1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng tâm lý học y khoa

123 990 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 698,5 KB

Nội dung

BÀI 1 GIỚI THIỆU TÂM LÝ Y KHOA I TÂM LÝ LÀ GÌ ? 1) Định nghĩa khái quát về tâm lý Tâm lý học là khoa học nhân văn như Lịch sử học và Xã hội học. Từ nguyên : từ tiếng Hy lạp « psyché » (có nghĩa là Linh hồn, Tinh thần) và « logos » (khoa học hoặc nghiên cứu). Vậy tâm lý học nghiên cứu về tinh thần, là khoa học về tâm hồn Phuong, Alix told me you could complete this part ; is it possible ? Tiếng Việt, từ « tâm lý học » có nghĩa là nghiên cứu về nguyên lý của cái Tâm Từ hai ý nghĩa trên, ta có thể định nghĩa Tâm lý học là sự nghiên cứu về con người. Hiện nay, người ta định nghĩa tâm lý học như là một khoa học nhân văn với mục đích mô tả, giải thích những hành vi của con người dưới nhiều dạng tâm lý khác nhau có thể là bình thường hoặc bệnh lý. Đó là sự nghiên cứu hành vi con người tương tác với môi trường xung quanh. Hành vi bao gồm hai lãnh vực đặc biệt Hành vi tâm vận động (ví dụ :các tư thế của em bé tùy theo độ tuổi, nghĩa là tư thế của đầu, bò ( đi bằng tứ chi) và đi (bằng hai chân)) Các chức năng tâm lý (như nhận thức, ngôn ngữ, học tập, tư tưởng, ký ức, động cơ và cảm xúc) nghĩa là cách, ý thức hoặc vô thức, con người cảm nhận, suy nghĩ, học tập, hiểu biết.... Việc mô tả và giải thích một cách khoa học những ứng xử dựa trên toàn bộ các kỹ thuật nghiên cứu (quan sát, trò chuyện, trắc nghiệm) và học thuyết (phân tâm học, hành vi nhận thức tâm lý học, tâm lý học xuyên văn hoá...) Dẫu có tính toàn cầu (tất cả con người đều có tinh thần), nhưng không như khoa học, tâm lý học không phổ biến cùng một cách ở tất cả các nước. Ở Việt Nam , đây là một lãnh vực khá mới mẻ, được nẩy mầm từ năm 1970 đặc biệt nhờ Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Nguyễn Khắc Viện, bác sĩ nhi chiến binh, nhà sử học và là nhà thơ, được Françoise DOLTO đào tạo ở Pháp đã sáng lập ra cuộc thảo luận chuyên đề về tâm lý. Ông mất vào năm 1997, nhưng trung tâm do ông sáng lập, NT (Trung tâm nghiên cứu tâm lý và tâm bệnh ở trẻ em), ONG đầu tiên (có khuynh hướng khoa học ở VN được thành lập năm 1989 có mặt ở các bệnh viện Hà Nội hoặc TPHCM), vẫn tiếp tục công việc của ông. Ngoài ra , năm 1991, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã cho ra đời quyển tự điển tâm lý đầu tiên và năm 1994 quyển về những từ tâm lý bao gồm các bệnh tật Khó khăn đối với tâm lý là thích nghi khái niệm phương tây và chủ nghĩa cá nhân trong một đất nước như VN. Ở VN, lý lẽ và giá trị của nhóm được đề cao, đất nước ca tụng việc làm chủ bản thân và tính tôn ti trật tự theo tinh thần Khổng giáo hơn là việc bộc lộ tình cảm. Nhưng tâm lý này hoặc việc nghiên cứu lý lẽ của trái tim (Tâm lý học) không mới ở VN vì nó gần với tinh thần và mối quan hệ giữa con người mà điều này luôn có vị trí ở trong Lão giáo, Phật giáo và Khổng giáo. Thật vậy, đây không phải là du nhập những khái niệm tâm lý hoặc phân tâm từ châu Âu hoặc châu Mỹ vào VN, nhưng là sáng tạo cái mới, hợp tác với tất cả những gì VN có thể mang lại, phong phú hóa những tư tưởng mà VN có thể đề nghị.... Trong tổng thể, xã hội VN có một sự chuyển biến lớn, dưới tác động của sự thay đổi kinh tế, văn hóa và xã hội. Kiểu mẫu truyền thống xen lẫn với những thay đổi mạnh mẽ, ở đó tâm lý có thể có vị trí của nó 2) Nghề tâm lý gia Ở Châu Âu, nghề tâm lý gia được đào tạo năm đến sáu năm ở đại học sau khi đậu tú tài. Sau thời gian học này , sinh viên bảo vệ luận án nghiên cứu và có bằng thạc sĩ chuyên môn. Bằng này cho phép có danh hiệu tâm lý gia Phần lớn, cuối tiến trình nghiệp vụ, tâm lý gia được chuyên môn hóa hoặc là tâm lý gia lâm sàng hoặc tâm lý gia trong nơi làm việc. Vì thế chúng ta thấy tâm lý gia ở bệnh viện, ở trường học, trong nhà tù, làm tự do trong phòng mạch tư hoặc trong những xí nghiệp (tuyển dụng, định hướng nghề nghiệp).... Hiện nay, tâm lý gia được đào tạo ở VN, trong các trường đại học TPHCM. Thạc sĩ tâm lý đã có ở Hà Nội và, nhất là , tâm lý được đưa vào, càng lúc càng nhiều, như hiện nay, ở Đại học PHAM NGOC THACH, trong chương trình học y khoa. Tâm lý gia khác với bác sĩ tâm thần. Bác sĩ tâm thần là bác sĩ học chuyên môn về tâm thần. BSTT cho thuốc để tác dụng lên sinh học của não, để có sự cải tiến về tâm lý và hành vi BSTT va TLG có hoạt động bổ sung cho nhau. 3) Tâm lý gia lâm sàng Một cách tổng quát, tâm lý học lâm sàng có mục tiêu nghiên cứu sâu quá trình tâm trí của một cá nhân từ các hành vi bình thường hoặc bệnh lý. Từ « clinique », lâm sàng xuất xứ từ tiếng Hy Lạp « cliné » nghĩa là giường. Trước đó, từ này được các bác sĩ dùng đối chiếu với thực tập y khoa: đó là sự quan sát của bác sĩ tại giường bệnh nhân. Từ sự quan sát lâm sàng này bác sĩ chẩn đoán và cho y lệnh điều trị. TLG lâm sàng là một nhà chuyên môn về hành vi con người và các cơ chế tinh thần TLG lâm sàng nghiên cứu ca để họ có thể sử dụng những phương pháp bổ sung khác nhau : trò chuyện, quan sát, làm trắc nghiệm và thang, trò chơi, hình vẽ.... Nghiên cứu ca « không chỉ nhắm vào việc mô tả con người, tình huống, vấn đề của người đó mà còn tìm kiếm , làm rõ nguồn gốc và sự phát triển của vấn đề. Bệnh sử có mục tiêu phát hiện nguyên nhân và sự hình thành của vấn đề (HUBER, 1993). TLG phải tuyệt đối tôn trọng tính cá thể của chủ thể và vì thế không đem so sánh với những kiểu mẫu khác. TLG phải để ý đến tính chủ quan của chủ thể, chính điều đó cấu tạo sự riêng biệt của chủ thể. Tất cả những điều TLG ghi nhận phải được đặt trong bối cảnh cá nhân. Vai trò của TLG là giúp chủ thể xây dựng lại lịch sử của chủ thể từ những điều chủ thể nói ra , đôi khi không mạch lạc TLG lâm sàng tự vấn không ngừng về việc thực hành của bản thân, và nhất là với sự giúp đỡ của bạn bè trong nhóm , ví dụ phân tích việc thực hành . TLG lâm sàng dựa vào tâm bệnh lý cùng những khái niệm có nguồn gốc phân tâm . TLG nhắm đến việc lượng giá, chẩn đoán và đề nghị một liệu pháp. Vậy TLG không phải là thầy bói có thể chỉ trong nháy mắt phát hiện được nhân cách sâu xa của bạn II GIỚI THIỆU TÂM LÝ Y KHOA 1) Định nghĩa tâm lý y khoa Tâm lý y khoa là một khoa học và có tính thực hành. Môn học nghiên cứu các mặt của tâm lý cá nhân, giữa cá nhân với cá nhân, liên quan đến bệnh tật. Các mặt tâm lý này bao gồm nhiều phạm vi y khoa mà chúng ta sẽ đề cập tới trong các tuần kế tiếp : Các nguyên nhân hoặc xu hướng của bệnh, đặc biệt bệnh tâm thể (hen suyễn, loét, cao huyết áp...). Nói cách khác, hoạt động tâm lý có thể có vai trò gì trong việc hình thành hoặc duy trì một số căn bệnh ? Các phản ứng và sự thích nghi của bệnh nhân đối với căn bệnh và việc điều trị, có tính quyết định trong sự tiến triển của bệnh (kháng cự hoặc chấp nhận việc điều trị, lo âu, trầm cảm...). Các mặt quan hệ : đặc biệt quan hệ giữa người chăm sóc và người được chăm sóc (quan hệ tin tưởng, quyền lực, tâm trạng bất lực...). Đồng thời quan hệ giữa bệnh nhân và gia đình, giữa bác sĩ với gia đình bệnh nhân hoặc bác sĩ và bệnh nhân với xã hội (cách suy nghĩ của xã hội về sức khỏe và bệnh tật...) Những yêu cầu của bệnh nhân trong quan hệ và tình cảm đối với bộ phận y tế và thân nhân (được trấn an, cảm thấy được nâng đỡ...). Các cuộc thăm dò cho thấy : hơn 50% bệnh nhân đến gặp bác sĩ tổng quát, không có bệnh thương tổn. Vậy phải trả lời sao đây ? Thường, phía sau những lời than thở về căn bệnh thể xác, ẩn chứa một yêu cầu tình cảm và mối quan hệ mà bác sĩ cần giải mã để có đáp ứng thích đáng... Việc chăm sóc liên quan đến nhân cách của bác sĩ : cách khám bệnh, cung cấp thông tin , chỉ định điều trị, chăm sóc, đồng hành. Tâm lý y khoa đề nghị một tiếp cận y khoa tổng quát cho cá nhân bệnh nhân gồm các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội và lịch sử. Tâm lý y khoa dựa trên nhiều phương pháp khác nhau : giao tiếp, phân tâm, tập tính học, di truyền... Tóm lại, ta có thể nói mục đích chung của Tâm lý y khoa là : Hiểu rõ hơn những điều BỆNH NHÂN nói, trải nghiệm, cảm thấy, để chăm sóc, điều trị bệnh nhân tốt hơn. Hiểu rõ hơn thế nào là NGƯỜI CHĂM SÓC, hiểu những gì mình trải nghiệm, cảm nhận và phản ứng thế nào với tư cách là người chăm sóc, để trong quan hệ với bệnh nhân, đặt mình đúng vị trí, nhằm chăm sóc tốt hơn. Hiểu rõ hơn diễn tiến giữa BỆNH NHÂN VÀ CÁN BỘ Y TẾ, quan hệ giữa người chăm sóc và người được chăm sóc. 2) Lợi ích của tâm lý y khoa trong y học. Trong việc chăm sóc hằng ngày, các bạn đồng hành với những con người đau khổ, các bạn làm việc với nỗi đau thể chất và tâm lý. Các bệnh nhân thường muốn gặp bác sĩ để được lắng nghe và được chăm sóc, hơn là được xem như « đồ vật phải sửa chữa”. Mục đích của bài này là để các bạn, những bác sĩ tương lai, ý thức khía cạnh tâm lý khác nhau của nghề chăm sóc Thật vậy, ta không thể chăm sóc bệnh nhân mà không chú ý đến chiều kích tâm lý và mối quan hệ hiện diện trong mỗi giai đoạn điều trị, từ buổi khám đầu tiên có khi cho đến lúc nhập viện. Bài này giúp các bạn có một cái nhìn khá rộng về những khái niệm tâm lý khác nhau : tâm lý phát triển tùy theo nhóm tuổi, sự phát triển nhân cách và những rối loạn nhân cách. Các bạn cũng sẽ được giới thiệu những trắc nghiệm và trị liệu tâm lý. Chúng ta sẽ nói nhiều hơn về tâm lý y khoa : phản ứng của bệnh nhân trước bệnh tật, thông báo chẩn đoán, giao tiếp giữa người chăm sóc (cán bộ y tế) với bệnh nhân, bệnh tâm thể..... TL lâm sàng và TL y khoa cung cấp những thông tin và kiến thức cho các bác sĩ tương lai để bác sĩ có thể hiểu bệnh nhân của mình là con người đau khổ vì một căn bệnh. Cùng với kỹ thuật thường dùng, nó giúp bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tốt hơn bằng cách quan tâm đến những dữ liệu tâm lý (nhân cách, lịch sử của bệnh nhân). Đây không phải là một nghề bình thường mà các bạn đã chọn. Đó là một nghề đặc biệt vì những kiến thức mà các bạn học sẽ được áp dụng trên con người . Tâm lý y khoa nhìn người chăm sóc (cán bộ y tế) dưới một góc cạnh hơi khác các môn học khác mà các bạn học. Các môn khác không hoặc ít quan tâm đến những gì bạn có thể trải nghiệm, cảm nhận. Cán bộ y tế thường được xem như người áp dụng những kiến thức, kỹ thuật y khoa (chẩn đoán và điều trị). Còn tâm lý y khoa quan tâm đến bác sĩ không chỉ đơn thuần là một kỹ thuật viên mà là một con người, một cá thể riêng biệt với những cảm xúc, lựa chọn, sở thích, mong muốn riêng của bản thân.... Là con người, vì thế cách bạn suy nghĩ và phản ứng đều mang tính quyết định trong mối quan hệ mà bạn sẽ thiết lập với bệnh nhân. Mỗi bạn có một « phong thái riêng » : ví dụ một số sẽ chú ý lắng nghe những gì bệnh nhân cảm nhận, thậm chí « xúc động » trước những gì bệnh nhân trải nghiệm. Một số khác sẽ có một khoảng cách, quan niệm sự can thiệp của họ sẽ có kỹ thuật hơn.....Tâm lý y khoa không can thiệp để đánh giá tính tích cực hoặc tiêu cực của phong thái cá nhân, mà là giúp mỗi người trong các bạn hiểu biết và tự vấn vị trí của chính mình. Động cơ nào để tôi chọn nghề bác sĩ ? Những khó khăn tôi có thể gặp trong mối quan hệ của tôi với bệnh nhân ?Làm thế nào để vượt qua ? Trước niềm tin tuyệt đối của một số bệnh nhân vào tôi, tôi phải như thế nào ? Vậy, dù nhân cách, sở thích hoặc chuyên ngành tương lai của bạn là gì thì tâm lý y khoa cũng giúp bạn chăm sóc bệnh nhân tốt hơn với những gì bạn có. Tại sao tâm lý y khoa ? Vài điểm của câu trả lời.... • Vì, như chúng ta thấy con người gồm thể xác và tinh thần, vậy làm sao chúng ta chăm sóc thể xác mà không quan tâm đến tinh thần. • Vì thực ra chúng ta đã làm tâm lý y khoa nhưng không biết điều đó và cá nhân đã suy nghĩ nhiều chi tiết và làm việc trong nhóm, cùng chia sẻ kinh nghiệm và những phát minh • Vì y khoa đụng đến những chiều kích cơ bản của bệnh nhân và của chính bản thân chúng ta (sự sống, cái chết, nỗi đau, gia đình, giới tính, xã hội), sự gần gũi về cơ thể và tinh thần của chủ thể, và ở đó tâm lý có thể giúp chúng ta • Vì trạng thái tinh thần ảnh hưởng đến bệnh, sự lành bệnh (hợp tác điều trị hay kháng cự, chiến lược coping (đối đầu), liên minh trị liệu). Nếu khía cạnh tâm lý có thể ảnh hưởng đến sự phát hoặc lành bệnh, điều đó không có nghĩa là bệnh là không có thật. • Vì bản thân bác sĩ cũng là con người và làm công việc có mối quan hệ, khó khăn và phức tạp. Bác sĩ cần làm việc với mối quan hệ của mình với bệnh nhân, có cái nhìn khách quan hơn, vì vậy, chính mình phải hiểu bản thân hơn. • Vì chính bản thân bác sĩ phải làm việc trên khoảng cách của mối quan hệ này (chống chuyển cảm) để đối với bệnh nhân, không phải quá xa cũng không quá gần như bạn bè, vì sự đồng hóa lẫn nhau sẽ cản trở việc điều trị • Vì căn bệnh, việc chẩn đoán, điều trị, đội ngũ cán bộ y khoa, việc thường xuyên lui tới bệnh viện thay đổi chủ thể, tình huống, sự trải nghiệm nội tâm, cương vị xã hội và vai trò của bệnh nhân (bệnh làm sống dậy những vấn đề tâm lý bên trong và tổn thương đến lòng tự trọng, bệnh có ý nghĩa gì trong lịch sử của bản thân ?) • Vì bệnh ảnh hưởng đến gia đình, người thân của bệnh nhân (gây đau khổ nơi người thân) và điều này cần lưu ý và thậm chí phải quản lý. • Vì bác sĩ thường đồng hành với công việc của bệnh tật, như là công việc để tang. Tham khảo những giai đoạn khác nhau để chấp nhận bệnh tật, gần với giai đoạn chấp nhận cái chết (KUBLERROSS, 1975) : chối bỏ (sững sờ, phủ nhận), giận dữ (với bác sĩ), mặc cả, thương lượng (với người chăm sóc, gia đình, tôn giáo), trầm cảm, chấp nhận, hy vọng (dẫu sao cũng phải vượt qua) • Vì bác sĩ làm việc với các đồng nghiệp (êkíp). • Vì chính bác sĩ thường là người tiên phong, nhà nghiên cứu, đào tạo, cần có một sự đào tạo có tính nhân đạo và có mối quan hệ. TÓM TẮT : Mục đích của Tâm lý y khoa là cung cấp cho bạn công cụ giúp hiểu rõ hơn bệnh nhân, hiểu rõ bản thân bác sĩ và những gì xảy ra trong mối quan hệ của bệnh nhânbác sĩ để giúp hành động và phản ứng tốt hơn với nhân cách của chính bản thân BÀI 2 – 3 KHÁI NIỆM VỀ TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN THEO LỨA TUỔI GIỚI THIỆU MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Mục tiêu của bài này là cung cấp cho các bạn những điểm mốc cố định và rõ ràng Giúp các bạn lượng giá chất lượng phát triển của chủ thể Để có thể phân biệt được sự bình thường với bệnh lý. Kiến thức giúp các bạn chẩn đoán Hiểu và xây dựng mối quan hệ chất lượng với bệnh nhân => Quan trọng đối với bệnh nhân: cảm thấy được hiểu => thiết lập mối quan hệ tin tưởng => ảnh hưởng của mối quan hệ trên chất lượng chăm sóc và phục hồi. I. SỰ PHÁT TRIỂN LÀ GÌ ? Một cách tổng quát: = tổng thể tiến trình chuyển đổi Trong tâm lý : = điều mỗi người đạt được và kéo dài suốt cuộc đời Cơ thể và tinh thần liên kết chặt chẽ với nhau ảnh hưởng với nhau Sự phát triển bình thường của trẻ về mặt tâm lý bao gồm các lĩnh vực khác nhau: o nhận thức (trí thông minh) o tình cảm (cảm giác, cảm xúc) o Vận động và cơ thể (hình ảnh bản thân) o quan hệ (lĩnh vực xã hội) A) Sự phát triển và tính thời gian 1) Vấn đề nhịp điệu Cùng một trình tự : sự phát triển theo cùng một trình tự ở tất cả các trẻ Ví dụ : ngồi rồi đứng Nhịp điệu khác nhau : nhịp điệu của thành tựu là duy nhất cho mỗi trẻ Ví dụ : Nam biết đi lúc 10 tháng còn Thi là 13 tháng 2) Thời kỳ nhạy cho việc học tập Những nghiên cứu chứng minh : có « thời kỳ quyết định » cho mỗi thành tựu (điều đạt được) = nghĩa là thời kỳ đặc biệt nhạy cho việc học một điều gì đó. Ta biết rằng nếu trẻ không biết đi trong giai đoạn bình thường (khoảng từ 9 đến 20 tháng) thì trẻ có khó khăn để học đi sau này. Ví dụ: học ngoại ngữ ở trẻ em (một cách tự nhiên) hoặc người lớn ( phải đầu tư nhiều). B) Yếu tố ảnh hưởng đến sư phát triển 1) Sự trưởng thành của hệ thần kinh Mỗi thành tựu = cần có khả năng vận động và khả năng về trí não Ví dụ: 9 tháng tuổi, ta không thể yêu cầu trẻ sạch sẽ bởi vì các cơ vòng chưa hoạt động => Do đó, điều quan trọng là phụ huynh và các nhà chuyên môn phải tôn trọng nhịp điệu của trẻ 2) Môi trường ¤ Sự phát triển của trẻ không chỉ phụ thuộc vào trang bị sinh lý => Vai trò cơ bản của môi trường (tất cả những gì xung quanh trẻ) Môi trường : cơ cấu gia đình, anh em, trường học, bạn bè, tôn giáo……. Tình huống lệ thuộc tuyệt đối của trẻ = không thể tồn tại bằng cách riêng của mình Ví dụ: để học ngôn ngữ (dù trẻ có khả năng nhận thức và vận động để học), cần phải ở trong môi trường mà mọi người nói, nghe âm thanh. Ví dụ: Trẻ ít được kích thích (bằng mối quan hệ, ngôn ngữ, trò chơi) => chậm phát triển trong mọi lĩnh vực. ¤ Khoa học thần kinh đã chứng minh rằng việc học có một vai trò quan trọng trong hoạt động của vỏ não. Thật vậy, một trẻ càng phát triển những thành tựu mới, nó càng tạo ra sợi liên bào mới và não trở nên hiệu quả hơn. => Vai trò cơ bản của môi trường, của sự kích thích và của những người xung quanh C) Tính không liên tục và những rối loạn của sự phát triển 1) Sự phát triển không hài hòa Lưu ý: sự phát triển của trẻ => phụ thuộc vào các yếu tố cơ thể và môi trường nơi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, đôi khi sự phát triển không phải lúc nào cũng hài hòa và liên tục. Các yếu tố khác có thể can thiệp vào như: Cấu tạo nền tảng không tốt (dị tật bảm sinh) Chưa trưởng thành đủ (trẻ sinh non) Bất thường nhiễm sắc thể ( trẻ bị bệnh đao) Chấn thương hoặc nhiễm trùng cận sản Sự ngừng hoặc chậm phát triển ảnh hưởng đặc biệt lên lĩnh vực trí tuệ rối loạn này càng xuất hiện sớm trong đời sống của trẻ, thì hâu quả càng nghiêm trọng và không thể đảo ngược được. 2) Khái niệm độ co giãn của não Nếu rối loạn phát triển có thể có tác động nghiêm trọng đến tương lai của trẻ, thì khoa học thần kinh cũng đã chứng minh ở nơi trẻ nhỏ não có độ co giãn. Rất ít điều được hoàn tất ở trẻ nhỏ, chúng có khả năng thay đổi, chuyển đổi vì chúng được xây dựng dần dần. Vì vậy, khi một phần của não bị tổn thương, nó có thể được hỗ trợ bởi một vùng khác của não.  Khả năng phục hồi ở trẻ rất lớn với điều kiện việc chẩn đoán phải được phát hiện sớm.. Và chính ở điểm này, các bạn, những bác sĩ, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển tốt của trẻ. II. SỰ PHÁT TRIỂN TỪ KHI SINH RA CHO ĐẾN TUỔI VỊ THÀNH NIÊN Đây là giai đoạn mãnh liệt nhất của sự phát triển. Trong suốt thời kỳ này, nhân cách, trí tuệ, kỹ năng vận động, xã hội,mối quan hệ và tình cảm của trẻ được hình thành Đời sống trong bụng mẹ và khi sinh ra Năm đầu đời 23 tuổi 36 tuổi 612 tuổi A) Đời sống trong bụng mẹ và khi sinh ra 1) Trước khi sinh ra Thai nhi có giác quan và sẽ phát triển các giác quan có vai trò quan trọng trong giao tiếp Nhạy cảm và phản ứng với giọng nói của người mẹ (và trẻ sẽ nhận biết khi sinh ra) Ví dụ: thính giác từ tháng thứ năm trong bụng mẹ Nhạy cảm với tiếng động, trẻ nghe tiếng động cơ thể của mẹ + âm thanh bên ngoài Ví dụ: bé nhận thức tiếp xúc qua thành bụng => Hình thức trí nhớ đầu tiên , thai nhi sẽ quen với âm thanh thường xuyên 2) Sự ra đời =) vừa là thể chất ( sinh nở) và tinh thần ( tổ chức tư duy dần dần được cơ cấu ) ¤ Sự tách rời mẹcon đầu tiên , từ nay bé không còn là một phần của mẹ, bé hiện hữu một cách tách biệt = đôi khi người mẹ có khó khăn về mặt cảm xúc = trầm cảm sau khi sinh Là bác sĩ = Vai trò nâng đỡ các bà mẹ gặp khó khăn càng sớm càng tốt = trấn an, nâng đỡ và tư vấn vai trò làm mẹ  Giai đoạn này đánh dấu bằng một mối quan hệ rất gần gũi về tâm lý và cơ thể. Để đánh giá mối quan hệ này người ta nói đến sự cộng sinh hoặc sự hợp nhất, nghĩa là, mẹ và con dường như chỉ là một người. ¤ Bé sơ sinh = một đối tác tích cực trong giao tiếp Khi sinh ra, bé có một số phản xạ (=phản ứng vận động không tự nguyện): Phản xạ mút Ngẫu nhiên nắm bắt đồ vật mà không thể đưa chúng vào miệng Cử động các ngón tay, cánh tay, chân ... Dần dần, bé sẽ thích ứng phản ứng của mình với các tình huống gặp phải. Vậy bé tích cực trong mối quan hệ với người khác ( nhìn, cười, la, bi bô) Điều quan trọng là để ý xem trẻ muốn nói gì với chúng ta Thomas Berry Brazelton (Video), một bác sĩ nhi khoa người Mỹ đã nghiên cứu giai đoạn này của cuộc sống: Ông ngạc nhiên bởi các kỹ năng xã hội và quan hệ của trẻ sơ sinh Trong công việc của mình,ông quan tâm giúp phụ huynh khám phá ra những kỹ năng đó của bé Tìm cách để dành ưu tiên cho mối quan hệ cha hoặc mẹtrẻ và đặc biệt là mối quan hệ mẹ trẻ vì mối hệ này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ ở hiện tại và tương lai. Ví dụ: Tiếng la dữ dội của bé khi nhu cầu không được đáp ứng làm cho mẹ hiểu là bé chưa có khả năng chờ đợi. Bé là tất cả, ngay lập tức. . Ở tuổi này, điều quan trọng là trẻ nhận được những gì trẻ yêu cầu. Ở đây vai trò của người mẹ rất quan trọng cho sức khỏe tâm thần trong tương lai và cho cách cấu tạo tâm lý tốt của trẻ. B) Năm đầu đời ¤ Cơ cấu môi trường: dần dần trẻ phân biệt được sự khác nhau giữa cái gì là của trẻ, và của “người khác ¤ Xuất hiện ngôn ngữ: nói từ đơn, 12 từ rồi nhiều hơn ¤ Phát triển vận động : cười đáp ứng có thể giữ được đầu biết lật ngồi một mình. Khoảng 12 tháng biết đi ¤ Mối quan hệ với mẹ (hoặc người làm chức năng người mẹ) được đánh dấu bởi tính hai mặt. Cơ bản vẫn còn: lo hãi xa cách (tháng thứ 4), và lo hãi bị bỏ rơi (tháng thứ 8) trong những năm đầu đời. Bước đầu trải nghiệm sự vui thích: vai trò của da (sờ) và miệng (bữa ăn) và những ấm ức đầu tiên (ví dụ như cai sữa)  Biến động xa cách từ từ và cá thể hóa Sự xa cách quá lâu giữa cha mẹ và trẻ có thể gây ra những hậu quả bệnh lý : bé dần dần thu mình lại và rơi vào trang thái trầm cảm : đó là « hội chứng vắng mẹ » Trạng thái trầm cảm xảy ra ở một số trẻ bị xa cách mẹ sớm. Rối loạn tình cảm này đã được nhà phân tâm Rene Spitz lý thuyết hóa Ba giai đoạn vắng mẹ: + giai đoạn khóc (vì trẻ biết trước là tiếng khóc làm mẹ quay về) + giai đoạn rên rỉ, giảm cân và ngưng phát triển + giai đoạn thu mình và từ chối tiếp xúc Kết luận về năm đầu đời =>Chúng ta đã làm nổi bật tầm quan trọng của khía cạnh tình cảm trong mối quan hệ đầu tiên mẹcon . Mối quan hệ người chăm sóc – trẻ cũng có khía cạnh tình cảm. Người chăm sóc đóng vai trò như một người mẹ thay thế mà mà trẻ hằng mong đợi. Từ các kiến thức này, chúng ta có thể làm việc với người lớn. Tình huống các bệnh nhân rất lệ thuộc (rất cần được chăm sóc) làm liên tưởng đến tính lệ thuộc của trẻ. Người chăm sóc (thầy thuốc) cảm thấy khó chịu đựng và bị áp lực trước thái độ yêu sách, toàn quyền, « tất cả, ngay lập tức », nên có thể cảm thấy có tính hai mặt với bệnh nhân. Người chăm sóc có thể làm tất cả (như mẹ làm thỏa mãn con) hoặc không làm gì cả (như mẹ bị ấm ức)… Phân tích các hiện tượng quan hệ này gắn liền với bối cảnh sẽ giúp người chăm sóc phản ứng một cách chuyên nghiệp và không xét đoán bệnh nhân. C) Khoảng 23 tuổi Cuối năm thứ hai, trẻ bắt đầu khẳng định mình như một người tự chủ : Xuất hiện khả năng thể hiện điều này và điều khác  hiểu được thế giới, suy nghĩ , giao tiếp Ngôn ngữ ( từ ngữ ,phong phú, câu , đạt được khoảng 3 5 tuổi)  Giao tiếp với người khác Đi ( tự chủ về vận động ). Khám phá thế giới xung quanh  Bây giờ trẻ có thể quyết định , điều khiển cơ thể của mình. Xuất hiện từ « Không » khả năng khẳng định mới đối với sự đối nghịch của cha mẹ. Tạo khoảng cách giữa trẻ và thế giới. Từ « có » sẽ đạt được sau đạt được sự tự chủ với người khác  Khẳng định nhân cách Học sạch sẽ Học hoãn lại sự hài lòng và lòng ham muốn của mình và chịu đựng sự ấm ức Kết luận về giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi : Trong giai đoạn này, trẻ hướng về sự tự chủ nhiều hơn từ các kinh nghiệm của trẻ qua các trò chơi với người khác, qua việc học tập (vệ sinh, ăn uống và mặc quần áo) và cuối cùng, qua sự tự chủ về ngôn ngữ khá hơn. D) Khoảng 3 6 tuổi Sử dụng « ngôi thứ nhất » để nói về bản thân => khái niệm về nhân thân Giai đoạn phong phú về câu hỏi và khám phá thế giới xung quanh trẻ  Giai đoạn « tại sao? » Việc trẻ tò mò là bình thường và lành mạnh nhưng có thể gây mệt cho cha mẹ vì cha mẹ bị trẻ hỏi nhiều. Ví dụ : trẻ hỏi về giới tính khác nhau Khám phá các bộ phận mới của cơ thể, nhất là bộ phận sinh dục của bản thân. Sụ khám phá này đi kèm với sự vui thích và kích thích. Điều này là bình thường Nhận thức sự khác biệt giới tính điều này giúp trẻ từ từ xác định bản thân là trai hay gái Thật vậy, trẻ sẽ khám phá ra rằng một số người có dương vật (nam) và những người khác thì không có. Sự khác biệt về giới tính gợi nơi trẻ những câu hỏi về nguồn gốc của trẻ, về sự mang thai ... Người ta nói đến sự tò mò về giới tính của trẻ. Trẻ hiểu rằng trẻ khác với người khác. Người sáng lập ngành phân tâm học, S. Freud đã phát triển một lý thuyết được gọi là Mặc cảm Oedipe. Theo lý thuyết này, trẻ sẽ trải nghiệm tình yêu dành cho cha hoặc mẹ khác giới với trẻ và cảm thấy thù địch với cha hoặc mẹ cùng giới với trẻ. Ví dụ, bé gái sẽ bắt đầu từ từ tách mẹ để phát triển một tình cảm gắn bó với cha.. Chúng ta thường nghe các bé gái nói lớn lên, con sẽ lấy cha ... hoặc ta thấy bé trai gắn bó với mẹ, nhìn mẹ với cặp mắt yêu thương ... Khi đó, vai trò của cha mẹ là nhắc nhở con về sự khác biệt thế hệ giữa cha mẹcon cái. Điều này cần thiết để mỗi người có vị trí riêng của mình, nghĩa là, với nhân thân nam , nữ , cha mẹ hoặc con cái Dần dần, trẻ sẽ hiểu rằng điều đó là không thể, có một sự cấm đoán , hạn chế ham muốn của mình. . Trẻ sẽ dần dần tách rời tình yêu với cha hoặc mẹ khác giới để đồng hóa với cha mẹ cùng giới. Ví dụ, ta thấy những bé gái đeo trang sức, giày dép của mẹ hoặc trang điểm để giống mẹ Từ từ trẻ sẽ chuyển từ mối quan hệ hai người (cha hoặc mẹ khác giới) sang mối quan hệ ba người :đó là mối quan hệ tam giác Kết luận giai đoạn 36 tuổi  Giai đoạn này đánh dấu một sự chuyển biến của các mối quan hệ giữa trẻ với cha mẹ..  Sự nằm viện có thể đẩy một số bệnh nhân phát triển một mối quan hệ quyến rũ người chăm sóc..  Chính bác sĩ là người điều chỉnh vị trí của bệnh nhân, để giúp bệnh nhân ở đúng vị trí, và luôn tôn trọng họ như là một chủ thể (như cha mẹ làm cho con). E) Khoảng 6 – 12 tuổi 6 tuổi « kết thúc giai đoạn Œdipe » => « Thời kỳ tiềm ẩn» Hoạt động xung năng do khám phá giới tính dịu lại => Sự phát triển tâm lý dường như được giải tỏa về giới tính và hướng về sự phát triển xã hội và nhận thức. Công cụ chức năng của trẻ: ngôn ngữ, vận động, nhận thức làm cho trẻ có thể học học tập ở trường => Tuổi mà trẻ tập trung chủ yếu vào thành tích học tập và việc học tập. Ví dụ như trẻ học đọc Về mối quan hệ , trẻ sẽ mở rộng lãnh vực xã hội (cho đến bây giờ, trẻ giới hạn trong gia đình) ra phía bên ngoài tách ra khỏi gia đình một phần và tạo ra những mối quan hệ mới với bạn bè => Thời kỳ này kết thúc bằng sự khởi đầu của tuổi vị thành niên nghĩa là tuổi dậy thì Kết luận Sự phát triển của con người được diễn ra theo từng giai đoạn Trong những giai đoạn này, một số tiến trình tâm lý hình thành Các giai đoạn này có thể nói là quyết định, Đó là những giai đoạn thay đổi, vì thế dễ bị tổn thương Là bác sĩ, chắc chắn các bạn phải đối diện với những bệnh nhân có hành vi như các trẻ nhỏ. Họ muốn các bạn quan tâm đến họ, muốn được chăm sóc cho ăn uống thậm chí tắm rửa. Hiện tượng này có thể kỳ lạ nhưng thực tế nó lại thường xuyên và bình thường. Nó giúp bệnh nhân tự bảo vệ khỏi bệnh tật bằng cách tìm sự thoải mái ở môi trường xung quanh như khi họ còn nhỏ....... Vì thế người thầy thuốc có thể sử dụng sự thoái lùi này một cách tích cực vì trạng thái lệ thuộc như trẻ con của bệnh nhân giúp bệnh nhân chấp nhận một cuộc phẫu thuật, một sự điều trị bằng thuốc, những sự chăm sóc đặc biệt hoặc một sự nghỉ ngơi hoàn toàn. Tuy nhiên cũng phải lưu ý đừng để hành vi này kéo dài quá lâu, và phải giúp bệnh nhân tái thích nghi với kiểu hoạt động của người lớn III. TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (TVTN) A) Định nghĩa Trẻ vị thành niên = là người « đang lớn » 1) Tuổi vị thành niên Giai đoạn thay đổi. Cá nhân ở giữa tuổi thơ và tuổi trưởng thành Giai đoạn được gọi là tuổi dậy thì xung năng tình dục thức tỉnh, với trẻ vị thành niên, sự kích thích tính dục là bình thường , là nguồn thích thú và đối khi là nguồn khó chịu Giai đoạn khủng hoảng và hỗn loạn trong giai đoạn này nhiều thống số bị thay đổ = « khủng hoảng tuổi vị thành niên » Được trải nghiệm một cách khác nhau tùy vào đặc tính của mỗi cá nhân và văn hóa của mỗi người  Hiện tượng phổ quát mỗi người phải trải qua theo cách riêng của mình  « một tiến trình phát triển chung cho tất cả  buộc bộ máy tinh thần chuyển đổi để hội nhập với dữ liệu mới do những thay đổi này mang lại: o cơ thể của tuổi dậy thì o và những hậu quả tâm lý xã hội kéo theo 2) Đầu và cuối Bắt đầu tuổi vị thành niên: từ khi xuất hiện các biểu hiện cơ thể. Tuy nhiên, khó để đưa ra một điểm mốc chính xác cho sự kết thúc của thời kỳ này. Người ta xem cuối tuổi vị thành niên là sự khởi đầu bước vào giai đoạn trưởng thành, nhưng chúng ta biết là điều này phụ thuộc vào đặc điểm riêng của cá nhân và văn hóa. 3) Giai đoạn mấu chốt Giai đoạn mấu chốt của sự thay đổi cơ thể Đối tượng phải thích nghi với mối quan hệ mới: cơ thể, không gian Đây cũng là thời gian mà trẻ bước vào bản năng giới tính. Giai đoạn mấu chốt của sự phát triển nhân cách • Việc tìm kiếm một hình ảnh mới về bản thân sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của xã hội và đặc biệt của bạn bè. • Tìm kiếm và khẳng định nhân thân của mình (mỏng giòn) • Có khoảng cách với cha mẹ (và nói chung với người lớn đã từng có vị trí quan trọng trong thời thơ ấu) và sự mong đợi của họ Tuổi vị thành niên là chuyển động kép: Sự khác biệt đối với gia đình nhu cầu độc lập đối với uy quyền Nhu cầu thuộc về một nhóm, để cảm thấy được kết nối với bè bạn. Và điều này nằm trong quá trình giải phóngt, tìm kiếm sự tự do và tính xác thực.  Điều này giải thích một số rối loạn tâm thần có thể xuất hiện ở lứa tuổi này (chán ăn, trầm cảm, hystérie, tâm thần phân liệt). B) Những thay đổi chính 1) Về mặt cơ thể Sự thay đổi của cơ thể do ảnh hưởng của nội tiết tố. Phản ứng và hành vi của trẻ vị thành niên có thể được giải thích do sự thay đổi cơ thể mà trẻ không làm chủ. Điều đó có thể tạo một cảm giác phản bội: + Chủ thể không làm chủ được cơ thể mình + Cơ thể phản bội những cảm xúc và ước muốn sâu kín (đỏ mặt, đổ mồ hôi...) + Cơ thể trở thành nhân chứng của dòng dõi (giống cha mẹ) Vậy có một khoảng cách giữa tinh thần, tâm lý của trẻ vị thành niên với cơ thể. học cách tái thích nghi với cơ thể của mình. Chiến lược ít nhiều cực đoan Ví dụ: qua cách ăn mặc, hoặc thực hiện trên chính cơ thể của mình (như xâm mình, đục lỗ đeo khoeng, cắt tóc). 2) Về mối quan hệ Từ khóa của giai đoạn này là tự lập. Về mặt trí tuệ cũng như sinh lý, trẻ vị thành niên tìm cách có một khoảng cách và độc lập với người lớn và đặc biệt với cha mẹ. Mục đích là để khẳng định sự khác biệt của mình. Xuất hiện những hành vi thái độ mới mà người xung quanh khó có thể chấp nhận được...... Hành vi chống đối (từ hời dỗi đến hung bạo) ; Thay đổi bất chợt và thô bạo Phản ứng mãnh liệt ; Tính khí đôi khi trái ngược (giằng xé giữa sự lệ thuộc vào cha mẹ và tự lập) Sự thay đổi này làm cho trẻ phải chịu đựng và khả năng quản lý của trẻ tùy thuộc rất nhiều vào mối quan hệ chất lượng đầu tiên (đạt được sự tự tin vào bản thân và thấy mình có giá trị, có được một số tự lập về mặt tâm lý). Việc có được một khoảng cách với cha mẹ đòi hỏi trẻ vị thành niên phải lường được khả năng của chính bản thân (Tôi có thể tự giải quyết được tới đâu ? Điểm nào tôi còn cần đến sự giúp đỡ của cha me?). Đối với những trẻ dễ bị tổn thương nhất, trẻ sẽ phải đối mặt với những gì trẻ còn thiếu, trẻ cảm thấy chưa đạt được và điều đó buộc trẻ quay về với cha mẹ (lỗ hổng trong sự nhận thức về bản thân). + Gỡ mối liên kết phụ thuộc vào cha mẹ + Tham gia vào mối quan hệ chặt chẽ với bạn bè 3) Về mặt nhận thức Từ độ tuổi này, tư duy của đối tượng được hoàn thiện và có thể không cần đến những dụng cụ trực quan để đi vào lý luận trừu tượng (chính thức suy nghĩ) + TVTN sẽ có thể bước vào những suy nghĩ hiện sinh (triết học, sự trầm tư). + Suy nghĩ trở thành một nguồn vui thích. IV TUỔI TRƯỞNG THÀNH VÀ NHỮNG KHỦNG HOẢNG CỦA CUỘC SỐNG Những giai đoạn lớn của sự phát triển dường như chấm dứt vào cuối tuổi vị thành niên và chủ thể phải duy trì sự thăng bằng đã đạt được. Thành tựu nhân thân ổn định, tuy nhiên vai trò xã hội thì không bao giờ chấm dứt. Đó là một tiến trình năng động đi theo suốt cuộc đời và vì thế sự thăng bằng có thể bị đảo lộn vào những thời điểm đặc biệt. Thật vậy, sự thay đổi những yếu tố bên trong hoặc bên ngoài có thể tạo ra sự mất quân bình cho mỗi người và trước tình trạng đó, mỗi cá nhân phải đối diện và có những chiến lược để thích nghi. Ví dụ, chúng ta có thể nêu ra: Sự sinh đẻ (người phụ nữ trở thành người mẹ, không chỉ là một người vợ) Giai đoạn chuyển qua tuổi 40 ở phương Tây (có thể các bạn có một thời điểm khác quan trọng hơn), Thời kỳ mãn kinh (khả năng sinh sản sinh lý của phụ nữ, cần tìm một cái gì khác, dấu hiệu tuổi già, hết kinh nguyệt…) Con cái ở riêng Hưu trí (không cón hoạt động, liên hệ với đời sống xã hội , đặt vấn đề về ý nghĩa của cuộc sống) + Đây là những thời kỳ mà chủ thể trải qua trong cuộc đời của mình, không vãn hồi được, điều này tạo nên một phản ứng để tang (chấp nhận sự mất mát) có thể đi kèm theo những rối loạn cơ thể, trầm cảm hoặc thoái lùi (nhu cầu quay về lại với cha mẹ, để cho người khác cưu mang chăm sóc mình). + Điểm chung của những giai đoạn khủng hoảng này là đối diện với tuổi già đang tiến tới, khả năng và ham muốn của chủ thể bị hạn chế Là bác sĩ, các bạn phải đối diện với những bệnh nhân trải qua những loại khủng hoảng này, một số bệnh nhân cần sự thoái lùi và cần người thầy thuốc chăm chữa. các bạn có thể cải tiến việc chăm chữa và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chữa lành nếu các bạn chú ý kích thích, giới thiệu cho họ những lợi ích, thú vui mới và đồng thời, qua mối quan hệ, các bạn tạo cho họ một bối cảnh an toàn và bảo vệ họ. IV. TUỔI GIÀ Thời gian trôi qua, chủ thể không chỉ đối diện với : sự mất mát của người thân mà còn đối diện với tuổi già ập đến trên chính cơ thể của mình. + Sự thay đổi của cơ thể và mối quan hệ của nó tác động lên tâm trí của chủ thể. Ví dụ ở người phụ nữ sự giảm chức năng của cơ thể bắt đầu từ tuổi mãn kinh và được trải nghiệm như một sự mất mát nhân thân nữ giới hoặc ngược lại là một sự an ủi. A) Mất những khả năng Mặt khác, tuổi già kèm theo nhiều biến đổi: Về hình dáng bên ngoài; Về khả năng cơ thể ; Về hiệu năng của các giác quan (thị giác, thính giác, …) ; Về khả năng trí tuệ (trí nhớ). Việc ý thức sự giảm sút này đối với chủ thể quả là khó khăn và đau đớn. Chủ thể phải chấp nhận thấy mình bị giảm giá trị và phải để tang (chấp nhận sự mất mát) những khả năng của mình đã có lúc trước. Việc ý thức này được thực hiện từng bước và thường là chậm trễ. Mối quan hệ với môi trường xung quanh rất thay đổi. Mối tương tác và cảm nhận giữa cá nhân và môi trường xung quanh của chủ thể rất tiêu cực. Điều đó gây ra sự thu mình ở người lớn tuổi, thu hẹp lại môi trường và vùng hoạt động của họ B) Phản ứng trước sự mất mát Trước những thay đổi này, nhiều phản ứng có thể xảy ra : Không chấp nhận, thậm chí chối bỏ: chủ thể từ chối nhìn nhận những gì đang xảy ra cho chính mình, không chấp nhận. Thái độ này giúp chủ thể tự bảo vệ và giữ lại hình ảnh đẹp của chính bản thân Nhốt mình lại trong sự thoái lùi: sẽ không tốt nếu tình trạng này kéo dài Sự thoái lùi đi kèm theo sự tổ chức lại Từ khóa : sự mất mát, chủ thể sẽ phải điều chỉnh và hội nhập = mất: những người thân, sự trẻ trung năng động, sự tự lập, cơ thể của mình,....) nguy cơ có hành vi thoái lùi, = cách thích nghi phản ứng giúp cho người lớn tuổi cảm thấy an toàn trước môi trường bên trong và bên ngoài , môi trường này trở nên đe dọa C) Giai đoạn tổng kết Đây là thời kỳ tổng kết : Chủ thể nhìn lại cuộc đời mình. Tổng kết tích cực (chủ thể sẽ lại đầu tư những kế hoach mới và tái sắp xếp) hoặc tiêu cực (có thể buông trôi theo sự thoái lùi, thậm chí theo sự giảm sút trí tuệ.) = Những biểu hiện lâm sàng có thể là trầm cảm, hung bạo, bệnh thực thể. Chúng củng cố thêm cho sự thu mình của những người cao tuổi Ở đây , việc đồng hành của bác sĩ và đánh giá cao bênh nhân rất quan trọng. Bệnh tật, sự lệ thuộc có thể mang ý nghĩa là lời gọi thậm chí là sự dọa dẫm người khác: một người già càng độc lập và tự chủ thì người ta càng ít dành thời gian để gần họ. Ngược lại sự hiện diện của gia đình và người thầy thuốc có một giá trị thành lũy chống lại sự lo hãi và trầm cảm. Ca lâm sàng : (Minh họa về sự thoái lùi trở về tuổi nhỏ ở một bệnh nhân trưởng thành) Ông Tuấn 58 tuổi, bị ung thư và phải nhập viện từ vài tuần nay. Vì suy tủy, ông buộc một phải theo một chế độ ăn uống vô trùng nghiêm ngặt. Ông yêu cầu các cô điều dưỡng cho ăn chỉ bằng bình sữa và thức ăn đóng trong những lọ nhỏ. Cách cho ăn này đặc biệt gây khó chịu cho gia đình. Thật vậy, ông vẫn còn có khả năng nhai thức ăn, cầm đũa hoặc sử dụng dụng cụ ăn uống. Vì thế các con ông giận ông và từ chối chiều theo ý ông Làm việc nhóm Chúng ta có thể hiểu phản ứng của bệnh nhân này như thế nào? Bệnh nhân này dường như quay lại giai đoạn phát triển nào? Bạn sẽ tư vấn cho người chăm sóc thái độ nào để thích nghi trước yêu cầu này? Chúng ta nâng đỡ gia đình thế nào trước phản ứng của người bố? KẾT LUẬN Tất cả những người chăm sóc , người thầy thuốc được kêu gọi tìm một vị trí trong biểu tượng lý tưởng của bệnh nhân. Vị trí nầy ít nhiều gắn với hình ảnh cha mẹ. « TRONG SUỐT CUỘC ĐỜI CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH , TRẠNG THÁI NÀY NHẰM TÁI TẠO LẠI NHỮNG HÀNH VI CỦA CHÚNG TA TRƯỚC ĐÓ , TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI , CÙNG CẢNH VÀ CÙNG CƯỜNG ĐỘ VỚI NHỮNG NGƯỜI THÂN. ĐÓ LÀ MỘT TRONG NHỮNG NÉT ĐÁNG GHI NHẬN TRONG TÂM LÝ CON NGƯỜI « (L.VELLUET) Sự đầu tư tình cảm của người thấy thuốc là động lực cho nhiều sự tiến triển, tái tổ chức và thậm chí cho sự lành bệnh nhưng đồng thời là nguồn gốc của nhiều thất vọng. Đối với bệnh nhân, bác sĩ luôn là người có uy quyền nâng đỡ (qua lời nói, thuốc men) ; hoặc là người có thể gây thất vọng ( do thiếu quan tâm, thiếu hiệu quả , thiếu quyền năng). ấm ức do sự xa cách của bác sĩ. BÀI 2 KHÁI NIỆM VỀ TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN THEO LỨA TUỔI BỔ SUNG I. Hội chứng vắng mẹ, ví dụ rối loạn tình cảm nơi trẻ nhỏ Định nghĩa Được René SPITZ, nhà phân tâm người Mỹ làm nổi bật và được nhà tập tính học người Anh John Bowlby nghiên cứu  phản ứng đặc biệt của trẻ 6 – 18 tháng tuổi  sau sự xa cách mẹ đột ngột và sớm  hậu quả của một hiện tượng bên ngoài: không giải quyết sự phát triển trưởng thành Bước tiến triển gồm 3 giai đoạn  Giai đoạn đau khổ và phản kháng : trẻ khóc (tiếng khóc nhằm làm cho mẹ quay trở lại), đấu tranh, tìm cách theo, gọi cha mẹ. Không dỗ dành trẻ được, 23 ngày sau đó, những biểu hiện ồn ào giảm bớt.  Giai đoạn tuyệt vọng : trẻ từ chối ăn, mặc. Trẻ thụ động, không yêu cầu bất cứ điều gì với người xung quanh. Trẻ thu mình và dường như ở trong trạng thái tang chế nặng . Sự phát triển thoái lùi và nhiều triệu chứng cơ thể xuất hiện  Giai đoạn tách rời : không còn từ chối sự hiện diện của các cô điều dưỡng, chấp nhận sự chăm sóc, thức ăn, đồ chơi của các cô. Nếu mẹ xuất hiện trở lại, trẻ có thể không nhận ra hoặc quay lưng lại với mẹ. Thường trẻ la hoặc khóc. Nếu sự tách rời không kéo dài quá, không lặp lại, nếu người mẹ thay thế đóng đủ vai trò của người mẹ thật và nếu môi trường tiếp đón tốt, thì tất cả mọi thứ sẽ đi vào trật tự, không có tình trạng thiếu vắng rõ ràng, tuy nhiên vẫn có sự nhạy cảm hoặc đe dọa tách rời về sau II. Trẻ vị thành niên và bệnh Ta phân biệt một cách sơ lược hai dạng chính trong trẻ vị thành niên và bệnh: hoặc bệnh xảy ra trong thời thơ ấu hoặc bệnh xuất hiện ở tuổi vị thành niên Trong cả hai trường hợp, sự chuyển tiếp của tuổi vị thành niên vẫn luôn là một giai đoạn khó khăn cho người bị bệnh: bệnh một bên, và tuổi vị thành niên một bên, là hai yếu tố có nguy cơ gây ra sự đau khổ tâm lý và thể chất. Sự kết hợp cả hai yếu tố có thể làm cho trẻ vị thành niên khó khăn trong quá trình của tuối vị thành niên . Nhiều thay đổi đi kèm trong mối quan hệ giữa chủ thể, bệnh, cha mẹ và đội ngũ chăm sóc sức khỏe.  Vì vậy trẻ vị thành niên phải chịu khó khăn tinh thần vừa bệnh tật và vừa vấn đề tuổi vị thành niên. Cơ thể Trẻ vị thành niên phải thích nghi với cơ thể thay đổi do tuổi dậy thì và do bệnh hoặc do điều trị gây ra Sự tự chủ gặp khó khăn Tiến trình tự chủ hóa Có thể trở nên khó khăn bởi các yếu tố khác nhau: Sức mạnh của mối quan hệ với cha mẹ được thành lập trong việc chăm sóc (nhất là với mẹ) trong thời thơ ấu Sự chuyển đổi từ lệ thuộc vào cha mẹ qua một hình thức lệ thuộc khác , “ lệ thuộc vào điều trị mà trẻ vị thành niên phải tuân thủ Thái độ thoái lùi tình cảm đôi khi mãnh liệt: trẻ vị thành niên có thể có những hành vi tương tự như một trẻ nhỏ Khám phá thế giới và mối quan hệ với bạn bè Một số nghiên cứu chứng minh rằng trẻ vị thành niên đau khổ vì bệnh mãn tính ít có hoạt động xã hội, văn hóa, giải trí, sự cới mở ra phía ngoài. Trẻ vị thành niên bị bệnh có thể bị bạn bè bỏ rơi, hoặc có những phản ứng thu mình riêng Sự xây dựng về tương tự chưa đủ nên không giúp trẻ tách khỏi cha mẹ. Sự tổn thương về lòng tự trọng Bệnh có thể: Ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên về thể chất và tinh thần Làm cho trẻ có cảm giác khác người khác Làm cho trẻ khó thích nghi với cơ thể của mình và xáo trộn hình ảnh cơ thể Gây giảm lòng tự trọng Nhiều trẻ tìm kiếm ý nghĩa bệnh tật của bản thân, Tại sao? Nhưng câu hỏi thực sự là Tại sao lại là tôi? , người chăm sóc không có câu trả lời. Bản năng giới tính Tất cả trẻ vị thành niên đều trải nghiệm một biến động tình dục xâm lấn.trong cơ thể và tâm lý Ta thấy ở bệnh nhân vị thành niên: Những vấn đề bình thường của tình dục Ví dụ như sợ hoặc tin có tổn thương tình dục, không có con Mặc cảm tội lỗi, nhất là khi sự bùng nổ bệnh cùng đồng thời với quá trình dậy thì Ví dụ: trẻ vị thành niên có thể trải nghiệm bệnh như hình phạt của xung năng mới Phản ứng hành vi Thường không hợp tác điều trị Nó có thể có giá trị tự tử hoặc thể hiện một cảm giác, bị bỏ rơi, kiệt sức,. Cũng có thể là một cách để thoát khỏi thực tế của bệnh, bảo vệ lòng ái kỷ và lòng tự trọng. Nó cũng có thể được hiểu là một quá trình của bạo lực và hận thù chống lại phần cơ thể bị bệnh Thái độ khiêu khích đối lập Nhạy quá độ với những dấu hiệu bệnh trên cơ thể Than thở nhiều về cơ thể Gia tăng rối loạn lo âu Sự tồn tại của rối loạn trầm cảm Hiếm khi có thái độ phục tùng thụ động trước cha mẹ và bác sĩ Mối quan hệ bác sĩ bệnh nhân vị thành niên Trẻ vị thành niên trở thành đối tượng của việc chăm sóc (khác với trẻ em là vật chăm sóc). Xem trẻ vị thành niên như là một đối tác riêng hoàn toàn và không phải là một phần mở rộng của cha mẹ. Do đó, bác sĩ phải lưu ý nói chuyện với trẻ vị thành niên trước sau đó mới đến phụ huynh. Nếu bác sĩ có thái độ gia trưởng nhân từ, có nguy cơ làm tăng hành vi chống đối , không tuân thủ hoặc đối nghịch với sự phục tùng. Tránh đe dọa hoặc đồng lõa, nhưng xây dựng lại lòng tin với trẻ vị thành niên Đôi khi trẻ vị thành niên rất khó bày tỏ ý tưởng trầm cảm của mình với bác sĩ. Bác sĩ phải rất cảnh giác với sự đau khổ không được bày tỏ. Việc chăm chữa đa ngành: bác sĩ, những nhà chuyên môn (vật lý trị liệu, phục hồi chức năng ...), tâm lý gia, bác sĩ tâm thần ... mỗi người đều có một vai trò xác định với trẻ Nâng đỡ cho cha mẹ Kết luận  Vai trò « chăm sóc »  Vai trò thông tin : việc trẻ vị thành niên biết được thông tin, cách chăm chữa và sự tiến triển của bệnh tật là quan trọng  Vai trò nâng đỡ : phát triển mối quan hệ tin tưởng với trẻ vị thành niên bị bệnh, với phụ huynh và êkíp chăm sóc y tế Université de Médecine Pham Ngoc Thach 29 Février 2012 Bénédicte GROSJEAN BÀI 4 NHÂN CÁCH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH. GIỚI THIỆU TÂM BỆNH LÝ Ở NGƯỜI LỚN I NHÂN CÁCH 2 1) ĐỊNH NGHĨA 2 2) NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHÂN CÁCH 3 3) RỐI LOẠN NHÂN CÁCH 4 II TỪ BÌNH THƯỜNG ĐẾN BỆNH LÝ 5 III GIỚI THIỆU TÂM BỆNH LÝ NƠI NGƯỜI LỚN 6 1) RỐI LỌAN LO ÂU 6 a CƠN HOẢNG SỢ 6 b RỐI LỌAN LO ÂU TỔNG QUÁT 7 c RỐI LOẠN ÁM SỢ 7 d RỐI LOẠN ÁM ẢNH CƯỠNG BỨC 7 e TRANG THÁI STRESS CẤP VÀ TRẠNG THÁI STRESS HẬU SẢN 8 2) RỐI LOẠN KHÍ SẮC 8 a GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM 8 b RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC 9 c NGUYÊN NHÂN VÀ CHĂM CHỮA NHỮNG RỐI LỌAN TÍNH KHÍ 10 3) RỐI LOẠN LOẠN THẦN 10 a LOẠN THẦN CẤP 11 b LOẠN THẦN MÃN TÍNH MỤC TIÊU Mục đích của bài này nhằm cung cấp cho các bạn khái niệm về nhân cách, sự khác biệt giữa bình thường và bệnh lý, những rối loạn tâm bệnh mà một số bệnh nhân có thể có. Những yếu tố này cần được lưu ý để thiết lập mối quan hệ với bệnh nhân và để thực hiện việc chăm chữa điều trị . Một số câu hỏi cần được nêu lên: Phải chăng đó là khó khăn tầm thường, trong những biến đổi bình thường của sự phát triển? Phải chăng đó là những rối loạn phản ứng (hoặc thích ứng) gần đây, có thể được liên kết với một tình huống cụ thể, ví dụ như thông báo một căn bệnh hay một sự thay đổi gần đây trong cuộc sống của bệnh nhân? Hoặc là đó là những xáo trộn trong tổ chức nhân cách, nghĩa là phần đầu cấu trúc bệnh lý tâm thần hoặc thậm chí một quá trình đã được phát triển? I NHÂN CÁCH 1) Định nghĩa Thuật ngữ personnalité có nguồn gốc Latinh persona: mặt nạ sân khấu ; nó phản ánh cách người ta tự giới thiệu mình với người khác một cách chặt chẽ. Nhân cách: được định nghĩa như là tổng thể những hành vi cấu tạo nên cá tính của một người. Tổng thể này liên quan đến động cơ ít nhiều phức tạp và rõ ràng. Hành động và phản ứng có tính thường xuyên, nghĩa là suy nghĩ, hành vi, phong cách quan hệ, làm cho mỗi một là duy nhất. Tính thường xuyên này mang ý nghĩa có thể tiên đoán được. Ví dụ: trong một nhóm, ta có thể đoán người có nhân cách hướng ngoại sẽ dễ dàng làm người lãnh đạo hơn là người có nhân cách hướng nội. Dù sao nhân cách vẫn có thể được thực hiện bằng sự kết hợp hành vi và hệ thống niềm tin trái ngược nhau. Nhưng những thay đổi hành vi và suy nghĩ này giữ vững trong vỏ bọc giới hạn. Vậy nhân cách là tập hợp các đặc điểm tâm lý ( lời nói, phản ứng, hành vi…..) thường xuyên được cá nhân bộc lộ một cách đều đặn trong quá trình tồn tại. Nó tạo cho mỗi cá nhân có sự độc đáo và đặc thù riêng trong cách sống và cách nhìn thế giới .. Nghiên cứu nhân cách là đi từ khía cạnh bề ngoài nhất của hành vi (biểu hiện trên khuôn mặt, tiếng nói, cử chỉ, tư thế, giọng nói) đến những nét ổn định , ít thấy hơn của nhân cách, và chỉ người quan sát được đào tạo, mới có thể phát hiện ra. Từ các nghiên cứu về nhân cách, ta có thể dự đoán hành vi, cảm xúc và suy nghĩ của một cá nhân trong tương lai. Ví dụ, ở phương Tây, khi tuyển dụng một người vào công ty, người ta yêu cầu người đó làm một trắc nghiệm nhân cách để xem nét nhân cách , kiểu hoạt động được giả định của người đó (được tổ chức hoặc lộn xộn, đơn độc hoặc thích làm việc nhóm, năng động hay thụ động ...) có thể đáp ứng được sự mong đợi của công ty trong một vị trí được xác định. Ta thường đối diện những nét ổn định với những trạng thái tạm thời. Nét nhân cách được hình thành từ những dữ liệu bẩm sinh nhưng cũng có sẵn trong môi trường xã hội của cá nhân và môi trường nói chung. Trạng thái là những cảm xúc, xung năng, cảm giác sinh lý mà mỗi người nhận thức trong một khoảng thời gian ngắn. Trạng thái có tính nhất thời, thay đổi hàng ngày và đáp ứng với các tình huống tức thời hơn là những nét. Chúng phản ánh tác động trực tiếp của tình huống trên một người. Bây giờ, nếu ta xem xét lời nói hàng ngày, ta thấy từ nhân cách thường hiện diện trong đó, đôi khi với ý nghĩa tích cực, đôi khi với ý nghĩa tiêu cực.  Ông ta có nhiều cá tính. Cô ấy có một cá tính hung hãn. Anh ấy là một nhân sĩ Ông ấy có quá nhiều cá tính đối với tôi. Những ví dụ này cho chúng ta thấy : trong lời nói hàng ngày, ta dùng những từ nhân cách để mô tả tính chất xã hội của một cá nhân nói chung, hay để làm nổi bật nét hoặc đặc tính nổi trội nơi một cá thể, hoặc đơn giản chỉ để cho biết rằng cá nhân đó có một cái gì đặc biệt, khác thường. 2) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách? Những trường phái khác nhau cố gắng cung cấp một số hiểu biết về sự phát triển nhân cách. Với S. Freud, có mối liên kết giữa các giai đoạn phát triển (bao gồm phát triển giới tính, ham muốn tình dục) và một số kiểu nhân cách . Ví dụ, theo quan điểm này , sơ đồ được hiển thị: Năm đầu đời ( 0 – 1 tuổi) tương ứng với giai đoạn miệng. Sự cố định (ngưng phát triển tâm lý) ở giai đoạn này có thể tạo ra nhân cách ham háu, ích kỷ, phụ thuộc. Học sạch sẽ ( không tiêu tiểu trong tã, quần) ( 2 – 3 tuổi) tương ứng với giai đoạn hậu môn Sự cố định ở giai đoạn này có thể tạo ra nhân cách hướng nội, kềm giữ cảm xúc của mình, keo kiệt và cứng đầu. Giai đoạn Œdip (36 tuổi) tương ứng với giai đoạn dương vật .Sự cố định ở giai đoạn này có thể tạo ra nhân cách ham muốn khẳng định nam tính, vị trí của mình trong xã hội. Lý thuyết về sự gắn bó được J. Bowlby, bác sĩ tâm thần v, nhà phân tâm người Anh mô tả, cho chúng ta biết là mối quan hệ với con người ở tuổi trưởng thành bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ được trải nghiệm trong thời thơ ấu. Khái niệm gắn bó biểu hiện mối quan hệ được phát triển rất sớm giữa trẻ và người chăm sóc trẻ , nhất là mẹ. Ví dụ, nếu hành vi của mẹ tạo sự gắn bó kém an toàn nơi trẻ , thì trẻ này , khi trở thành người lớn có thể trở nên nghi ngờ, lo âu hoặc gặp khó khăn trong mối quan hệ với người khác. Nghĩa là, trong mối quan hệ cá nhân hoặc nghề nghiệp, người lớn tái tạo lại sự gắn bó đã được trải nghiệm trong thời thơ ấu. Lý thuyết này

Trang 1

BÀI 1 GIỚI THIỆU TÂM LÝ Y KHOA

-I- TÂM LÝ LÀ GÌ ?

1) Định nghĩa khái quát về tâm lý

Tâm lý học là khoa học nhân văn như Lịch sử học và Xã hội học.

Từ nguyên : từ tiếng Hy lạp « psyché » (có nghĩa là Linh hồn, Tinh thần) và « logos »

(khoa học hoặc nghiên cứu) Vậy tâm lý học nghiên cứu về tinh thần, là khoa học vềtâm hồn

Phuong, Alix told me you could complete this part ; is it possible ?

Tiếng Việt, từ « tâm lý học » có nghĩa là nghiên cứu về nguyên lý của cái Tâm

Từ hai ý nghĩa trên, ta có thể định nghĩa Tâm lý học là sự nghiên cứu về con người.

Hiện nay, người ta định nghĩa tâm lý học như là một khoa học nhân văn với mục đích

mô tả, giải thích những hành vi của con người dưới nhiều dạng tâm lý khác nhau

có thể là bình thường hoặc bệnh lý Đó là sự nghiên cứu hành vi con người tương

tác với môi trường xung quanh

Hành vi bao gồm hai lãnh vực đặc biệt

- Hành vi tâm vận động (ví dụ :các tư thế của em bé tùy theo độ tuổi, nghĩa là

tư thế của đầu, bò ( đi bằng tứ chi) và đi (bằng hai chân))

- Các chức năng tâm lý (như nhận thức, ngôn ngữ, học tập, tư tưởng, ký ức,

động cơ và cảm xúc) nghĩa là cách, ý thức hoặc vô thức, con người cảm nhận,suy nghĩ, học tập, hiểu biết

Trang 2

Việc mô tả và giải thích một cách khoa học những ứng xử dựa trên toàn bộ các kỹ thuật nghiên cứu (quan sát, trò chuyện, trắc nghiệm) và học thuyết (phân tâm học,

hành vi nhận thức tâm lý học, tâm lý học xuyên văn hoá )

Dẫu có tính toàn cầu (tất cả con người đều có tinh thần), nhưng không nhưkhoa học, tâm lý học không phổ biến cùng một cách ở tất cả các nước Ở Việt Nam ,đây là một lãnh vực khá mới mẻ, được nẩy mầm từ năm 1970 đặc biệt nhờ Bác sĩNguyễn Khắc Viện

Nguyễn Khắc Viện, bác sĩ nhi chiến binh, nhà sử học và là nhà thơ, đượcFrançoise DOLTO đào tạo ở Pháp đã sáng lập ra cuộc thảo luận chuyên đề về tâm lý.Ông mất vào năm 1997, nhưng trung tâm do ông sáng lập, NT (Trung tâm nghiên cứutâm lý và tâm bệnh ở trẻ em), ONG đầu tiên (có khuynh hướng khoa học ở VN đượcthành lập năm 1989 có mặt ở các bệnh viện Hà Nội hoặc TPHCM), vẫn tiếp tục côngviệc của ông Ngoài ra , năm 1991, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã cho ra đời quyển tựđiển tâm lý đầu tiên và năm 1994 quyển về những từ tâm lý bao gồm các bệnh tật

Khó khăn đối với tâm lý là thích nghi khái niệm phương tây và chủ nghĩa cánhân trong một đất nước như VN Ở VN, lý lẽ và giá trị của nhóm được đề cao, đấtnước ca tụng việc làm chủ bản thân và tính tôn ti trật tự theo tinh thần Khổng giáo hơn

là việc bộc lộ tình cảm

Nhưng tâm lý này hoặc việc nghiên cứu lý lẽ của trái tim (Tâm lý học) không

mới ở VN vì nó gần với tinh thần và mối quan hệ giữa con người mà điều này luôn có

vị trí ở trong Lão giáo, Phật giáo và Khổng giáo.

Thật vậy, đây không phải là du nhập những khái niệm tâm lý hoặc phân tâm từ châu Âu hoặc châu Mỹ vào VN, nhưng là sáng tạo cái mới, hợp tác với tất

cả những gì VN có thể mang lại, phong phú hóa những tư tưởng mà VN có thể đềnghị

Trang 3

Trong tổng thể, xã hội VN có một sự chuyển biến lớn, dưới tác động của sự

thay đổi kinh tế, văn hóa và xã hội Kiểu mẫu truyền thống xen lẫn với những thay đổimạnh mẽ, ở đó tâm lý có thể có vị trí của nó

2) Nghề tâm lý gia

Ở Châu Âu, nghề tâm lý gia được đào tạo năm đến sáu năm ở đại học sau khi đậu tú

tài Sau thời gian học này , sinh viên bảo vệ luận án nghiên cứu và có bằng thạc sĩchuyên môn Bằng này cho phép có danh hiệu tâm lý gia

Phần lớn, cuối tiến trình nghiệp vụ, tâm lý gia được chuyên môn hóa hoặc là tâm lýgia lâm sàng hoặc tâm lý gia trong nơi làm việc

Vì thế chúng ta thấy tâm lý gia ở bệnh viện, ở trường học, trong nhà tù, làm tự dotrong phòng mạch tư hoặc trong những xí nghiệp (tuyển dụng, định hướng nghềnghiệp)

Hiện nay, tâm lý gia được đào tạo ở VN, trong các trường đại học TPHCM Thạc sĩ

tâm lý đã có ở Hà Nội và, nhất là , tâm lý được đưa vào, càng lúc càng nhiều, như hiệnnay, ở Đại học PHAM NGOC THACH, trong chương trình học y khoa

Tâm lý gia khác với bác sĩ tâm thần Bác sĩ tâm thần là bác sĩ học chuyên môn về tâm

thần BSTT cho thuốc để tác dụng lên sinh học của não, để có sự cải tiến về tâm lý vàhành vi

BSTT va TLG có hoạt động bổ sung cho nhau

3) Tâm lý gia lâm sàng

Một cách tổng quát, tâm lý học lâm sàng có mục tiêu nghiên cứu sâu quá trình tâm trí của một cá nhân từ các hành vi bình thường hoặc bệnh lý.

Trang 4

Từ « clinique », lâm sàng xuất xứ từ tiếng Hy Lạp « cliné » nghĩa là giường Trước đó,

từ này được các bác sĩ dùng đối chiếu với thực tập y khoa: đó là sự quan sát của bác

sĩ tại giường bệnh nhân Từ sự quan sát lâm sàng này bác sĩ chẩn đoán và cho y lệnh

điều trị

TLG lâm sàng là một nhà chuyên môn về hành vi con người và các cơ chế tinh thần

TLG lâm sàng nghiên cứu ca để họ có thể sử dụng những phương pháp bổ sung khác

nhau : trò chuyện, quan sát, làm trắc nghiệm và thang, trò chơi, hình vẽ

Nghiên cứu ca « không chỉ nhắm vào việc mô tả con người, tình huống, vấn đề của người đó mà còn tìm kiếm , làm rõ nguồn gốc và sự phát triển của vấn đề Bệnh

sử có mục tiêu phát hiện nguyên nhân và sự hình thành của vấn đề (HUBER, 1993)

TLG phải tuyệt đối tôn trọng tính cá thể của chủ thể và vì thế không đem so sánh vớinhững kiểu mẫu khác TLG phải để ý đến tính chủ quan của chủ thể, chính điều đó cấutạo sự riêng biệt của chủ thể Tất cả những điều TLG ghi nhận phải được đặt trong bốicảnh cá nhân Vai trò của TLG là giúp chủ thể xây dựng lại lịch sử của chủ thể từnhững điều chủ thể nói ra , đôi khi không mạch lạc

TLG lâm sàng tự vấn không ngừng về việc thực hành của bản thân, và nhất là với sựgiúp đỡ của bạn bè trong nhóm , ví dụ phân tích việc thực hành

TLG lâm sàng dựa vào tâm bệnh lý cùng những khái niệm có nguồn gốc phân tâm TLG nhắm đến việc lượng giá, chẩn đoán và đề nghị một liệu pháp

Vậy TLG không phải là thầy bói có thể chỉ trong nháy mắt phát hiện được nhân cáchsâu xa của bạn !

Trang 5

II- GI ỚI THIỆU TÂM LÝ Y KHOA

1) Định nghĩa tâm lý y khoa

Tâm lý y khoa là một khoa học và có tính thực hành Môn học nghiên cứu các mặt

của tâm lý cá nhân, giữa cá nhân với cá nhân, liên quan đến bệnh tật

Các mặt tâm lý này bao gồm nhiều phạm vi y khoa mà chúng ta sẽ đề cập tới trongcác tuần kế tiếp :

- Các nguyên nhân hoặc xu hướng của bệnh, đặc biệt bệnh tâm thể (hen suyễn,

loét, cao huyết áp ) Nói cách khác, hoạt động tâm lý có thể có vai trò gì trongviệc hình thành hoặc duy trì một số căn bệnh ?

- Các phản ứng và sự thích nghi của bệnh nhân đối với căn bệnh và việc điều

trị, có tính quyết định trong sự tiến triển của bệnh (kháng cự hoặc chấp nhậnviệc điều trị, lo âu, trầm cảm )

- Các mặt quan hệ : đặc biệt quan hệ giữa người chăm sóc và người được chăm sóc (quan hệ tin tưởng, quyền lực, tâm trạng bất lực ) Đồng thời quan

hệ giữa bệnh nhân và gia đình, giữa bác sĩ với gia đình bệnh nhân hoặc bác sĩ vàbệnh nhân với xã hội (cách suy nghĩ của xã hội về sức khỏe và bệnh tật )

- Những yêu cầu của bệnh nhân trong quan hệ và tình cảm đối với bộ phận y

tế và thân nhân (được trấn an, cảm thấy được nâng đỡ ) Các cuộc thăm dò chothấy : hơn 50% bệnh nhân đến gặp bác sĩ tổng quát, không có bệnh thương tổn.Vậy phải trả lời sao đây ? Thường, phía sau những lời than thở về căn bệnh thểxác, ẩn chứa một yêu cầu tình cảm và mối quan hệ mà bác sĩ cần giải mã để cóđáp ứng thích đáng

- Việc chăm sóc liên quan đến nhân cách của bác sĩ : cách khám bệnh, cung cấp

thông tin , chỉ định điều trị, chăm sóc, đồng hành

Tâm lý y khoa đề nghị một tiếp cận y khoa tổng quát cho cá nhân bệnh nhân

gồm các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội và lịch sử

Trang 6

Tâm lý y khoa dựa trên nhiều phương pháp khác nhau : giao tiếp, phân tâm,

tập tính học, di truyền

Tóm lại, ta có thể nói mục đích chung của Tâm lý y khoa là :

- Hiểu rõ hơn những điều BỆNH NHÂN nói, trải nghiệm, cảm thấy, để chăm sóc,

điều trị bệnh nhân tốt hơn

- Hiểu rõ hơn thế nào là NGƯỜI CHĂM SÓC, hiểu những gì mình trải nghiệm, cảm nhận và phản ứng thế nào với tư cách là người chăm sóc, để trong quan hệ với bệnh

nhân, đặt mình đúng vị trí, nhằm chăm sóc tốt hơn

- Hiểu rõ hơn diễn tiến giữa BỆNH NHÂN VÀ CÁN BỘ Y TẾ, quan hệ giữa người chăm sóc và người được chăm sóc.

2) Lợ i ích của tâm lý y khoa trong y học.

Trong việc chăm sóc hằng ngày, các bạn đồng hành với những con người đau khổ, cácbạn làm việc với nỗi đau thể chất và tâm lý

Các bệnh nhân thường muốn gặp bác sĩ để được lắng nghe và được chăm sóc, hơn làđược xem như « đồ vật phải sửa chữa”

Trang 7

Mục đích của bài này là để các bạn, những bác sĩ tương lai, ý thức khía cạnh tâm lýkhác nhau của nghề chăm sóc

Thật vậy, ta không thể chăm sóc bệnh nhân mà không chú ý đến chiều kích tâm lý và mối quan hệ hiện diện trong mỗi giai đoạn điều trị, từ buổi khám đầu tiên có khi cho

đến lúc nhập viện

Bài này giúp các bạn có một cái nhìn khá rộng về những khái niệm tâm lý khác nhau :tâm lý phát triển tùy theo nhóm tuổi, sự phát triển nhân cách và những rối loạn nhâncách Các bạn cũng sẽ được giới thiệu những trắc nghiệm và trị liệu tâm lý Chúng ta

sẽ nói nhiều hơn về tâm lý y khoa : phản ứng của bệnh nhân trước bệnh tật, thông báochẩn đoán, giao tiếp giữa người chăm sóc (cán bộ y tế) với bệnh nhân, bệnh tâm thể

TL lâm sàng và TL y khoa cung cấp những thông tin và kiến thức cho các bác sĩ tươnglai để bác sĩ có thể hiểu bệnh nhân của mình là con người đau khổ vì một căn bệnh.Cùng với kỹ thuật thường dùng, nó giúp bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tốt hơn bằng cáchquan tâm đến những dữ liệu tâm lý (nhân cách, lịch sử của bệnh nhân)

Đây không phải là một nghề bình thường mà các bạn đã chọn Đó là một nghề đặc biệt

vì những kiến thức mà các bạn học sẽ được áp dụng trên con người

- Tâm lý y khoa nhìn người chăm sóc (cán bộ y tế) dưới một góc cạnh hơi kháccác môn học khác mà các bạn học Các môn khác không hoặc ít quan tâm đếnnhững gì bạn có thể trải nghiệm, cảm nhận

- Cán bộ y tế thường được xem như người áp dụng những kiến thức, kỹ thuật ykhoa (chẩn đoán và điều trị)

Còn tâm lý y khoa quan tâm đến bác sĩ không chỉ đơn thuần là một kỹ thuậtviên mà là một con người, một cá thể riêng biệt với những cảm xúc, lựa chọn,

sở thích, mong muốn riêng của bản thân

Là con người, vì thế cách bạn suy nghĩ và phản ứng đều mang tính quyết địnhtrong mối quan hệ mà bạn sẽ thiết lập với bệnh nhân

Trang 8

Mỗi bạn có một « phong thái riêng » : ví dụ một số sẽ chú ý lắng nghe những gìbệnh nhân cảm nhận, thậm chí « xúc động » trước những gì bệnh nhân trảinghiệm Một số khác sẽ có một khoảng cách, quan niệm sự can thiệp của họ sẽ

có kỹ thuật hơn Tâm lý y khoa không can thiệp để đánh giá tính tích cực hoặc

tiêu cực của phong thái cá nhân, mà là giúp mỗi người trong các bạn hiểu biết

và tự vấn vị trí của chính mình.

Động cơ nào để tôi chọn nghề bác sĩ ? Những khó khăn tôi có thể gặp trong mối quan

hệ của tôi với bệnh nhân ?Làm thế nào để vượt qua ? Trước niềm tin tuyệt đối của một

số bệnh nhân vào tôi, tôi phải như thế nào ?

- Vậy, dù nhân cách, sở thích hoặc chuyên ngành tương lai của bạn là gì thì tâm

lý y khoa cũng giúp bạn chăm sóc bệnh nhân tốt hơn với những gì bạn có

Tại sao tâm lý y khoa   ? Vài điểm của câu trả lời

Vì, như chúng ta thấy con người gồm thể xác và tinh thần, vậy làm sao chúng

ta chăm sóc thể xác mà không quan tâm đến tinh thần

Vì thực ra chúng ta đã làm tâm lý y khoa nhưng không biết điều đó và cá nhân đã suy nghĩ nhiều chi tiết và làm việc trong nhóm, cùng chia sẻ kinh nghiệm và

những phát minh

Vì y khoa đụng đến những chiều kích cơ bản của bệnh nhân và của chính bản

thân chúng ta (sự sống, cái chết, nỗi đau, gia đình, giới tính, xã hội), sự gần gũi về cơthể và tinh thần của chủ thể, và ở đó tâm lý có thể giúp chúng ta

Vì trạng thái tinh thần ảnh hưởng đến bệnh, sự lành bệnh (hợp tác điều trị hay kháng cự, chiến lược coping (đối đầu), liên minh trị liệu) Nếu khía cạnh tâm lý

có thể ảnh hưởng đến sự phát hoặc lành bệnh, điều đó không có nghĩa là bệnh làkhông có thật

Vì bản thân bác sĩ cũng là con người và làm công việc có mối quan hệ, khó khăn và phức tạp Bác sĩ cần làm việc với mối quan hệ của mình với bệnh nhân, có

Trang 9

cái nhìn khách quan hơn, vì vậy, chính mình phải hiểu bản thân hơn.

Vì chính bản thân bác sĩ phải làm việc trên khoảng cách của mối quan hệ này (chống chuyển cảm) để đối với bệnh nhân, không phải quá xa cũng không quá

gần như bạn bè, vì sự đồng hóa lẫn nhau sẽ cản trở việc điều trị

Vì căn bệnh, việc chẩn đoán, điều trị, đội ngũ cán bộ y khoa, việc thường xuyên lui tới bệnh viện thay đổi chủ thể, tình huống, sự trải nghiệm nội tâm, cương vị xã hội và vai trò của bệnh nhân (bệnh làm sống dậy những vấn đề tâm lý

bên trong và tổn thương đến lòng tự trọng, bệnh có ý nghĩa gì trong lịch sử của bảnthân ?)

Vì bệnh ảnh hưởng đến gia đình, người thân của bệnh nhân (gây đau khổ

nơi người thân) và điều này cần lưu ý và thậm chí phải quản lý

Vì bác sĩ thường đồng hành với công việc của bệnh tật, như là công việc để

tang Tham khảo những giai đoạn khác nhau để chấp nhận bệnh tật, gần với giai đoạn

chấp nhận cái chết (KUBLER-ROSS, 1975) : chối bỏ (sững sờ, phủ nhận), giận dữ(với bác sĩ), mặc cả, thương lượng (với người chăm sóc, gia đình, tôn giáo), trầm cảm,chấp nhận, hy vọng (dẫu sao cũng phải vượt qua)

Vì bác sĩ làm việc với các đồng nghiệp (ê-kíp).

Vì chính bác sĩ thường là người tiên phong, nhà nghiên cứu, đào tạo, cần có

một sự đào tạo có tính nhân đạo và có mối quan hệ

TÓM TẮT : Mục đích của Tâm lý y khoa là cung cấp cho bạn công cụ giúp hiểu

rõ hơn bệnh nhân, hiểu rõ bản thân bác sĩ và những gì xảy ra trong mối quan hệ của bệnh nhân/bác sĩ để giúp hành động và phản ứng tốt hơn với nhân cách của chính bản thân

BÀI 2 – 3 KHÁI NIỆM VỀ TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN THEO LỨA TUỔI

GIỚI THIỆU

MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC

Mục tiêu của bài này là cung cấp cho các bạn những điểm mốc cố định và

rõ ràng

Trang 10

- Giúp các bạn lượng giá chất lượng phát triển của chủ thể

- Để có thể phân biệt được sự bình thường với bệnh lý.

Kiến thức giúp các bạn

- chẩn đoán

- Hiểu và xây dựng mối quan hệ chất lượng với bệnh nhân

=> Quan trọng đối với bệnh nhân: cảm thấy được hiểu => thiết lập mối quan hệ tin tưởng => ảnh hưởng của mối quan hệ trên chất lượng chăm sóc và phục hồi

= điều mỗi người đạt được và kéo dài suốt cuộc đời

!!! Cơ thể và tinh thần liên kết chặt chẽ với nhau / ảnh hưởng với nhau

Sự phát triển bình thường của trẻ về mặt tâm lý bao gồm các lĩnh vực khác nhau:

- Nhịp điệu khác nhau : nhịp điệu của thành tựu là duy nhất cho mỗi trẻ

Ví dụ : Nam biết đi lúc 10 tháng còn Thi là 13 tháng

Trang 11

2) Thời kỳ nhạy cho việc học tập

Những nghiên cứu chứng minh : có « thời kỳ quyết định » cho mỗi thành tựu (điều đạt được) = nghĩa là thời kỳ đặc biệt nhạy cho việc học một điều gì đó.

Ta biết rằng nếu trẻ không biết đi trong giai đoạn bình thường (khoảng từ 9đến 20 tháng) thì trẻ có khó khăn để học đi sau này

Ví dụ: học ngoại ngữ ở trẻ em (một cách tự nhiên) hoặc người lớn ( phải đầu

tư nhiều)

B) Yếu tố ảnh hưởng đến sư phát triển

1) Sự trưởng thành của hệ thần kinh

Mỗi thành tựu = cần có khả năng vận động và khả năng về trí não

Ví dụ: 9 tháng tuổi, ta không thể yêu cầu trẻ sạch sẽ bởi vì các cơ vòng chưa hoạt động

=> Do đó, điều quan trọng là phụ huynh và các nhà chuyên môn phải tôn trọng nhịp điệu của trẻ

2) Môi trường

¤ Sự phát triển của trẻ không chỉ phụ thuộc vào trang bị sinh lý

=> Vai trò cơ bản của môi trường (tất cả những gì xung quanh trẻ)

- Môi trường : cơ cấu gia đình, anh em, trường học, bạn bè, tôn

giáo……

- Tình huống lệ thuộc tuyệt đối của trẻ = không thể tồn tại bằng cách riêng của mình

Ví dụ: để học ngôn ngữ (dù trẻ có khả năng nhận thức và vận động để học), cần phải ở trong môi trường mà mọi người nói, nghe âm thanh

Ví dụ: Trẻ ít được kích thích (bằng mối quan hệ, ngôn ngữ, trò chơi) => chậm phát triển trong mọi lĩnh vực

¤ Khoa học thần kinh đã chứng minh rằng việc học có một vai trò quan trọng trong hoạt động của vỏ não Thật vậy, một trẻ càng phát triển những

thành tựu mới, nó càng tạo ra sợi liên bào mới và não trở nên hiệu quả hơn

Trang 12

=> Vai trò cơ bản của môi trường, của sự kích thích và của những ngườixung quanh

C) Tính không liên tục và những rối loạn của sự phát triển

1) Sự phát triển không hài hòa

Lưu ý: sự phát triển của trẻ => phụ thuộc vào các yếu tố cơ thể và môi

trường nơi trẻ lớn lên Tuy nhiên, đôi khi sự phát triển không phải lúc nào cũng hài hòa và liên tục Các yếu tố khác có thể can thiệp vào như:

- Cấu tạo nền tảng không tốt (dị tật bảm sinh)

- Chưa trưởng thành đủ (trẻ sinh non)

- Bất thường nhiễm sắc thể ( trẻ bị bệnh đao)

- Chấn thương hoặc nhiễm trùng cận sản

Sự ngừng hoặc chậm phát triển ảnh hưởng đặc biệt lên lĩnh vực trí tuệ

!!! rối loạn này càng xuất hiện sớm trong đời sống của trẻ, thì hâu quả càng nghiêm trọng và không thể đảo ngược được!.

2) Khái niệm độ co giãn của não

!!!Nếu rối loạn phát triển có thể có tác động nghiêm trọng đến tương lai của trẻ, thì khoa học thần kinh cũng đã chứng minh ở nơi trẻ nhỏ "não có

Và chính ở điểm này, các bạn, những bác sĩ, đóng một vai trò quan trọng

trong sự phát triển tốt của trẻ

Trang 13

II SỰ PHÁT TRIỂN TỪ KHI SINH RA CHO ĐẾN TUỔI VỊ THÀNH

NIÊN

Đây là giai đoạn mãnh liệt nhất của sự phát triển Trong suốt thời kỳ này,

nhân cách, trí tuệ, kỹ năng vận động, xã hội,mối quan hệ và tình cảm của trẻđược hình thành

- Đời sống trong bụng mẹ và khi sinh ra

- Năm đầu đời

- 2-3 tuổi

- 3-6 tuổi

- 6-12 tuổi

A) Đời sống trong bụng mẹ và khi sinh ra

1) Trước khi sinh ra

Thai nhi có giác quan và sẽ phát triển các giác quan có vai trò quan trọng

trong giao tiếp

- Nhạy cảm và phản ứng với giọng nói của người mẹ (và trẻ sẽ nhận biết khi sinh ra)

Ví dụ: thính giác từ tháng thứ năm trong bụng mẹ

- Nhạy cảm với tiếng động, trẻ nghe tiếng động cơ thể của mẹ + âm thanh bên ngoài

¤ Sự tách rời mẹ-con đầu tiên , từ nay bé không còn là một phần của mẹ,

bé hiện hữu một cách tách biệt

= đôi khi người mẹ có khó khăn về mặt cảm xúc = trầm cảm sau khi sinh

!!! Là bác sĩ

= Vai trò nâng đỡ các bà mẹ gặp khó khăn càng sớm càng tốt

Trang 14

= trấn an, nâng đỡ và tư vấn vai trò làm mẹ

 Giai đoạn này đánh dấu bằng một mối quan hệ rất gần gũi về tâm lý và

cơ thể Để đánh giá mối quan hệ này người ta nói đến sự cộng sinh

hoặc sự hợp nhất, nghĩa là, mẹ và con dường như chỉ là một người

¤ Bé sơ sinh = một đối tác tích cực trong giao tiếp

Khi sinh ra, bé có một số phản xạ (=phản ứng vận động không tự

nguyện):

- Phản xạ mút

- Ngẫu nhiên nắm bắt đồ vật mà không thể đưa chúng vào miệng

- Cử động các ngón tay, cánh tay, chân

Dần dần, bé sẽ thích ứng phản ứng của mình với các tình huống gặp

phải

Vậy bé tích cực trong mối quan hệ với người khác ( nhìn, cười, la,

bi bô)

!!! Điều quan trọng là để ý xem trẻ muốn nói gì với chúng ta

Thomas Berry Brazelton (Video), một bác sĩ nhi khoa người Mỹ đã nghiên

cứu giai đoạn này của cuộc sống:

- Ông ngạc nhiên bởi các kỹ năng xã hội và quan hệ của trẻ sơ sinh

- Trong công việc của mình,ông quan tâm giúp phụ huynh khám phá ra

những kỹ năng đó của bé

- Tìm cách để dành ưu tiên cho mối quan hệ cha hoặc mẹ-trẻ và đặc biệt là

mối quan hệ mẹ -trẻ vì mối hệ này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển

thể chất và tâm lý của trẻ ở hiện tại và tương lai

Ví dụ: Tiếng la dữ dội của bé khi nhu cầu không được đáp ứng làm cho mẹ

hiểu là bé chưa có khả năng chờ đợi "Bé là tất cả, ngay lập tức." Ở tuổi

này, điều quan trọng là trẻ nhận được những gì trẻ yêu cầu Ở đây vai trò củangười mẹ rất quan trọng cho sức khỏe tâm thần trong tương lai và cho cáchcấu tạo tâm lý tốt của trẻ

B) Năm đầu đời

Trang 15

¤ Cơ cấu môi trường: dần dần trẻ phân biệt được sự khác nhau giữa cái

gì là của trẻ, và của “người khác"

¤ Xuất hiện ngôn ngữ: nói từ đơn, 12 từ rồi nhiều hơn

¤ Phát triển vận động : cười đáp ứng / có thể giữ được đầu / biết lật / ngồimột mình Khoảng 12 tháng biết đi

¤ Mối quan hệ với mẹ (hoặc người làm chức năng người mẹ) được đánh dấu bởi tính hai mặt Cơ bản vẫn còn: lo hãi xa cách (tháng thứ 4), và lo hãi bị bỏ rơi (tháng thứ 8) trong những năm đầu đời

Bước đầu trải nghiệm sự vui thích: vai trò của da (sờ) và miệng (bữa ăn) và những ấm ức đầu tiên (ví dụ như cai sữa)

 Biến động xa cách từ từ và cá thể hóa

!!! Sự xa cách quá lâu giữa cha mẹ và trẻ có thể gây ra những hậu quả bệnh

lý : bé dần dần thu mình lại và rơi vào trang thái trầm cảm : đó là « hội chứng vắng mẹ »

- Trạng thái trầm cảm xảy ra ở một số trẻ bị xa cách mẹ sớm Rối loạn tình cảm này đã được nhà phân tâm Rene Spitz lý thuyết hóa

- Ba giai đoạn vắng mẹ:

+ giai đoạn khóc (vì trẻ biết trước là tiếng khóc làm mẹ quay về)

+ giai đoạn rên rỉ, giảm cân và ngưng phát triển

+ giai đoạn thu mình và từ chối tiếp xúc

Kết luận về năm đầu đời

=>Chúng ta đã làm nổi bật tầm quan trọng của khía cạnh tình cảm trong mối quan hệ đầu tiên mẹ-con

Mối quan hệ người chăm sóc – trẻ cũng có khía cạnh tình cảm Người chăm

sóc đóng vai trò như một người mẹ thay thế mà mà trẻ hằng mong đợi

Từ các kiến thức này, chúng ta có thể làm việc với người lớn Tình huống

các bệnh nhân rất lệ thuộc (rất cần được chăm sóc) làm liên tưởng đến tính lệthuộc của trẻ Người chăm sóc (thầy thuốc) cảm thấy khó chịu đựng và bị áplực trước thái độ yêu sách, toàn quyền, « tất cả, ngay lập tức », nên có thể

Trang 16

cảm thấy có tính hai mặt với bệnh nhân Người chăm sóc có thể làm tất cả(như mẹ làm thỏa mãn con) hoặc không làm gì cả (như mẹ bị ấm ức)…

Phân tích các hiện tượng quan hệ này gắn liền với bối cảnh sẽ giúp người

chăm sóc phản ứng một cách chuyên nghiệp và không xét đoán bệnh nhân

C) Khoảng 2-3 tuổi

Cuối năm thứ hai, trẻ bắt đầu khẳng định mình như một người tự chủ :

- Xuất hiện khả năng thể hiện điều này và điều khác

 hiểu được thế giới, suy nghĩ , giao tiếp

- Ngôn ngữ ( từ ngữ ,phong phú, câu , đạt được khoảng 3 -5 tuổi)

 Giao tiếp với người khác

- Đi ( tự chủ về vận động ) Khám phá thế giới xung quanh

 Bây giờ trẻ có thể quyết định , điều khiển cơ thể của mình

- Xuất hiện từ « Không » khả năng khẳng định mới đối với sự đối nghịch

của cha mẹ Tạo khoảng cách giữa trẻ và thế giới Từ « có » sẽ đạtđược sau

- // đạt được sự tự chủ với người khác

 Khẳng định nhân cách

- Học sạch sẽ

- Học hoãn lại sự hài lòng và lòng ham muốn của mình và chịu đựng sự

ấm ức

Kết luận về giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi : Trong giai đoạn này, trẻ hướng về sự

tự chủ nhiều hơn từ các kinh nghiệm của trẻ qua các trò chơi với người khác, qua việc học tập (vệ sinh, ăn uống và mặc quần áo) và cuối cùng, qua sự tự chủ về ngôn ngữ khá hơn

D) Khoảng 3 - 6 tuổi

- Sử dụng « ngôi thứ nhất » để nói về bản thân => khái niệm về nhân

thân

- Giai đoạn phong phú về câu hỏi và khám phá thế giới xung quanh trẻ

 Giai đoạn «   tại sao?   »

Trang 17

Việc trẻ tò mò là bình thường và lành mạnh nhưng có thể gây mệt chocha mẹ vì cha mẹ bị trẻ hỏi nhiều Ví dụ : trẻ hỏi về giới tính khác nhau

- Khám phá các bộ phận mới của cơ thể, nhất là bộ phận sinh dục củabản thân Sụ khám phá này đi kèm với sự vui thích và kích thích Điềunày là bình thường

- Nhận thức sự khác biệt giới tính điều này giúp trẻ từ từ xác định bảnthân là trai hay gái

Thật vậy, trẻ sẽ khám phá ra rằng một số người có dương vật (nam) vànhững người khác thì không có Sự khác biệt về giới tính gợi nơi trẻnhững câu hỏi về nguồn gốc của trẻ, về sự mang thai Người ta nói

đến sự "tò mò về giới tính " của trẻ.

Trẻ hiểu rằng trẻ khác với người khác

Người sáng lập ngành phân tâm học, S Freud đã phát triển một lý thuyết được gọi là Mặc cảm Oedipe Theo lý thuyết này, trẻ sẽ trải nghiệm tình yêu dành cho cha hoặc mẹ khác giới với trẻ và cảm thấy thù địch với cha hoặc mẹcùng giới với trẻ

Ví dụ, bé gái sẽ bắt đầu từ từ tách mẹ để phát triển một tình cảm gắn bó với

cha Chúng ta thường nghe các bé gái nói " lớn lên, con sẽ lấy cha " hoặc

ta thấy bé trai gắn bó với mẹ, nhìn mẹ với cặp mắt yêu thương

Khi đó, vai trò của cha mẹ là nhắc nhở con về sự khác biệt thế hệ giữa cha mẹ-con cái Điều này cần thiết để mỗi người có vị trí riêng của mình, nghĩa là, với nhân thân nam , nữ , cha mẹ hoặc con cái

- Dần dần, trẻ sẽ hiểu rằng điều đó là không thể, có một sự cấm đoán , hạn chế ham muốn của mình Trẻ sẽ dần dần tách rời tình yêu với cha hoặc mẹ khác giới để đồng hóa với cha mẹ cùng giới

Ví dụ, ta thấy những bé gái đeo trang sức, giày dép của mẹ hoặc trang điểm

để giống mẹ

-Từ từ trẻ sẽ chuyển từ mối quan hệ hai người (cha hoặc mẹ khác giới) sang

mối quan hệ ba người :đó là "mối quan hệ tam giác"

Kết luận giai đoạn 3-6 tuổi

Trang 18

 Giai đoạn này đánh dấu một sự chuyển biến của các mối quan hệ giữa trẻ với cha mẹ

 Sự nằm viện có thể đẩy một số bệnh nhân phát triển một mối quan hệ quyến rũ người chăm sóc

 Chính bác sĩ là người điều chỉnh vị trí của bệnh nhân, để giúp bệnh nhân

ở đúng vị trí, và luôn tôn trọng họ như là một chủ thể (như cha mẹ làm cho con)

E) Khoảng 6 – 12 tuổi

!!! 6 tuổi « kết thúc giai đoạn Œdipe » => « Thời kỳ tiềm ẩn»

- Hoạt động xung năng do khám phá giới tính dịu lại

=> Sự phát triển tâm lý dường như được giải tỏa về giới tính và hướng về

- Về mối quan hệ , trẻ sẽ mở rộng lãnh vực xã hội (cho đến bây giờ, trẻ giới

hạn trong gia đình) ra phía bên ngoài tách ra khỏi gia đình một phần và tạo ra những mối quan hệ mới với bạn bè

=> Thời kỳ này kết thúc bằng sự khởi đầu của tuổi vị thành niên nghĩa là tuổidậy thì

Kết luận

- Sự phát triển của con người được diễn ra theo từng giai đoạn

- Trong những giai đoạn này, một số tiến trình tâm lý hình thành

- Các giai đoạn này có thể nói là "quyết định", Đó là những giai đoạn thay đổi,

vì thế dễ bị tổn thương

- Là bác sĩ, chắc chắn các bạn phải đối diện với những bệnh nhân có hành vi

như các trẻ nhỏ Họ muốn các bạn quan tâm đến họ, muốn được chăm sóccho ăn uống thậm chí tắm rửa Hiện tượng này có thể kỳ lạ nhưng thực tế nó

Trang 19

lại thường xuyên và bình thường Nó giúp bệnh nhân tự bảo vệ khỏi bệnh tậtbằng cách tìm sự thoải mái ở môi trường xung quanh như khi họ còn nhỏ

Vì thế người thầy thuốc có thể sử dụng sự thoái lùi này một cách tích cực vìtrạng thái lệ thuộc như trẻ con của bệnh nhân giúp bệnh nhân chấp nhận mộtcuộc phẫu thuật, một sự điều trị bằng thuốc, những sự chăm sóc đặc biệthoặc một sự nghỉ ngơi hoàn toàn Tuy nhiên cũng phải lưu ý đừng để hành vinày kéo dài quá lâu, và phải giúp bệnh nhân tái thích nghi với kiểu hoạt độngcủa người lớn

III TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (TVTN)

A) Định nghĩa

Trẻ vị thành niên

= là người « đang lớn »

1) Tuổi vị thành niên

- Giai đoạn thay đổi Cá nhân ở giữa tuổi thơ và tuổi trưởng thành

- Giai đoạn được gọi là "tuổi dậy thì" xung năng tình dục thức tỉnh, với

trẻ vị thành niên, sự kích thích tính dục là bình thường , là nguồn thíchthú và đối khi là nguồn khó chịu

- Giai đoạn khủng hoảng và hỗn loạn trong giai đoạn này nhiều thống số

bị thay đổ = «  khủng hoảng tuổi vị thành niên » 

- Được trải nghiệm một cách khác nhau tùy vào đặc tính của mỗi cá nhân

và văn hóa của mỗi người

 Hiện tượng phổ quát mỗi người phải trải qua theo cách riêng của mình

 « một tiến trình phát triển chung cho tất cả

 buộc bộ máy tinh thần chuyển đổi để hội nhập với dữ liệu mới do những thay đổi này mang lại:

o cơ thể của tuổi dậy thì

o và những hậu quả tâm lý xã hội kéo theo

Trang 20

2) Đầu và cuối

- Bắt đầu tuổi vị thành niên: từ khi xuất hiện các biểu hiện cơ thể

- Tuy nhiên, khó để đưa ra một điểm mốc chính xác cho sự kết thúc của thời

kỳ này Người ta xem cuối tuổi vị thành niên là sự khởi đầu bước vào giai đoạn trưởng thành, nhưng chúng ta biết là điều này phụ thuộc vào đặc điểm

riêng của cá nhân và văn hóa

3) G iai đoạn mấu chốt

- Giai đoạn mấu chốt của sự thay đổi cơ thể

Đối tượng phải thích nghi với mối quan hệ mới : cơ thể, không gianĐây cũng là thời gian mà trẻ bước vào bản năng giới tính

- Giai đoạn mấu chốt của sự phát triển nhân cách

• Việc tìm kiếm một hình ảnh mới về bản thân sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của xã hội và đặc biệt của bạn bè

• Tìm kiếm và khẳng định nhân thân của mình (mỏng giòn)

• Có khoảng cách với cha mẹ (và nói chung với người lớn đã từng có

vị trí quan trọng trong thời thơ ấu) và sự mong đợi của họ

Tuổi vị thành niên là chuyển động kép:

- Sự khác biệt đối với gia đình / nhu cầu độc lập đối với uy quyền

- Nhu cầu thuộc về một nhóm , để cảm thấy được kết nối với bè bạn

Và điều này nằm trong quá trình giải phóngt, tìm kiếm sự tự do và tính xác thực

 Điều này giải thích một số rối loạn tâm thần có thể xuất hiện ở lứa tuổinày (chán ăn, trầm cảm, hystérie, tâm thần phân liệt)

B) Những thay đổi chính

1) Về mặt cơ thể

- Sự thay đổi của cơ thể do ảnh hưởng của nội tiết tố

Phản ứng và hành vi của trẻ vị thành niên có thể được giải thích do sự thayđổi cơ thể mà trẻ không làm chủ Điều đó có thể tạo một cảm giác phản bội:+ Chủ thể không làm chủ được cơ thể mình

Trang 21

+ Cơ thể phản bội những cảm xúc và ước muốn sâu kín (đỏ mặt, đổ mồhôi )

+ Cơ thể trở thành nhân chứng của dòng dõi (giống cha mẹ)

Vậy có một khoảng cách giữa tinh thần, tâm lý của trẻ vị thành niên với cơthể

- học cách tái thích nghi với cơ thể của mình

- Chiến lược ít nhiều cực đoan

Ví dụ: qua cách ăn mặc, hoặc thực hiện trên chính cơ thể của mình (nhưxâm mình, đục lỗ đeo khoeng, cắt tóc)

2) Về mối quan hệ

- Từ khóa của giai đoạn này là tự lập

Về mặt trí tuệ cũng như sinh lý, trẻ vị thành niên tìm cách có một khoảng cách

và độc lập với người lớn và đặc biệt với cha mẹ

Mục đích là để khẳng định sự khác biệt của mình

- Xuất hiện những hành vi thái độ mới mà người xung quanh khó có thể chấpnhận được

- Hành vi chống đối (từ hời dỗi đến hung bạo) ;

- Thay đổi bất chợt và thô bạo

- Phản ứng mãnh liệt ;

- Tính khí đôi khi trái ngược (giằng xé giữa sự lệ thuộc vào cha mẹ và tựlập)

- Sự thay đổi này làm cho trẻ phải chịu đựng và khả năng quản lý của trẻ tùy

thuộc rất nhiều vào mối quan hệ chất lượng đầu tiên (đạt được sự tự tin vào

bản thân và thấy mình có giá trị, có được một số tự lập về mặt tâm lý) Việc cóđược một khoảng cách với cha mẹ đòi hỏi trẻ vị thành niên phải lường được

khả năng của chính bản thân (Tôi có thể tự giải quyết được tới đâu ? Điểm nào tôi còn cần đến sự giúp đỡ của cha me?).

Đối với những trẻ dễ bị tổn thương nhất, trẻ sẽ phải đối mặt với những gì trẻ còn thiếu, trẻ cảm thấy chưa đạt được và điều đó buộc trẻ quay về với cha

mẹ (lỗ hổng trong sự nhận thức về bản thân)

Trang 22

+ Gỡ mối liên kết phụ thuộc vào cha mẹ

+ Tham gia vào mối quan hệ chặt chẽ với bạn bè

3) Về mặt nhận thức

Từ độ tuổi này, tư duy của đối tượng được hoàn thiện và có thể không cần đến những dụng cụ trực quan để đi vào lý luận trừu tượng (chính thức suy nghĩ)

+ TVTN sẽ có thể bước vào những suy nghĩ hiện sinh (triết học, sự trầm tư) + Suy nghĩ trở thành một nguồn vui thích.

IV TUỔI TRƯỞNG THÀNH VÀ NHỮNG KHỦNG HOẢNG CỦA CUỘC SỐNG

Những giai đoạn lớn của sự phát triển dường như chấm dứt vào cuối

tuổi vị thành niên và chủ thể phải duy trì sự thăng bằng đã đạt được

Thành tựu nhân thân ổn định, tuy nhiên vai trò xã hội thì không bao giờchấm dứt

- Đó là một tiến trình năng động đi theo suốt cuộc đời và vì thế sự

thăng bằng có thể bị đảo lộn vào những thời điểm đặc biệt

Thật vậy, sự thay đổi những yếu tố bên trong hoặc bên ngoài có thể tạo ra sựmất quân bình cho mỗi người và trước tình trạng đó, mỗi cá nhân phải đốidiện và có những chiến lược để thích nghi

Ví dụ, chúng ta có thể nêu ra:

- Sự sinh đẻ (người phụ nữ trở thành người mẹ, không chỉ là một người vợ)

- Giai đoạn chuyển qua tuổi 40 ở phương Tây (có thể các bạn có một thời điểm khác quan trọng hơn),

- Thời kỳ mãn kinh (khả năng sinh sản sinh lý của phụ nữ, cần tìm một cái gì

K ết luận

TVTN = Thay đổi mối quan hệ với cơ thể, những người khác, với bản thân

 Tham gia trong việc khẳng định nhân thân của mình

 định vị và cơ cấu lại bản thân qua các vấn đề quan trọng:

 Triển vọng nghề nghiệp

 Mối quan hệ với người khác

 Quan hệ với người khác phái

 giá trị và tín ngưỡng

Chúng ta thấy rằng tuổi vị thành niên là thời kỳ khủng hoảng và tế nhị trong sự phát

triển Tuổi vị thành niên là thời kỳ chuyển tiếp giữa hai lứa tuổi Cuộc khủng hoảng này

qua đi, nhân cách người lớn sẽ xuất hiện

Trang 23

khác, dấu hiệu tuổi già, hết kinh nguyệt…)

- Con cái ở riêng

- H ưu trí (không cón hoạt động, liên hệ với đời sống xã hội , đặt vấn đề về ý nghĩa của cuộc sống)

+ Đây là những thời kỳ mà chủ thể trải qua trong cuộc đời của mình, không

vãn hồi được, điều này tạo nên một phản ứng để tang (chấp nhận sự mất

mát) có thể đi kèm theo những rối loạn cơ thể, trầm cảm hoặc thoái lùi (nhucầu quay về lại với cha mẹ, để cho người khác cưu mang chăm sóc mình)

+ Điểm chung của những giai đoạn khủng hoảng này là đối diện với tuổi già đang tiến tới, khả năng và ham muốn của chủ thể bị hạn chế

Là bác sĩ, các bạn phải đối diện với những bệnh nhân trải qua những loạikhủng hoảng này, một số bệnh nhân cần sự thoái lùi và cần người thầy thuốcchăm chữa các bạn có thể cải tiến việc chăm chữa và tạo điều kiện thuận lợicho việc chữa lành nếu các bạn chú ý kích thích, giới thiệu cho họ những lợiích, thú vui mới và đồng thời, qua mối quan hệ, các bạn tạo cho họ một bốicảnh an toàn và bảo vệ họ

IV TUỔI GIÀ

Thời gian trôi qua, chủ thể không chỉ đối diện với :

- sự mất mát của người thân

- mà còn đối diện với tuổi già ập đến trên chính cơ thể của mình.

+ Sự thay đổi của cơ thể và mối quan hệ của nó tác động lên tâm trí củachủ thể

Ví dụ ở người phụ nữ sự giảm chức năng của cơ thể bắt đầu từ tuổi mãn kinh

và được trải nghiệm như một sự mất mát nhân thân nữ giới hoặc ngược lại làmột sự an ủi

Trang 24

- Về khả năng trí tuệ (trí nhớ).

- Việc ý thức sự giảm sút này đối với chủ thể quả là khó khăn và đau đớn.Chủ thể phải chấp nhận thấy mình bị giảm giá trị và phải để tang (chấp nhận

sự mất mát) những khả năng của mình đã có lúc trước

Việc ý thức này được thực hiện từng bước và thường là chậm trễ

- Mối quan hệ với môi trường xung quanh rất thay đổi Mối tương tác và cảmnhận giữa cá nhân và môi trường xung quanh của chủ thể rất tiêu cực Điều

đó gây ra sự thu mình ở người lớn tuổi, thu hẹp lại môi trường và vùng hoạtđộng của họ

B) Phản ứng trước sự mất mát

Trước những thay đổi này, nhiều phản ứng có thể xảy ra :

- Không chấp nhận, thậm chí chối bỏ: chủ thể từ chối nhìn nhận những gì

đang xảy ra cho chính mình, không chấp nhận Thái độ này giúp chủ thể

tự bảo vệ và giữ lại hình ảnh đẹp của chính bản thân

- Nhốt mình lại trong sự thoái lùi: sẽ không tốt nếu tình trạng này kéo dài

- Sự thoái lùi đi kèm theo sự tổ chức lại

- Từ khóa : sự mất mát, chủ thể sẽ phải điều chỉnh và hội nhập

= mất: những người thân, sự trẻ trung năng động, sự tự lập, cơ thể củamình, )

- nguy cơ có hành vi thoái lùi,

= cách thích nghi phản ứng giúp cho người lớn tuổi cảm thấy an toàn trướcmôi trường bên trong và bên ngoài , môi trường này trở nên đe dọa

C) Giai đoạn tổng kết

Đây là thời kỳ tổng kết :

- Chủ thể nhìn lại cuộc đời mình

- Tổng kết tích cực (chủ thể sẽ lại đầu tư những kế hoach mới và tái sắpxếp) hoặc tiêu cực (có thể buông trôi theo sự thoái lùi, thậm chí theo sựgiảm sút trí tuệ.)

= Những biểu hiện lâm sàng có thể là trầm cảm, hung bạo, bệnh thực thể.Chúng củng cố thêm cho sự thu mình của những người cao tuổi

Trang 25

Ở đây , việc đồng hành của bác sĩ và đánh giá cao bênh nhân rất quan

trọng Bệnh tật, sự lệ thuộc có thể mang ý nghĩa là lời gọi thậm chí là sự dọadẫm người khác: một người già càng độc lập và tự chủ thì người ta càng ítdành thời gian để gần họ

Ngược lại sự hiện diện của gia đình và người thầy thuốc có một giá trị thànhlũy chống lại sự lo hãi và trầm cảm

Ca lâm sàng   : (Minh họa về sự thoái lùi trở về tuổi nhỏ ở một bệnh nhân trưởng thành)

Ông Tuấn 58 tuổi, bị ung thư và phải nhập viện từ vài tuần nay.

Vì suy tủy, ông buộc một phải theo một chế độ ăn uống vô trùng nghiêm ngặt Ông yêu cầu các cô điều dưỡng cho ăn chỉ bằng bình sữa và thức ăn đóng trong những lọ nhỏ.

Cách cho ăn này đặc biệt gây khó chịu cho gia đình Thật vậy, ông vẫn còn có khả năng nhai thức ăn, cầm đũa hoặc sử dụng dụng cụ ăn uống.

Vì thế các con ông giận ông và từ chối chiều theo ý ông

Làm việc nhóm

- Chúng ta có thể hiểu phản ứng của bệnh nhân này như thế nào?

- Bệnh nhân này dường như quay lại giai đoạn phát triển nào?

- Bạn sẽ tư vấn cho người chăm sóc thái độ nào để thích nghi trước yêucầu này?

- Chúng ta nâng đỡ gia đình thế nào trước phản ứng của người bố?

KẾT LUẬN

Tất cả những người chăm sóc , người thầy thuốc được kêu gọi tìm một vị trítrong biểu tượng lý tưởng của bệnh nhân Vị trí nầy ít nhiều gắn với hình ảnhcha mẹ

« TRONG SUỐT CUỘC ĐỜI CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH , TRẠNG THÁI NÀY NHẰM TÁI TẠO LẠI NHỮNG HÀNH VI CỦA CHÚNG TA TRƯỚC ĐÓ , TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI , CÙNG CẢNH VÀ CÙNG CƯỜNG ĐỘ VỚI NHỮNG NGƯỜI THÂN ĐÓ LÀ MỘT TRONG NHỮNG NÉT ĐÁNG GHI NHẬN TRONG TÂM LÝ CON NGƯỜI « (L.VELLUET)

Trang 26

Sự đầu tư tình cảm của người thấy thuốc là động lực cho nhiều sự tiến triển,tái tổ chức và thậm chí cho sự lành bệnh nhưng đồng thời là nguồn gốc củanhiều thất vọng Đối với bệnh nhân, bác sĩ luôn là người có uy quyền nâng

đỡ (qua lời nói, thuốc men) ; hoặc là người có thể gây thất vọng ( do thiếuquan tâm, thiếu hiệu quả , thiếu quyền năng) ấm ức do sự xa cách của bácsĩ

BÀI 2 KHÁI NIỆM VỀ TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN THEO LỨA TUỔI

Trang 27

 hậu quả của một hiện tượng bên ngoài: không giải quyết sự phát triểntrưởng thành

Bước tiến triển gồm 3 giai đoạn

  Giai đoạn đau khổ và phản kháng : trẻ khóc (tiếng khóc nhằm làm cho

mẹ quay trở lại), đấu tranh, tìm cách theo, gọi cha mẹ Không dỗ dànhtrẻ được, 2-3 ngày sau đó, những biểu hiện ồn ào giảm bớt

  Giai đoạn tuyệt vọng : trẻ từ chối ăn, mặc Trẻ thụ động, không yêu cầu

bất cứ điều gì với người xung quanh Trẻ thu mình và dường như ởtrong trạng thái tang chế nặng Sự phát triển thoái lùi và nhiều triệuchứng cơ thể xuất hiện

 Giai đoạn tách rời : không còn từ chối sự hiện diện của các cô điều

dưỡng, chấp nhận sự chăm sóc, thức ăn, đồ chơi của các cô Nếu mẹxuất hiện trở lại, trẻ có thể không nhận ra hoặc quay lưng lại với mẹ.Thường trẻ la hoặc khóc

Nếu sự tách rời không kéo dài quá, không lặp lại, nếu người mẹ thay thếđóng đủ vai trò của người mẹ thật và nếu môi trường tiếp đón tốt, thì tất cảmọi thứ sẽ đi vào trật tự, không có tình trạng thiếu vắng rõ ràng, tuy nhiênvẫn có sự nhạy cảm hoặc đe dọa tách rời về sau

II Trẻ vị thành niên và bệnh

Ta phân biệt một cách sơ lược hai dạng chính trong trẻ vị thành niên và bệnh:

- hoặc bệnh xảy ra trong thời thơ ấu

- hoặc bệnh xuất hiện ở tuổi vị thành niên

Trong cả hai trường hợp, sự chuyển tiếp của tuổi vị thành niên vẫn luôn là một giai đoạn khó khăn cho người bị bệnh: bệnh một bên, và tuổi vị thành niên một bên, là hai yếu tố có nguy cơ gây ra sự đau khổ tâm lý và thể chất

Sự kết hợp cả hai yếu tố có thể làm cho trẻ vị thành niên khó khăn trong quá trình của tuối vị thành niên Nhiều thay đổi đi kèm trong mối quan hệ giữa chủ thể, bệnh, cha mẹ và đội ngũ chăm sóc sức khỏe

 Vì vậy trẻ vị thành niên phải chịu khó khăn tinh thần vừa bệnh tật vàvừa vấn đề tuổi vị thành niên

Trang 28

Có thể trở nên khó khăn bởi các yếu tố khác nhau:

- Sức mạnh của mối quan hệ với cha mẹ được thành lập trong việc chăm sóc (nhất là với mẹ) trong thời thơ ấu

- Sự chuyển đổi từ "lệ thuộc vào cha mẹ" qua một hình thức lệ thuộc khác , “

lệ thuộc vào điều trị "mà trẻ vị thành niên phải tuân thủ

- Thái độ thoái lùi tình cảm đôi khi mãnh liệt: trẻ vị thành niên có thể có những hành vi tương tự như một trẻ nhỏ

Khám phá thế giới và mối quan hệ với bạn bè

- Một số nghiên cứu chứng minh rằng trẻ vị thành niên đau khổ vì bệnh mãn tính ít có hoạt động xã hội, văn hóa, giải trí, sự cới mở ra phía ngoài

- Trẻ vị thành niên bị bệnh có thể bị bạn bè bỏ rơi, hoặc có những phản ứng thu mình riêng

- Sự xây dựng về tương tự chưa đủ nên không giúp trẻ tách khỏi cha mẹ

Sự tổn thương về lòng tự trọng

Bệnh có thể:

- Ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên về thể chất và tinh thần

- Làm cho trẻ có cảm giác khác người khác

- Làm cho trẻ khó thích nghi với cơ thể của mình và xáo trộn hình ảnh cơ thể

- Gây giảm lòng tự trọng

Nhiều trẻ tìm kiếm ý nghĩa bệnh tật của bản thân, "Tại sao? "Nhưng câu hỏi thực sự là " Tại sao lại là tôi? , người chăm sóc không có câu trả lời

Bản năng giới tính

Tất cả trẻ vị thành niên đều trải nghiệm một biến động tình dục xâm lấn.trong

cơ thể và tâm lý Ta thấy ở bệnh nhân vị thành niên:

- Những vấn đề bình thường của tình dục

Ví dụ như sợ hoặc tin có tổn thương tình dục, không có con

Trang 29

- Mặc cảm tội lỗi, nhất là khi sự bùng nổ bệnh cùng đồng thời với quá trình dậy thì

Ví dụ: trẻ vị thành niên có thể trải nghiệm bệnh như "hình phạt" của xung năng mới

Phản ứng hành vi

- Thường không hợp tác điều trị

Nó có thể có giá trị tự tử hoặc thể hiện một cảm giác, bị bỏ rơi, kiệt sức, Cũng

có thể là một cách để thoát khỏi thực tế của bệnh, bảo vệ lòng ái kỷ và lòng tựtrọng Nó cũng có thể được hiểu là một quá trình của bạo lực và hận thù

chống lại phần cơ thể bị bệnh

- Thái độ khiêu khích đối lập

- Nhạy quá độ với những dấu hiệu bệnh trên cơ thể

- Than thở nhiều về cơ thể

- Gia tăng rối loạn lo âu

- Sự tồn tại của rối loạn trầm cảm

- Hiếm khi có thái độ phục tùng thụ động trước cha mẹ và bác sĩ

Mối quan hệ bác sĩ / bệnh nhân vị thành niên

- Trẻ vị thành niên trở thành đối tượng của việc chăm sóc (khác với trẻ em là vật chăm sóc).

- Xem trẻ vị thành niên như là một đối tác riêng hoàn toàn và không phải là một phần mở rộng của cha mẹ

Do đó, bác sĩ phải lưu ý nói chuyện với trẻ vị thành niên trước sau đó mới đến phụ huynh Nếu bác sĩ có thái độ "gia trưởng nhân từ", có nguy cơ làm tăng hành vi chống đối , không tuân thủ hoặc đối nghịch với sự phục tùng

- Tránh đe dọa hoặc đồng lõa, nhưng xây dựng lại lòng tin với trẻ vị thành niên

- Đôi khi trẻ vị thành niên rất khó bày tỏ ý tưởng trầm cảm của mình với bác

sĩ Bác sĩ phải rất cảnh giác với sự đau khổ không được bày tỏ

- Việc chăm chữa đa ngành: bác sĩ, những nhà chuyên môn (vật lý trị liệu, phục hồi chức năng ), tâm lý gia, bác sĩ tâm thần mỗi người đều có một

Trang 30

vai trò xác định với trẻ

- Nâng đỡ cho cha mẹ

Kết luận

 Vai trò « chăm sóc »

 Vai trò thông tin : việc trẻ vị thành niên biết được thông tin, cách chăm

chữa và sự tiến triển của bệnh tật là quan trọng

 Vai trò nâng đỡ : phát triển mối quan hệ tin tưởng với trẻ vị thành niên bị

bệnh, với phụ huynh và ê-kíp chăm sóc y tế

Université de Médecine Pham Ngoc Thach 29Février 2012

Bénédicte GROSJEAN

BÀI 4 NHÂN CÁCH

VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH.

GIỚI THIỆU TÂM BỆNH LÝ Ở NGƯỜI LỚN

2) NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHÂN CÁCHError: Reference source not found

3) RỐI LOẠN NHÂN CÁCH Error: Reference source not found

II- TỪ BÌNH THƯỜNG ĐẾN BỆNH LÝERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND

III- GIỚI THIỆU TÂM BỆNH LÝ NƠI NGƯỜI LỚNERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND

1) RỐI LỌAN LO ÂU Error: Reference source not found

Error: Reference source not found

Trang 31

b- RỐI LỌAN LO ÂU TỔNG QUÁT

Error: Reference source not found

Error: Reference source not found

Error: Reference source not found e- TRANG THÁI STRESS CẤP VÀ TRẠNG THÁI STRESS HẬU SẢN

Error: Reference source not found

2) RỐI LOẠN KHÍ SẮC Error: Reference source not found

Error: Reference source not found

Error: Reference source not found c- NGUYÊN NHÂN VÀ CHĂM CHỮA NHỮNG RỐI LỌAN TÍNH KHÍ

Error: Reference source not found

3) RỐI LOẠN LOẠN THẦN Error: Reference source not found

Trang 32

biệt giữa bình thường và bệnh lý, những rối loạn tâm bệnh mà một số bệnh nhân có thể có Những yếu tố này cần được lưu ý để thiết lập mối quan hệ với bệnh nhân và

để thực hiện việc chăm chữa điều trị

Một số câu hỏi cần được nêu lên:

- Phải chăng đó là khó khăn tầm thường, trong những biến đổi bình thường của sự phát triển?

- Phải chăng đó là những rối loạn phản ứng (hoặc thích ứng) gần đây, có thể được liênkết với một tình huống cụ thể, ví dụ như thông báo một căn bệnh hay một sự thay đổi gần đây trong cuộc sống của bệnh nhân?

- Hoặc là đó là những xáo trộn trong tổ chức nhân cách, nghĩa là phần đầu cấu trúc bệnh lý tâm thần hoặc thậm chí một quá trình đã được phát triển?

Tổng thể này liên quan đến động cơ ít nhiều phức tạp và rõ ràng

Hành động và phản ứng có tính thường xuyên, nghĩa là suy nghĩ, hành vi, phong cách

quan hệ, làm cho mỗi một là duy nhất

- Tính thường xuyên này mang ý nghĩa có thể tiên đoán được.

Ví dụ: trong một nhóm, ta có thể đoán người có nhân cách hướng ngoại sẽ dễ dàng làm người lãnh đạo hơn là người có nhân cách hướng nội

Dù sao nhân cách vẫn có thể được thực hiện bằng sự kết hợp hành vi và hệ thống niềm

tin trái ngược nhau Nhưng những thay đổi hành vi và suy nghĩ này giữ vững trong

vỏ bọc giới hạn

* Vậy nhân cách là tập hợp các đặc điểm tâm lý ( lời nói, phản ứng, hành vi… ) thường xuyên được cá nhân bộc lộ một cách đều đặn trong quá trình tồn tại.

Trang 33

* Nó tạo cho mỗi cá nhân có sự độc đáo và đặc thù riêng trong cách sống và cách nhìn

thế giới

Nghiên cứu nhân cách là đi từ khía cạnh bề ngoài nhất của hành vi (biểu hiện trên khuôn mặt, tiếng nói, cử chỉ, tư thế, giọng nói) đến những nét ổn định , ít thấy hơn

của nhân cách, và chỉ người quan sát được đào tạo, mới có thể phát hiện ra

Từ các nghiên cứu về nhân cách, ta có thể dự đoán hành vi, cảm xúc và suy nghĩ của một cá nhân trong tương lai

Ví dụ, ở phương Tây, khi tuyển dụng một người vào công ty, người ta yêu cầu người

đó làm một trắc nghiệm nhân cách để xem nét nhân cách , kiểu hoạt động được giả định của người đó (được tổ chức hoặc "lộn xộn", đơn độc hoặc thích làm việc nhóm, năng động hay thụ động ) có thể đáp ứng được sự mong đợi của công ty trong một

vị trí được xác định

Ta thường đối diện những nét ổn định với những trạng thái tạm thời

Nét nhân cách được hình thành từ những dữ liệu bẩm sinh nhưng cũng có sẵn trong môi trường xã hội của cá nhân và môi trường nói chung

Trạng thái là những cảm xúc, xung năng, cảm giác sinh lý mà mỗi người nhận thức trong một khoảng thời gian ngắn Trạng thái có tính nhất thời, thay đổi hàng ngày và đáp ứng với các tình huống tức thời hơn là những nét Chúng phản ánh tác động trực tiếp của tình huống trên một người

Bây giờ, nếu ta xem xét lời nói hàng ngày, ta thấy từ nhân cách thường hiện diện trong

đó, đôi khi với ý nghĩa tích cực, đôi khi với ý nghĩa tiêu cực

 - "Ông ta có nhiều cá tính."

- "Cô ấy có một cá tính hung hãn."

- "Anh ấy là một nhân sĩ"

- "Ông ấy có quá nhiều cá tính đối với tôi."

Những ví dụ này cho chúng ta thấy : trong lời nói hàng ngày, ta dùng những từ nhân cách để mô tả tính chất xã hội của một cá nhân nói chung, hay để làm nổi bật nét hoặc đặc tính nổi trội nơi một cá thể, hoặc đơn giản chỉ để cho biết rằng cá nhân đó có một cái gì đặc biệt, khác thường

Trang 34

2) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách

Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách?

Những trường phái khác nhau cố gắng cung cấp một số hiểu biết về sự phát triển nhâncách

Với S Freud, có mối liên kết giữa các giai đoạn phát triển (bao gồm phát triển giới tính, ham muốn tình dục) và một số kiểu nhân cách

Ví dụ, theo quan điểm này , sơ đồ được hiển thị:

* Năm đầu đời ( 0 – 1 tuổi) tương ứng với giai đoạn miệng Sự cố định (ngưng phát

triển tâm lý) ở giai đoạn này có thể tạo ra nhân cách ham háu, ích kỷ, phụ thuộc

* Học sạch sẽ ( không tiêu tiểu trong tã, quần) ( 2 – 3 tuổi) tương ứng với giai đoạn hậu môn Sự cố định ở giai đoạn này có thể tạo ra nhân cách hướng nội, kềm giữ cảm

xúc của mình, keo kiệt và cứng đầu

* Giai đoạn Œdip (3-6 tuổi) tương ứng với giai đoạn dương vật Sự cố định ở giai đoạn này có thể tạo ra nhân cách ham muốn khẳng định nam tính, vị trí của mình trong

xã hội

Lý thuyết về sự gắn bó được J Bowlby, bác sĩ tâm thần v, nhà phân tâm người Anh mô tả, cho chúng ta biết là mối quan hệ với con người ở tuổi trưởng thành bị ảnh

hưởng bởi các mối quan hệ được trải nghiệm trong thời thơ ấu

Khái niệm gắn bó biểu hiện mối quan hệ được phát triển rất sớm giữa trẻ và người

chăm sóc trẻ , nhất là mẹ

Ví dụ, nếu hành vi của mẹ tạo sự gắn bó kém an toàn nơi trẻ , thì trẻ này , khi trở

thành người lớn có thể trở nên nghi ngờ, lo âu hoặc gặp khó khăn trong mối quan hệvới người khác

Nghĩa là, trong mối quan hệ cá nhân hoặc nghề nghiệp, người lớn tái tạo lại sự gắn bó

đã được trải nghiệm trong thời thơ ấu Lý thuyết này cho thấy, dù muốn hay không, những gì xảy ra trong thời thơ ấu ảnh hưởng đến tuổi trưởng thành

Một số nhà phân tâm Alfred Adler , hoặc tâm lý gia Erik Erikson đã nhấn mạnh hệ

thống phân cấp xã hội và mặc cảm tự ti Theo hai ông, mỗi chủ thể luôn đấu tranh và tìm cách để có được một vị trí xã hội, chúng ta có thể gọi là nhân thân hoặc vai trò xã hội Đó là những giai đoạn khác nhau của sự tiến bộ trong xã hội (tự chủ, quan hệ xã

Trang 35

hội, quan hệ bạn bè, xây dựng sự nghiệp, cĩ nghề nghiệp) để xác định con người xã hội của chủ thể, khơng những như người khác nhìn thấy , mà cịn cho chính bản thân mình thấy.

Theo trường phái nhận thức (A Beck), một số thái độ được củng cố bằng

phần thưởng và sự trừng phạt Ngồi ra, niềm tin, suy nghĩ và sự mong đợi liênquan đến kinh nghiệm cá nhân cũng cĩ thể củng cố một số thái độ, như là sựđiều hịa văn hĩa

Theo trường phái này, nhân cách của mỗi người được xây dựng trên::

- chiến lược quan hệ, tức là kiểu quan hệ giữa các cá nhân giữa chủ thể và những người khác,

- sự quản lý tình cảm (phản ứng cảm xúc )

- kiểu nhận thức (trực quan, cảm xúc, trí tuệ, phân tích )

- cái nhìn của bản thân và những người khác,

- niềm tin

Khái niệm này hấp dẫn nhưng nĩ khơng phải luơn luơn đáng tin cậy hoặc độc quyền

* Khơng cĩ sự đồng thuận thực về định nghĩa và sự xây dựng nhân cách Các yếu tố khác nhau cĩ thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách

3) Các rối loạn nhân cách

Ta hiểu gì về «  rối loạn nhân cách » ?

Người ta nĩi đến rối loạn nhân cách khi :

+ Những nét nhân cách cứng nhắc, khơng phù hợp và chịu trách nhiệm

- hoặc một sự biến chất đáng kể của chức năng

- hoặc một sự đau khổ chủ quan

Ví dụ: nhân cách paranọaque Chủ thể luơn cảnh giác, sống trong sự nghi ngờ, cảnh

giác với mọi thứ và tất cả mọi người Chủ thể thường cĩ xu hướng áp dụng thái độhung bạo và phịng thủ Điều đĩ làm cho người khác.từ chối hoặc loại trừ chủ thể

- Người ta cũng nĩi về rối loạn nhân cách khi những nét biểu hiện một sự lệch lạc quan trọng so với các chuẩn mực của nhĩm xã hội hay văn hĩa mà chủ thể xuất

thân từ đĩ

Trang 36

Ví dụ: nhân cách loạn thần hoặc chống đối xã hội, người ta thường thấy trong truyện

trinh thám và phim ảnh Nó đặc trưng bởi một số bạo lực và sự vi phạm pháp luật Chủthể không nghĩ , mà hành động Chủ thể hiếm khi giữ cùng một công việc lâu dài, thayđổi thường xuyên người tình vv

 Cũng như định nghĩa nhân cách, định nghĩa rối loạn nhân cách không dẫn đến

sự đồng thuận: có nhiều định nghĩa rất khác nhau

II- TỪ BÌNH THƯỜNG ĐẾN BỆNH LÝ

Từ thời cổ đại đã có nỗ lực tìm hiểu và giải thích về bệnh tâm thần Nhưng chỉ đầu thế

kỷ XX, tâm bệnh, được xem là môn học độc lập, mới xuất hiện Cho đến lúc đó, cơn điên loạn được coi là một thực thể xa lạ với con người , nó làm thay đổi bản chất làm rối loạn lý trí của con người

Từ thế kỷ XX, bệnh không còn được coi như là sự đột nhập từ phía ngoài , nhưng là một biến thể của các thuộc tính tự nhiên

Tâm bệnh nghiên cứu bệnh tâm thần, những hậu quả và cả những nguyên nhân của nó.Tâm bệnh không chỉ quan tâm đến các tiến trình tâm lý khác nhau có liên quan, mà còn lưu ý đến cách giúp làm giảm bớt đau khổ

Quan tâm đến tâm bệnh cần tự đặt câu hỏi để phân biệt giữa bình thường và bệnh lý.

Tiêu chí nào giúp quyết định một hành vi, một suy nghĩ hay một lời nói có bản chất bệnh lý hay không bệnh lý?

Hai quan điểm có thể được hướng tới:

- Tạo hai loại riêng biệt, bình thường và bệnh lý, các ranh giới được xác định rõ

Trang 37

- Xem bệnh lý như là một sự liên tục quá đáng trên mức bình thường

Cho dù ưu tiên một trong hai quan điểm này, chúng ta phải xác định các tiêu chuẩn của bình thường và bệnh lý biết rằng không có gì là cuối cùng Một chủ thể "bình thường" có thể phát triển một căn bệnh tâm thần, và sau khi chăm chữa thích đáng, tìmlại được trang thái được xem như là "bình thường" Đó thường chỉ là cường độ và thờigian của sự hiện diện các triệu chứng, có thể nói rằng các rào cản giữa bình thường và bệnh lý học đã bị vượt qua

III- GIỚI THIỆU TÂM BỆNH HỌC Ở NGƯỜI LỚN

Tâm bệnh học là một môn của tâm lý học, tập trung vào các rối loạn tâm thần, và cả những khó khăn , đau khổ mà một người có thể gặp phải

Các bước tiếp cân về tâm bệnh gồm những giai đoạn khác nhau:

- Giai đoạn một = mô tả

thu thập các dấu hiệu giúp xác định các triệu chứng

- Giai đoạn hai = hiểu

phản ánh lịch sử của cá nhân, sự hội nhập gia đình, xã hội và nghề nghiệp, cũng như nguồn gốc của những khó khăn

- Giai đoạn ba = giải thích

cố gắng tìm ra ý nghĩa về sự đau khổ, khó khăn của chủ thể và từ đó có hướng chăm chữa

Bây giờ chúng ta tìm hiểu sự phân loại các rối loạn tâm thần khác nhau

1) Rối loạn lo âu

Lo âu = cảm giác nặng nề của sự chờ đợi, lo sợ không nguyên nhân, sợ nguy hiểm không

rõ ràng

Lo âu:

- là cảm xúc phổ biến mà tất cả mọi người có thể nghiệm thấy

- Đặc trưng bởi một cảm giác sợ, e sợ và cảnh báo

- Hầu như luôn kết hợp với triệu chứng thần kinh thực vật (căng cơ, đổ mồ hôi, run )

- Là một dấu hiệu báo động chuẩn bị cho chủ thể để đối mặt với mối đe dọa bên ngoài

Trang 38

(cảm giác của thảm họa , nhồi máu hoặc cái chết sắp xảy ra… )

Cơn khủng hoảng ngắn nói chung và không có nguyên nhân rõ ràng => thường xuyên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo rằng chủ thể không có bệnh về cơ thể

B Rối loạn lo âu tổng quát

Rối loạn lo âu tổng quát là lo âu quá mức và lo lắng dai dẳng, tối thiểu sáu tháng, về cuộc sống hàng ngày, gia đình, sức khỏe, hay tiền bạc Nó thể hiện ở sự căng thẳng tinh thần và cơ bắp gần như thường xuyên chịu trách nhiệm cho sự mệt mỏi liên tục ( bồn chồn, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tập trung và trí nhớ suy giảm, dễ cáu gắt, siêu cảnh giác, căng thẳng, phản ứng quá mức với sự kiện bất ngờ, ngẫm nghĩ lo

âu về tương lai)

C Rối loạn ám sợ

Ám sợ là một nỗi sợ hãi được kích hoạt bởi một đồ vật, một tình huống hoặc một người, mà bản thân các sự việc đó, khách quan, không nguy hiểm Điều lo sợ này biến mất khi không còn sự hiện diện của các sự kiện trên Vì thế ám sợ gây ra hành vi tránh

né, đối tượng không thể kiểm soát ngay cả khi ý thức được sự vô lý của sự sợ hãi

Ví dụ:

Ám sợ khoảng trống: sợ những tình huống hoặc nơi khó thoát ra khi gặp vấn đề trong

đó những điểm mốc thông thường được thay đổi

Ám sợ xã hội: sợ tiếp xúc với một người hoặc một nhóm, vì sợ bị xét đoán tiêu cực,

thường có cảm giác bị sỉ nhục

Tình huống: nói trước công chúng, cuộc trò chuyện gây ấn tượng, khẳng định, quyến

rũ,

Ám sợ chuyên biệt: sợ mãnh liệt, liên tục và quá mức một đồ vật hoặc tình huống xác

định rõ ràng, không có các cơ chế ám sợ khoảng trống và xã hội Ví dụ: động vật (nhện, rắn, chim), máu, nha sĩ, độ cao,

Trang 39

D.Rối loạn ám ảnh cưỡng bức

Ám ảnh là sự xâm nhập vào chủ thể một ý tưởng, một biểu hiện hoặc một tư duy mà bản thân chủ thể cảm thấy ngoài tầm kiểm soát, vô lý hay đáng chê trách Những ám ảnh này tạo ra một cuộc đấu tranh đầy lo âu để tách đối tượng của sự lo hãi Chúng ta phân biệt:

 Ám ảnh ý tưởng: nghi ngờ tôn giáo, đạo đức Nghiền ngẫm một tư tưởng của

những chủ đề siêu hình (cuộc sống, cái chết, sự tồn tại của Thượng Đế) hoặc hành vi của chủ thể (Anh ấy có lý do để làm điều này không?)

Ví dụ: S., 23 tuổi, nam sinh viên: "Nếu các em của tôi hỏi tôi một điều gì và tôi trả lời nhưng không chắc chắn thì tôi có cảm giác đã lừa chúng và Thượng Đế giận tôi vì tôi

đã không kiểm tra trước khi đưa ra một câu trả lời Trong trường hợp đó, tôi đọc kinh thật nhiều để xin Thượng Đế tha thứ Nhưng liệu rằng những lời cầu nguyện của tôi có

đủ không? Tôi đã làm tốt chưa? Một lần nữa tôi lại bắt đầu và đọc kinh thật nhiều để xin được tha thứ "

 Các ám sợ: sợ bẩn, sợ vi trùng, sợ bệnh, có thể kéo theo việc tránh tiếp xúc

Ví dụ: E., 37 tuổi: "Tôi luôn luôn nghĩ là bàn tay tôi rất dơ và cần phải rửa, 20 lần mộtngày Tôi cũng sợ bắt tay đồng nghiệp của tôi bởi tôi tưởng tượng bàn tay họ dơ bẩn,

vì thế tôi chọn người để bắt tay vào buổi sáng "

 Những ám sợ xung năng: sợ vi phạm một hành vi vô lý, kỳ cục hoặc nhất là có

hại cho chính mình hoặc người khác Ví dụ : nói những câu phạm thượng trong nhà thờ, phạm tội giết chính con mình

Ví dụ: Bà H., 66 tuổi đã nghỉ hưu: " Mỗi chiều, tôi giữ đứa cháu trai của, và khi tôi dẫn cháu đi công viên, tôi đột nhiên nghĩ rằng tôi có thể ném cháu vào ao Khi chúng tôi đi ngoài đường, ý tưởng lại hiện ra Tôi nghĩ là tôi có thể xô cháu vào bánh xe buýt Vì thế, tôi tránh ở một mình với cháu gần nước, và khi chúng tôi đi bộ trên vỉa

hè, tôi luôn cho cháu đi vào phía đối nghịch với lòng đường “

 Cưỡng bức: nhu cầu không thể cưỡng lại, thôi thúc hoàn thành một hành động

vô lý, kỳ quặc hoặc gây phiền hà, bất chấp những nỗ lực của chủ thể để chống

cự lại nó Chúng làm giảm sự lo hãi nơi chủ thể Ví dụ: thói quen rửa tay, kiểm tra, tật quay ra phía sau

Trang 40

Ví dụ: F., 30 tuổi: " Mỗi sáng, trứơc khi đi làm, tôi kiểm tra xem đèn đã tắt chưa, tôi chạm vào công tắc nhiều lần Tôi làm tương tự với cửa tủ lạnh, tôi mở, đóng và với bếp ga cũng thế Nghi thức luôn theo trình tự: đầu tiên là đèn (chạm vào công tắc, sau

đó tủ lạnh và khí đốt Tôi có thể làm như thế nhiều lần trước khi rời khỏi nhà "

Ám ảnh có ý thức là những ám ảnh đến từ các hoạt động tinh thần của riêng mình và chủ thể cố gắng để loại bỏ chúng, nhưng chúng vẫn tồn tại Triệu chứng ám ảnh thường được giữ bí mật trong một thời gian dài và là nguồn của sự xấu hổ

E Trạng thái stress cấp và trạng thái stress sau chấn

thương (TTSSCT)

TTSSCT là một hội chứng ảnh hưởng đến một người đã trải qua một tình huống liên quan đến sự nguy hiểm tính mạng của bản thân, có hoặc không có thương tích có mối

đe dọa toàn vẹn về thể chất của người nầy một cách đột ngột và bất ngờ

Ví dụ: Kinh nghiệm chiến tranh, thiên tai, hành hung, bắt làm con tin , tai nạn

Tình trạng stress cấp, trực tiếp liên tiếp đến chấn thương, khác biệt với TTSSCT là

các triệu chứng xuất hiện ở một khoảng cách (ít nhất là 6 tháng sau sự kiện chấn

thương tâm lý)

Những triệu chứng này là:

 Rối loạn cảm xúc: dễ cáu gắt, lo lắng đáng kể, hồi tưởng tình huống chấn

thương dưới hình thức cơn ác mộng hoặc những hồi ức ám ảnh

 Qúa cảnh giác

 Phát triển hành vi né tránh

 Trạng thái lệ thuộc tình cảm với nhu cầu cần được trấn an và bảo vệ

 Rối loạn cơ thể (mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, khó tập trung, nghiền ngẫm).

Hiện nay, lo âu thường được điều trị bằng thuốc và có thể kết hợp với việc điều trị tâm

lý Các kỹ thuật thư giãn và liệu pháp nhận thức hành vi được sử dụng rộng rãi trong các các loại rối loạn này và đã chứng minh được tính hiệu quả của chúng

Ngày đăng: 13/07/2016, 14:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w