Kết quả phân tích kim loại nặng trong nguồn nước mặt Hà Nội 1 Kết quả phân tích As trong các mẫu nước mặt.

Một phần của tài liệu Ô nhiễm kim loại nặng (Trang 67 - 68)

V.3.1. Kết quả phân tích As trong các mẫu nước mặt.

Trên đồ thị V.1 ta có hình ảnh tổng quan về nồng độ của As ở các địa điểm lấy mẫu. Ta có thể so sánh với TCVN-1995 để có thể biết được tình hình ô nhiễm As tại các địa điểm lấy mẫu.

Đồ thị 5.1. Đồ thị biểu diễn kết quả phân tích As.

Nhìn vào đồ thị ta thấy tại các địa điểm S8, S9 nồng độ As đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép rất nhiều từ 1,5 – 1,7 lần mà S8 và S9 đều là các địa điểm trên sông Sét do vậy ta khẳng định sông Sét đã bị ô nhiễm vừa kim loại nặng As.Còn các địa điểm khác của các mẫu phân tích thì nồng độ As đều bằng hoặc nhỏ hơn TCVN.

Tại vị trí S1, S2 trên sông Tô Lịch nồng độ As tương đối thấp và xấp xỉ nồng độ As trong nước sông Hồng trong khi lưu lượng của sông rất nhỏ so với lưu lượng của sông Hồng. Chứng tỏ rằng lượng As thải ra từ các cơ sở công nghiệp hoạt động dọc theo sông là rất thấp. Vị trí S3 (cầu Đại Kim) nằm ở đầu nguồn nhưng nồng độ As lại cao hơn hẳn vị trí S1 và S2 nằm ở cuối nguồn chứng tỏ nguồn thải As tập trung hầu hết ở đầu nguồn sông Tô Lịch còn ở cuối nguồn hầu như không có. Vì vậy càng về gần cuối nguồn nồng độ As càng nhỏ do bị pha loãng trong dòng chảy.

Trên sông Lừ nồng độ As thấp, nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ cho phép. Trong đó nồng độ As tăng dần theo chiều dài sông từ vị trí Đại học Y (= 0,9 lần nồng độ cho

phép) đến phố Định Công (đúng bằng nồng độ cho phép). Điều đó cho thấy nguồn thải As phân bố dọc theo chiều dài sông và càng về cuối nguồn nồng độ As trong nước thải vào sông càng tăng.

Trên sông Hồng nồng độ As cũng rất thấp so với tiêu chuẩn cho phép. Đó là do lưu lượng của sông rất lớn đã pha loãng nước thải từ các sông nội thành chảy ra.

Trên sông Sét tại vị trí S8 (Đại học Bách Khoa Hà Nội) và S9 (Khu công nghiệp Đuôi Cá) nồng độ As đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép đặc biệt tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. Điều này có thể do nước thải từ các hoạt động thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, các xưởng thực nghiệm của trường có chứa hàm lượng As cao. Đồng thời ta lại thấy nồng độ As giảm dọc theo chiều dài sông từ Đại học Bách Khoa Hà Nội đến khu công nghiệp Đuôi Cá chứng tỏ nguồn thải As chủ yếu tập trung xung quanh vị trí Đại học Bách Khoa Hà Nội. Còn tại khu công nghiệp Đuôi Cá nguồn thải có nồng độ As thấp hơn nên nước thải có nồng độ As cao chảy từ Đại học Bách Khoa Hà Nội về đây đã bị pha loãng và giảm xuống.

Như vậy vấn đề ô nhiễm nhiễm As trong nước mặt của Hà Nội là không phổ biến chỉ có một số vị trí là đáng lo ngại mà thôi.

Một phần của tài liệu Ô nhiễm kim loại nặng (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w