Đánh giá chất lượng nước trên trục chính của sông Kiến Giang

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật tài nguyên nước Quản lý bảo vệ chất lượng nước hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình (Trang 53)

T ( tải lượng ìC (2-2) rong đó :

3.2.Đánh giá chất lượng nước trên trục chính của sông Kiến Giang

Ô nhiễm nước trên sông Kiến Giang chủ yếu là do các chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt và công nghiệp trờn cỏc khu vực của hệ thống thủy lợi chảy xuống. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm nước còn phụ thuộc vào khả năng pha loãng của lượng nước lấy vào từ sông Hồng, sông Trà Lý vào hệ thống, phụ thuộc vào lượng nước bơm tưới lấy hai bên sông trục trong thời vụ tưới cũng như khả năng tự làm sạch nước của sông trong quá trình trữ và chuyển vận trong sông trục từ đầu đến cuối hệ thống.

1.Sông Kiến Giang tại km 8 + 200 ( Thành phố Thái Bình – Cầu Phỳc Khỏnh)

Sông Kiến Giang tại thành phố Thái Bình tiếp nhận nguồn nước thải từ sản xuất và sinh hoạt tại thành phố Thái Bình, là nơi nhập lưu của bốn con sông tiờu thoỏt nước thải cho thành phố là sông Vĩnh Trà, Bồ Xuyờn, sụng Bạch và sông 3/2.

Trong năm 2010 khảo sát 5 lần vào cỏc thỏng 2, 4, 5, 7 và 11. Kết quả phân tích chất lượng nước xem biểu đồ (1). Kết quả khảo sat có những nhận xét như sau : Hàm lượng TSS khá cao vượt 2 lần so với giới hạn B1 của QCVN 08 – 2008 dao động trong khoảng 110 – 125 mg/l. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước rất thấp, nhiều thời điểm khảo sát nằm dưới giới hạn B1 của QCVN 08- 2008 vào tháng 11, hàm lượng DO = 0,93 mg/l, hàm lượng DO giao động trong khoảng 0,93 – 3,3 mg/l. Hàm lượng các chất hữu cơ thể hiện qua nhu cầu oxy sinh học BOD là khá cao, vượt gần 2 lần so với giới hạn B1 của QCVN 08: 2008 với hàm lượng dao động trong khoảng 27,6 – 31,2 mg/l. Hàm lượng nhu cầu oxy hóa học COD cũng cao dao động trong khoảng 34,2 – 46,3 mg/l.

Chất lượng nước sông Kiến Giang tại thành phố Thái Bình bị ô nhiễm rất nặng nề. Hàm lượng các chất như chất hữu cơ, vi sinh … đều vượt giới hạn B1 của QCVN 08:2008 về nước mặt, chúng không thể sử dụng trong thủy lợi hay cho các mục đích khác. Dưới đây là biểu đồ giá trị ô nhiễm của hàm lượng các chất ô nhiễm sông Kiến Giang thành phố Thái Bình :

Hình 3.2 : Hàm lượng DO

Hình 3.3 : Hàm lượng COD, BOD của sông Kiến Giang tại Tp. Thái Bình 2.Sông Kiến Giang tại cầu Vũ Quý km 16 + 45

Sông Kiến Giang sau khi đi qua thành phố Thái Bình được tiếp nhận thờm cỏc nguồn nước bổ sung như sông Tam Lạc, cỏc kờnh tưới tiêu do vậy chất lượng nước được cải thiện đáng kể.

Hàm lu?ng DO 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 Hàm lu?ng DO 3.3 2.81 2.71 2.97 0.93 Tháng 2 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 7 Tháng 11 Hàm lượng đo

Qua kết quả khảo sát, hàm lượng TSS cao vượt quá giới hạn B1 và B2 của QCVN 08:2008, dao động trong khoảng từ 95 – 125 mg/l. Hàm lượng NH4+ khá cao dao động trong khoảng từ 0,95 – 0,99 mg/l tức là vượt giới hạn B1 của QCVN 08:2008. Hàm lượng NO2- dao động trong khoảng từ 0,039 – 0,053 mg/l. Hàm lượng oxy hòa tan thấp dao động trong khoảng 2,18 – 5,87 mg/l. Hàm lượng COD và BOD trong các lần đo đều vượt giới hạn B1 và B2 của QCVN 08:2008, trong đó BOD dao động trong khoảng từ 15,2 – 19,1 mg/l, hàm lượng COD dao động khoảng 21,4 – 29,7 mg/l.

Chất lượng nước sông Kiến Giang tại cầu Vũ Quý đủ tiêu chuẩn dùng cho thủy lợi, không đủ tiêu chuẩn sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

3. Sông Kiến Giang tại Km 24 + 800

Kết quả phân tích cho thấy nguồn nước sông Kiến Giang tại Km 24 + 800 bị ô nhiễm do hàm lượng TSS vượt hơn 2 lần so với giới hạn B1 của QCVN 08:2008 dao động trong khoảng từ 105 – 125 mg/l. Hàm lượng NH4+ cao dao động trong khoảng từ 1,026 – 1,235 mg/l, hàm lượng NH4+ vượt qua quy chuẩn chất lượng nước mặt loại B1 cho phép. Hàm lượng NO2- dao động trong khoảng từ 0,02 – 0,046 mg/l đều vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A2 và B1. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước DO dao động trong khoảng từ 2,14 – 6,24 mg/l nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A1 và B1 và trong tiêu chuẩn nước dùng cho thủy lợi. Hàm lượng các chất hữu cơ thể hiện qua nhu cầu oxy sinh học BOD với dao động trong khoảng 13,4 – 16,8 mg/l, trong các đợt khảo sát và nằm trong giới hạn B1 của QCVN 08:2008. Hàm lượng nhu cầu oxy hóa học COD dao động trong khoảng từ 19,7 – 27,4 mg/l nằm trong giới hạn B1 của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.

Chất lượng nước sông Kiến Giang tại Km 24 + 800 đủ tiêu chuẩn dùng cho thủy lợi.

Sông Kiến Giang tại Km 36 + 150 chảy qua thị trấn Kiến Xương và tiếp nhận một phần nước thải từ sản xuất và sinh hoạt tại thị trấn Kiến Xương đổ vào.

Kết quả phân tích cho thấy trên sông Kiến Giang hàm lượng TSS vượt giới hạn B1 của QCVN 08:2008 dao động trong khoảng từ 105 – 130 mg/l. Hàm lượng NH4+ dao động trong khoảng từ 0,027 – 1,036 mg/l. Hàm lượng oxy hòa tan DO dao động trong khoảng 1,5 – 5,9 mg/l, hàm lượng DO trong các lần khảo sát đều nằm trong giới hạn A2 và B2 của QCVN 08:2008, hàm lượng DO thấp nhất vượt giới hạn nước dùng cho thủy lợi. Hàm lượng các chất hữu cơ thể hiện qua nhu cầu oxy sinh học BOD dao động trong khoảng 13,6 – 18,1 mg/l giá trị BOD trong các lần khảo sát nằm trong giới hạn B1. Tương tự như BOD, hàm lượng nhu cầu oxy hóa học COD dao động trong khoảng từ 19,7 – 26,2 mg/l, cao hơn giới hạn A2 nhưng nằm trong giới hạn B1 của quy chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08:2008.

Chất lượng nước sông Kiến Giang tại Km 36 + 150 đủ tiêu chuẩn dùng cho thủy lợi.

5. Sông Kiến Giang tại cầu Vân Trường

Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng TSS vượt giới hạn B2 của QCVN 08:2008 dao động trong khoảng từ 95 – 135 mg/l. Hàm lượng NH4+ dao động trong khoảng từ 1,027 – 1,261 mg/l, các giá trị vượt giới hạn B2 của quy chuẩn nước mặt QCVN 08:2008. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước DO dao động trong giới hạn B1 của QCVN 08:2008 với hàm lượng DO dao động trong khoảng 2,56 – 4,11 mg/l, thỏa mãn yêu cầu làm nguồn nước phục vụ cho mục đích thủy lợi. Hàm lượng BOD dao động trong khoảng 14,6 – 16,2 mg/l đều nằm trong giới hạn B1 của QCVN 08:2008. Hàm lượng nhu cầu oxy hóa học COD dao động trong khoảng từ 18,4 – 23,6 mg/l và đều nằm trong giới hạn B1 của quy chuẩn chất lượng nước mặt.

Chất lượng nước sông Kiến Giang tại cầu Vân Trường đủ tiêu chuẩn dùng cho thủy lợi.

6. Sông Kiến Giang tại Cống Lân I

Sông Kiến Giang sau khi chảy qua một loạt các huyện thị trên địa bàn tỉnh Thái Bình rồi đổ ra biển tại cống Lân I và cống Lân II. Tại đây nguồn nước sông

Kiến Giang có nhiệm vụ bổ sung nước cho nuôi trồng thủy sản tại Tiền Hải. Chất lượng nước ở đây sẽ bị ảnh hưởng bởi nước từ thượng lưu đổ về.

Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng TSS cao vượt giới hạn B2 của QCVN 08:2008 trong tất cả các lần đo, dao động trong khoảng từ 105 – 130 mg/l. Hàm lượng DO thấp dao động trong khoảng từ 2,87 – 6,15. Hàm lượng DO = 2,87 mg/l thấp nhất đo được vào tháng 4 và cao nhất DO = 6,15 mg/l đo được vào tháng 11. Hàm lượng BOD trong các lần đo đều nằm trong giới hạn B1 của QCVN 08:2008 hàm lượng BOD dao động trong khoảng 10,2 – 14,5 mg/l. Hàm lượng COD dao động trong khoảng từ 15,3 – 21,3 mg/l và nằm trong giới hạn B1 của quy chuẩn chất lượng nước mặt.

Chất lượng nước sông Kiến Giang tại vị trí đo đủ tiêu chuẩn cấp nước cho tưới.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về chất lượng nước tại Cống Lân I

TT Tháng 2 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 7 Tháng 11 Cặn lơ lửng 110 130 125 120 105 DO 5,3 2,9 3,28 2,87 6,15 COD 17,1 15,3 18,9 16,2 21,3 BOD 12,6 10,2 12,8 11,4 14,5  Nhận xét :

Hàm lượng các chất ô nhiễm chính trong sông chủ yếu bởi các yếu tố sau :

- Dọc sông Kiến Giang từ thượng nguồn về hạ lưu hàm lượng cặn lơ lửng luôn vượt giới hạn B1 và B2 của QCVN 08:2008 về tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. Hàm lượng cặn lơ lửng cao có hai nguyên nhân do hàm lượng cặn lơ lửng từ sông Hồng thông qua các cống lấy nước trên hệ thống như : Ngụ Xỏ, Nguyệt Lõm …khỏ cao, khi đi vào hệ thống hàm lượng cặn lơ lửng tăng cao đột biến do đến thành phố Thái Bình và các huyện khỏc dũng nhận một lượng lớn chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và lượng chất thải từ 4 con sông tiờu thoỏt nước thải trong thành phố và sau đó giảm dần về phía hạ lưu do các nguồn nước bổ sung.

- Hàm lượng DO hòa tan trong nước trên dòng chính sông Kiến Giang theo kết quả phân tích đều thấp so với quy chuẩn Việt Nam. Nguyên nhân do dòng chảy sông không lớn và trên hệ thống sông xảy ra hiện tượng phú dưỡng húa, cỏc loại bốo tõy, bào lục bình nổi kín mặt sông. Hàm lượng DO thấp nhất đo đạc được tại vị trớ sụng Kiến Giang chảy qua thành phố Thái Bình, hàm lượng DO

thường có giá trị < 2 mg/l. Đặc biệt vào cỏc thỏng mựa kiệt nguồn nước trờn cỏc sụng lớn cung cấp nước cho hệ thống ở mức thấp.

- Hàm lượng các chất ô nhiễm thể hiện qua nhu cầu oxy sinh học BOD và nhu cầu oxy hóa học COD có diễn biến tăng dần từ thượng lưu, bắt đầu từ khi cú cỏc nguồn thải gia nhập đặc biệt là các nguồn thải lớn khi sông chảy qua thành phố Thái Bình. Hàm lượng các chất ô nhiễm tăng dần và đạt cực trị tại vị trớ sụng Kiến Giang chảy qua thành phố Thái Bình sau đó thì hàm lượng các chất ô nhiễm bắt đầu có hiện tượng giảm xuống do sự phân hủy của các chất ô nhiễm và do sự hòa tan từ các nguồn nước khác như từ các nguồn nông nghiệp … tuy nhiên việc hàm lượng các chất ô nhiễm giảm xuống diễn ra không nhanh và thường thì đến khi tới tận vị trí cuối cùng của sông Kiến Giang tại Cống Lân 1 và Cống Lân 2 thì hàm lượng ô nhiễm cũng vẫn còn là khá cao và nhiều khi vẫn còn vượt quá giới hạn B2 của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật tài nguyên nước Quản lý bảo vệ chất lượng nước hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình (Trang 53)