Phương pháp vạch dấu trên hình khối Các bước tiến hành: - Nghiên cứu bản vẽ chi tiết: Cần nắm vững các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết, các phương phápgia công và trình tự gia
Trang 1ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
HỌC PHẦN THỰC HÀNH CƠ KHÍ
Trang 2PHẦN 1 THỰC HÀNH CƠ KHÍ NGUỘI
BÀI 1 Trang thiết bị, dụng cụ và an toàn trong gia công nguội
Số tiết: 02 (Lý thuyết: 01 tiết; Thực hành: 01 tiết)
A) MỤC TIÊU:
- Biết được các khái niệm chung và quy tắc an toàn trong gia công nguội
- Hiểu được cấu tạo, phạm vi áp dụng của các trang thiết bị, dụng cụ gia công và dụng cụ đotrong gia công nguội
- Sử dụng được các trang thiết bị, dụng cụ gia công và dụng cụ đo trong gia công nguội
B) NỘI DUNG:
1.1 Khái quát chung về gia công nguội
Muốn tạo ra các sản phẩm và máy móc cơ khí, người ta phải thực hiện các phương phápgia công khác nhau Các phương pháp gia công chủ yếu:
- Phương pháp gia công không phoi: Là phương pháp gia công trong quá trình chế tạo vật phẩm, khôngxuất hiện phoi mà chủ yếu dùng áp lực làm thay đổi hình dáng, kích thước của vật cần gia công
- Phương pháp gia công cắt gọt: Là phương pháp gia công thực hiện bằng cách cắt bỏ đi trên bêmặt của phôi một lớp kim loại dư thừa để thu được chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu
Có hai phương thức thực hiện việc cắt gọt kim loại: cắt gọt bằng máy và cắt gọt bằng tay.+ Cắt gọt kim loại bằng máy: Quá trình cắt gọt được thực hiện trên các máy cắt gọt nhờcác dụng cụ cắt
+ Cắt gọt kim loại bằng tay: Dùng dụng cụ cầm tay đơn giản kết hợp với một vài phươngtiện khác để cắt
- Gia công lắp ráp: Các chi tiết sau khi gia công xong hoặc các cụm chi tiết sau lắp ráp đượckiểm tra chất lượng và các điêu kiện kỹ thuật để chuẩn bị cho nguyên công lắp ráp nhằm tạo rachi tiết hoàn chỉnh Đây là nguyên công cuối cùng của quy trình công nghệ
Nghê nguội có thể được phân chia làm 4 loại như sau:
- Nguội chế tạo: Là quá trình gia công nhằm tạo ra những chi tiết máy mới
- Nguội sửa chữa máy: Là công việc sửa hữa làm lại hoặc làm bổ sung những chi tiết máy bịhỏng, điêu chỉnh lại máy móc để chúng làm việc ở trạng thái bình thường
- Nguội sửa chữa dụng cụ: Chuyên sửa chữa, thay thế, phục hồi các dụng cụ gia công
- Nguội lắp ráp: Lắp ráp những chi tiết riêng lẻ thành máy móc hoàn chỉnh
Các công việc cơ bản của nghê nguội:
- Các công việc chuẩn bị: lấy dấu, uốn, nắn, cưa kim loại
- Các công việc gia công: đục, giũa, khoan, doa, bào, mài, tiện, đánh bóng…
- Các công việc lắp ráp: lắp ghép các chi tiết lại để tạo thành chi tiết hoàn chỉnh
1.2 Dụng cụ thường dùng trong gia công nguội
1.2.1 Các dụng cụ thường dùng trong gia công
- Bàn nguội: Là loại bàn chuyên dụng cho thợ nguội, được gia công chắc chắn, không bị xê dịch vàít rung động khi làm việc, có ngăn kéo để sắp đặt dụng cụ, có giá treo bản vẽ, có đèn chiếu sáng
Có hai loại bàn nguội thường dùng:
Trang 3+ Bàn nguội đơn là loại dùng cho một người làm việc, trong quá trình làm việc người thợnguội không bị ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng tốn nhiêu diện tích và trang bị tốn kém.
+ Bàn nguội kép là loại bàn dùng cho hai người trở lên cùng làm việc
- Ê tô: Là dụng cụ dùng để cặp chặt vật gia công Ê tô có nhiêu loại như ê tô máy được lắp trêncác máy khoan, máy bào, máy phay… và ê tô nguội Ê tô nguội có ba kiểu: ê tô chân, ê tô songhành và ê tô tay
+ Ê tô chân: Loại này có chân dài và được bắt chặt vào chân bàn nguội
+ Ê tô song hành: Loại này khi di chuyển hai má kẹp luôn song song với nhau, thườngdùng để kẹp các chi tiết gia công cần có độ chính xác cao
+ Ê tô tay: Là loại cầm tay, dùng để kẹp và giữ vật gia công có kích thước nhỏ
- Máy mài: Dùng để mài và sửa dụng cụ gia công Bộ phận cơ bản của máy mài là đầu mài Đầumáy là một động cơ điện có trục chính kéo dài ra hai phía để lắp đá mài Một đầu dùng để màithép các bon và thép gió, một đầu để mài dụng cụ gắn hợp kim cứng
- Máy khoan: Là thiết bị dùng để gia công các lỗ hình trụ suốt và không suốt, cắt ren, xét mặtđầu…Trong đó mũi khoan là dụng cụ để gia công lỗ trên vật đặc
- Búa nguội: Là dụng cụ để truyên lực dập từ cánh tay đến dụng cụ cắt hay trực tiếp vào vật giacông Căn cứ vào hình dạng, có hai loại: búa đầu vuông và búa đầu tròn Cấu tạo chung gồm cóhai phần: đầu búa và cán búa
- Dụng cụ gia công: Dụng cụ gia công cơ bản trong nghê nguội bao gồm: đục kim loại, giũa kim loại,cưa tay, mũi cạo, bàn ren, mũi ta rô…Ngoài những dụng cụ được trang bị theo chuyên môn như trên,người thợ nguội còn tự chế tạo ra những dụng cụ thích hợp với yêu cầu sản phẩm cần gia công
- Dụng cụ tháo lắp: Dụng cụ tháo lắp gồm: mỏ lết, cờ lê, tua vít, kìm…, dùng để tháo-lắp các chitiết ghép nối với nhau
1.2.2 Dụng cụ đo và kiểm tra
- Thước lá: Dùng để đo độ dài của trục, thanh hoặc xác định khoảng cách giữa các vị trí nhưrãnh, lỗ…Thước lá được chế tạo bằng thép hợp kim dụng cụ, ít co giãn và không gỉ, dày từ 0,5 –1,5mm; rộng 10-25mm; dài 100, 150, 200, 300, 500, 700, 1000mm; trên thước có khắc vạch kíchthước, các vạch cách nhau 1mm Khi đo, người ta đặt thước lên mặt chi tiết ở vị trí song songhoặc vuông góc với cạnh chi tiết, hoặc xoay thước ở nhiêu vị trí khi đo đường kính Khi đọc kíchthước, mắt phải nhìn sao cho tia mắt vuông góc với mặt thước ở ví trí đo, nếu nhìn nghiêng sẽkhông chính xác
Để đo các sản phẩm có kích thước dài trên 1000mm, người ta dùng thước dây, thướccuộn Loại này được chế tạo bằng vải, nhựa mêm hoặc bằng lá thép mỏng có thể cuộn được.Thước dây có độ chính xác thấp nên không đo được những kích thước sai lệch dưới 0,5mm
- Thước cặp: Thước cặp được chế tạo bằng thép hợp kim không gỉ có độ chính xác cao từ 0,1 –0,02mm; dùng để đo những khoảng cách không lớn, đo đường kính trong hoặc ngoài, các bê mặttrụ tròn xoay, chiêu sâu lỗ
- Thước đo góc: Thước đo góc thường dùng là ke, ke vuông và thước đo góc vạn năng
- Thước kiểm tra mặt phẳng: Dùng để kiểm tra độ phẳng của mặt cần gia công Khi kiểm tra taytrái cầm vật, tay phải cầm thước đưa ngang tầm mắt, đặt cạnh của thước thẳng lên mặt vật, thướcngả vê phía mắt nhìn Căn cứ vào khe sáng giữa cạnh thước và vật để phát hiện lồi, lõm
- Panme: Panme là dụng cụ đo có độ chính xác đến l%mm (0,01mm) Có hai loại panme: panme
Trang 4đo ngoài và panme đo lỗ Panme thường được chia thành các khoảng đo khác nhau: panme 0 25mm; 25 -50mm; 50 - 75mm Cấu tạo gồm: thân thước, trục ren, núm vặn.
+ Thân thước: Trên thân thước lắp chặt đầu đo cố định và ống có ren để ăn khớp với renngoài của đầu đo động Đầu cuối bên phải ống có rãnh phía ngoài có ren côn ăn khớp với đai ốcđể điêu chỉnh độ hở mặt bên giữa phần ren của trục và ống ren trong Mặt ngoài của ống có vạchkhoảng cách 0,5mm để đọc giá trị nguyên của kích thước
+ Trục ren: có bước ren bằng 0,5mm, một đầu gắn với đầu đo động, một đầu với ống.Trên mặt ngoài của ống có một đầu được vát côn, trên mặt côn chia ra 50 khoảng bằng nhau vàcó 50 vạch Giá trị của mỗi vạch bằng 0,0lmm Bước trục ren là 0,5mm, vì vậy khi ống quayđược một vòng thì đồng thời tiến được khoảng bằng 0,5mm trên thân thước
+ Núm vặn bên trong lắp bánh cóc và con cóc, con cóc được ép vào bánh cóc nhờ một lò
xo Nhờ lò xo này mà áp lực đo giữa hai mỏ đo luôn luôn bằng nhau Khi áp lực đo đạt tới giá trịcần thiết, dù ta có vặn tiếp núm thì con cóc trên bánh răng cóc và ống sẽ không dịch chuyển tiếpnữa Đai ốc hoặc vít hãm để hãm đầu đo động với ống để tránh xê dịch khi phải lấy panme rakhỏi chi tiết giá trị đo
Hình 1 Panme
1.3 Quy tắc an toàn trong xưởng nguội
- Trước khi làm việc: Cần thực hiện các công việc sau:
+ Kiểm tra bàn nguội, ê tô, đồ gá, đèn chiếu sáng và các thiết bị máy móc
+ Đọc bảng hướng dẫn phiếu công nghệ, bản vẽ và các yêu cầu kỹ thuật Kiểm tra dụngcụ, vật liệu và phôi liệu phục vụ cho bài thực hành
+ Điêu chỉnh chiêu của ê tô sao cho đúng cỡ người
+ Đặt lên bàn nguội những dụng cụ, phôi liệu, vật liệu cần thiết theo quy tắc sau: Nhữngvật cầm tay phải đặt ở bên phải, vật cầm tay trái đặt bên trái; những vật cầm cả hai tay đặt trướcmặt; những vật thường dùng đặt ở gần, vật ít dùng đặt ở xa, dụng cụ đo lường và kiểm tra đặt ởtrên giá hoặc trong hộp; dụng cụ làm việc đặt trên các tấm đỡ
- Trong khi làm việc: Trên bàn nguội chỉ được xếp những dụng cụ và đồ dùng cần thiết cho côngviệc Những đồ dùng còn lại được xếp ngăn nắp trong ngăn bàn, tủ Sau khi dùng xong dụng cụnào thì đặt ngay lại đúng chỗ quy định của nó
- Khi kết thúc công việc:
+ Quét dọn sạch sẽ nơi làm việc
Trang 5+ Thu dọn phôi, dụng cụ gia công để đúng nơi quy định.
+ Tắt đèn chiếu sáng và bàn giao nơi làm việc cho cán bộ quản lí, trông coi
1.4 Nội dung thực hành
1.4.1 Thực hành sử dụng thước cặp
Hình 2 Thước cặp a) Chuẩn bị thước cặp đê làm việc
-Kiểm tra tính đủ bộ của dụng cụ
-Rửa dụng cụ bằng xăng, lau khô bằng khăn lau mêm, đặc biệt cần lau cẩn thận các bê mặt đo.Trên các bê mặt đo không được có các vết gỉ, lõm , xước, hoặc các khuyết tật khác ảnh hưởngtới độ chính xác khi đo
-Các vạch chia độ và các chữ số của thang chia độ phải rõ nét và đêu nhau
-Kiểm tra sự tác động lẫn nhau của các bộ phận của thước cặp, độ êm nhẹ của hành trình khung, độsong song của các rnỏ, không có độ lệch và con chạy phải di chuyển dễ dàng
b) Kiêm tra vị trí “0” của thước cặp
-Cho các mỏ của thước cặp tiếp xúc với nhau, không có khe hở theo các mép của mỏ Vạch “0” của
du xích phải trùng với vạch “0” của thang đo chính
- Đánh giá kích thước khe hở ánh sáng giữa các bê mặt đo của các mỏ thước cặp bằng mắt thườngvới ánh sáng ban ngày
c) Các thao tác đo
- Cầm chi tiết trong tay trái, tay đặt nằm ngoài các mỏ thước và giữ chi tiết ở vị trí gần với mỏthước, tay phải giữ cán thước, khi đó ngón tay cái của tay phải đẩy khung động di chuyển tới tiếpxúc với bê mặt được kiểm tra, không cho phép mỏ thước bị lệch
- Kẹp chặt khung động bằng các ngón tay cái và ngón trỏ của tay phải, các ngón còn lại của tay phảigiữ cán thước Khi đó tay trái giữ mỏ của cán thước
- Đọc trị số của thước cặp: Khi đọc trị số của thước cặp cần giữ thẳng thước trước mặt Nếu nhìnvào từ phía bên sẽ dẫn tới sai lệch và kết quả đo sẽ không chính xác
+ Số nguyên milimét được đọc theo thang chia độ chính của thước từ trái sang phải ứng vớivạch “0” của du xích
+ Số lẻ được xác định bằng cách nhìn tiếp xem vạch nào của du xích trùng với hệ vạch bất kìtrên thước chính, nhân chúng với độ chính xác của thước thì đó là phần lẻ của kích thước
Trang 6Cộng hai trị số trên ta được kết quả cần đo.
1.4.2 Thực hành sử dụng panme
a) Định vị vị trí "0” của du xích
-Kiểm tra vị trí “0” của panme trước khi đo: Đối với panme đã được điêu chỉnh đúng, đầu đo và vítphải tiếp xúc với các bê mặt đo của cữ đo định vị hoặc tiếp xúc trực tiếp với nhau (trong giới hạn đocủa đường kính 0 - 25mm), còn vạch “0” của thước chính phải trùng với đường vạch dọc của trụ
-Khi không có sự trùng nhau của các vạch panme, nên hiệu chỉnh
b) Thao tác đo
-Lau sạch các bê mặt đo bằng khăn lau hoặc giấy mêm
-Định vị panme tới kích thước lớn hơn kích thước được kiểm tra một chút
-Tay trái cầm vào hàm của panme còn chi tiết được đo đặt giữa hai đầu đo
-Các ngón tay phải quay nhẹ núm vặn để cho mặt mút của vít đo ép nhẹ chi tiết và đầu đo cho tớikhi đầu đo tiếp xúc khít với bê mặt của chi tiết được kiểm tra và núm không vặn được nữa
-Khi đo chi tiết, đường đo phải vuông góc với đường sinh và đi qua tâm
c) Đọc số chỉ của panme
-Khi đọc số chỉ của panme cần giữ thẳng panme trước mắt
-Số nguyên milimét được đọc theo thang thấp, nửa milimét theo thang trên của trụ còn phần trămmilimét được đọc theo các độ chia của thang chia độ trên thước chính , theo vạch trùng với đườngvạch dọc của trụ
BÀI 2 Vạch dấu, chấm dấu
Số tiết: 02 (Lý thuyết: 01 tiết; Thực hành: 01 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Biết được khái niệm, các dụng cụ thường dùng và an toàn trong vạch dấu, chấm dấu.
- Hiểu được phương pháp vạch dấu, chấm dấu.
- Sử dụng được các dụng cụ vạch dấu thông thường, thực hiện được các thao tác vạch dấu bằng
mũi vạch, dụng cụ tìm tâm và mũi núng
B) NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí thuyết
2.1.1 Khái niệm vê vạch dấu, chấm dấu
Vạch dấu là xác định được ranh giới gữa chi tiết gia công với phần lượng dư Đường ranhgiới đó gọi là đường dấu Công việc xác định các đường dấu gọi là vạch dấu Vạch dấu là côngviệc chuẩn bị đầu tiên và rất cơ bản cho các công việc tiếp theo của nghê nguội
2.1.2 Các dụng cụ dùng trong vạch dấu, chấm dấu
a Dụng cụ gá đặt
Là dụng cụ dùng để đỡ hoặc cố định vật trong quá trình lấy dấu, bao gồm:
- Bàn vạch dấu: Dùng để đỡ các vật lấy dấu có mặt phẳng và các dụng cụ khác dùng trong quátrình vạch dấu
- Khối D: Dùng để kê, đệm hoặc tựa vật trong khi lấy dấu, có hình dạng chữ nhật, phần trongrỗng, bốn mặt được chế tạo phẳng, nhẵn, song song và vuông góc với nhau từng đôi một
Trang 7- Khối V: Khối V có mặt làm việc là hai mặt nghiêng hình chữ V, dùng để đỡ các vật có hìnhtròn xoay Hai mặt nghiêng hợp với nhau một góc 600, 900 hay 1200
b Dụng cụ vẽ và đánh dấu
- Mũi vạch: Mũi vạch là dụng cụ có đầu nhọn và thường được chế tạo bằng thép cacbon dụng cụ(CD100 hoặc CD120) sau khi chế tạo xong được tôi đạt độ cứng 58 ÷ 60 HRC Đầu được màinhọn với góc α = 150 ÷ 200
- Đài vạch dấu: Đài vạch là một cái giá có bộ phận giữ mũi vạch để giúp cho công việc vạch dấuđược dễ dàng
- Compa vạch dấu: Dùng để vạch các cung tròn trên phôi kim loại Compa vạch dấu thườngđược làm bằng cacbon dụng cụ, hoặc thân compa bằng thép thường, đầu nhọn bằng thép tốt, haiđầu được tôi để đạt tới độ cứng cần thiết Compa có hai chân nhọn, một chân được cắm cố định,chân kia đóng vai trò như một mũi vạch
- Chấm dấu: Chấm dấu (mũi núng) là dụng cụ để đánh dấu sau khi đã vạch được các đường dấu.Chấm dấu có đường kính D = 8 ÷ 13mm, dài 90 ÷ 150mm, cấu tạo gồm ba phần: phần đầu, phầnthân và phần đuôi Phần đầu được mài nhọn với góc α =600, phần thân làm nhám để dễ cầm vàphần đuôi được dùng để đánh búa Chấm dấu thường được chế tạo bằng thép cacbon dụng cụ.sau khi chế tạo xong đem tôi cứng phần đầu nhọn và phần đập búa
c Dụng cụ tìm tâm những chi tiết trụ tròn
- Êke tìm tâm: Là dụng cụ tìm tâm đơn giản, dùng để tìm tâm ở đầu khối trụ tròn đặc hoặc rỗng.người ta áp hai cạnh trong của êke vào mặt trụ ngoài Một cạnh của thước đi qua đường phân giáccủa êke và sẽ đi qua tâm của vòng tròn Giao của hai đường thẳng cắt nhau sẽ là tâm của đường tròn
- Đài vạch đường tâm: Đài vạch đường tâm dùng để lấy tâm dọc theo chiêu dài vật trên mặt trụ ngoài.2.1.3 Phương pháp vạch dấu, chấm dấu
a Phương pháp vạch dấu trên hình phẳng
Vạch dấu trên hình phẳng bao gồm việc vạch dấu và đánh dấu
Từ bản vẽ chi tiết và những yêu cầu kĩ thuật của chi tiết, ta dùng thước, compa, êke… để
vẽ hình dạng của chi tiết lên mặt phẳng Trước tiên dùng đá phấn hoặc thuốc màu bôi lên bê mặtcủa phôi Khi đã xác định những điểm, những đường cần thiết, dùng mũi vạch, vạch các đườngbao của chi tiết hoặc dùng chấm dấu chấm theo đường bao đó
Với các chi tiết có hình dạng phức tạp, để đảm bảo hình dạng chi tiết không bị sai, nêndùng dưỡng để vạch dấu Phương pháp này tiết kiệm thời gian, đơn giản và đảm bảo sự đồng đêukhi vạch dấu nhiêu chi tiết
b Phương pháp vạch dấu trên hình khối
Các bước tiến hành:
- Nghiên cứu bản vẽ chi tiết: Cần nắm vững các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết, các phương phápgia công và trình tự gia công sau khi vạch dấu để hoàn thành chi tiết
- Chọn chuẩn: Chuẩn để gá đặt chi tiết khi vạch dấu: chuẩn này thường cũng là mặt chuẩn để gáđặt chi tiết khi gia công Chuẩn kích thước: là điểm, đường hay mặt được chọn từ đó xác địnhcác điểm, đường và mặt khác
Khi vạch các đường dấu, đài vạch phải đặt áp sát trên mặt bàn, đồng thời kéo mũi vạchquét trên mặt vật, không được đẩy đài vạch để mũi vạch dũi trên mặt vật
Trang 82.1.4 Những sai hỏng thường gặp An toàn khi vạch dấu
a Những sai hỏng thường gặp
- Xác định kích thước sai so với kích thước trên bản vẽ: nguyên nhân do lấy dấu thiếu cẩn thận,dùng thước đã mòn hoặc cẩu thả khi đo… Những sai hỏng này cần được phát hiện kịp thời vàphải tuân thủ các bước khi lấy dấu
- Chọn mặt chuẩn lấy dấu sai, gây các sai số vê hình dáng, kích thước, ảnh hưởng tới độ chính xác giacông Vì vậy cần nghiên cứu kĩ bản vẽ, thực hiện đúng các bước đã đê ra trong quy trình công nghệ
- Xác định sai hình dạng chi tiết, dẫn đến sai lệch vê vị trí: nguyên nhân do lấy dấu không cẩnthận, không tuân thủ quy trình vạch dấu… Những sai lệch này dẫn đến chi tiết bị phế phẩm
- Chấm dấu sai: Nguyên nhân do đường dấu bị mờ, chấm dấu không đúng giữa đường dấu…
b An toàn lao động khi vạch dấu
- Phải sử dụng đầu nhọn của kim vạch, compa một cách cẩn thận
- Bàn vach dấu và các dụng cụ gá đặt cần được định vị một cách chắc chắn
- Không nên đập búa quá mạnh vào mũi chấm dấu
- Không làm việc khi máy mài chưa hiệu chỉnh, không có thiết bị che chắn hoặc khe hở giữa tấm
đỡ và đá vượt qua tiêu chuẩn quy định
- Khi mài sắc các dụng cụ vạch dấu phải đeo kính bảo hộ Trong quá trình mài luôn phải kết hợplàm nguội dụng cụ mài
2.2 Nội dung thực hành
2.2.1 Thực hành sử dụng dụng cụ vạch dấu
a Thực hành sử dụng thước kim loại và mũi vạch
- Chuẩn bị bê mặt phôi để vạch dấu:
+ Làm sạch phôi khỏi bụi bẩn và vẩy sắt, vết gỉ bằng chổi sắt Làm sạch chỗ vạch dấubằng giấy nhám
+ Nghiên cứu kích thước bản vẽ, đo phôi và kiểm tra lượng dư của phôi
+ Lựa chọn bột màu và thuốc màu Bôi bột màu hoặc thuốc màu lên phôi cần vạch dấu
- Đặt thước lên phôi, ép sát thước vào phôi bằng ba ngón tay của bàn tay trái sao cho giữa thước
và phôi không có khe hở
- Tay phải cầm mũi vạch như cầm bút chì và vạch một đường liên tục tới chiêu dài cần thiết.Khi vạch, mũi vạch áp sát vào thước, nghiêng vê phía ngoài một góc từ 75 – 800, không đượcvạch hai ba lần ở cùng một chỗ
b Thực hành chấm dấu
Cầm mũi núng bằng ba ngón tay của bàn tay trái (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) Đầunhọn của mũi núng đặt đúng vào đầu vạch, hơi nghiêng vê phía trước của người chấm dấu Sauđó dựng mũi chấm dấu thẳng đứng với mặt phẳng của phôi và dùng búa đánh nhẹ lên đầu trêncủa mũi núng Các dấu chấm sau cũng làm theo trình tự này
c Thực hành sử dụng compa vạch dấu
- Đặt hai mũi nhọn của compa theo đúng kích thước
- Cầm compa vạch dấu bằng tay trái và hơi nới lỏng vít kẹp một chút
- Đặt một mũi nhọn của compa vào vạch thứ n, còn mũi nhọn còn mũi nhọn kia đặt theo kíchthước cộng thêm n mm
- Siết lại vít kẹp, giữ compa cố định ở mũi nhọn có vít
Trang 9- Kiểm tra lại trị số đã định trên thước.
2.2.2 Thực hành dựng hình, vạch dấu và chấm dấu trên hình phẳng
Bước 1: Chuẩn bị bê mặt phôi:
+ Làm sạch bê mặt phôi bằng giấy ráp hoặc vải ráp
+ Dùng chổi quét lên bê mặt phôi một lớp bột màu rồi để khô
+ Quét mặt chưa gia công bằng nước vôi hoặc sơn
Bước 2: Dựng hình và vạch dấu hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng thước và compa
+ Vẽ trên mặt phẳng đã chuẩn bị một đoạn thẳng AB bất kì
+ Chấm dấu điểm 1, đặt một mũi nhọn của compa vào điểm 1, dùng mũi nhọn kia vạchtrên đoạn AB hai điểm 2 và 3 cách đêu điểm 1 và chấm dấu ở hai giao điểm đó
+ Đặt compatheo kích thước lớn hơn khoảng cách giữa hai điểm 1 và 2 chừng 6-8mm.+ Đặt mũi nhọn cố định của compa vào điểm 2 và dùng mũi nhọn di động vạch một cungtròn cắt đường thẳng AB
+ Đặt mũi nhọn cố định của compa vào điểm 3 và cũng làm như trên
+ Qua giao điểm giữa hai cung tròn 4 và 5 và qua điểm 1, vẽ một đường thẳng đó làđường thẳng vuông góc với AB
Hình 3 a) Vạch dấu hai đường thẳng vuông góc b) Vạch dấu hai đường thẳng song song với nhau c) Vạch dấu các đường cong trên mặt phẳng
Bước 3: Dựng hình và vạch dấu hai đường thẳng song song với nhau
+ Dùng thước và mũi vạch vẽ một đường thẳng bất kì trên bê mặt đã chuẩn bị của phôi, chấmdấu hai điểm a và b trên đường thẳng đó cách hai đầu mút của đường thẳng khoảng 10 – 12mm
+ Mở khẩu độ compa nhất định, mũi nhọn của compa đặt vào chỗ chấm dấu a và b, dùngmũi nhọn di động vạch hai cung tròn ở phía trên đường ab
+ Đặt thước tiếp xúc với cả hai cung tròn, dùng mũi vạch vẽ một đường thẳng, đó chính
là đường thẳng song song với đường ab
Bước 4: Vạch dấu các đường cong trên mặt phẳng
+ Đánh dấu và núng tâm vòng tròn 0
+ Kẻ đường kính của vòng tròn AB từ các điểm A, B vạch các cung nhỏ có bán kính tùy
ý cắt nhau tại C, D đường thẳng CD cắt vòng tròn tại điểm M, H và chia đường kính AB thànhcác phần bằng nhau Các điểm A, H, B, M chia vòng tròn thành 4 phần
+ Nối các điểm A, H, B, M sẽ có hình vuông
2.3 Yêu cầu sản phẩm thực hành
- 01 sản phẩm thực hành vê vạch dấu, chấm dấu
Trang 10BÀI 3 Cắt kim loại bằng dụng cụ cầm tay
Số tiết: 02 (Lý thuyết: 0 tiết; Thực hành: 02 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Biết được cấu tạo, cách sử dụng cưa tay và kéo; an toàn khi dùng cưa tay, kéo trong gia công nguội.
- Hiểu được phương pháp dùng cưa tay và kéo trong gia công nguội.
- Sử dụng cưa tay để cắt thanh kim loại tròn, băng kim loại và thanh kim loại vuông; sử dụng kéođể cắt tấm kim loại
B) NỘI DUNG
3.1 Cơ sở lí thuyết
3.1.1 Khái quát chung vê cắt kim loại bằng dụng cụ cầm tay
Cắt kim loại bằng dụng cụ cầm tay là một phương pháp gia công thô, nhằm chia phôithành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc tạo thành hình dáng nhất định trên các vật liệu tấm
Cắt kim loại bằng dụng cụ cầm tay bao gồm cắt bằng cưa tay và cắt bằng kéo tay
- Cưa tay thường dùng để cắt những thanh kim loại vuông, tròn với các kích thước khác nhau
- Kéo dùng để cắt các tấm phẳng dày, mỏng khác nhau
Tùy theo hình dáng và kích thước của chi tiết cần gia công mà người ta cắt những tấmhay thanh kim loại trên thành những phôi có kích thước gần giống chi tiết gia công
3.1.2 Cắt kim loại bằng cưa tay
- Cấu tạo của cưa tay: Cưa tay gồm có ba bộ phận:
khung cưa, lưỡi cưa, tay cầm
Lưỡi cưa thường dày 0,6 – 0,8mm, rộng 12 –
15mm và dài 250 – 300mm Dọc theo cạnh, người ta cắt
từng răng nhọn gọi là răng cưa, có loại một hàng răng,
có loại hai hàng răng
Lưỡi cưa thường được chế tạo bằng thép cacbon
dụng cụ CD100, CD12, CD14 hoặc bằng thép gió, thép hợp kim dụng cụ
- Tư thế làm việc khi cưa:
+ Định vị chiêu cao của êtô theo tầm vóc
+ Đứng trước êtô thoải mái, xoay người hoàn toàn so với các mỏ kẹp của êtô hoặc đườngtrục của vật được kẹp, thân người quay sang trái so với trục của êtô một góc 450 Chân trái tiếnlên phía trước một chút gần với vật được cắt, chân phải tạo với chân trái một góc 60 – 700
+ Tư thế của tay: Các ngón tay phải nắm lấy tay cầm của cưa, ngón tay cái đặt lên phíatrên, các ngón tay còn lại nắm lấy tay cầm từ phía dưới, mặt đầu của tay cầm tì vào lòng bàn tay.Tay trái giữ lấy khung cưa, cùi ngón tay cái đặt lên chỗ tay cưa lắp với lưỡi cưa
- Thao tác cưa:
+ Khi cưa, hành trình đẩy cưa đi là hành trình cắt gọt, hành trình kéo cưa vê phía ngườiđứng cưa là hành trình không cắt
+ Khi đẩy cưa đi, tay trái vừa ấn vừa đẩy, còn tay phải giữ cưa thăng bằng ở phương nằmngang và đẩy cưa đi, tốc độ đẩy từ từ
Hình 4 Cưa tay
Trang 11+ Khi kéo cưa vê, tay trái không ấn, tay phải rút cưa vê nhanh hơn lúc đi Khung cưa luônluôn giữ ở tư thế cân bằng thẳng đứng, không nghiêng ngả Hành trình đi, vê phải nhịp nhàng vớitốc độ trung bình khoảng 60 lần/phút.
3.1.3 Cắt kim loại bằng kéo tay
- Cấu tạo kéo tay:
Cấu tạo chung: Kéo tay gồm có hai thân: thân trên và thân dưới Mỗi thân gồm hai phần
là lưỡi kéo và cán kéo, giữa phần thân và phần lưỡi được khoan một lỗ để lắp hai thân kéo vớinhau và tạo nên điểm tựa
- Các loại kéo tay:
+ Kéo lưỡi thẳng: Có các lưỡi cắt thẳng, dùng để cắt kim loại theo đường thẳng và đườngtròn có bán kính lớn
+ Kéo lưỡi cong: Có các lưỡi cắt cong, được dùng để cắt lỗ và những phần cong trên tấmkim loại
- Các thao tác khi cắt bằng kéo tay:
+Tay phải cầm kéo, dùng bốn ngón tay kẹp kéo vào lòng bàn tay, ngón út đặt giữa hai taycầm của kéo, các ngón tay trỏ, giữa và sát út bóp lại Khi cần mở kéo các ngón tay thả lỏng, ngón
út duỗi thẳng và đẩy tay cầm bên dưới của kéo ra một góc cần thiết
+ Tay trái giữ tấm kim loại và đưa vào giữa các lưỡi cắt của kéo, đồng thời hướng cholưỡi cắt trên của kéo đặt chính xác vào giữa đường vạch dấu Bóp chặt tay cầm bằng tất cả cácngón của tay phải, trừ ngón tay út để thực hiện công việc cắt
3.1.4 Sai hỏng thường gặp và an toàn khi cưa tay
b An toàn khi cưa tay
- Cần đeo gang tay khi làm việc, giữ tay không bị xây sát
- Lắp lưỡi cưa căng vừa phải, nếu trùng quá mạch cưa không thẳng, nếu căng quá lưỡi cưa dễ bịgẫy bung ra gây nguy hiểm cho người thao tác
- Phải kẹp thật chặt phôi trên êtô
- Không dùng cưa không có chuôi hoặc chuôi bị vỡ
- Khi cưa gần đứt, cần đưa nhẹ tay, dùng một tay đỡ vật để tránh rơi vào chân
- Không dùng miệng hoặc khí nén thổi vào mạch cưa tránh mạt cưa bay vào mắt
3.2 Nội dung thực hành
3.2.1 Thực hành cắt kim loại bằng cưa tay
a Chuẩn bị
- Chọn cưa: Để cắt kim loại mêm, dùng lưỡi cưa có bước lớn (16 – 18 răng trên 1 inch ), để cắtkim loại mỏng chọn lưỡi cưa có răng nhỏ (22 – 23 răng trên 1 inch ), còn để cắt tấm kim loại rấtmỏng, chọn cưa có 24 – 32 răng trên 1 inch Khi chiêu dài cưa lớn chọn lưỡi cưa có bước lớn,còn khi chiêu dài cưa nhỏ, chọn lưỡi cưa có bước nhỏ
Trang 12Lưỡi cưa được chế tạo với góc nhọn (của răng) 43 – 60 độ Để cắt kim loại cứng dùnglưỡi cưa có góc nhọn lớn, để cắt kim loại mêm dùng lưỡi cưa có góc nhọn nhỏ.
- Siết chặt lưỡi cưa
b Cắt thanh kim loại tròn
Trình tự cắt như sau:
- Vạch dấu chỗ cần cắt bằng phấn
- Kẹp chặt chi tiết trên êtô ở vị chí nằm ngang sao cho phần được cắt ra nằm ở bên phải hoặc ởbên trái của êtô Đường cắt phải cách các mỏ kẹp của êtô 15 – 20mm
- Dùng giũa ba cạnh khắc tại chỗ vạch dấu đường giũa sâu 1,5 – 2mm để lúc bắt đầu cắt lưỡi cưakhông bị trượt mà cắt vào chi tiết Đối với chi tiết không vạch dấu có thể đặt ngón tay cái bêntrái vào chố cắt và ép sát lưỡi cưa vào móng tay
- Khi cắt cần tuân theo các nguyên tắc sau: phải có ít nhất 1/3 lưỡi cưa tham gia cắt; thực hiện 40
- 50 chuyển động làm việc trong một phút, chỉ ấn vào cưa khi chuyển động vê phía trước, khi cắtgần đứt phải dùng tay giữ phần kim loại được cắt ra
c Cắt các băng kim loại và thanh kim loại vuông
Trình tự cắt như sau:
- Kẹp chặt phôi trên êtô sao cho phôi nhô cao khỏi các mỏ kẹp của êtô 15 – 20mm và đường cắtvuông góc với các mỏ của êtô
- Dùng giũa ba cạnh khắc tại chỗ cắt của phôi đường cắt không sâu để dẫn hướng lưỡi cưa được tốt
- Lúc bắt đầu đặt cưa nghiêng một chút vê phía trước (hoặc phía sau)
- Không cắt kim loại theo cạnh rộng mà cắt kim loại theo cạnh hẹp
d Cưa thanh vật liệu dẹt (tấm kim loại mỏng)
- Chuẩn bị các phiến gỗ phẳng, kẹp chặt một hoặc một số phôi giữa các phiến gỗ phẳng
- Kẹp thanh vật liệu vào êtô sao cho nó nhô lên khỏi mỏ êtô 15 – 20mm và đường cắt thẳng gócvới mỏ êtô
- Cắt phôi cùng với các phiến gỗ phẳng
3.2.2 Thực hành cắt kim loại bằng kéo
a Chuẩn bị
- Vạch dấu phôi
- Chọn kéo: chọn kéo tùy thuộc vào kim loại được cắt, sao cho khi cắt kéo không che khuấtđường cắt
b Cắt kim loại theo đường thẳng
- Vạch dấu phôi theo các đường thẳng
- Cầm kéo bằng tay phải, ngón cái đặt lên cán trên của kéo; ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeonhẫn ôm lấy phía dưới của cán; ngón út đặt giữa hai cán và mở kéo khoảng ¾ chiêu dài lưỡi cắt
- Tay trái cầm tấm kim loại cần cắt, đặt tấm đó vào giữa hai lưỡi cắt, hướng cho kéo đi theođường cắt thẳng
Khi bóp cán kéo để cắt, cần chú ý sao cho lưỡi cắt không bị trượt hoàn toàn, như vậy sẽlàm đứt kim loại ở cuối lúc cắt Di chuyển tấm kim loại vào trong khi mở miệng kéo Giữ cẩnthận tấm kim loại bằng tay trái để tránh lưỡi kéo cắt vào tay
c Cắt vòng tròn bằng kéo
- Vạch dấu vòng tròn và cắt phôi của vòng tròn bằng những đường thẳng với lượng dư 5 - 6mm
Trang 13- Cắt vòng tròn bằng kéo phải: Cắt theo đường cong vạch dấu ngoài bằng cách xoay phôi ngượcchiêu kim đồng hồ, khi dịch chuyển tấm kim loại cần giữ cho kéo ép khít vào tấm kim loại đượccắt để tránh tạo ra rìa sắc.
- Cắt vòng tròn bằng kéo trái: khi cắt xoay phôi theo chiêu cùng chiêu kim đồng hồ
3.3 Yêu cầu sản phẩm thực hành
- 01 sản phẩm thực hành vê cắt kim loại bằng cưa tay
- Yêu cầu kỹ thuật: chính xác, đẹp, đúng quy cách, tiêu chuẩn
BÀI 4 Nắn và uốn kim loại
Số tiết: 02 (Lý thuyết: 0 tiết; Thực hành: 02 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Hiểu được bản chất, phương pháp của nắn và uốn kim loại; những sai hỏng, an toàn khi thựchiện nắn, uốn kim loại
- Sử dụng dụng cụ gia công để nắn thẳng băng kim loại bị cong theo mặt phẳng, cong theo cạnh
và nắn phẳng tấm kim loại
- Sử dụng dụng cụ gia công để uốn thanh kim loại theo góc vuông trên êtô nguội, uốn thanhkim loại dẹt thành hình chữ U
B) NỘI DUNG
4.1 Cơ sở lí thuyết
4.1.1 Nắn kim loại
a Bản chất của nắn kim loại
Trong quá trình gia công và vận chuyển, những thanh kim loại dễ bị cong, vênh và biếndạng Nắn kim loại là sửa chữa những sai lệch vê hình dạng trong quá trình gia công trước hoặc
do vận chuyển gây nên
Thực chất của quá trình nắn kim loại là lợi dụng tính dẻo của nó để sửa chữa những sailệch vê hình dạng do bị biến dạng gây ra những cong vênh, lồi lõm, nhằm chuần bị cho quá trìnhgia công tiếp theo Phương pháp này chỉ áp dụng với những kim loại dẻo, như thép, đồng, nhôm
và một số kim loại khác có độ dẻo cao
b Các phương pháp nắn kim loại
- Nắn những thanh kim loại có tiết diện tròn hoặc vuông
- Nắn những thanh kim loại dẹt
- Nắn những thanh kim loại bị xoắn
- Nắn những tấm tôn mỏng
- Nắn những vật đã tôi cứng
4.1.2 Uốn kim loại
a Bản chất của uốn kim loại
Uốn kim loại là tạo ra những sản phẩm có hình dáng, kích thước theo yêu cầu định trước.Thực chất của uốn kim loại là lợi dụng tính dẻo của chúng, tác dụng ngoại lực làm chúngbiến dạng theo ý muốn của con người Trong quá trình uốn, kích thước của phôi bị thay đổi chút ít, vìvậy cần biết cách xác định kích thước phôi ban đầu để sản phẩm không bị thiếu hụt sau khi uốn
Trang 14b Các phương pháp uốn kim loại
- Uốn các thanh thép dẹt
- Uốn các thanh thép tròn
- Khi uốn, phế phẩm chính là do kích thước bị sai lệch, vật uốn sai hình dạng yêu cầu,
- Khi uốn ống, cần đảm bảo tính toán góc lượn đối với đường kính ngoài của ống theo công thức
và phải độn cát vào trong ống để tránh hiện tượng bẹp ống tại vùng uốn cong
- Khi quấn lò xo, sai hỏng thường xảy ra khi tính toán lõi lò xo không đúng, sai bước uốn hoặcthiếu chiêu dài dây
b An toàn lao động khi uốn, nắn
- Khi uốn, nắn phải tra cán búa thật chặt, không được dùng búa sứt mẻ hoặc rạn nứt
- Khi nắn nhất thiết phải đeo găng tay để tránh các mép sắc làm đứt tay
- Chi tiết gia công cần được kẹp chặt trên êtô hoặc đồ giá
- Khi làm việc với máy uốn, phải tuân theo các quy tắc vê an toàn
- Khi cuốn lò xo cần chú ý không để lò xo bung ra khỏi lõi
- Giữ gìn chỗ làm việc khoa học, ngăn nắp, các dụng cụ phải ở trạng thái hoạt động tốt
4.2 Nội dung thực hành
4.2.1 Thực hành nắn kim loại
a Nắn thẳng băng kim loại bị cong theo mặt phẳng
Trình tự nắn theo các bước như sau:
- Cầm băng kim loại trên tay và kiểm tra độ cong của chi tiết cần nắn Đánh dấu giới hạn chỗcong bằng phấn
- Đeo găng tay vào tay trái, tay phải cầm búa, tay trái cầm thanh cần nắn và đứng vào vị trí làmviệc trước bàn nắn, tư thế khi đứng phải thẳng, tự do và ổn định
- Đặt băng thép trên bàn nắn sao cho mặt phẳng của băng nằm trên bàn, phần lồi hướng lên trên
- Đập búa từ biên vào giữa phần lồi cho tới khi băng kim loại tiếp xúc hoàn toàn với bàn nắn
- Kiểm tra độ chính xác nắn thẳng theo bàn nắn bằng khe hở ánh sáng hoặc bằng căn lá haythước kiểm; cho phép có sai lệch độ thẳng không lớn hơn 0,1mm trên chiêu dài 100mm; trên cácbăng kim loại được nắn thẳng không có vết lõm và vết sây xát
b Nắn thẳng băng kim loại bị cong theo cạnh
Trình tự nắn theo các bước như sau:
- Xác định giới hạn bị cong và đánh dấu chúng bằng phấn
- Đặt thanh kim loại bị cong lên bàn nắn
- Ấn thanh kim loại xuống bàn nắn bằng tay trái, đập mũi búa theo toàn bộ chiêu dài của thanh,chuyển cách đập búa từ mép dưới lên mép trên
Trang 15- Chỉ dừng nắn khi mép trên và mép dưới của thanh kim loại trở nên thẳng cho phép đến 1mmtrên chiêu dài 500mm.
c Nắn phẳng chỗ lồi của tấm kim loại
Trình tự nắn theo các bước như sau:
- Đặt tấm kim loại lên bàn nắn, dùng thước xác định chỗ lồi, đánh dấu giới hạn chỗ lồi bằngphấn hoặc bút chì than
- Xác định lực đập búa tùy theo số lượng chỗ lồi và vị trí của các chỗ lồi: Nếu phôi có một chỗ lồinằm ở giữa tấm kim loại, cần đập búa từ mép tấm vào đến chỗ lồi Nếu trên tấm kim loại có một sốchỗ lồi cần đập búa vào khoảng giữa các chỗ lồi, sau đó lần lượt nắn từng chỗ lồi một Nếu trêntấm kim loại có các chỗ lồi ở ngoài mép (độ gợn sóng) cần đập búa từ giữa ra ngoài mép tấm
- Sau khi đã khắc phục được độ sóng, cần lật lại tấm kim loại và đập lại bằng búa để phục hồi độphẳng của tấm
4.2.2 Thực hành uốn kim loại
a Uốn thanh kim loại theo góc vuông trên êtô nguội
Có thể uốn nguội các thanh thép dẹt dày tới 7mm trên êtô, trình tự uốn như sau:
- Kiểm tra phôi
- Vạch dấu chỗ uốn bằng mũi vạch phù hợp với bản vẽ, có tính đến lượng dư cần thiết từ bê mặtbên trong khi uốn (phần kim loại bên ngoài chịu kéo, phần kim loại phía trong chịu nén) tronggiới hạn 0,5 - 0,8 chiêu dài
- Kẹp chặt thanh kim loại vào êtô sao cho đường vạch dấu ở phía trên mỏ cố định của êtô, khi đãgần thành góc vuông phải uốn bằng búa kim loại
- Kiểm tra chất lượng uốn: mặt chi tiết không có vết xước, vết nứt, vết lõm
b Uốn thanh kim loại dẹt thành hình chữ U
Trình tự uốn như sau:
- Vạch dấu thanh kim loại và uốn một đầu thành góc vuông
- Vạch dấu chỗ uốn thứ hai
- Kẹp thanh kim loại đã uốn một đầu vào êtô cùng với khuôn uốn
- Đánh búa vào phần thanh kim loại nhô lên khỏi khuôn uốn cho tới khi nó áp sát vào mặt khuôn uốn
4.3 Yêu cầu sản phẩm thực hành
- 01 sản phẩm thực hành vê nắn thẳng băng kim loại bị cong theo mặt phẳng; uốn thanh kim loạidẹt thành hình chữ U
- Yêu cầu kỹ thuật: chính xác, đẹp, đúng quy cách, tiêu chuẩn
BÀI 5 Đục kim loại
Số tiết: 02 (Lý thuyết: 0 tiết; Thực hành: 02 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Biết được cấu tạo của đục, an toàn lao động trong gia công bằng phương pháp đục
- Hiểu được bản chất, kỹ thuật, thao tác đục kim loại
- Sử dụng đục để đục mặt phẳng, đục rãnh và chặt thanh kim loại
Trang 16B) NỘI DUNG
5.1 Cơ sở lí thuyết
5.1.1 Bản chất của đục kim loại
Đục là một phương pháp gia công thô, nhằm bóc đi một lớp kim loại dưu thừa trên bêmặt phôi bằng một loại dụng cụ cắt gọt gọi là đục Đục là một phương pháp gia công của nghênguội, thường được sử dụng khi cần cắt bỏ một lượng dư lớn hơn 0,5 - 1mm
Gia công bằng phương pháp đục được áp dụng trong trường hợp khi các mặt cần giacông nhỏ, các mặt có dạng phẳng, các mặt có hình dạng phức tạp khó gia công được trên máy,hoặc rãnh có hình thù bất kì
Sau khi gia công bằng đục, muốn cho chi tiết có độ chính xác và độ nhẵn bóng bê mặtcao cần phải áp dụng các phương pháp gia công khác
5.1.2 Cấu tạo đục
Đục kim loại gồm có ba phần: phần lưỡi cắt, phần thân và phần đầu
Hình 5 Đục kim loại
- Phần lưỡi cắt: Có chiêu dài l và có nhiêu hình dạng và kích thước khác nhau, nó là phần làmviệc chính khi đục kim loại Đầu lưỡi cắt dạng hình nêm, góc hợp bởi hai mặt phẳng vát nhọngọi là góc nêm Giao tuyến giữa hai mặt hình nêm tạo nên lưỡi cắt
- Thân đục
- Đầu đục: Đầu đục được vê tròn, phần này khi đục sẽ chịu lực đập của búa nên cần được tôi cứng
- Vật liệu làm đục: Vật liệu chế tạo đục thường bằng thép cacbon dụng cụ: CD70, CD80 vàđược làm liên cả ba phần: phần thân, phần đầu và lưỡi cắt
Sau khi rèn và mài thành lưỡi cắt, ta tiến hành nhiệt luyện: nung đục đến nhiệt độ 800
-8300 rồi làm nguội trong môi trường nước hoặc dầu
Phần lưỡi cắt tôi đạt độ cứng 53 - 56 HRC trên chiêu dài 30mm
Phần đầu tôi đạt độ cứng 30 - 35 HRC trên chiêu dài 15mm
Sau khi tôi cần ram thấp để làm tăng độ bên của đục
5.1.3 Tư thế và thao tác khi đục
- Tư thế đứng đục: Khi đục kim loại, người thợ đứng trên bục, chếch vê phía trái êtô, tay trái cầmđục, tay phải cầm búa Trọng tâm toàn thân rơi đêu cả hai chân, tư thế đứng thoải mái Khoảngcách giữa người và êtô vừa phải Góc giữa cánh tay trên và dưới của tay trái hợp với nhau mộtgóc khoảng 900
- Phương pháp cầm đục: Búa được cầm ở tay phải, các ngón tay nắm chặt vừa phải, bốn ngónnắm lấy cán búa và ép sát vào lòng bàn tay, ngón tay cái đặt lên ngón tay trỏ và ép sát vào nhau.Vị trí các ngón tay không đổi trong quá trình đập búa
5.1.4 Kĩ thuật đục
a Kĩ thuật điều chỉnh tay cầm đục
Khi bắt đầu đục, đặt đục tiếp xúc với cạnh vật cách mặt trên từ 0.5 - 1mm; đánh nhẹ búavào đầu dụng cụ, sao cho lưỡi cắt bám sâu vào kim loại Khi lưỡi đục đã ăn sâu vào kim loạichừng 0,5mm ta đánh nhẹ đồng thời nâng đục lên đến khi đường trục của đục hợp với mép
Trang 17ngang một góc 30 - 350 thì giữ cố định Lúc này đập mạnh búa và đêu, tay trái giữ đục ngay ngắnsao cho lưỡi đục bóc lên một lớp phoi đêu Nếu lớp phoi mỏng dần, ta dựng đứng lưỡi đục lên.Nếu lớp phoi quá dày, ta ngả đầu đục xuống.
b Gia công mặt phẳng
- Khi chiêu rộng mặt phẳng lớn hơn chiêu rộng lưỡi đục: Dùng đục bằng, đục vát hai phía đốidiện sát đường vạch dấu một góc vát 450 dùng đục rãnh đục thành từng rãnh trên vật, khoảngcách giữa hai rãnh liên nhau bằng 2/3 bản rộng lưỡi đục Sau khi đã bóc hết lượng dư của cácrãnh, dùng đục bằng bạt đi phần kim loại còn lại
- Khi chiêu rộng mặt bằng gia công nhỏ hơn chiêu rộng lưỡi đục: Dùng đục bằng bóc đi từng lớpcả chiêu rộng của vật Khi lưỡi đục gần thoát ra khỏi vật thì giảm dần lực đập búa Khi phoi gầnđứt, phải quay đục và đục ngược lại để tránh hiện tượng mẻ cạnh vật gia công
- Chỉ được dùng búa tốt, đầu búa không bị nứt vỡ, cán búa phải được làm bằng gỗ tốt và phảiđược chêm chặt với búa
- Không được dùng các loại đục cùn, đục mẻ; phần đầu đục phải được vê tròn và không được tôi quácứng để tránh hiện tượng giòn, vỡ khi đập búa; không được dùng các loại đục đầu toét và sứt mẻ
- Trên bàn nguội phải có lưới chắn phoi, để phoi đục tách ra không bắn vào người đứng đối diện
- Khi cặp vật lên êtô phải đảm bảo chắc chắn, cân bằng, tránh trường hợp khi đục vật bị bật rakhỏi ê tô gây tai nạn cho người xung quanh
- Khi đánh búa chú ý đánh vào chỗ cao nhất của đục; phải đeo găng tay ở tay cầm đục
- Nếu sử dụng đục để chặt đứt kim loại trên đe, khi gần đứt phải chặt nhẹ và đưa ra cạnh đe đểđục không làm hỏng đe và đê phòng mẩu kim loại văng ra bắn vào người
- Sau mỗi buổi thực hành phài thu xếp dụng cụ đúng nơi quy định và vệ sinh sạch sẽ chỗ làm việc
5.2 Nội dung thực hành
5.2.1 Đục mặt phẳng
Trình tự đục như sau:
- Chuẩn bị phôi, kẹp chặt và hiệu chỉnh phôi trên êtô sao cho đường vạch dấu song song vàngang với các mỏ kẹp của ê tô
- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ cần thiết cho bài thực hành
- Kiểm tra búa và đục (lắp ghép của cán búa, các vết rạn nứt trên cán và đầu búa, không có rìathừa trên búa và đục)
- Chọn tư thế làm việc đúng: Đứng ở tư thế nghiêng ổn định, không cúi gù lưng Đặt chân tráitiến lên phía trước nửa bước, chân phải dùng làm trụ, giật lùi lại phía sau Góc mở giữa hai bànchân không quá 300.Tay phải cầm búa, tay trái cầm đục, đặt nghiêng đục một góc 30 - 350 so vớimặt phẳng cần đục
- Đục bằng phần giữa của lưỡi đục để hớt đi lớp phôi có chiêu dày 2-3mm: Đập búa đúng vàođầu đục, quan sát vào phần cắt của đục mà không nhìn vào đầu đục Không ấn mạnh đục vào vật
Trang 18liệu, tận dụng hiệu suất của đục sau mỗi lần đập búa và đặt lại đục vào vị trí đúng Dịch chuyểnđục từ trái sang phải sau mối lần đập búa bằng cổ tay.
- Kiểm tra bằng thước tỉ lệ: đường đục phải thẳng
5.2.2 Đục rãnh
Trình tự đục rãnh thẳng như sau:
- Vạch dấu các rãnh và chấn dấu các đường vạch
- Mài đục rãnh có phần lõm vào sao cho phần cắt của đục có chiêu rộng của phần mút lớn hơn đểđục rãnh có thể di chuyển tự do trong rãnh
- Kẹp chặt phôi trên êtô sao cho đáy rãnh cao hơn mỏ kẹp của êtô 2 - 3mm
- Đục sơ bộ chiêu dày phoi 1 -2mm, sau đó đục lần cuối phoi có chiêu dày 0,5 - 1mm
5.2.3 Chặt kim loại bằng đục
a Chặt thanh kim loại trên đe
- Vạch dấu bằng phấn chỗ cần chặt từ hai mặt của phôi
- Đặt phôi trên đe hoặc trên tấm kê đã được kẹp chặt với bệ (không lung lay)
- Đặt đục theo phương thẳng đứng với đường vạch dấu và đập búa bằng khuỷu tay hoặc cánh taytùy theo kích thước của phôi
Những tấm kim loại có chiêu dày đến 2mm có thể được chặt bằng một lần đập búa, do đócần phải kê dưới phôi các đệm thép mêm để bảo vệ đe và đục Cũng có thể sử dụng bàn sấn đểchặt các thanh kim loại có bê rộng hẹp
b Chặt kim loại tròn
- Vạch dấu chỗ cần chặt bằng phấn
- Đặt đục theo phương thẳng đứng với đường vạch, đập búa bằng cánh tay, xoay phôi sau mỗilần đập búa, chặt sâu dần lát cắt
- Sau mỗi lần chặt, phần được chặt đứt rời ra
5.3 Yêu cầu sản phẩm thực hành
- 01 sản phẩm thực hành vê đục mặt phẳng
- Yêu cầu kỹ thuật: chính xác, đẹp, đúng quy cách, tiêu chuẩn
BÀI 6 Khoan kim loại
Số tiết: 02 (Lý thuyết: 0 tiết; Thực hành: 02 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Biết được cấu tạo của máy khoan, an toàn lao động trong gia công bằng phương pháp khoan
- Hiểu được bản chất, kỹ thuật, thao tác khoan kim loại
- Sử dụng máy khoan đứng, máy khoan điện cầm tay để khoan lỗ thông suốt và không thông suốt
B) NỘI DUNG
6.1 Cơ sở lí thuyết
6.1.1 Khái niệm chung
Khoan là phương pháp phổ biến để gia công các lỗ Khoan có thể gia công lỗ thông suốt
và không thông suốt hoặc mở rộng lỗ với đường kính từ 0,25 – 80mm
Trang 19- Máy khoan đứng: là loại dùng để gia công các lỗ đơn có đường kính trung bình 50mm.
- Máy khoan cần: dùng để gia công nhiêu lỗ trên một chi tiết lớn, khó gá trên các máy khoan khác
- Máy khoan nhiêu trục: là loại máy trên đầu khoan có thể lắp được nhiêu mũi khoan, các mũikhoan cũng làm việc theo một chế độ
6.1.3 Cấu tạo mũi khoan
Kết cấu chung của mũi khoan gồm 3 phần:
- Phần chuôi: dùng để lắp vào trục chính của máy
khoan, để truyên chuyển động khi cắt Mũi khoan có
đường kính lớn phần chuôi thường hình côn, loại
đường kính nhỏ có chuôi hình trụ
- Phần cổ : Là bộ phận tiếp nối giữa phần chuôi và
phần làm việc, có tác dụng thoát đá mài khi mài phần chuôi và phần làm việc Phần cổ thườngghi kí hiệu của mũi khoan
- Phần làm việc: gồm phần trụ định hướng và phần cắt
+ Phần trụ định hướng có tác dụng định hướng mũi khoan khi làm việc và là phần dự trữkhi mài lại phần cắt đã bị mòn
+ Phần cắt của mũi khoan gồm 5 lưỡi cắt: hai lưỡi cắt chính, hai lưỡi cắt phụ, một lưỡi cắt ngang.6.1.4 Phụ tùng, đồ gá dùng khi khoan
- Côn moóc tiêu chuẩn: Để lắp mũi khoan lên trục máy được dễ dàng và chính xác, người ta chếtạo lỗ trục chính và chuôi mũi mũi khoan theo tiêu chuẩn, gọi là côn moóc tiêu chuẩn
- Dụng cụ để tháo lắp mũi khoan
Đối với mũi khoan chuôi côn: khi phần côn của mũi khoan và côn của lỗ trục chính cùngmột số côn moóc thì lắp trực tiếp mũi khoan vào lỗ của trục chính; nếu phần côn của mũi khoankhông cùng số côn moóc với côn trục chính, thì sử dụng các loại bạc côn lắp trung gian
Muốn tháo mũi khoan ra khỏi trục chính, phải dùng một dụng cụ hình nêm Luồn miếng chêmqua lỗ ngang trục chính, tay phải cầm búa đóng nhẹ vào chêm, mũi khoan rời khỏi lỗ trục chính Đối với mũi khoan có chuôi hình trụ tròn: mũi khoan chuôi trụ tròn có đường kínhnhỏ (d < 12), người ta thường dùng các đầu cặp để giữ mũi khoan trên máy, bao gồm: ốngkẹp đàn hồi và ống kẹp ba chấu tự định tâm
Để cặp giữ vật gia công trên máy khoan, người ta có thể dùng ê tô tay, ê tô máy, ê ke gá,bích bu lông …
6.1.5 Kĩ thuật khoan cơ bản
a Điều chỉnh máy và chuẩn bị chi tiết khoan
- Lấy dấu và xác định vị trí lỗ khoan trên chi tiết
- Xác định cách thức kẹp chi tiết
- Chuẩn bị dụng cụ cắt
- Điêu chỉnh máy :
Hình 6 Mũi khoan
Trang 20+ Điêu chỉnh khoảng chạy của mũi khoan để khoan hết chiêu sâu của lỗ.
+ Điêu chỉnh cho tâm của mũi khoan trùng với tâm của lỗ định khoan
+ Điêu chỉnh tốc độ quay và bước tiến dọc của mũi khoan
+ Điêu chỉnh lượng chạy dao theo bảng chọn để có lượng chạy dao thực tế
b Khoan lỗ theo vạch dấu
- Xác định vị trí tâm lỗ, dùng compa vạch đường tròn 1 bằng đường kính của lỗ định khoan.Vạch tiếp đường tròn 2 lớn hơn và đường tròn 3 nhỏ hơn đường tròn 1
- Gá vật lên bàn máy, điêu chỉnh cho đầu nhọn của mũi khoan trùng với tâm lỗ định khoan
- Mở máy, khoan thử một lỗ nông bằng bước tiến tay
- Kiểm tra tâm mũi khoan có trùng với lỗ cần khoan không Nếu chưa đúng thì hiệu chỉnh lại đênkhi đạt yêu cầu mới tiến hành khoan sâu
- Phải thường xuyên rút mũi khoan để đưa phoi ra ngoài và làm mát mũi khoan
- Nếu khoan lỗ suốt phải quan sát chiêu sâu của lỗ bằng thước đo chiêu sâu hoặc đặt cữ hãm tự động
a Các dạng sai hỏng khi khoan
- Đường kính lỗ khoan bị sai, là do mũi khoan bị đảo, bị mòn hoặc do mài 2 lưỡi cắt khôngđêu nhau Cần phải mài sửa lại đuôi mũi khoan và các vấu cặp, nếu mũi khoan bị mòn nênthay mũi khoan mới
- Vị trí lỗ khoan sai: do điêu chỉnh mũi khoan không chính xác, do gá vật không chính xác làmcho lỗ sai vị trí hoặc lỗ bị xiên Vì vậy phải dùng ke 90o để kiểm tra độ vuông góc của mũikhoan; khi khoan lỗ sâu lúc đầu nên dùng mũi khoan ngắn, sau đó mới dùng mũi khoan dài Khikhoan lỗ trên mặt nghiêng phải dùng bạc dẫn hướng
b An toàn lao động khi khoan
- Chỉ khởi động máy khoan khi đã đảm bảo các điêu kiện vê an toàn
- Gá đặt đúng và kẹp phôi trên bàn máy, không được giữ phôi bằng tay trong quá trình khoan
- Không được để quên chìa vặn trong đầu kẹp mũi khoan sau khi thay dụng cụ cắt
- Không được nắm vào dụng cụ cắt và trục chính khi đang quay
- Thường xuyên theo dõi quá trình làm việc của dụng cụ cắt
- Không đeo găng tay khi làm việc trên máy khoan Phải đội mũ để tránh tóc cuốn vào máy trongkhi khoan
- Tổ chức chỗ lao động khoa học và đảm bảo vệ sinh công nghiệp
6.2 Nội dung thực hành
6.2.1 Điêu chỉnh và hiệu chỉnh máy khoan đứng
a Chuẩn bị máy khoan đê làm việc
- Kiểm tra độ bên mối nối đường dây điện tiếp đất với vỏ máy Kiểm tra bộ phận bảo vệ bánh đai
và trục chính; kiểm tra sự dịch chuyển của tay gạt nâng và hạ trục chính
- Kiểm tra dầu bôi trơn tại tất cả các vị trí cần bôi trơn có phù hợp với bảng hướng dẫn hay không
Trang 21- Kiểm tra sự cung cấp dung dịch làm nguội qua ống làm nguội khi cho bơm dung dịch làm việc
và mở van
- Bật đèn chiếu sáng và kiểm tra, hiệu chỉnh chiếu sáng chỗ làm việc
- Tổ chức chỗ làm việc khoa học, hợp lí, đảm bảo các quy tắc vê an toàn lao động
b Điều chỉnh máy
- Xác định chế độ khoan: Chọn vật liệu và đường kính mũi khoan căn cứ vào độ cứng của vậtliệu gia công
- Xuất phát từ đường kính của mui khoan, chọn số vòng quay của mũi khoan và bước tiến theo bảng
- Xác định tốc độ cắt v theo công thức để đảm bảo năng suất lớn nhất
- Nếu biết đường kính mũi khoan và tốc độ cắt, có thể xác định được số vòng quay của dụng cụ
- Bước tiến s khi khoan có thể được tính theo bước tiến phút
- Khi hiệu chỉnh máy theo các số liệu cho trong bảng, cần định vị tay gạt tại tốc độ hoặc tần sốquay tính toán
6.2.2 Khoan lỗ trên máy khoan đứng
a Khoan các lỗ thông suốt bằng bước tiến tay
Trình tự khoan như sau:
- Vạch dấu: Vòng tròn ở trong xác định chu vi của lỗ sẽ khoan, vòng tròn kiểm tra ở ngoài cóđường kính lớn hơn Núng dấu các vòng tròn và lỗ tâm
- Chạy dao bằng tay khoan thử lỗ tâm có kích thước bằng ¼ đường tròn của lỗ sẽ khoan
- Tách phoi, kiểm tra độ đồng tâm của lỗ khoan mồi và đường vạch dấu
- Khoan lại lỗ chính xác
- Khoan thủng lỗ lần cuối
b Khoan lỗ thông suốt bằng bước tiến tự động
Trình tự khoan như sau:
- Gá phôi đã được vạch dấu và mũi khoan trên máy, điêu chỉnh máy ở tần số quay phù hợp với yêu cầu
- Đưa mũi khoan vào phôi
- Dịch chuyển ê tô máy cùng với phôi sao cho tâm của mũi khoan trùng chính xác với lỗ chấm dấu
- Nâng trục chính lên và điêu khiển cho máy chạy
- Khoan thử lỗ bằng 1/3 bộ phận cắt của mũi khoan
- Kiểm tra sự trùng nhau của lỗ với đường vạch dấu
- Ấn nhẹ nhàng tay gạt chạy dao và tiến hành khoan thủng lỗ Khi lỗ gần thủng, tiến hành điêukhiển bước tiến bằng tay, giảm lực ấn và rút mũi khoan ra khỏi phôi
6.2.3 Khoan lỗ bằng máy khoan điện cầm tay
a Chuẩn bị
- Chuẩn bị phôi, vạch dấu, chấm dấu
- Chuẩn bị máy khoan điệncầm tay:
+ Kiểm tra độ chắc chắn của khoan, đảm bảo không có bộ phần nào bị long ra khỏi thân máy.+ Kiểm tra điện áp lưới có phù hợp với điện áp của máy khoan
+ Cấp điện cho máy khoan
+ Khởi động cho chạy không tải từ 0,5 đến 1 phút
b Tiến trình
- Gá phôi trên ê tô
Trang 22- Cầm máy khoan điện trên tay:
+ Với máy khoan điện loại nhỏ có tay cầm hở thì cầm bằng tay phải sao cho ngón trỏ đặtlên công tắc đóng cắt cho động cơ
+ Với máy khoan điện loại nhỏ có tay cầm kín thì cầm bằng tay phải sao cho ngón cái đặtlên công tắc đóng cắt cho động cơ
- Đưa mũi khoan vào phôi sao cho tâm của mũi khoan trùng chính xác với lỗ chấm dấu
- Khoan thử lỗ bằng 1/3 bộ phận cắt của mũi khoan
- Kiểm tra sự trùng nhau của lỗ với đường vạch dấu
- Ấn nhẹ nhàng vào thân khoan và tiến hành khoan thủng lỗ Khi lỗ gần thủng giảm nhẹ lực áncủa tay và rút mũi khoan ra khỏi phôi
6.3 Yêu cầu sản phẩm thực hành
- 01 sản phẩm thực hành vê khoan lỗ trên máy khoan đứng, máy khoan điện cầm tay
- Yêu cầu kỹ thuật: chính xác, đẹp, đúng quy cách, tiêu chuẩn
BÀI 7 Cắt ren bằng dụng cụ cầm tay
Số tiết: 02 (Lý thuyết: 0 tiết; Thực hành: 02 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Hiểu được cấu tạo, cách sử dụng các dụng cụ cắt ren cầm tay; phương pháp cắt ren bằng dụngcụ cầm tay
- Sử dụng dụng cụ cắt ren cầm tay: ta rô, bàn ren để cắt ren trong lỗ thông suốt bằng tarô
và cắt ren ngoài bằng bàn ren tròn.
B) NỘI DUNG:
7.1 Cơ sở lí thuyết
7.1.1 Khái niệm chung
Ren được tạo thành trên cơ sở đường xoắn ốc trụ hoặc xoắn ốc côn
Quá trình tạo thành bê mặt ren gọi là cắt ren Cắt ren là quá trình gia công có phoi để tạonên các đường xoắn ốc trên bê mặt trụ hoặc côn Công việc này thường được tiến hành trên máytiện, máy khoan hoặc máy cắt ren chuyên dùng Trong nghê nguội thường sử dụng các dụng cụcắt ren cầm tay để sửa chữa, lắp ráp các thiết bị có ren
7.1.2 Xác định kích thước của ren
Công việc xác định kích thước của ren bao gồm:
- Đo đường kính ngoài của ren
- Đo bước ren bằng thước cặp hoặc thước đo bước ren
- Xác định ren hệ mét hay hệ Anh Nếu là hệ Anh phải đo lại số vòng ren trong 1 inch
- Với ren trong lỗ có đường kính nhỏ, ta đo bước ren theo vết in trên giấy hoặc gỗ
- Đối với ren tiêu chuẩn, sau khi đo được đường kính ngoài và bước ren phải đối chiếu với tiêuchuẩn và chế tạo theo kích thước tiêu chuẩn
7.1.3 Dụng cụ cắt ren
a Dụng cụ cắt ren trong – ta rô
Tarô có hình dạng giống như một cái vít, có hình dạng, bước ren, góc trắc diện của renphù hợp với ren cần gia công Tarô được chế tạo bằng thép cácbon dụng cụ, trên thân có rãnh
Trang 23dọc để thoát phoi với mặt ren tạo thành các lưỡi cắt hình lược Tarô là dụng cụ để cắt ren lỗ cóđường kính < 20mm.
Cấu tạo của tarô gồm hai phần:
- Phần làm việc: Bộ phận cắt có hình côn dẫn hướng có các rãnh với chiêu cao tăng dần Lưỡicắt là một phần của vòng ren được giới hạn bởi các rãnh dọc, các tarô có d < 20mm thường đượclàm 3 rãnh Các góc của lưỡi cắt tarô gồm: góc trước (góc thoát), góc sau (góc sát) α Ở phầnhiệu chỉnh α = 0 Phần hiệu chỉnh không có tác
dụng cắt mà có tác dụng sửa dạng ren cho đúng
- Phần chuôi: có đầu vuông và có kích thước quy chuẩn để lắp tay quay tarô Trên thân tarô cóghi kí hiệu chỉ mác thép và loại ren
Căn cứ vào phương thức sử dụng, tarô chia thành 2 nhóm: tarô tay và tarô máy.
- Tarô tay: dùng để cắt ren bằng tay, thường được chế tạo thành 1 bộ từ 2 đến 3 cái
-Tarô máy: dùng để cắt ren trên máy chúng khác tarô tay ở phần chuôi để có thể cặp được tarôtrên máy Bộ phận đầu cắt tarô máy dài hơn tarô tay
b Dụng cụ cắt ren ngoài - bàn ren
Bàn ren dùng để cắt ren tam giác ngoài có
bước < 2mm, hoặc để hiệu chỉnh lại khi ren đã
được tiện thô bằng dao Bàn ren có cấu tạo như
một chiếc đai ốc Trên bàn ren được khoan từ 3 - 8
lỗ tạo thành các rãnh để chứa phoi, đồng thời nhờ
các rãnh này, mỗi vòng ren được chia thành các
đoạn răng cắt Trên mặt đầu của bàn ren được ghi
kí hiệu kích thước của ren, vật liệu chế tạo Bàn
ren được kẹp chặt trong tay quay bàn ren hoặc
trong trục gá để lắp vào nòng ụ sau của máy tiện
Bàn ren có các loại sau: bàn ren tròn,
bàn ren điêu chỉnh và bàn ren chuyên để cắt ren
ống Bàn ren tròn lại được chia làm hai loại là
bàn ren liên và bàn ren xẻ rãnh Bàn ren liên đế
cắt ren có đường kính đến 52mm, có độ cứng
vững cao, ren bóng Bàn ren xẻ rãnh có chiêu
rộng rãnh 0.5 - l,5mm, nhờ có rãnh xẻ nên khi
bàn ren mòn có thể điêu chỉnh được kích thước
đường kính của ren từ 0,1 - 0.25mm
c Tay quay
Tay quay để truyên mômen quay cho bàn
ren hay tarô, gồm có tay quay tarô và tay quay
bàn ren Tay quay có nhiêu loại: tay quay tarô có
điêu chỉnh, tay quay tarô tự ngắt, tay quay bàn ren tròn, tay quay bàn ren điêu chỉnh
7.1.4 Các dạng sai hỏng khi cắt ren An toàn khi cắt ren
Các dạng sai hỏng chính thường xảy ra khi cắt ren là:
Hình 7 Ta rô tay
Hình 8 Bàn ren
Hình 9 Tay quay a) Tay quay ta rô b) Tay quay bàn ren
Trang 24Gãy tarô trong lỗ: Gãy tarô trong lỗ là do người làm thiếu thận trọng, không phát hiện kịpthời các hiện tượng như: phoi làm kẹt tarô, tarô cùn, đầu tarô chạm đáy lỗ khoan Khi gãy tarôtrong lỗ phải mất nhiêu công sức mới lấy đầu gãy ra được, đôi khi còn làm hỏng ren, hỏng chitiết Để tránh hiện tượng này, khi làm việc phải cẩn thận, sử dụng tarô đẫ mài sửa, thường xuyênđưa tarô ra ngoài để lấy phoi ra.
Ren bị mẻ: Ren bị mẻ là do bàn ren hoặc tarô quá cùn, khi cắt không bôi dầu, hoặc đặt bànren và tarô bị nghiêng Để tránh hiện tượng này, khi bắt đầu cắt cần điêu chỉnh bàn ren hoặc tarôvuông góc với mặt đầu của chi tiết, phải thường xuyên bôi dầu và mài sửa dụng cụ
-Ren không đầy đủ hoặc bị tróc từng mảng
Ren không đầy đủ là do đường kính trong của phôi lớn, hay đường kính ngoài của trục nhỏhơn so với quy chuẩn Vì vậy khi chuẩn bị phôi phải tính toán chính xác
Ren bị tróc từng mảng là do đường kính lổ khoan quá nhỏ,hay đường kính ngoài của bulôngquá lớn, dụng cụ cắt bị cùn và kẹt phôi Để tránh sai hỏng, trước khi giacông phải kiểm tra thật kĩphôi và phải thường xuyên làm sạch phoi
Khi gia công ren cần phải kiểm tra ren bằng cữ đo ren hoặc panme đo ren Trong điêu kiệnkhông cho phép có thể dùng bulông hoặc đai ốc chuẩn để kiểm tra ren
7.2 Nội dung thực hành
7.2.1 Chuẩn bị
Ren thường được hình thành ở mặt trụ trong và ngoài, vì vậy trước khi gia công ren phảigia công trước các bê mặt chi tiết định cắt ren Tuỳ theo ren là ren ngoài hay ren trong mà côngviệc chuẩn bị có khác nhau Phần này chỉ giới hạn công việc chuẩn bị để cắt ren trụ trong và rentrụ ngoài
- Đối với ren trụ ngoài: khi cắt ren thường có hiện tượng dồn ép kim loại từ các rãnh ren, vì vậyđường kính của trục trước khi cắt ren phải nhỏ hơn đường kính đầu ren.Ớ đoạn cuối ren trụ córãnh thoát dao, chiêu rộng của rãnh phải lớn hơn bước ren
- Đối với ren lỗ: phải căn cứ vào đường kính nhỏ nhất của ren trong đai ốc để khoan sẵn một lỗhình trụ Đường kính lỗ trước khi gia công ren phải lớn hơn đường kính chân ren ở bulông.Đường kính lỗ khoan được tính theo công thức sau:
D = d- l,5h
Trong đó:
D- đường kính lỗ khoan: mm
d- đường kính nhỏ nhất của ren: mm
h- độ sâu ren: mm
Nếu ren trong lỗ kín, cần xác định chiêu sâu lỗ khoan theo công thức:
H = Hj + YTrong đó: H - chiêu sâu lỗ khoan (mm); Hj - chiêu dài ren (mm)
Y = l 1 + l 2 (mm); l 1 - chiều dài đầu cắt của tarô
l2 - chiêu dài phần côn của mũi khoan
7.2.2 Cắt ren trong lỗ thông suốt bằng tarô
Trình tự các bước cắt ren trong lỗ suốt như sau:
- Tìm hiểu bản vẽ Xác định hệ thống ren, đường kính và bước ren
- Chọn đường kính của mũi khoan để khoan lỗ cắt ren cho phù hợp
Trang 25- Kẹp chặt mũi khoan trong ống kẹp của máy.
- Vạch dấu phôi theo bản vẽ
- Khoan lỗ trên phôi với một lần chạy dao
- Xoáy lỗ bằng mũi xoáy 90° hoặc 120° đến chiêu sâu 1- l,5mm để dẫn hướng tarô
- Chọn bộ tarô cần thiết để đạt kích thước ren đã cho
- Bôi trơn phần làm việc của tarô thứ nhất (tarô thô) và lỗ khoan bằng dầu máy Để đạt đượcchất lượng của ren, khi cắt ren cần dùng dung dịch trơn nguội: đối với thép, dùng dầu; đối vớigang và hợp kim nhôm: dầu hoả; đối với đồng: dùng dầu máy, êmuxi
- Kẹp phôi chắc chắn trên êtô
- Gá đặt tarô vào lỗ theo thước đo góc và kiểm tra độ vuông góc của đường trục tarô với bê mặtđược gia công
- Tay trái ấn tay vặn dọc theo đường trục, tay phải quay tay vặn sang phải (khi cắt ren phải) chotới khi tarô cắt vào lỗ 1 - 2 vòng ren và có vị trí ổn định
- Dùng cả hai tay nắm lấy tay cầm và quay tay vận theo chiêu của ren, cứ sau nửa vòng lại đổi vịtrí của tay trên tay cầm và quay tay vặn theo chiêu ngược lại 1/4 vòng để bẻ phoi và làm thoátphoi ra khỏi lỗ và đê phòng kẹt dụng cụ
Khi cắt ren không nên dùng lực lớn (đặc biệt đối với ren bước nhỏ), vì có thể gây ra sựtróc mẻ răng hoặc gẫy tarô Nếu dụng cụ khó cắt vào kim loại, cần quay ngược lại đê lấy tarô rakhỏi lỗ, phát hiện các nguyên nhân và khắc phục chúng
7.2.3 Cắt ren ngoài bằng bàn ren tròn
Trình tự cắt ren bằng bàn ren tròn như sau:
- Dựa vào bản vẽ, xác định đường kính, hệ thống ren và chiêu dài phần ren được cắt
- Kiểm tra chiêu dài của phôi cần cắt ren bằng thước cặp Đường kính của phôi phải nhỏ hơnđường kính ngoài của ren cắt 0,1 - 0,2 mm (phôi không được có vẩy sắt, vết gỉ)
- Đo chiêu dài của phần ren được cắt
- Vát cạnh ở đầu mút của phôi, chiêu rộng của cạnh vát lớn hơn một chút so với chiêu cao củaren (để đảm bảo sự cắt vào của bàn ren)
- Tuỳ theo loại ren, chọn hai bàn ren tròn: một xẻ rãnh và một liên và tay quay bàn ren tương ứng
- Kẹp chặt phôi thanh thẳng đứng trên êtô sao cho phần nhô khỏi các mỏ kẹp của êtô lớn hơnchiêu dài của phần cần cắt ren từ 20 - 25 mm
- Bôi dầu vào đầu mút của phôi
- Đặt bàn ren xẻ rãnh vào tay vặn (cái kẹp bàn ren) và kẹp chặt lại bằng vít Bàn ren cần đượckẹp chặt sao cho không bị nén co lại mà có đường kính lớn nhất
- Đặt bàn ren vào đầu mút của phôi cần cắt ren sao cho nhãn của bàn ren quay xuống dưới vàmặt phẳng của nó vuông góc với đường trục của phôi
- Lòng tay phải ấn lên bàn ren Tay trái quay tay vặn theo chiêu kim đồng hồ cho tới khi phầncôn dẫn vào của bàn ren cắt vào phôi Sau đó quay tay vặn bằng cả hai tay, cứ sau 1 - 2 vòngquay theo chiêu cắt ren lại quay ngược 1/2 vòng để bẻ phoi Khi đó cần bôi trơn phần làm việccủa bàn ren bằng dầu
- Quay theo chiêu ngược lại để tháo bàn ren ra khỏi phôi Kiểm tra chất lượng của ren Ép bànren co lại tới đường kính nhỏ nhất và cắt lần thứ hai
- Thay bàn ren tròn xẻ rãnh bằng bàn ren liên để hiệu chuẩn: lần lượt quay bàn ren tròn theo hai