Đánh giá chung về thể chế, chính sách và tổ chức của nhà nước trong vấn đề quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật tài nguyên nước Quản lý bảo vệ chất lượng nước hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình (Trang 61)

T ( tải lượng ìC (2-2) rong đó :

4.1.Đánh giá chung về thể chế, chính sách và tổ chức của nhà nước trong vấn đề quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm.

vấn đề quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm.

4.1.1. Về thể chế và chính sách.

Quản lý Nhà nước về môi trường theo luật BVMT năm 2005 là trách nhiệm của Bộ TN&MT. Vì thế, tổ chức và thực hiện quản lý bảo vệ môi trường trong đó có kiểm soát ô nhiễm nước ở Việt Nam hiện nay ở cấp trung ương chủ yếu là do các cơ quan quản lý thuộc Bộ TN&MT, ở cấp địa phương là các sở TN&MT trực thuộc UBND các tỉnh.

Cơ cấu tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan trong hệ thống quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm nước ở Việt Nam được quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước về tổ chức bộ máy quản lý,

bao gồm các Nghị Định, Quyết định của Chính Phủ và các Quyết Định của Bộ Tài Nguyên Môi Trường, của UBNM các tỉnh, thành phố đã được ban hành trong thời gian vừa qua.

Để quản lý bảo vệ môi trường nước cũn cú một số cơ quan thuộc các Bộ, Ngành khác phối hợp với Bộ TN&MT tham gia quản lý môi trường nước trong phạm vi nguồn nước sử dụng của mỗi ngành như cơ quan thuộc các Bộ như Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Xây Dựng, Bộ Giao thông vận tải.

Tại khu vực có sự quản lý chồng chéo giữa Ban quản lý lưu vực sông và các Bộ TN&MT. Cụ thể đối với Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình thấy ô nhiễm nhưng cũng không có quyền để xử lý, những đơn vị nào được cấp phộp xả thải ra môi trường thì công ty thủy nông cũng không được biết… Từ đây tạo sự khó khăn cho quản lý và kiểm soát ô nhiễm ( ý kiến của cán bộ quản lý hệ thống Sông Kiến Giang )

4.1.2. Về tổ chức quản lý.

Để làm tốt công tác quản lý môi trường nước và kiểm soát ô nhiễm, Nhà nước ta đã xây dựng một hệ thống tổ chức quản lý từ cấp Trung ương đến địa phương.

a. Cơ quan cấp Trung ương

Bao gồm các cơ quan chính phủ thuộc Bộ TN&MT và các Bộ, Ngành khác có liên quan đến ô nhiễm nước.

b. Cấp địa phương.

Cơ quan chính phủ cấp địa phương bao gồm các Sở TN&MT thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các sở TN&MT được quy định trong thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT – BTN&MT-BNV ngày 15/7/2008 giữa Bộ TN&MT và Bộ Nội Vụ.

Trên trục sông Kiến Giang, lấy Sở TN&MT tỉnh Thái Bình làm ví dụ để giới thiệu chi tiết cụ thể hơn :

Sở TN&MT tỉnh Thái Bình :

Sở TN&MT Thái Bình được thành lập ngày 25/6/2003, ngoài cỏc phũng chức năng hiện tại đã thành lập Chi Cục Bảo vệ môi trường. Cơ cấu tổ chức của Sở gồm Ban Giám Đốc và cỏc phũng chuyên môn.

Chi cục Bảo vệ môi trường trực thuộc Sở TN&MT với 2 phòng chuyên môn sau : - Phòng tổng hợp và đánh giá tác động môi trường

- Phòng Kiểm soát ô nhiễm

Và có một đơn vị sự nghiệp là Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường.

Các nội dung về quản lý bảo vệ môi trường trong tỉnh do Chi cục bảo vệ môi trường của tỉnh thực hiện dưới sự chỉ đạo của Sở TN&MT thông qua phòng Quản lý môi trường. Thanh tra xử lý các vi phạm trong lĩnh vực môi trường do Phòng thanh tra, phòng quản lý môi trường của Sở TN&MT, phối hợp với bộ phận Cảnh sát môi trường của Sở công an tỉnh Thái Bình thực hiện…

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật tài nguyên nước Quản lý bảo vệ chất lượng nước hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình (Trang 61)