0
Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Kết quả phân tích Pb trong các mẫu nước mặt.

Một phần của tài liệu Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG (Trang 70 -71 )

Đồ thị 5.3. Đồ thị biểu diễn kết quả phân tích Pb.

Kết quả phân tích cho ta biết được tình hình ô nhiễm nghiêm trọng Pb trong môi trường nước mặt Hà Nội . Ta so sánh nồng độ Pb ở các địa điểm lấy mẫu với TCVN 1995 thì thấy hầu như hàm lượng Pb đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần từ 1 – 12 lần trong đó nghiêm trọng nhất là trên sông Tô Lịch (S1, S2, S3 gấp từ 6 – 12 lần tiêu chuẩn cho phép ) và trên sông Sét (gấp từ 9 – 10 lần tiêu chuẩn cho phép). Trên sông Lừ tình trạng ô nhiễm ít nghiêm trọng hơn. Trên sông Hồng nồng độ Pb xấp xỉ hoậc thấp hơn nồng độ cho phép. Đó là do lưu lượng của sông Hồng rất lớn đã pha loãng nồng độ Pb trong các dòng sông từ nội thành chảy ra.

Trên sông Tô Lịch ta thấy nồng độ Pb tăng dần theo chiều dài sông từ vị trí cầu Đại Kim đến Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở. Điều đó cho thấy trên sông Tô Lịch các điểm thải phân bố dọc theo chiều dài sông và liên tục thải Pb vào sông. Vấn đề ô nhiễm Pb trên sông Tô Lịch là nghiêm trọng nhất trong các sông nội thành Hà Nội. Điều đó cho thấy tải lượng Pb thải ra từ các nhà máy cơ khí, sản xuất pin, sản xuất pin của khu công nghiệp Thượng Đình là rất lớn, cần được xử lý trước khi thải vào môi trường.

Trên sông Sét nồng độ Pb cũng tăng dọc theo chiều dài sông từ Đại học Bách Khoa Hà Nội đến khu công nghiệp Đuôi Cá mặc dù không đáng kể (tăng từ 9 lần lên 10 lần). Như vậy có thể thấy nguồn thải từ đầu sông đến Đại học Bách Khoa Hà Nội (nhất là nguồn thải từ Đại học Bách Khoa Hà Nội) là chủ yếu và tương đối lớn còn nguồn thải từ khu công nghiệp Đuôi Cá là không đáng kể.

Trên sông Lừ mặc dù tình hình ít nghiêm trọng hơn trên sông Sét và sông Tô Lịch nhưng nồng độ Pb cũng gấp từ 5 – 6 lần nồng độ cho phép. Tại đây nồng độ Pb cũng tăng dần theo chiều dài sông từ vị trí Đại học Y (gấp 5 lần) đến vị trí phố Định Công (gấp 6 lần). Như vậy là các nguồn thải cũng phân dọc theo chiều dài sông nhưng tập trung chủ yếu từ thượng nguồn đến Đại học Y còn tại vị trí phố Định Công nguồn thải là nhỏ, không đáng kể.

Nhìn chung nồng độ Pb trong các sông nội thành Hà Nội là rất lớn. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng khi Pb là một kim loại nặng có độc tính cao, chỉ cần vượt quá nồng độ cho phép một lượng rất nhỏ cũng đã gây độc nặng nề cho con người và các sinh vật khác trong môi trường.

Một phần của tài liệu Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG (Trang 70 -71 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×