BÀI GIẢNG TÂM LÝ Y HỌC – Y ĐỨC

176 3.8K 15
BÀI GIẢNG TÂM LÝ Y HỌC – Y ĐỨC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN BỘ MÔN Y XÃ HỘI HỌC BÀI GIẢNG TÂM LÝ Y HỌC – Y ĐỨC (LƯU HÀNH NỘI BỘ) THÁI NGUYÊN - 2008 CHỦ BIÊN Ths. GVC. Đàm Thị Tuyết BAN BIÊN SOẠN 1. Ths. GVC. Đàm Thị Tuyết 2. Ths. GVC. Mai Đình Đức 3. Ths. Nguyễn Thu Hiền 4. Ths. Nguyễn Thị Phương Lan 5. Ths. Nguyễn Thị Tố Uyên 1 LỜI NÓI ĐẦU Chăm lo sức khoẻ con người là chăm lo cả sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần. Đây là công việc vẻ vang nhưng khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải sử dụng thành tựu tiên tiến của nhiều ngành khoa học khác nhau, trước hết là y học trong đó Tâm lý học - y đức cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Khi ra trường, sinh viên được đào tạo trở thành ngườ i bác sĩ không chỉ được trang bị kiến thức, kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ mà còn cần được chú ý tới kiến thức, thái độ, kỹ năng về tâm lý y học - y đức. Cuốn tài liệu “Tâm lý y học - y đức” là một trong những tài liệu chuyên môn phục vụ cho sinh viên trong chương trình đào tạo ngành học bác sĩ đa khoa hệ chính quy 6 năm và các độc giả có quan tâm đến vấn đề Tâm lý y học - y đức. Tài liệu biên soạn theo Chương trình giáo dục ngành học bác sĩ đa khoa hệ chính qui, phần đào tạo dựa vào cộng đồng ban hành kèm theo quyết đánh số 272/YK - QĐ ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Trường Đại học Y Khoa Thái Nguyên. Trong quá trình biên soạn mặc dù đã rất cố gắng song không thể tránh khỏi những thiên sót, chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu c ủa tất cả các bạn đọc và đồng nghiệp để lần biên soạn sau tài liệu được bổ sung và hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! T/M BAN BIÊN SOẠN Ths. GVC. Đàm Thị Tuyết 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU 3 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT 3 MÔN HỌC: TÂM LÝ Y HỌC - Y ĐỨC 4 LỊCH SỬ Y HỌC 5 ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ - TÂM LÝ Y HỌC 17 TÂM LÝ GIAO TIẾP 27 TÂM LÝ LỨA TUỔI 43 TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH 52 TÂM LÝ BỆNH NHÂN CÁC BỆNH CHUYÊN KHOA 63 TIẾP XÚC NGƯỜI BỆNH 75 SANG CHẤN TINH THẦN 84 CÁC CHỨNG BỆNH Y SINH 102 TÂM LÝ LIỆU PHÁP 109 LIỆU PHÁP PHỤC HỒI SỨC KHOẺ 116 VỆ SINH TÂM LÝ 121 ĐẠO ĐỨC VÀ Y ĐỨC 128 NGƯỜI CÁN BỘ Y TẾ VỚI NGHIÊN CÚU Y HỌC 152 NỘI DUNG ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC VIỆT NAM 157 PHẦN PHỤ LỤC 169 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 172 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC/HỌC PHẦN 173 TÀI LIỆU THAM KHẢO 174 3 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU Cuốn tài liệu này được ban biên soạn nhằm để giới thiệu chương trình chi tiết môn học, nội dung của các bài học. Ngoài ra, trong cuốn tài liệu này chúng tôi cũng hướng dẫn cho sinh viên chủ động học tập, lượng giá và giới thiệu các tài liệu tham khảo liên quan đến môn học. Trước khi bắt đầu môn học, sinh viên đọc phần chương trình chi tiết của môn học để có cách nhìn tổng quan về mục tiêu, nội dung, thời lượng. Đ ây là cơ sở để sinh viên xác định phương pháp và sắp xếp thời gian học tập cho phù hợp. Khi đọc từng bài học, sinh viên cần nghiên cứu kỹ mục tiêu bài học, hiểu rõ mục tiêu sẽ giúp sinh viên đọc phần nội dung một cách chủ động. Phần nội dung sẽ giới thiệu những kiến thức cơ bản của môn học, khi đọc phần này sinh viên hãy cố gắng tìm kiếm thông tin để trả lờ i cho từng mục tiêu bài học. Sinh viên đánh dấu vào những điểm cần ghi nhớ hoặc những điểm còn chưa rõ để tìm hiểu thêm các tài liệu khác hoặc hỏi giảng viên để được giải đáp. Khi nghiên cứu xong nội dung, sinh viên tự lượng giá bằng cách sử dụng bộ câu hỏi của bài học gồm ngỏ ngắn, đúng/sai, MCQ, truyền thống cải tiến theo hướng dẫn ở từng bài. Sinh viên chỉ nên tham khảo đáp án sau khi tự trả lời các câu hỏi. Hãy nghiên cứu kỹ và làm theo các bước hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu, vận dụng thực tế để áp dụng kiến thức đạt được trong bài học khi thực hành nghề nghiệp. Trong quá trình sử dụng tài liệu này, nếu sinh viên nhận thấy cần mở rộng hoặc hiểu sâu hơn các bài học đã giới thiệu hãy xem danh mục tài liệu tham khả o ở cuối mỗi bài hoặc cuốn tài liệu. Sinh viên có thể tìm đếm những tài liệu này trên thư viện của Trường Đại học Y Khoa và các thư viện khác. Tài liệu này chủ yếu cung cấp kiến thức liên quan đến tâm lý người bệnh, giao tiếp và đạo đức y học. Ban biên soạn hy vọng sinh viên sẽ vận dụng kiến thức này khi thực hành trong những hoàn cảnh thực tế tại bệnh viện, thực hành tạ i cộng đồng và cơ sở y tế công tác sau này. NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT CBE: Giáo dục dựa vào cộng đồng AIDS: Hội chứng suy giảm miễn địch mắc phải ở người HIV. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người TCN: Trước công nguyên SCN: Sau công nguyên CNXH: Chủ nghĩa xã hội CNTB: Chủ nghĩa tư bản TK: Thế kỷ 4 MÔN HỌC: TÂM LÝ Y HỌC - Y ĐỨC Đối tượng đào tạo: ngành học bác sĩ đa khoa hệ chính quy sáu năm Số đơn vị học trình: tổng số: 4/0 lý thuyết: 4 thực hành; 0 Số tiết: tổng số:. 60/0 lý thuyết 60 thực hành: 0 Số điểm kiểm tra: 3 Số điểm thi: 1 Thời gian thực hiện: học kỳ V (năm thứ 3). MỤC TIÊU Sau khi học xong môn học này, sinh viên có khả năng 1. Mô tả được lịch sử phát triển y học thê giới và Việt Năm qua các giai đoạn. 2. Mô tả được những biến đổi tâm lý người bệnh và cách tiếp xúc của cán bộ y tế đối với người bệnh. 3. Trình bày được bản chất và cách phòng tâm chấn trong quá trình chăm sóc người bệnh. 4. Trình bày được các biện pháp vệ sinh tâm lý và liệu pháp tâm lý trong chăm sóc người bệnh. 5. Trình bày được đạo đức y học. 6. Nhận thức được tầm quan trọng của tác động tâm lý đối với sức khoẻ. NỘI DUNG TT Tên bài học Số tiết lý thuyết 1 Lịch sử y học 3 2 Đại cương về tâm lý - tâm lý y học 4 3 Tâm lý giao tiếp 5 4 Tâm lý lứa tuổi 3 5 Tâm lý người bệnh 5 6 Tâm lý bệnh nhân các bệnh chuyên khoa 6 7 Tiếp xúc người bệnh 3 8 sang chấn tinh thần 5 9 các chứng bệnh y sinh 2 10 Tâm lý liệu pháp 3 11 Liệu pháp phục hồi sức khoẻ 2 12 vệ sinh trong tâm lý 2 13 Đạo đức và y đức 7 14 Người cán bộ y tế với nghiên cứu y học 4 15 Nội dung đặc trưng của người thầy thuốc Việt Nam 6 Tổng số 60 5 LỊCH SỬ Y HỌC MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng 1. Trình bày được sự phát triển của y học thế giới qua các thời kỳ. 2. Phân tích được sự phát triển của y học Việt Nam qua các giai đoạn. 1. Khái niệm về lịch sử y học Lịch sử y học là một khoa học nghiên cứu sự hình thành phát triển của các hoạt động và tri thức y học trong mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của các chế độ kinh tế - xã hội và lịch sử văn hoá nhân loại. Phương pháp nghiên cứu bao gồm: - Dựa vào các văn bản để lại: bia cổ, sách y học, tác phẩm nghệ thuật - Dự a vào truyền thuyết, ca dao, tục ngữ. - Căn cứ vào khảo cổ học. - Căn cứ vào sự phát triển của các khoa học khác 2. Lịch sử y học thế giới 2.1. Sự phát triển y học trong thời kỳ cổ đại 2.1.1. Xã hội nguyên thuỷ Vệ sinh phòng bệnh ra đời từ rất sớm, tuy còn thô sơ nhưng đã giúp con người chống chọi với thiên nhiên. Con người đã lấy lá để che thân, lấy da thú và vỏ cây làm chăn. Người xưa phải tự tìm lấy thức ăn, nước uống để sinh sống; phải tự bảo vệ thân thể, chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, thú dữ, đau ốm. Trong lao động sản xuất, người xưa phải đấu tranh với hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên, với bệnh tật từ đó rút ra những kinh nghiệ m đầu tiên về phòng bệnh. Từ vượn chuyển sang người qua hái lượm cỏ cây, hoa quả người ta đã dần dần nhận thấy có loại cây chữa khỏi bệnh và có loại cây có hại cho sức khoẻ con người, từ đó đúc rút ra những kinh nghiệm của từng người từng bộ lạc và truyền từ đời này sang đời kia. Như vậy cơ sở chính của thuốc chữa bệnh cũng b ắt nguồn từ đó. 2.1.2. Sự phát triển y học trong xã hội chiếm hữu nô lệ - Y học thời cổ Ai Cập: ở giai đoạn này kim tự tháp được xây dựng với thời gian kéo dài hàng trăm năm và hơn chục vạn nô lệ làm việc, lúc đó xẩy ra tai nạn thường xuyên nên các kỹ thuật chấn thương được hình thành từ đó. Thời kỳ đó y học Ai Cập đã tổ chức thành các chuyên khoa theo các bộ phận cơ thể như: Khoa mắt, khoa chấn thương, ướp xác đã tiến hành thành công. - Y học cổ vùng Lưỡng Hà: hình thành đạo luật cho phép xoá bỏ hợp đồng mua bán nô lệ khi có dịch bệnh lan truyền. Ở thời kỳ này người ta đã biết một số bệnh do muỗi truyền.: Dược phẩm được dùng ở thời kỳ này là tỏi, hạt cải, mướp đắng, lưu hu ỳnh và 6 cà độc dược. - Y học cổ Trung Quốc: y học châm cứu đã được hình thành và phát triển với sự ra đời của thuyết âm dương, ngũ hành. Nhiều tác phẩm nổi tiếng như Thần nông bản thảo và Hoàng đế nội kinh Nội kinh là cuốn sách thống kê các lý luận thực hành y học. - Y học cổ Hy Lạp: Hyppocrate (460 - 377 TCN), sinh ra ở đảo Cos, ông là một trong những người có công lao về y học và có thể coi là người sáng lập ra y họ c thực chứng. Những quan điểm và thực tiễn cơ bản của Hyppocrate về y học như sau: + Tách rời tôn giáo và y học, xây dựng y học trên cơ sở vật chất, dựa vào quan sát cụ thể những dấu hiệu của bệnh. Bệnh tật là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể, không có ma lực huyền bí gì gây nên. + Nguyên tắc cơ bản để chữa bệnh chủ yếu là trợ lực cho sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, phải tránh tất cả những gì cản trở khả năng tự chữa và sức khỏe tự nhiên của bệnh nhân. Cách điều trị của Hyppocrate rất thận trọng "Không được làm bất cứ điều gì một cách táo bạo. Đôi khi còn phải nghỉ ngơi hoặc chẳng làm gì hết. Như vậy tuy anh không làm được gì cho bệ nh nhân, nhưng anh cũng chẳng gây tác hại gì cho họ". + Ông đề ra thuyết môi trường, con người sống không cô lập mà dù muốn hay không vẫn phải tuân theo các quy luật tự nhiên. Vai trò của người thầy thuốc là không được đối lập tự nhiên mà phải tạo điều kiện thuận lợi cho tự nhiên, cho cơ thể chống lại bệnh tật. Việc ăn uống đã được ông nghiên cứu rất kỹ, các chế độ ăn uống được ghi rõ ràng: ông còn là một nhà tiết chế nuôi dưỡng, nhà vệ sinh học. + Hyppocrate đã biết bệnh lao, ung thư, thiếu máu, bướu cổ, bệnh xanh lướt của phụ nữ, sỏi mật, ứ máu, động kinh, các chứng liệt, hysteria, rối loạn tâm thần, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, gan, lách, thận, tiết niệu, sinh dục, xương, da, tai mũi họng, dị ứng do thức ăn (gọi là bệnh đặc ứng). + Hyppocrate là một nhà phẫu thuật, đã mổ và chữa gẫy xương, nắn sai khớp, chữa vết thương đầu. Dụng cụ phẫu thuật rất phong phú: dao mổ, que thăm, nạo + Về dược: dùng thuốc phiện, cà độc dược, thuốc ngủ, an thần, muối chì, muối acid, muối đồng, thuốc mỡ để điều trị. + Kiến thức giải phẫu bị hạ n chế nên không phân biệt được động mạch và tĩnh mạch v.v - Y học cổ La Mã: Galien (131 - 205 SCN) có nhiều đóng góp cho nghiên cứu giải phẫu hệ cơ, xương, khớp, thần kinh. 2.1.3. Sự phát triển của y học trong xã hội phong kiến - Y học Trung Quốc: + Dược học: các danh y đời Hán đầu công nguyên mới ra đời cuốn sách Thần nông bản thảo kinh. Sách tổng hợp các loại dược liệu, gồm 365 vị thuốc bổ và thuố c chữa bệnh như ma hoàng chữa bệnh hen, thuỷ ngân chữa bệnh ngoài da 7 + Y học: thời Tống từ thế kỷ XIII soạn ra cuốn Tây Oan lục là cuốn sách đầu tiên nói về pháp y. Châm cứu cũng đã bắt đầu phát triển. Thế kỷ XI có ông Vương Duy Nhất đã đúc tượng đồng để khắc các huyệt vào đó. Thế kỷ XVI Trung Quốc đã biết cách chủng đậu. - Y học phương Tây: + Thời kỳ trung cổ (từ thế kỷ V - XV): Thời kỳ này các bệnh dịch phát triển cũng rất mạnh, đã lan tràn và gây chết chóc khủng khiếp phổ biến là dịch tả, dịch hạch, đậu mùa, cũng từ đó xuất hiện các thầy thuốc chống dịch và hình thành việc đăng ký bệnh dịch. + Thời kỳ phục hưng: bác sĩ Mixenecve người Tây Ban Nha là người đầu tiên tiên ra tiểu tuần hoàn, đường đi của máu giữa tim và phổi. Ông khẳng định r ằng trong máu không có không khí. Cuối thế kỷ XVII Havay tìm ra toàn bộ hệ thống tuần hoàn. Nhà giải phẫu học Leonard de Vinci (1452 - 1519) đã phân tích hơn 30 tử thi, để lại 13 tập sách và hơn 200 tờ tranh về giải phẫu. Thời kỳ này đã tìm ra Forceps để đỡ đẻ. 2.2. Sự phát triển của y học trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa 2.2.1. Chủng đậu Ngày 14 - 5 - 1796 Jenner (1749 - 1823), thầy thuốc nông thôn ở Anh th ực hiện đầu tiên việc tiêm chủng đậu mùa. Jenner thấy rằng ai đã mắc bệnh đậu của bò thì không mắc bệnh đậu mùa nữa. Jenner lấy mủ ở một người chăn bò mắc bệnh đậu của bò chủng cho một đứa trẻ. Một năm sau ông lại chủng cho đứa trẻ ấy bằng mủ của người mắc bệnh đậu mùa, bệnh đậu mùa không xảy ra ở tr ẻ đó. Sau đó tiêm chủng đã được áp dụng từ đầu thế kỷ XIX ở châu Âu, đã cứu nhân loại thoát khỏi bệnh dịch gây nhiều chết chóc. Sự kiện này đánh dấu bước quan trọng trong lĩnh vực y học dự phòng. 2.2.2. Giải phẫu và lâm sàng Trong giai đoạn này có rất nhiều các nhà lâm sàng đã tiến hành giải phẫu tử thi, xác định tổn thương và cắt nghĩa về triệu ch ứng lâm sàng, các tác phẩm về giải phẫu cũng được ra đời từ những nghiên cứu này. Morgagni thực sự mở đầu cho môn giải phẫu bệnh dựa vào mổ tử thi để so sánh tổn thương với các triệu chứng khi bệnh nhân còn sống (mổ khoảng 700 tử thi). Năm 24 tuổi, ông đã xuất bản cuốn giải phẫu đầu tiên của mình, năm 79 tuổi ông đã viết cuốn sách cuối cùng v ề bệnh lý (mô tả bệnh lý giang mai, teo gan vàng cấp, sưng phổi đặc, ung thư và loét dạ dày, sỏi túi mật, viêm màng tim, hẹp van 2 lá ) - Rokitansky (1804 - 1874) nhà giải phẫu bệnh nổi tiếng, mổ 30.000 tử thi. Cuốn giải phẫu bệnh của ông là một tác phẩm vĩ đại. - Bichat (1771 - 1802) một thầy thuốc lỗi lạc, mở đường cho giải phẫu lâm sàng. Ông đề xướng việc nghiên cứu các cơ quan gắn liền với chức phận, bệ nh lý gắn liền với sinh lý, sáng lập ra giải phẫu bệnh hiện đại. Chia giải phẫu bệnh đại cương và giải phẫu bộ phận. 8 - Pirogop (1810 - 1881) người Nga, thiên tài về giải phẫu, thực nghiệm, lâm sàng và giải phẫu bệnh. Ông là nhà phẫu thuật lớn có tiếng trên thế giới, nhận thức đúng hướng y học dự phòng: "Tương lai thuộc về y học dự phòng". 2.2.3. Y học thực nghiệm Claude Bemard (1813 - 1873) sáng lập y học thực nghiệm, thống nhất sinh lý học, bệnh học và điều trị học. Ông đã nghiên cứu thần kinh giao cảm, ch ức phận tạo đường của gan, vai trò của dịch tụy trong tiêu hóa. Về quan điểm và phương pháp của mình, ông viết: "Biết và chưa biết là 2 thái cực khoa học cần thiết". Ông cũng đã nhấn mạnh mối liên quan giữa cơ thể và môi trường. 2.2.4. Chông vi khuẩn Louis Pasteur (1822 - 1895) nhà hóa học, nhà vi khuẩn học đầu tiên. Năm 1879, Pasteur cô lập và nuôi cấy liên cầu khuẩn. Pasteur thấy rằng bệnh dại lây nhiễm nhờ một tác nhân nh ỏ không tìm thấy dưới kính hiển vi, nhờ đó mở ra thế giới phát hiện ra virus. Kết quả là ông đã triển khai được kỹ thuật tiêm vaccin cho chó chống bệnh dại và điều trị cho người bị chó dại cắn. - Davaine (1812 - 1882) và Rayet (1793 - 1863) năm 1850 tiên ra trực khuẩn than. Năm 1880 Elbenh tìm ra trực khuẩn thương hàn. - Robert Koch (1843 - 1910) năm 1884 tìm ra trực khuẩn lao. - Calmette (1863 - 1933) và Guérin năm 1921 tiên ra vaccin BCG chủng lao. - Louis - Pasteur phát hiện ra tụ cầu và liên cầu năm 1980. 2.2.5. Di truyền h ọc Năm 1865 Mendel (1 822 - 1 884) thí nghiệm về lai thực vật. 2.2.6. Y học nhiệt đới - Laveran (1845 - 1922) giải thưởng Nobel 1907 tìm thấy ký sinh trùng sốt rét trong hồng cầu của một người lính ở Algérie bị sốt rét năm 1880. - Manson (người Anh) năm 1883 đã chứng minh muỗi truyền giun chỉ. - Ros (Nobel 1902) năm 1895 chứng minh muỗi truyền bệnh sốt rét. - Yersin (1865 - 1945) người Thụy Sỹ tìm ra độc tố bạch hầu, vi trùng dịch hạch. - Owen (1804 - 1892) tìm ra giun xoắn 2.2.7. Sinh h ọc phân tử Đến thế kỷ XX, người ta nghiên cứu để hiểu thêm về các quy luật cơ bản về di truyền. Morgan (1910) đã cho rằng nhiễm sắc thể là một thể mang các yếu tố di truyền. Nhờ các thành tựu của vật lý, khoa học sinh học, toán học, người ta đã đi sâu vào siêu cấu trúc tế bào, chức năng của các đại phân tử, các acid nucleic, thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể . Watson (Mỹ 1928) và Crik (Mỹ 1916 - 2004) năm 1953 tìm ra mô hình cấu trúc xoắn kép của phân tử ADN, quá trình tổng hợp Protein trong tế bào Từ đấy người ta càng biết sâu sắc hơn bản chất các hoạt động sống, đồng thời [...]... Giáo dục 1988 6 Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Bộ môn Tổ chức y tế - Y xã hội học Bài giảng tâm lý và tâm lý y học, tài liệu dùng cho lớp tập huấn tâm lý và tâm lý y học 1997, tr 86 - 95 7 Trường Đại họcy khoa Huế, Bộ môn Y xã hội học Bài giảng Tâm lý y học y đức - 2005, tr 4 - 8, tr 35 - 36 26 TÂM LÝ GIAO TIẾP MỤC TIÊU Sau khi học xong bài n y, sinh viên có khả năng 1 Trình b y được khái niệm giao tiếp,... thống y tế Quản lý y tế, Nhà xuất bản Y học Hà Nội - 2001 3 Lê Gia Vinh Tài danh y học Việt Nam và Thế giới, Nhà xuất bản Thanh niên Hà Nội - 2001 4 Trang web của Bộ Y tế: www.moh.gov.vn 5 Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên Tài liệu hướng dẫn học tập CBE - 2004 6 Trường Đại học Y khoa Huế Bộ môn Y xã hội học Bài giảng tâm lý y học - y đức - 2005, tr 114 - 135 16 ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ - TÂM LÝ Y HỌC MỤC... Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Tâm lý y học, Nhà xuất bản Giáo dục - 1998, tr 4 - 16 2 Cục Tuyên huấn - Tổng cục chính trị Tâm lý học, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Hà Nội - 1974 3 Nguyễn Văn Nhận Tâm lý học y học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội - 2001, tr 7 - 21 4 Ngô Toàn Định Tâm lý học y học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội - 1995, tr.4 22, tr 45 - 49 5 Phạm Minh Hạc Tâm lý học, ... thái tâm lý của người y (xu hướng, tính tình, khí chất, năng lực ) 20 Các hiện tượng tâm lý n y có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không tách rời nhau II TÂM LÝ HỌC Y HỌC 1 Định nghĩa Tâm lý học y học là một ngành của y học nghiên cứu trạng thái tâm lý bệnh nhân, th y thuốc, cán bộ y tế trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhâu 2 Nhiệm vụ Tâm lý học y học có nhiệm vụ nghiên cứu: - Các trạng thái tâm lý. .. LÝ Y HỌC MỤC TIÊU Sau khi học xong bài n y, sinh viên có khả năng 1 Trình b y được khái niệm, bản chất, đặc điểm tâm lý người 2 Phân loại được hiện tượng tâm lý 3 Trình b y được định nghĩa, nhiệm vụ, đối tượng nghiên có của tâm lý học y học 4 Trình b y được vai trò việc nghiên cứu tâm lý học trong y học I TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 1 Đại cương tâm lý Hoạt động chuyên môn của th y thuốc cũng như của người... Các y u tố tâm lý ảnh hưởng tới sự phát sinh và phát triển bệnh - Vai trò của y u tố tâm lý trong điều trị, phục hồi, phòng và bảo vệ sức khoẻ con người 3 Đối tượng nghiên cứu của tâm lý y học Tâm lý y học nghiên cứu nhân cách của bệnh nhân, nhân cách của th y thuốc (bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, điều dưỡng viên, ) mối quan hệ qua lại giữa cán bộ y tế và bệnh nhân 4 Vai trò của y u tố tâm lý trong... có sự tham gia của tâm lý, con người chúng ta ít nhiều đều quen với từ tâm lý" trong đời sống hàng ng y người ta thường hay nhận xét: "Anh y rất tâm lý" hoặc “bạn chẳng tâm lý chút nào” với ý nghĩa khen hoặc chê họ có hay không có hiểu biết về lòng người, về tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, thái độ, tính nết của con người Hiểu như thế là đúng song chưa đủ chữ "tâm lý" Trong khoa học còn bao hàm cả... dụng trong tâm lý y học để nghiên cứu tâm lý của người bệnh, chẳng hạn phương pháp quan sát, đàm thoại để có kinh nghiệm sử dụng các phương pháp n y tự nghiên cứu tâm lý của những người bệnh hoặc những đối tượng mà sinh viên sẽ phải tiếp xúc trong quá trình thực hành nghề nghiệp 2.Vận dụng thực tế Nghiên cứu tâm lý sẽ cung cấp lượng tri thức nhất định cho nhân viên y tế về tâm lý học y học để tiếp... nhân dân nói chung và người bệnh nói riêng Do v y ta có thể nói rằng: tâm lý học là khoa học về tâm hồn (người khoẻ mạnh và người bệnh) Trong tiếng việt từ "tâm hồn", tâm lý có rất sớm trong ngôn ngữ của loài người "Tâm hồn" là ý nghĩ và tình cảm làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người Ở đ y ta khẳng định tâm lý là tinh thần Mà tâm lý người luôn luôn gắn liền với hoạt động của... hình ảnh y trong đầu ta không đơn giản như ảnh trong gương, chúng có thể gợi lại hoặc tạo dựng ra cả một loạt ấn tượng, suy tư cảm nghĩ thái độ Đó là hiện tượng tinh thần (tâm lý) , nội dung tâm lý do hiện thực khách quan qui định, do đó ta có thể 18 chủ động thay đổi nội dung tâm lý n y bởi nội dung tâm lý khác, bằng cách thay đổi môi trường bên ngoài Như v y muốn hình thành một phẩm chất tâm lý cần

Ngày đăng: 17/05/2015, 15:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÀI GIẢNG: TÂM LÝ Y HỌC – Y ĐỨC

    • LỜI NÓI ĐẦU

    • HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

    • NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

    • MÔN HỌC: TÂM LÝ Y HỌC - Y ĐỨC

    • LỊCH SỬ Y HỌC

    • ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ - TÂM LÝ Y HỌC

    • TÂM LÝ GIAO TIẾP

    • TÂM LÝ LỨA TUỔI

    • TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH

    • TÂM LÝ BỆNH NHÂN CÁC BỆNH CHUYÊN KHOA

    • TIẾP XÚC NGƯỜI BỆNH

    • SANG CHẤN TINH THẦN

    • CÁC CHỨNG BỆNH Y SINH

    • TÂM LÝ LIỆU PHÁP

    • LIỆU PHÁP PHỤC HỒI SỨC KHOẺ

    • VỆ SINH TÂM LÝ

    • ĐẠO ĐỨC VÀ Y ĐỨC

    • NGƯỜI CÁN BỘ Y TẾ VỚI NGHIÊN CÚU Y HỌC

    • NỘI DUNG ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC VIỆT NAM

    • PHẦN PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan