T ( tải lượng ìC (2-2) rong đó :
4.2. Những tồn tại trong vấn đề quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước.
Hiện nay, trong vấn đề quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước còn tồn tại một số vấn đề sau :
4.2.1. Vấn đề quản lý và kiểm soát các nguồn thải.
Hiện nay, chúng ta chưa quản lý và kiểm soát được các nguồn thải mặc dù đã có rất nhiều các văn bản pháp luật được ban hành : Trong luật Tài Nguyên nước có quy định rõ : “ các tổ chức,cỏ nhõn sử dụng nước không được xả thải, đưa các chất ô nhiễm vào nguồn nước để dẫn đến ô nhiễm nước. Nước thải trước khi xả vào nguồn nước phải xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường ”. Đồng thời, Nhà nước cũng đã ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn CLN cần thiết cho quản lý, bảo vệ và kiểm soát ô nhiễm nước. Tuy nhiên, tỷ lệ các cơ sở xử lý nước thải đạt yêu cầu còn rất ít, phần lớn mới chỉ xử lý ở mức sơ bộ chưa đạt tiêu chuẩn xả thải hoặc chưa được xử lý đã thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. UBND tỉnh Thái Bình đã quy hoạch mạng lưới các KCN, cụm công nghiệp. Đến năm 2010, toàn tỉnh có 13 KCN và cụm công nghiệp tập trung, với tổng diện tích gần 2.000 ha. Song, hiện nay chỉ có 5 KCN được xây dựng và đang đi vào hoạt động. Phần lớn là các KCN chưa có chạm xử lý nước thải và chỉ có khoảng 6% nước thải đô thị được xử lý đạt yêu cầu. Việc xin và cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước đã được quy định tại Điều 18, luật Tài nguyên nước, Chính Phủ cũng đã ban hành nghị định số 149/2004/NĐ-CP quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước. Nhưng theo báo cáo của các địa
phương trong khu vực, nhiều nơi đã thực hiện việc thống kê các cơ sở xả thải thuộc diện phải xin giấy phép, nhưng đến nay số lượng giấy phép cấp được còn rất ít so với số lượng các đối tượng phải xin cấp phép.
4.2.2. Vấn đề tổ chức thanh tra, giám sát và xử phạt.
Công tác tổ chức thanh tra, giám sát và xử phạt ở nước ta còn chưa nghiờm. Chớnh Phủ đã ban hành Nghị định 117/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Tuy nhiên, hiệu quả của việc thanh tra, giám sát môi trường, ngăn chặn các hành vi vi phạm gây ô nhiễm nước nghiêm trọng phần nào còn hạn chế, do mức độ quy định trong các văn bản trờn cũn quỏ thấp, chưa đủ mức độ răn đe để các cơ sở không xả nước thải gây ô nhiễm xuống thủy vực tiếp nhận. Thí dụ như đối với một nguồn thải đó cú vi phạm xả một lượng nước thải rất lớn, vượt quá nhiều lần mức cho phép, gây ô nhiễm nghiêm trọng trong một thời gian dài, có thể đã và đang “ giết chết ” môi trường dòng sông nhưng mức độ xử phạt của một hành vi này theo quy định của nghị định 117/2009/NĐ-CP cấp ngày 31/12/2009 mặc dù mức xử phạt đã tăng lên 200 triệu đồng nhưng vẫn còn quá thấp, không đáng kể so với hậu quả môi trường mà hành vi vi phạm đã gây ra. Vì thế, nhiều cơ sở gây ô nhiễm sau khi bị phát hiện và xử phạt đã sẵn sàng nộp phạt nhưng sau đó lại không cố gắng đầu tư kinh phí cho việc “ sửa chữa và khắc phục triệt để ngay các vi phạm ” bởi vì chi phí đầu tư cho xử lý triệt để nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường lớn hơn rất nhiều so với số tiền nộp phạt một vài lần tiếp sau nữa.
Thêm nữa là chưa có luật hay nghị định xử phạt nào cho hành vi lấn sông làm nhà ở. Tại lưu vực xảy ra hiện tượng lấn chiếm sông nhưng khi phát hiện thì hình thức xử lý chỉ dừng ở mức lập biên bản chứ không xử phạt, chính vì vậy không có tính răn đe đến người dân.
4.2.3. Vấn đề quy hoạch bảo vệ chất lượng nước ( CLN ).
Hiện nay, chúng ta chưa có đủ các quy hoạch cần thiết để bảo vệ CLN, cụ thể trên trục sông Kiến Giang đoạn chảy qua địa phận tỉnh Thái Bình chưa có quy hoạch phân vùng khai thác sử dụng nước và xả thải. Vì vậy, gây khó khăn rất lớn cho việc quản lý và bảo vệ môi trường nước.
4.2.4. Vấn đề quan trắc CLN.
Hoạt động quan trắc CLN trên khu vực còn nhiều bất cập :
1) Kinh phí đầu tư và nguồn lực cán bộ cho công tác quan trắc môi trường nước còn hạn chế, do đó tần suất quan trắc còn thưa, thông số quan trắc còn hạn chế, số điểm quan trắc cũn ớt so với yêu cầu thực tế.
2) Chưa có các hoạt động quan trắc CLN liên tục. Do đó, khó phát hiện và cảnh báo kịp thời các vấn đề ô nhiễm khi mới xuất hiện hoặc đang tiềm tàng . 3) Nhiều địa phương trong lưu vực trang thiết bị quan trắc và phân tích môi trường chưa được đầu tư đúng mức, chưa chú trọng phát triển đào tạo nguồn nhân lực. 4) Nguồn nhân lực giám sát cũn quỏ “ mỏng ” so với mức vi phạm hiện nay.
4.2.5. Sự tham gia của cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường còn chưa cao : 1) Sự tham gia của cộng đồng vào các quá trình ra quyết định, hoạch định
chính sách và hoạt động quản lý môi trường vẫn còn nhiều hạn chế như : Nhà nước ban hành các quy định về xử lý vi phạm nhưng người dân vẫn không tuân thủ, biết nhưng vẫn vi phạm.
2) Trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng và tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp cũng như cộng đồng chưa cao. Chỉ biết khai thác, sử dụng phục vụ cho lợi ích của bản than và doanh nghiệp của họ mà không nghĩ đến hậu quả sẽ làm suy giảm CLN trong tương lai. Vẫn xả nước thải và rác thải xuống dòng sông mà không bảo vệ nguồn nước …
3) Nhận thức của cộng đồng dân cư với công tác bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường nước còn là vấn đề cần được quan tâm. Vấn đề này sẽ còn tồn tại cho đến khi chuyển biến được tư tưởng cố hữu vốn không quen coi việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của bản thân.