Những giải pháp tổng hợp nhằm khôi phục chất lượng nước trục sông Kiến Giang chảy qua địa phận tỉnh Thái Bình.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật tài nguyên nước Quản lý bảo vệ chất lượng nước hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình (Trang 66)

T ( tải lượng ìC (2-2) rong đó :

4.3. Những giải pháp tổng hợp nhằm khôi phục chất lượng nước trục sông Kiến Giang chảy qua địa phận tỉnh Thái Bình.

Kiến Giang chảy qua địa phận tỉnh Thái Bình.

Việc ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm trên trục sông và khôi phục CLN sông Kiến Giang là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Muốn làm được điều này thì cần phải có các giải pháp tổng thể sau :

4.3.1. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện thể chế và chính sách pháp luật

Về thể chế và chính sách pháp luật cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: 1) Sửa đổi bổ sung luật Tài Nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước: chuyển từ phương thức quản lý hành chính, bao cấp, đáp ứng nhu cầu sang quản lý nhu cầu và coi sản phẩm nước là hàng hóa; điều chỉnh cụ thể các đối tượng long, bờ sông, bãi bồi, vùng đất ướt cửa sông; thực hiện quản lý theo lưu vực sông, bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh và cỏc vựng đất ngập nước.

Nâng cao quyền hạn của công ty thủy nông : hiện tại thì công ty thủy nông không quản lý được các cơ sở xả thải vỡ khụng thuộc quyền hạn. Trong khi đó cơ quan thường xuyên giám sát theo dõi và nhận ra ô nhiễm trên sông Kiến Giang lại chính là công ty thủy nông Nam Thái Bình.

2) Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong việc ngăn ngừa xử lý ô nhiễm tài nguyên nước; trong khai thác sử dụng tài nguyên nước và xã hội hóa việc cung ứng và sử dụng các dịch vụ nước.

3) Sửa đổi và ban hành phí xả thải nước thải theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, phí xả nước thải phải bằng hoặc lớn hơn chi phí xử lý ô nhiễm.

4) Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo hướng sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ các cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước từ Trung ương đến cơ sở, làm rõ sự phân công giữa các Bộ, ngành và tăng cường phân cấp cho các địa phương trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước.

5) Xây dựng các quy hoạch phân vùng khai thác sử dụng tài nguyên nước xả nước thải một cách hệ thống và đồng bộ trên trục sông. Đó là cơ sở cho việc cấp

phép xả thải vào nguồn nước dựa trên đánh giá về khả năng tự làm sạch và tiêu chuẩn cụ thể tại mỗi đoạn sụng trờn trục sông.

4.3.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và cưỡng chế tuân thủ pháp luật.

Trong công tác thanh tra giám sát thì cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau : 1) Tập trung chỉ đạo hoàn thành mục tiêu xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có tên trong danh sách theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ. Tiếp tục kiểm tra phát hiện các nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu vực để đưa vào diện xử lý theo tinh thần Quyết định 64/2003/QĐ-TTg.

2) Kiên quyết ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm môi trường mới, không cho phép xây dựng các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và có nguy cơ gây sự cố môi trường. Trên trục sông, hạn chế cấp phép đầu tư các loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác sử dụng tài nguyên trên trục sông.

3) Thực hiện công tác, kiểm tra thanh tra môi trường một cách thường xuyên. Có biện pháp để buộc các cơ sở sản xuất thực hiện chương trình tự quan trắc và các quy định khác theo luật Bảo vệ Môi trường 2005.

4) Khẩn trương có biện pháp tổng thể khả thi nhằm từng bước hạn chế ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt của các đô thị. Tại một số thành phố và đô thị lớn ( như thành phố Thỏi Bỡnh…) cần nghiên cứu thiết lập các hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung song song với việc đầu tư các công trình xử lý tại nguồn ở ngay các khu dân cư mới ví dụ:

- Đối với nước thải sinh hoạt ở thành phố cần có các trạm xử lý nước thải tập trung, ở nông thôn thì áp dụng bể tự hoại.

- Đối với nước thải trong nông nghiệp : sử dụng biogas, có sự hướng dẫn về cỏch bún phõn…

- Trong công nghiệp : xử lý nước thải tập trung, nước thải phải được xử lý đúng quy chuẩn trước khi xả thải vào môi trường….

5) Tăng cường công tác quan trắc CLN, chú trọng quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm vô cơ trong môi trường nước. Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về môi trường nước để có thể cung cấp chia sẻ cho tất cả cỏc bờn liên quan từ Trung ương đến địa phương.

4.3.3. Biện pháp kỹ thuật

Trước tiên phải giảm thiểu tại nguồn cụ thể như :

- Giảm tỷ lệ nước thải sinh hoạt của các hộ dân không qua xử lý ( tăng cường sử dụng nhà vệ sinh tự hoại cho các hộ dân ) cho cỏc vựng nông thôn.

- Áp dụng xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho các khu đô thị cụ thể là cho Tp. Thái Bình.

- Xử lý bằng biogas trong nông nghiệp và chăn nuôi.

- Hướng dẫn người dân cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cách bón phân đúng cách để hạn chế sử dụng các loại chất ô nhiễm nguy hại thải vào dòng sông.

- Đối với công nghiệp : Nhằm bảo vệ môi trường các KCN, Thái Bình cần có những chính sách, chương trình thể hiện bằng các văn bản chỉ thị, đề án về công tác bảo vệ môi trường thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thời gian tới Thái Bình cần tập trung xây dựng khu xử lý nước thải công nghiệp và có bãi rác thải rắn tập trung, đồng thời đề ra nhiều biện pháp mạnh như kiểm soát, thanh tra chặt chẽ môi trường tại các khu công nghiệp, bắt buộc các doanh nghiệp, các nhà đầu tư phải áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường, khuyến khích đổi mới thiết bị công nghệ, thay đổi sản phẩm, đóng cửa và di dời các đơn vị cũ gây ô nhiễm môi trường. Hy vọng, bằng những biện pháp mạnh này, Thái Bình sẽ nhanh chóng khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường tại các KCN

4.3.4. Tăng cường nguồn lực.

Để khôi phục được CLN sông Kiến Giang thỡ cũn phải quan tâm đầu tư hơn nữa về nguồn lực, cụ thể :

1) Tăng quy mô đào tạo nguồn nhân lực làm công tác quản lý, bảo vệ, khai thác tài nguyên nước và phòng chống tác hại do nước gây ra. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.

2) Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của thống các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, triển khai về tài nguyên nước, bao gồm các trung tâm, các viện, các trường.

3) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ về bảo vệ khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, công nghệ xử lý nước thải, xây dựng và hoàn thiện mô hình quản lý tổng hợp trên trục sông.

4) Các địa phương cần phân định rõ ràng và sử dụng hiệu quả đúng mục đích kinh phí bảo vệ môi trường trên trục sông lấy từ nguồn 1% chi ngân sách cho môi trường hàng năm.

5) Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với nguồn vay từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cũng như từ các nguồn tài chính khác.

6) Đa dạng hóa nguồn đầu tư, tăng tỷ lệ đầu tư cho bảo vệ môi trường từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Tận dụng các cơ hội để kêu gọi nguồn kinh phí từ các tổ chức quốc tế và các nước cho bảo vệ môi trường sông Kiến Giang.

4.3.5. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng.

Một trong những giải pháp không thể thiếu đó là tuyên truyền, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng :

1) Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông có nội dung và hình thức tuyên truyền thích hợp cho từng nhóm đối tượng trong xã hội. Phát huy vai trò các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức của

con người về các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước về tài nguyên nước.

2) Phát động các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ tài nguyên nước, trước hết ở các đô thị lớn, các khu dân cư tập trung và các khu nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Có cơ chế thích hợp, tạo điều kiện để nhân dân tham gia hoặc hỗ trợ đắc lực cho việc giám sát bảo vệ tài nguyên nước, đấu tranh ngăn chặn các hành vi gây suy thoái ô nhiễm nguồn nước. Xây dựng và nhân rộng các cá nhân, tập thể cộng đồng dân cư điển hình tốt về bảo vệ tài nguyên nước.

3) Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong quá trình lập, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông và các dự án về tài nguyên nước.

4) Công khai hóa thông tin, dữ liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm và các nguồn gây ô nhiễm trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng.

4.3.6. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

Ngoài những giải pháp chớnh trờn cũn cần phải mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế :

Mở rộng hợp tác quốc tế bảo vệ môi trường nước dưới hình thức thiết lập các chương trình, dự án đa phương, song phương. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nhằm tranh thủ sự hỗ trợ dưới mọi hình thức, cũng như các kinh nghiệm kỹ thuật trong bảo vệ môi trường nói chung và đặc biệt là môi trường nước nói riêng.

KẾT LUẬN

Các kết quả đồ án đạt được

1. Đánh giá chung được tình trạng CLN trên trục sông Kiến Giang theo số liệu CLN năm 2009, 2010 với nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy giảm CLN trên lưu vực như hiện nay chủ yếu là do áp lực nước thải công nghiệp và sinh hoạt của các dân cư hầu như chưa được xử lý xả thải ra môi trường, đồng thời cũng chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực kèm theo.

2. Đồ án đã đi vào nghiên cứu, đánh giá chi tiết các nguồn gây ô nhiễm và tải lượng chất ô nhiễm trên địa bàn hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình – là nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng. Qua đó xác định được nguồn ô nhiễm do nước thải công nghiệp hiện tại vẫn là nguồn ô nhiễm chính, ngoài ra cũn cú nguồn ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất cũng là nguồn gây ô nhiễm cũng có ảnh hưởng nhất định đến CLN trục sông.

3. Ước tính tải lượng ô nhiễm tiềm năng do các nguồn thải chính gây ra xác định được khu vực chịu tác động ô nhiễm mạnh.

4. Đề xuất được những giải pháp tổng hợp và biện pháp trước mắt để quản lý các nguồn thải và khôi phục CLN sông Kiến Giang.

KIẾN NGHỊ

Để có cơ sở đánh giá diễn biến chất lượng nước, khả năng giảm thiểu ô nhiễm phục vụ công tác quản lý quy hoạch và bảo vệ nguồn nước đồ án đề nghị cần nghiên cứu và tổ chức thực hiện các nội dung sau :

• Tiếp tục giám sát chất lượng nước trên hệ thống thủy nông Nam Thái Bình với tần suất dày hơn ( đề nghị giám sát tất cả cỏc thỏng trong năm ).

• Hiện nay tại hầu hết nước thải tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh như : Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, Phỳc Khỏnh, cỏc cơ sở sản xuất làng nghề đều không có hệ thống xử lý chất thải. Do cần thời gian và kinh phí xây dựng các công trình xử lý nước thải, vì vậy cần xem xét kiến nghị những giải pháp quá độ chứ không phải coi tình hình thải bẩn như hiện nay là dĩ nhiên và sử dụng nước sông để pha loãng nước thải.

• Không cho phép thải nước bẩn trực tiếp ( theo quy định chung ) từ các cơ sở công nghiệp, các khu dân cư tập trung vào sông nhất là kênh. Trong nông nghiệp phải hướng dẫn cấm sử dụng hóa chất độc hại.

• Nghiên cứu xây dựng chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các nhà máy, xí nghiệp không đảm bảo yêu cầu theo quy định của luật bảo vệ môi trường xả nước thải ra các hệ thống sụng, kờnh rạch của hệ thống thủy nông.

• Nghiên cứu quy hoạch hệ thống thủy nông Nam Thái Bình nhằm phục vụ phát triển bền vững môi trường trong đó chú trọng đến các giải pháp cải tạo hệ thống công trình, nhằm mục đích pha loãng nồng độ các chất ô nhiễm nước để cải thiện chất lượng nước trong hệ thống.

Trong quá trình làm đồ án, do nguồn số liệu thu thập được còn hạn chế, địa bàn nghiên cứu rộng và phức tạp nên phần nào cũng ảnh hưởng đến quá trình tính toán. Mặc dù vậy, các kết quả nghiên cứu, tính toán cũng đã phản ánh được các mục tiêu chính mà đồ án đặt ra. Để nghiên cứu, đánh giá CLN được chi tiết và cụ thể hơn thì cần phải có nguồn số liệu đầy đủ và phải có sự đầu tư hơn nữa về mặt thời gian. Sau này, nếu có điều kiện nghiên cứu tìm hiểu thờm tụi sẽ cố gắng đỳc rỳt những kinh nghiệm đó cú qua lần làm đồ án này.

MỤC LỤC

Trang

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật tài nguyên nước Quản lý bảo vệ chất lượng nước hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w