Lớp 49MT Đồ án tốt nghiệp Trang 31 Ngành: Kỹ thuật môi trường - Chất lượng nước thải lấy theo nhóm ngành nghề đặc trưng ( bảng 2.4 ) - Lưu lượng nước thải của KCN ước tính theo số % của lượng nước dùng cho CN; riêng lượng nước dùng của KCN có thể ước tính theo chỉ số dùng nước/ 1 ha khu CN Chỉ... tái chế và xử lý chất thải Đến năm 2010 khoảng 85% dân số được sử dụng nước sạch; thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt; quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp và chất thải y tế Tăng cường giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về quản lý và bảo vệ môi trường 1.3 Khảo sát hiện trạng môi trường lưu vực sông Kiến Giang SVTH: Trần Thị Lý Lớp 49MT Đồ án tốt nghiệp Trang 20 Ngành: Kỹ thuật môi trường... biện pháp xử lý, quản lý 2) Tải lượng chất ô nhiễm tính theo nông độ chất ô nhiễm thực tế đo đạc được ở nguồn xả thải : T ( tải lượng ) = K ì Q ì C (2-2) Trong đó : - T : là tải lượng chất ô nhiễm (g/ngày hay kg/ngày) - Q là lưu lượng nước thải (m3/ngày) - C là nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải ( mg/l ) - K là hệ số đổi đơn vị Công thức này có thể áp dụng để tính toán tải lượng chất ô nhiễm thực... nghề còn chưa rõ ràng Vì thế khi tính toán tải lượng ô nhiễm do nước thải KCN, đồ án chỉ tính toán tải lượng ô nhiễm tiềm năng, tức là coi như các KCN đã được lấp đầy theo quy hoạch và chưa xem xét đến biện pháp xử lý nước thải SVTH: Trần Thị Lý Lớp 49MT Đồ án tốt nghiệp Trang 33 Ngành: Kỹ thuật môi trường Dựa trên phương pháp đã nêu ra ở mục trên, trong đồ án lựa chọn phương pháp tính trực tiếp cho... tính toán tải lượng BOD 5 sản sinh trên lưu vực bộ phận của hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình, trục sông tưới Kiến Giang từ Cống Tân Đệ đến Cống Lân được chia thành 4 đoạn từ đoạn 1 đến đoạn 4 tương ứng có 4 diện tích lưu vực nhập lưu địa phương (NLDP) cho mỗi đoạn, mỗi diện tích lưu vực NLDP có hai phần trái và phải như bản đồ ở hình 2.1 SVTH: Trần Thị Lý Lớp 49MT Đồ án tốt nghiệp Trang 28 Ngành: Kỹ thuật. .. chất ô nhiễm sản sinh trong một khu vực nhất định thì phải cộng tải lượng của chất ô nhiễm đú cú trong tất cả các loại nước thải của tất cả các cơ sở/hoặc loại hình gây ô nhiễm trong cả khu vực 2.1.2 Nội dung nghiên cứu tính toán tải lượng chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm thường được tính toán hoặc ước tính theo hai phương pháp sau đây : 1) Tính toán tải lượng chất ô nhiễm theo hệ số phát sinh chất. .. tới chất lượng nước trên sông Sông Kiến Giang là trục tưới, tiờu chớnh của hệ thống thủy nông Nam Thái Bình bắt nguồn từ ngã 3 Phỳc Khỏnh, nơi giao lưu của 4 con sông dẫn nước thải đổ về đây là sông Pari từ Vũ Thư sau khi tiếp nhận toàn bộ nước thải sản xuất và sinh hoạt của thị trấn Vũ Thư, nước thải sản xuất và sinh hoạt tại phường Phỳc Khỏnh, khu vực nước thải của nghĩa trang thành phố Thái Bình. .. Tải lượng chất ô nhiễm cũng có thể tính cho các loại hình nước thải như là: - Nước thải sinh hoạt SVTH: Trần Thị Lý Lớp 49MT Đồ án tốt nghiệp Trang 24 Ngành: Kỹ thuật môi trường - Nước thải công nghiệp : gồm (1) khu/cụm công nghiệp tập trung, và (2) các cơ sở công nghiệp phân tán và làng nghề - Nước thải nông nghiệp : gồm (1) trồng trọt, và (2) chăn nuôi - Nước thải các lĩnh vực khác Tính toán tải lượng . nước. Đứng trước tình hình như vậy, đề tài “ Quản lý bảo vệ chất lượng nước hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình ” hy vọng sẽ hỗ trợ phần nào cho công tác quản lý nguồn nước lưu vực này dựa trên quan điểm. tiêu của Đồ án 1. Đánh giá thực trạng diễn biến chất lượng nước, phục vụ cho công tác điều hành, quản lý nước và quản lý hệ thống công trình. SVTH: Trần Thị Lý Lớp 49MT Trang 3 Đồ án tốt nghiệp Ngành:. nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình có tọa độ địa lý như sau: - Từ 22°22’ đến 22°14’ vĩ độ Bắc - Từ 106°31’ đến 106°38’ kinh độ Đông Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình có trục chính

Ngày đăng: 17/05/2015, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w