Có thể nói chưa có một nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện về các mô hình giao dịch thương mại điện tử của Hoa Kỳ nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm để phát triển mô hình giao dịch
Trang 1-
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HIỀN
MÔ HÌNH GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA HOA
KỲ VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
0
Chuyªn ngµnh: 1Kinh tÕ thÕ giíi vµ quan hÖ kinh tÕ quèc tÕ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ng ười hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Lê Thanh Cường
Hà n ội 2004
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU……… 01
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1.KHÁI NIỆM GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ……… 04
1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử……… 04
1.1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử……… 04
1.1.1.2 Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp và
người tiêu dùng……… 06
1.1.2 Khái niệm giao dịch thương mại điện tử……… 11
1.1.2.1 Khái niệm giao dịch thương mại điện tử……… 11
1.1.2.2 Các đặc trưng của giao dịch thương mại điện tử……….… 12
1.2 Mô hình giao dịch thương mại điện tử……… 15
1.2.1 Mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)……… 16
1.2.1.1 Khái niệm mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)……… 16
1.2.1.2 Các giao dịch cơ bản trong mô hình giao dịch thương mại điện tử B2C……… 18
1.2.2 Mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (B2B)……… 24
1.2.2.1 Khái niệm mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (B2B)……… 24
1.2.2.2 Các giao dịch cơ bản trong mô hình thương mại B2B…… 25
1.2.2.3 Sàn giao dịch B2B……… 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA HOA KỲ 2.1.đánh giá thực trạng thương mại điện tử của hoa kỳ 32
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển thương mại điện tử của Hoa Kỳ…
32
Trang 32.1.2.1 Tình hình phát triển giao dịch TMĐT của Hoa Kỳ trong
thờigian qua……… 35
2.1.2.2 Những trở ngại đối với hoạt động giao dịch TMĐT của Mỹ 37 2.1.2.3 Vai trò của Chính phủ Hoa Kỳ trong việc phát triển giao dịch TMĐT……… 40
2.2 đánh giá thực trạng mô hình giao dịch tmđt ở hoa kỳ 41
2.2.1 Thực trạng mô hình giao dịch TMĐT B2C……… 41
2.2.1.1 Tình hình phát triển mô hình giao dịch TMĐT B2C của Mỹ 41 2.2.1.2 Những tồn tại đối với các công ty bán lẻ trên mạng………… 46
2.2.1.3 Tương lai của các giao dịch TMĐT B2C tại Hoa Kỳ……… 50
2.2.1.4 Mô hình giao dịch TMĐT B2C điển hình của Amazon.com 53
2.2.2 Thực trạng phát triển mô hình giao dịch TMĐT B2B của Hoa Kỳ 59 2.2.2.1 Thực trạng phát triển mô hình giao dịch TMĐT B2C…… 59
2.2.2.2 Những thách thức đặt ra đối với sự phát triển của mô hình giao dịch TMĐT B2B của Mỹ……… 60
2.2.2.3 Tương lai của hoạt động TMĐT B2B……… 63
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO VIỆT NAM 3.1 Thực trạng phát triển mô hình giao dịch tmđt việt nam……… 66
3.1.1 Thực trạng ứng dụng mô hình giao dịch TMĐT ở Việt Nam…… 66
3.1.2 Những thách thức và khó khăn trong quá trình phát triển mô hình giao dịch TMĐT tại Việt Nam……….………… 72
3.1.2.1 Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin……… 73
3.1.2.2 Hạ tầng cơ sở pháp lý……… 75
3.1.2.3 Hạ tầng cơ sở nhân lực……… 76
3.1.2.4 Hạn chế về hệ thống thanh toán của các ngân hàng……… 77
3.1.2.5 Hạ tầng cơ sở bảo mật thông tin……… 77
3.1.2.6 Quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng……… 78
Trang 43.1.2.8 Các doanh nghiệp chưa chủ động và tích cực tham gia TMĐT 79
3.2 Bài học kinh nghiệm nhằm phát triển mô hình giao
dịch TMĐT ở việt nam……….…………
80 3.2.1 Bài học kinh nghiệm đối với mô hình giao dịch TMĐT B2C…… 81
3.2.1.1 Mô hình ứng dụng TMĐT theo cấp độ……… 81 3.2.1.2 Mô hình song song……… 84
3.2.1.3 Mô hình chợ điện tử……… 86
3.2.2 Bài học kinh nghiệm nhằm phát triển mô hình giao dịch TMĐT
3.2.2.1 Cộng tác với doanh nghiệp lớn……… 90 3.2.2.2 Cộng tác với doanh nghiệp vừa và nhỏ……… 92
3.2.4 Một số giải pháp nhằm phát triển giao dịch TMĐT của Việt nam 97
3.2.4.1 Về phía Chính phủ……… 97 3.2.4.2 Về phía doanh nghiệp……….……… 99
KẾT LUẬN……… 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6TIẾNG VIỆT
1 Bộ Thương mại (1999) Thương mại điện tử Nxb Thống Kê, Hà nội, tr.38-39
2 Lộc Cầm (2003), Gian lận trực tuyến: Một vấn đề cần quan tâm trong TMĐT,
http://internet.vdc.com.vn
3 Lê Thanh Cường (2003), “Một số vấn đề về hạ tầng cơ sở nhân lực cho thương
mại điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 3, tr.71-74
4 Ngô Văn Giang (2003), Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam – Thực trạng
và một số gợi ý giải pháp, Tạp chí Ngân hàng, số 12 (9/2003), tr.51-54
5 Phạm Song Hạnh (2002), “Các mô hình kinh doanh trực tuyến và khả năng áp
dụng ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 2, tr.63-67
6 Phạm Song Hạnh (2003), “Quy trình thương mại điện tử B2C và khả năng áp
dụng ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 4, tr.71-76
7 Trần Xuân Hiền (2001), “Những thách thức nào đặt ra cho các công ty thương
mại điện tử”, Internet và Thương mại điện tử, số 9 (12-19/12/01), tr.20-21, theo
8 Trần Xuân Hiền (2002), Các hình mẫu kinh doanh của bán lẻ trong thương mại
điện tử, Internet và Thương mại điện tử, số 13 (09-15/01/02), tr.14-20, số 14
(16-22/01/02), tr.16-20, số 16 (01-07/02/02), tr.13-17, số 17 (21-27/02/02), tr.15-18, theo Infomit.com, http://media.vdc.com.vn/ezines
9 Trần Xuân Hiền (2003), Năm sai lầm phổ biến của các site thương mại điện tử,
theo bcentral.com, http://internet.vdc.com.vn
10 Học viện hành chính quốc gia (2003) Thương mại điện tử Nxb Lao Động, Hà
nội
11 Nguyễn Việt Hồng (2003), Sự toàn cầu hoá của các dịch vụ trên Internet:
Trường hợp của Amazon.com, http://www.thuongmaidientu.com
12 Nguyễn Việt Hồng (2004), Vấn đề lớn của những cửa hàng trực tuyến nhỏ,
http://www.thuongmaidientu.com
Trang 7pháp phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp bộ Trường Đại học Ngoại Thương, Hà nội
14 Phan Mỹ Linh (2001), Tổng quan về thương mại điện tử B2B, Internet và
Thương mại điện tử, số 05 (16-21/11/2001), tr 14-17, theo cio.com,
http://media.vdc.com.vn/ezines
15 Phan Mỹ Linh (2002), Mật khẩu – Vấn đề cản trở thương mại điện tử, Internet
và Thương mại điện tử, số 15 924-31/01/02), tr.21-22, theo
16 Phan Mỹ Linh (2003), Ngành công nghiệp ôtô dẫn đầu trong thương mại điện
tử B2B, theo internet.com, http://internet.vdc.com.vn
17 TS Nguyễn Văn Minh, Trần Hoài Nam (2002) Giao dịch thương mại điện tử
– Một số vấn đề cơ bản Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, tr 85-92, tr.97-105
18 Nhà xuất bản Thống kê (2001), Thương mại điện tử với phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ, Hà nội
19 Thạc Phương (2004), Nỗ lực thu hút khách hàng của các nhà bán lẻ trên mạng,
20 Nguyễn Trường Sơn (2003), Mô hình thương mại điện tử B2B đang được xem
xét lại, http://internet.vdc.com.vn
21 Hà Anh Tuấn (2004), Tương tác với khách hàng trong thương mại điện tử,
http://www.thuongmaidientu.com
22 Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý (2000), Bàn về cơ sở pháp lý của Thương
mại điện tử ở Việt Nam, Bộ Tư pháp, Hà nội
TIẾNG ANH
23 Jeffrey F.Rayport, Bernard J.Jaworski (2001), E-commerce, McGraw-Hill
24 United Nations Conference on Trade and Development (2002), E-Commerce
and Development Report 2002, http://www.unctad.org
25 US Department of Commerce (2003), Retail E-commerce sales in forth quarter
Trang 8Ngoài ra, luận văn còn tham khảo các website sau:
http://www.doc.gov (Website của Bộ Thương mại Hoa Kỳ)
Trang 9DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
và doanh nghiệp
và người tiêu dùng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Mô hình tiến trình tham gia giao dịch TMĐT……… ……… tr.12 Hình 1.2 Mô hình giao dịch TMĐT……… …… tr.15
Hình 1.3 Mô hình giao dịch TMĐT B2C……… …… tr
17
Hình 1.4 Mô hình giao dịch TMĐT B2B……… tr.25
Hình 2.1 Doanh thu giao dịch TMĐT thế giới năm 2002 – 2004……… tr.35
Bảng 2.1 Doanh thu bán lẻ trực tuyến của Mỹ……… ……… tr.42 Hình 3.1 Mô hình ứng dụng TMĐT theo cấp độ……… ……… tr.82
Trang 11LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy PGS.TS.Lê Thanh Cường đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bản luận văn thạc sỹ này Nhân đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong
và ngoài Trường Đại học Ngoại Thương đã đem đến những kiến thức quý báu làm nền tảng để tôi có thể nghiên cứu đề tài của mình
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Sau đại học Trường Đại học Ngoại Thương, các cán bộ Công
ty vật tư thiết bị giao thông I, gia đình và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện để luận văn được hoàn thành
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Trang 12BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
-*** -
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HIỀN
MÔ HÌNH GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA HOA KỲ
VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ THẾ GIỚI & QHKTQT
MÃ SỐ : 60.31.07
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ THANH CƯỜNG
HÀ NỘI, 2004
Trang 13LỜI NÓI ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Những thành tựu của công nghệ thông tin đã và đang mang lại nhiều thay đổi lớn trong giao dịch thương mại Nhiều quốc gia đang chuyển dần từ phương thức
thương mại truyền thống sang phương thức kinh doanh mới - thương mại điện tử
Tuy mới chỉ hình thành và phát triển mạnh trong thương mại quốc tế những năm gần đây, nhưng thương mại điện tử đã xâm nhập sâu vào hầu hết các lĩnh vực kinh
tế – xã hội, ảnh hưởng tới các hoạt động của con người Nhiều nhà nghiên cứu dự báo sự lên ngôi của thương mại điện tử sẽ đem lại những thay đổi lớn trong phát triển kinh doanh quốc tế, tập quán kinh doanh quốc tế cũng như tư duy thương mại
Do vậy, thương mại điện tử đang là sự lựa chọn của nhiều quốc gia với mức độ ứng dụng khác nhau
Việt Nam đang trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế vào khu vực
và thế giới không thể tránh khỏi tham gia vào thương mại điện tử toàn cầu Trong
xu thế mới, phương thức thương mại đóng vai trò như một thứ ngôn ngữ giao dịch chung Thương mại điện tử giúp chúng ta thêm một khả năng để hội nhập kinh tế quốc tế Hơn nữa, đa số các bạn hàng có tiềm năng lớn của Việt Nam đã và đang triển khai nền thương mại điện tử Lợi ích của quốc gia và của thương mại Việt Nam đòi hỏi chúng ta cần hướng tới phương thức mới mẻ và nhiều hứa hẹn này
Trong mấy năm trở lại đây, thương mại điện tử tại Hoa Kỳ đã phát triển mạnh đem lại lợi nhuận khổng lồ cho Mỹ, một đất nước sớm khai thác và có hiệu quả cao đối với loại hình thương mại quốc tế này Vì vậy, luận văn này lựa chọn thương mại điện tử Hoa Kỳ - một trong những nền thương mại điện tử phát triển mạnh nhất hiện nay - để nghiên cứu nhằm tìm kiếm những bài học kinh nghiệm cho
giao dịch thương mại điện tử ở Việt nam Trên cơ sở nhận thức như vậy, đề tài “
Mô hình giao dịch thương mại điện tử của Hoa Kỳ và một số bài học kinh nghiệm cho Việt nam” được lựa chọn làm đề tài cho luận văn thạc sỹ kinh tế này
Trang 142 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Từ trước đến nay, lĩnh vực thương mại điện tử đã được nghiên cứu trong một
số luận văn cao học, luận án tiến sĩ và một số đề tài nghiên cứu ở trong và ngoài trường Tuy nhiên, các đề tài này hầu hết chỉ tập trung vào từng mặt, từng lĩnh vực của thương mại điện tử Có thể nói chưa có một nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện về các mô hình giao dịch thương mại điện tử của Hoa Kỳ nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm để phát triển mô hình giao dịch TMĐT của Việt nam, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một yêu cầu cấp thiết như hiện nay
3 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn này được thực hiện với mục đích nghiên cứu cơ bản về thương mại điện tử của Hoa Kỳ đặc biệt trong lĩnh vực giao dịch thương mại điện tử, những khó khăn hay thất bại và xu hướng phát triển của các mô hình giao dịch thương mại điện
tử tại Hoa Kỳ; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển và hội nhập với thương mại điện tử trên thế giới
4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nội dung của luận văn bao gồm ba mục tiêu sau đây:
- Nghiên cứu những vấn đề chung về giao dịch thương mại điện tử và các mô hình giao dịch thương mại điện tử đối với doanh nghiệp (B2B & B2C)
- Đánh giá thực trạng phát triển mô hình giao dịch thương mại điện tử của Hoa
Kỳ và xu hướng phát triển của các mô hình giao dịch
- Nghiên cứu hiện trạng giao dịch thương mại điện tử của Việt Nam và rút ra một
số bài học nhằm phát triển mô hình giao dịch thương mại điện tử cho Việt Nam
5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trang 15Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là các mô hình giao dịch thương mại điện tử của Hoa Kỳ (B2B & B2C); hiện trạng thương mại điện tử của Việt Nam và các bài học kinh nghiệm nhằm phát triển mô hình giao dịch thương mại điện tử cho Việt Nam
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ trên, trong luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá và hệ thống hoá tài liệu
7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Mục lục
Lời nói đầu
Chương 1 : Tổng quan về mô hình giao dịch thương mại điện tử
Chương 2 : Thực trạng phát triển mô hình giao dịch thương mại điện tử
của Hoa Kỳ Chương 3 : Một số bài học kinh nghiệm nhằm phát triển mô hình giao
dịch thương mại điện tử cho Việt nam Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 16CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Mễ HèNH GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 KHÁI NIỆM GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1.1 Khái niệm th-ơng mại điện tử
1.1.1.1 Khái niệm th-ơng mại điện tử
Sự hình thành và phát triển của th-ơng mại điện tử (TMĐT) gắn liền với sự ra
đời và phát triển cuả Internet Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi máy tính cá nhân đ-ợc sử dụng rộng rãi không những ở công sở mà cả ở gia đình, nhiều
tổ chức tài chính đã mở rộng các công nghệ và mang đến cho khách hàng ngày càng nhiều dịch vụ trên cơ sở sử dụng máy tính cá nhân Để tăng nguồn thu nhập, các tổ chức tài chính luôn nghiên cứu và áp dụng nhiều ph-ơng tiện giao dịch thuận lợi,
đồng thời hạ thấp chi phí dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng Chính sự cạnh tranh trong việc phát triển công nghệ th-ơng mại điện tử và các công nghệ trong dịch vụ đối với khách hàng là động lực thúc đẩy hoạt động th-ơng mại
điện tử ngày càng phát triển
Trên thực tế, có rất nhiều cách gọi khác nhau nh- th-ơng mại điện tử (e-commerce), mậu dịch trực tuyến (online trade) hay kinh doanh điện tử (e-business)…Chính vì vậy, với mỗi góc độ và quy mô tiếp cận lại có những định nghĩa khác nhau về th-ơng mại điện tử
Từ góc độ thông tin liên lạc: th-ơng mại điện tử là quá trình truyền dẫn
thông tin, sản phẩm /dịch vụ hay thanh toán qua đ-ờng điện thoại, mạng máy tính hay bất kỳ ph-ơng tiện điện tử nào khác
Với hoạt động kinh doanh, th-ơng mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ
thông tin nhằm tự động hoá các giao dịch kinh doanh và quá trình sản xuất
Trang 17 Với t- cách là một dịch vụ, th-ơng mại điện tử là công cụ nhằm giúp
doanh nghiệp, ng-ời tiêu dùng và các chủ thể khác cắt giảm chi phí, nâng cao chất l-ợng hàng hoá và tăng tốc độ thực hiện các dịch vụ th-ơng mại
Từ khía cạnh trực tuyến (online), th-ơng mại điện tử bao hàm khả năng
mua bán hàng hoá/dịch vụ và thông tin trên mạng Internet và các dịch vụ trực tuyến khác
Nh- thế, hiểu một cách đơn giản nhất thì th-ơng mại điện tử là quá trình thực hiện các giao dịch th-ơng mại thông qua các ph-ơng tiện điện tử Theo nghĩa hẹp, nội dung th-ơng mại điện tử bao gồm các hoạt động th-ơng mại thực hiện qua các mạng máy tính, đặc biệt là mạng Internet
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn ch-a có một định nghĩa hay khái niệm chung thống nhất về th-ơng mại điện tử, song tựu trung lại có hai quan điểm lớn trên thế giới đã khái quát đ-ợc đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của TMĐT nh- sau:
Luật mẫu về Th-ơng mại điện tử của Uỷ ban Liên Hợp Quốc về Luật
Th-ơng mại Quốc tế (UNCITRAL) đã định nghĩa: “Thuật ngữ Th-ơng mại
[commerce] cần đ-ợc diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất th-ơng mại dù có hay không có hợp đồng Các quan hệ mang tính th-ơng mại [commercial] bao gồm, nh-ng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý th-ơng mại; uỷ thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; t- vấn; kỹ thuật công trình (engineering); đầu t-; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nh-ợng, liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đ-ờng biển, đ-ờng không,đường sắt hoặc đường bộ” Nh- vậy, có thể thấy rằng phạm vi hoạt động của
th-ơng mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế trong
đó hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một trong phạm vi rất nhỏ trong TMĐT [1]
Trang 18Ngoài ra, Uỷ ban Châu Âu cũng đã đ-a ra định nghĩa về Th-ơng mại điện tử
nh- sau: “Thương mại điện tử đ-ợc hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua
các ph-ơng tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử d-ới dạng text, âm thanh và hình ảnh TMĐT gồm nhiều hành vi trong đó hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ qua ph-ơng tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá th-ơng mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới ng-ời tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng Th-ơng mại điện tử đ-ợc thực hiện
đối với cả th-ơng mại hàng hoá (ví dụ nh- hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và th-ơng mại dịch vụ (ví dụ nh- dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (nh- chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ nh- siêu thị ảo)".[18]
Tóm lại, th-ơng mại điện tử đã, đang và sẽ làm thay đổi hình thái của hầu hết các hoạt động kinh tế Cùng với sự phát triển không ngừng của các công nghệ và giải pháp, th-ơng mại điện tử cũng mở ra cơ hội tham gia cho tất cả mọi đối t-ợng,
từ doanh nghiệp đến ng-ời tiêu dùng mà không phụ thuộc nhiều vào quy mô và vị trí địa lý
1.1.1.2 Lợi ích của th-ơng mại điện tử đối với doanh nghiệp và ng-ời tiêu dùng
Sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung và th-ơng mại điện tử nói riêng tạo điều kiện thuận lợi cho hầu hết các hoạt động kinh doanh cả về mặt nội dung và ph-ơng thức quản lý kinh doanh Th-ơng mại điện tử đem lại lợi ích to lớn cho các đối t-ợng tham gia đặc biệt là đối với doanh nghiệp và ng-ời tiêu dùng
a Đối với doanh nghiệp
- TMĐT đem lại cho doanh nghiệp cơ hội tiếp cận và hiện diện trên thị tr-ờng toàn cầu
Internet là mạng máy tính toàn cầu dựa trên công nghệ chuẩn và mở Khi đã kết nối vào Internet, các doanh nghiệp có cùng một cơ hội để tìm kiếm thông tin, liên lạc và giao dịch với đối tác trên toàn cầu mà không bị phân biệt khoảng cách về không gian và thời gian Nếu nh- tr-ớc đây việc tìm hiểu thông tin về thị tr-ờng, đối
Trang 19tác trên thị tr-ờng n-ớc ngoài luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải tốn kém chi phí cho đi lại, cho việc tìm hiểu các tài liệu trên giấy tờ… thì nhờ có Internet và TMĐT, điều này đã trở nên đơn giản hơn nhiều khi các trang Web đóng vai trò nh- một th- viện khổng lồ với hàng triệu chủng loại thông tin Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể xây dựng trang Web riêng của mình để giới thiệu về doanh nghiệp mình và thu hút
sự truy cập của bất kỳ đối t-ợng nào quan tâm Sự hiện diện toàn cầu, 24 giờ/ngày
và 7 ngày/tuần, mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để tìm kiếm đối tác
Một điểm đáng l-u ý là Internet tạo cơ hội bình đẳng cho các công ty vừa và nhỏ, công ty mới thành lập tham gia vào nền kinh tế toàn cầu và có thể cạnh tranh một cách hiệu quả với các công ty lớn, công ty đa quốc gia bởi vì kinh doanh trên Internet không phụ thuộc vào quy mô công ty, vào cơ sở vật chất, nhà cửa, trang
thiết bị Đối với khách hàng, các công ty đều có sự hiện diện giống nhau: qua
Website trên mạng Ví dụ về Amazon.com, một công ty dotcom (công ty bán lẻ
trực tuyến) chuyên bán sách qua mạng rất đ-ợc -a chuộng tại Mỹ đã khẳng định
điều này Dù mới thành lập đ-ợc mấy năm gần đây, công ty này không những có thể cạnh tranh ngang bằng mà đã trở thành đối thủ đáng gờm của các công ty lớn nhờ kinh doanh có hiệu quả trên Internet Amazon.com hiện có mức doanh thu hàng năm là 1,2 tỷ USD t-ơng đ-ơng với doanh thu của 235 hiệu sách lớn của Barnes & Noble, hãng sách nổi tiếng nhất của Mỹ, mà chỉ phải đầu t- 56 triệu USD cho tài sản cố định, trong khi Barnes & Noble phải chi tiêu đến 118 triệu USD cho 235 cửa hàng của mình
Dĩ nhiên để có đ-ợc một Website quy mô và có tốc độ đ-ờng truyền cao, th-ờng một công ty lớn có nhiều khả năng thành công hơn khi tiến hành kinh doanh trực tuyến Đối với các công ty nhỏ mới thành lập, cần phải có ý t-ởng kinh doanh
độc đáo, chiến l-ợc kinh doanh phù hợp và một máy tính nối mạng là có thể có cơ hội giao dịch thành công
- Tham gia vào TMĐT, doanh nghiệp có thể giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả kinh doanh
Trang 20Ngày nay, các doanh nghiệp có thể giao dịch với nhau qua mạng Internet và chuyển gửi mọi dạng thông điệp văn bản, hình ảnh, âm thanh… với chi phí và thời gian giao dịch thấp hơn nhiều so với ph-ơng tiện truyền thống Việc ng-ời tiêu dùng nhanh chóng tiếp cận thông tin hàng hoá sẽ có ý nghĩa sống còn đối với hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Ng-ời ta -ớc tính khi tham gia kinh doanh trên mạng, doanh nghiệp có thể tiết kiệm 50% chi phí so với kinh doanh truyền thống Khoản tiết kiệm này có đ-ợc
là nhờ giảm chi phí ở một số hoạt động nh-:
+ Chi tiêu cho cơ sở vật chất: Các doanh nghiệp khi tham gia TMĐT sẽ giảm
bớt đ-ợc các khoản đầu t- vào văn phòng, trang thiết bị, thậm chí nhiều doanh nghiệp dịch vụ không có trụ sở mà vẫn có thể kinh doanh trên Internet
+ Chi phí nhân công: Với sự hỗ trợ của TMĐT, tất cả quá trình bán hàng của
công ty đều là tự động Năng lực bán hàng của công ty không phụ thuộc vào lực l-ợng nhân viên bán hàng và hạ tầng cơ sở vật chất của công ty mà tuỳ thuộc vào tốc
độ xử lý các lệnh hỏi hàng và đơn đặt hàng của máy tính Do đó, khi tham gia vào TMĐT, doanh nghiệp sẽ cần ít nhân công hơn rất nhiều so với buôn bán truyền thống, từ đó tạo điều kiện giúp doanh nghiệp hạn chế đ-ợc quỹ tiền l-ơng phải trả cho nhân viên Công ty Amazon.com chỉ có 614 nhân viên trong khi Barnes & Noble với một mạng l-ới rộng lớn các cửa hàng sách, số nhân viên lên tới 27.200 ng-ời
+ Chi phí giao dịch: Khoản chi phí này sẽ giảm đáng kể nếu doanh nghiệp
hoạt động TMĐT hoặc khi doanh nghiệp có Website quảng cáo thông tin trên mạng Công ty Micron Computers (Mỹ) cho biết: để làm việc với một khách hàng đã tìm hiểu trang Web của công ty, họ chỉ mất trung bình 2 phút trong khi làm việc với những ng-ời khách ch-a tham khảo Website là 20 phút Ngoài ra, nếu việc giao dịch thực hiện hoàn toàn trên mạng thì chi phí chỉ mất vài chục đôla cho một giao dịch, trong khi con số đó sẽ tăng lên gấp 10 lần khi giao dịch truyền thống kiểu “ mặt đối mặt”
+ Chi phí cho quảng cáo, bán hàng và tiếp thị: Quảng cáo trên Internet
không tốn chi phí nh- quảng cáo trên các ph-ơng tiện truyền thông khác và hiệu quả thu đ-ợc không nhỏ Trong số các khách hàng trực tuyến của tập đoàn máy tính Dell
Trang 21có tới 30% là ch-a từng xem những quảng cáo của hãng trên các ph-ơng tiện truyền thông nh-ng vẫn mua hàng của hãng sau khi nghiên cứu về Dell trên mạng toàn cầu Ngoài ra, các Catalogue điện tử phong phú hơn, chất l-ợng hình ảnh và âm thanh cao, sống động và luôn cập nhật hơn so với Catalogue in ấn thông th-ờng
- Cải tiến dịch vụ khách hàng:
TMĐT tạo điều kiện thực hiện dịch vụ khách hàng tốt hơn so với kinh doanh truyền thống Các Website bán hàng trên Internet có vai trò nh- các cửa hàng ảo, có thể cung cấp thông tin về hàng hoá chuyên nghiệp hơn bất kỳ một nhân viên bán hàng nào Các thông tin cung cấp về hàng hoá, tính năng công dụng, giá cả… tạo sự
an tâm, hiểu biết và góp phần nhanh chóng dẫn tới quyết định mua hàng của ng-ời tiêu dùng Các ph-ơng tiện tìm kiếm (search), duyệt (browse), cách hiển thị (display) sẽ giúp ng-ời mua nhanh chóng tìm đ-ợc hàng hoá cần thiết
Internet là công cụ điện tử duy nhất cho phép chủ động t-ơng tác hai chiều với từng khách hàng Qua e-mail, công ty có thể cung cấp thông tin cụ thể theo yêu cầu của từng khách hàng, cung cấp thông tin về hàng hoá dịch vụ mới, thông tin về các chính sách và giải pháp trong các vấn đề về tính riêng t-, an toàn thông tin Qua e-mail, cửa hàng có thể phản hồi ngay lập tức để xác nhận thông tin về hành vi của khách hàng (ví dụ nh- xác nhận đơn đặt hàng), đồng thời có thông báo liên quan
đến tình trạng đơn đặt hàng
Bằng cách quan sát và l-u giữ thông tin về hành vi của ng-ời mua hàng trên mạng nhờ một phần mềm cài đặt ở máy chủ, ng-ời bán có thể thu thập thông tin về thói quen, sở thích của ng-ời mua hàng, nghiên cứu nhân khẩu học, tâm lý học của ng-ời tiêu dùng từ đó thiết kế sản phẩm, tuỳ biến cách trình bày màn hình để có thể thu hút ng-ời tiêu dùng nhất Trên Website, bên cạnh thông tin sản phẩm còn có thông tin d-ới dạng các câu hỏi th-ờng gặp (FAQs) và các cơ sở dữ liệu dễ tìm kiếm là các ph-ơng tiện đắc lực hỗ trợ ng-ời mua trong việc tìm hiểu về doanh nghiệp và hàng hoá
Trang 22- Thay đổi cách thức kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp ngày nay không thể cạnh tranh nh- một thực thể đơn lẻ Doanh nghiệp cần phải phối hợp trong một hệ thống mạng l-ới các doanh nghiệp - cung cấp, phân phối, bán lẻ và các dịch vụ hỗ trợ khác - để cạnh tranh hiệu quả Việc quản lý dây chuyền cung ứng (Supply Chain Management – SCM) chính là quản lý mạng nối kết nhà cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp, càng trở nên quan trọng hơn khi áp dụng công nghệ mới Siêu xa lộ thông tin cho phép doanh nghiệp tiến hành trao đổi thông tin với một nhóm luôn thay đổi các khách hàng và nhà cung cấp trên phạm vi toàn cầu Quản lý dây chuyền cung ứng trên mạng toàn cầu sẽ tối -u hoá sự vận chuyển của thông tin và sản phẩm từ lúc nhận đơn đặt hàng, mua nguyên liệu thô đến khi phân phối thành phẩm, thúc đẩy việc loại bỏ sự ngăn cách giữa các bộ phận trong cũng nh- ngoài doanh nghiệp Sản xuất đ-ợc tiến hành theo
hệ thống kiểm kê đúng thời điểm (Just in time), không có tồn kho, không có sản phẩm nằm nhàn rỗi Nh- vậy, TMĐT là một công cụ mới thúc đẩy việc chuyển từ các giao dịch trên giấy tờ sang giao dịch trên mạng, từ đó góp phần làm thay đổi toàn bộ cách thức kinh doanh của doanh nghiệp [1],[10]
b Đối với ng-ời tiêu dùng:
TMĐT xuất hiện làm thay đổi cách thức mua sắm của ng-ời tiêu dùng, tạo sự
đơn giản và tiện dụng cho quá trình mua sắm Kết hợp yếu tố hình ảnh, màu sắc sống động của TV, thông tin đầy đủ, chi tiết về hàng hoá của Catalogue cộng với khả năng t-ơng tác hai chiều với ng-ời tiêu dùng, cửa hàng ảo trên Internet có đủ
điều kiện cho khách hàng có thể ra quyết định mua hàng mà không cần trực tiếp xem hàng hoá Với sự phổ cập của Internet, TMĐT có mặt ở khắp mọi nơi, khách hàng tham gia vào TMĐT theo cách riêng của mình, với địa điểm riêng, thời gian riêng và có những nhu cầu riêng biệt đòi hỏi đ-ợc đáp ứng Mua sắm trên Internet, ng-ời tiêu dùng không bị hạn chế về số l-ợng nhà cung cấp, có thể chọn lựa hàng hoá từ các cửa hàng trên toàn thế giới Quá trình mua hàng trong các giao dịch TMĐT là quá trình tự phục vụ, từ lúc tìm kiếm thông tin, lập đơn đặt hàng đến theo dõi tình trạng vận chuyển hàng hoá Ng-ời tiêu dùng có khả năng lựa chọn cao hơn
Trang 23và có thể mua hàng với một mức giá hợp lý sau khi so sánh giá chào của nhiều nhà cung cấp [13]
Tóm lại, việc thực hiện các giao dịch th-ơng mại điện tử trên cơ sở hạ tầng hiện đại đã, đang và sẽ có những tác động sâu rộng tới các hoạt động kinh tế - xã hội của mỗi cá nhân, tổ chức và cộng đồng Những lợi ích tiềm tàng là nhân tố thúc đẩy các Chính phủ, doanh nghiệp và ng-ời tiêu dùng tham gia vào các ứng dụng th-ơng mại điện tử một cách hiệu quả
1.1.2 Khái niệm giao dịch th-ơng mại điện tử
1.1.2.1 Khái niệm giao dịch th-ơng mại điện tử
Giao dịch th-ơng mại điện tử (electronic commerce transaction) là loại hình hoạt động bao gồm không chỉ các giao dịch liên quan đến mua bán hàng hoá và dịch
vụ, tạo thu nhập, mà còn cả các giao dịch có khả năng trợ giúp quá trình tạo ra thu nhập: kích thích nhu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ, cung ứng dịch vụ trợ giúp bán hàng, trợ giúp ng-ời tiêu dùng, hoặc trợ giúp trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp [17]
Dự thảo Pháp lệnh th-ơng mại điện tử của Việt nam chia các giao dịch TMĐT thành 2 nhóm chính sau:
- Giao dịch buôn bán hàng hoá vật chất và dịch vụ: Trong nhóm này,
Internet hay các mạng mở khác đ-ợc sử dụng nh- một công cụ cho các giao dịch chào hàng, chấp nhận chào hàng, ký kết hợp đồng, thậm chí cả thanh toán Nh-ng việc giao hàng hoá và dịch vụ tới khách hàng vẫn phải gắn với những ph-ơng thức truyền thống
- Giao dịch trực tuyến thông tin và cung ứng hàng hoá dịch vụ đã đ-ợc số hoá nh-: khai hải quan điện tử, kê khai thuế điện tử, phần mềm, âm nhạc, ch-ơng
trình video theo yêu cầu… Trong nhóm này, Internet hay các mạng mở khác là công cụ giao tiếp và trao đổi
Trang 241.1.2.2 Các đặc tr-ng của giao dịch th-ơng mại điện tử
a Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và
không đòi hỏi phải biết nhau từ tr-ớc
Trong th-ơng mại truyền thống, các bên th-ờng gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch Các giao dịch đ-ợc thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý nh- chuyển tiền, séc hoá đơn, vận đơn, gửi báo cáo Các ph-ơng tiện viễn thông nh-: fax, telex,… chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh Tuy nhiên việc sử dụng các ph-ơng tiện điện tử trong th-ơng mại truyền thống chỉ để truyền tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch
Từ khi xuất hiện mạng máy tính mở toàn cầu Internet thì việc trao đổi thông tin không chỉ giới hạn trong quan hệ giữa các công ty và doanh nghiệp mà các hoạt
động th-ơng mại đa dạng đã mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới với số l-ợng ng-ời tham gia ngày càng tăng Những ng-ời tham gia là cá nhân hoặc doanh nghiệp, có thể đã biết hoặc hoàn toàn ch-a biết nhau bao giờ
Trong nền kinh tế số, thông tin đ-ợc số hoá thành byte, l-u giữ trong các máy
vi tính và truyền qua mạng với tốc độ ánh sáng Điều này tạo ra những khả năng
Hỡnh 1.1 Mụ hỡnh tiến trỡnh tham gia giao dịch TMĐT
- Giao gửi sản phẩm số hoỏ
- Thụng tin về gửi hàng
- Cơ sở dữ liệu về hàng hoỏ
- Tiếp nhận đơn đặt hàng
- Thụng tin đặt hàng
- Xõy dựng trang Web
- Giao dịch với khỏch hàng
- Chia sẻ thụng tin
- Tỡm kiếm thụng tin
- Nghiờn cứu thụng tin
Trang 25hoàn toàn mới làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua bán của con ng-ời mà trong
đó, ng-ời bán hoặc ng-ời mua hàng có thể giao dịch với đối tác ở bất kỳ đâu trên thế giới mà không cần qua khâu trung gian hỗ trợ của bất kỳ công ty th-ơng mại nào Th-ơng mại điện tử cho phép mọi ng-ời cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh
đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi ng-ời ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị tr-ờng giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau
b Các giao dịch th-ơng mại truyền thống đ-ợc thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia còn giao dịch th-ơng mại điện tử đ-ợc thực hiện trong một thị tr-ờng không có biên giới (thị tr-ờng thống nhất toàn cầu)
Th-ơng mại điện tử càng phát triển thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp h-ớng ra thị tr-ờng trên khắp thế giới Không chỉ các công ty hàng
đầu thế giới mới có thể tiếp cận những thị tr-ờng mới mà ngay cả một công ty vừa mới khởi sự cũng có một mạng l-ới tiêu thụ và phân phối không biên giới Sang thế
kỷ XXI, bất kể một cá nhân nào - dù là ng-ời tiêu dùng, các nhà kinh doanh nhỏ hay chủ tịch một tập đoàn lớn - đều có thể mở rộng công việc giao dịch của mình tới những nơi xa xôi nhất của hành tinh Toàn cầu hoá, tự do hoá mậu dịch và phát triển
là con đ-ờng nhanh chóng đ-a các quốc gia và các doanh nghiệp thay đổi theo h-ớng cạnh tranh quốc tế trên phạm vi toàn cầu, kể cả việc giành lấy các thị tr-ờng n-ớc ngoài, thu hút các nhà đầu t- n-ớc ngoài và các đối tác th-ơng mại
c Trong hoạt động giao dịch th-ơng mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể trong đó có một bên không thể thiếu đ-ợc là ng-ời cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực
Trong giao dịch TMĐT, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống nh- giao dịch th-ơng mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… là những người tạo môi trường cho các giao dịch th-ơng mại điện tử Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, l-u giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT,
đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch
Trang 26d Đối với th-ơng mại truyền thống thì mạng l-ới thông tin là ph-ơng tiện để trao
đổi dữ liệu, còn đối với giao dịch th-ơng mại điện tử thì mạng l-ới thông tin chính là thị tr-ờng
Thông qua TMĐT nhiều loại hình kinh doanh mới đ-ợc hình thành Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các trung gian ảo làm dịch vụ môi giới, trọng tài cho giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu thị ảo đ-ợc hình thành để cung cấp hàng hoá và dịch vụ trên mạng máy tính Theo một số chuyên gia về kinh doanh trên mạng, chính những tính năng dễ sử dụng và hình thức vui mắt, dễ hiểu của các trang Web dành cho th-ơng mại điện tử là những yếu tố quyết định trong việc thu hút khách hàng Các trang Web này đã trở thành các “khu chợ” khổng lồ trên Internet Với mỗi lần nhấn chuột, khách hàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng là rất cao
Ng-ời tiêu dùng bắt đầu mua trên mạng một số các loại hàng tr-ớc đây đ-ợc coi là khó bán trên mạng Tâm lý ngày càng phổ biến là phải trả thêm ít tiền còn hơn
đi tới tận cửa hàng Một số công ty đã mời khách may đo quần áo trên mạng, tức là khách hàng chọn kiểu, gửi số đo theo h-ớng dẫn tới cửa hàng (qua Internet) rồi sau một thời gian nhất định nhận đ-ợc bộ quần áo theo đúng yêu cầu của mình Điều t-ởng nh- không thể thực hiện đ-ợc này cũng có rất nhiều ng-ời h-ởng ứng Các chủ cửa hàng thông th-ờng ngày nay cũng đang đua nhau đ-a thông tin lên mạng để tiến tới khai thác mảng thị tr-ờng rộng lớn trên Web bằng cách mở cửa hàng ảo
Tóm lại trong TMĐT bản chất của thông tin không thay đổi Th-ơng mại
điện tử chỉ biến đổi cách thức khởi tạo, trao đổi, bảo quản và xử lý thông tin, hoàn toàn không thay đổi những chức năng cơ bản của thông tin đối với các bên tham gia truyền thống của hợp đồng Việc mã hoá, số hoá nội dung của các thông tin, chứng
từ và tài liệu giao dịch làm cho th-ơng mại điện tử dù cho hoạt động trong khuôn khổ quốc gia hay quốc tế, có sự khác biệt so với th-ơng mại truyền thống chủ yếu dựa trên chứng từ bằng giấy tờ [18], [22]
Trang 271.2 MÔ HÌNH GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Các chủ thể tham gia chủ yếu vào mô hình giao dịch TMĐT bao gồm: doanh nghiệp, người tiêu dùng và Chính phủ (Chính phủ ở đây vừa đóng vai trò thực hiện các hoạt động kinh tế vừa thực hiện các chức năng quản lý) Hình 1.2 thể hiện sự tương tác giữa các chủ thể khi tham gia vào mô hình giao dịch thương mại điện tử
và các phương tiện để thực hiện các giao dịch TMĐT
Tuy nhiên, tính chất và nội dung của các giao dịch trong thương mại điện tử phụ thuộc nhiều vào việc chúng xảy ra trong môi trường của mô hình kinh doanh nào Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi phân loại các mô hình kinh doanh thương mại điện tử song tựu trung lại bao gồm những mô hình giao dịch TMĐT sau:
Mô hình giao dịch TMĐT giữa các doanh nghiệp (B2B- Business to Business)
Hình 1.2 Mô hình giao dịch thương mại điện tử
Điện thoại, e-mail
Fax, các biểu mẫu điện tử
Điện thoại, các biểu mẫu điện
tử, thư điện tử
Trang 28 Mô hình giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C –Business to Customer)
Mô hình giao dịch TMĐT giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng (C2C – Customer to Customer)
Mô hình giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với Chính phủ (B2G – Business to Government)
Mô hình giao dịch TMĐT giữa Chính phủ với Chính phủ (G2G – Government
to Government)
Doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của thương mại điện tử vì hầu hết các giao dịch đều có sự tham gia của doanh nghiệp Hiện nay mô hình giao dịch thương mại điện tử B2B và B2C là các mô hình được
áp dụng nhiều nhất và phát triển nhất Chính vì vậy, luận văn chỉ đề cập đến hai mô hình giao dịch cơ bản trong TMĐT là mô hình giao dịch TMĐT giữa người doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) và mô hình giao dịch TMĐT giữa các doanh nghiệp (B2B)
1.2.1 Mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (Business to Customer – B2C)
1.2.1.1 Khái niệm mô hình giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)
Mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) là mô phỏng các giao dịch TMĐT trong đó các doanh nghiệp bán các hàng hoá vật thể trực tiếp đến cá nhân người tiêu dùng cuối cùng Mô hình giao dịch B2C chủ yếu bao gồm:
- Tìm kiếm thông tin về hàng hoá và dịch vụ trên mạng
- Đặt hàng
- Thanh toán hàng hoá và dịch vụ
Trang 29- Cung cấp các dịch vụ trực tuyến cho khách hàng
Mô hình giao dịch TMĐT B2C hình thành xuất phát từ nhu cầu cần sự giản tiện trong quá trình tìm kiếm sản phẩm của người tiêu dùng Người tiêu dùng muốn
có sản phẩm đáp ứng được đòi hỏi của mình với giá cả hợp lý nhất Mô hình giao dịch này cho phép người tiêu dùng thực hiện so sánh giá cả chào hàng của các công
ty một cách khách quan Tiếp đó, người tiêu dùng có khả năng mua hàng tại nhà (home shopping) bằng việc đặt hàng qua mạng và sử dụng dịch vụ giao hàng trọn
Hình 1.3 Mô hình giao dịch thương mại điện tử B2C
Khách hàng trực
tuyến - Customer
(Máy chủ mạng cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến – OTS)
(Website của doanh nghiệp)
Trang 30gói của công ty Như vậy, về phía doanh nghiệp, họ có thể bán hàng hoá và dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng mà không cần xây dựng các cửa hàng thực tế Cách thức đơn giản nhất là cung cấp danh mục hàng hoá trên mạng và nhận đơn đặt hàng qua e-mail (sau khi khách hàng đã điền mẫu đơn đặt hàng sẵn có trên mạng) hoặc fax Đối với hàng hoá số (digital goods) như thông tin, âm nhạc, phần mềm… việc giao gửi số hoá (digital delivery) đang rất phổ biến Cách thức bán lẻ hàng hoá hữu hình trên mạng cũng đang cạnh tranh mạnh mẽ với phương thức bán lẻ truyền thống nhờ những ưu điểm của nó
Tận dụng tính năng đa phương tiện của Web, người ta đã tạo ra những cửa hàng ảo (vitual shop) có trang bị xe hay giỏ mua hàng (shopping bag, shopping trolley hay shopping basket) giúp khách hàng tính được số tiền phải thanh toán Khách hàng qua đó có thể lựa chọn hàng hoá, dịch vụ như khi chính họ đang có mặt tại các cửa hàng hoặc siêu thị Sau khi bán hàng, các doanh nghiệp có thể thông qua web tìm hiểu sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm của công ty, cung cấp các thông tin về bảo hành cũng như các dịch vụ sau bán hàng
1.2.1.2 Các giao dịch cơ bản trong mô hình giao dịch thương mại điện tử B2C
a Thu hút khách hàng trong thương mại B2C
Thu hút khách hàng bao gồm các hoạt động khác nhau như quảng cáo, phiếu mua hàng có thưởng, xúc tiến bán hàng, áp dụng giá bán đặc biệt và các cơ chế tương tự Thực hiện các hoạt động trên nhằm mục đích xây dựng hiểu biết của khách hàng về thương hiệu, thu hút khách hàng và gợi cho khách hàng mong muốn mua hàng
- Quảng cáo: Quảng cáo sản phẩm và dịch vụ trên mạng được xem là một
phương thức marketing hướng đối tượng thích hợp Nó có khuynh hướng kích thích
sự quan tâm của người mua hàng tới sản phẩm trên trang Web của doanh nghiệp Chính vì thế, quảng cáo trên mạng có thể có hiệu quả hơn nhiều so với quảng cáo đại trà trên tivi, báo chí hoặc các phương tiện thư từ khác Quảng cáo trên mạng có
Trang 31nhiều dạng bao gồm các tít chữ tại các website phổ biến, các bức thư điện tử hoặc đơn giản là đưa vào các bản liệt kê trong các công cụ tìm kiếm được sử dụng rộng rãi
- Phiếu mua hàng có thưởng: Phiếu mua hàng có thưởng có thể là một phần
của quảng cáo, hoặc có thể được cấp phát tại quầy thu tiền để khích lệ hoạt động mua hàng Phiếu mua hàng có thưởng được sử dụng để nhấn mạnh sự hiện diện của một sản phẩm nào đó hoặc khích lệ khách hàng thử mua một sản phẩm mới xuất hiện Các phiếu mua hàng có thưởng số hoá áp dụng trên Internet có thể được liên kết trực tiếp với một dịch vụ giao dịch
- Áp dụng giá bán đặc biệt: là hình thức áp dụng giá bán đặc biệt trong một
khoảng thời gian giới hạn với một số lượng hàng mua giới hạn Bán hàng dưới hình thức này được sử dụng như một hình thức xúc tiến thương mại để xây dựng cơ sở khách hàng và nâng cao nhận biết của khách hàng về sự có mặt của sản phẩm (kết hợp với quảng cáo), đồng thời cũng là cách thức làm giảm tồn kho đặc biệt là sau những ngày lễ lớn
- Marketing một tới một: Các nhà bán lẻ luôn cố gắng nghiên cứu khách
hàng của họ Với một cơ cấu hàng hoá đã cho, các nhà bán lẻ cạnh tranh với nhau trên cơ sở mức độ đảm bảo tính thuận lợi, giá cả và chất lượng dịch vụ Internet loại
bỏ yếu tố thuận lợi về địa lý và cạnh tranh trên cơ sở giá cả là rất khó khăn, lĩnh vực cạnh tranh còn lại là chất lượng dịch vụ Hiểu biết nhiều về khách hàng sẽ giúp nhà bán lẻ cung cấp cho khách hàng dịch vụ chất lượng cao Marketing một tới một nói chung có nghĩa là tuỳ biến hoá một hệ thống marketing thích hợp với phục vụ từng khách hàng cụ thể Nó bao gồm các vấn đề như tạo lập cơ sở dữ liệu về khách hàng, tạo nội dung và hình thức marketing thích ứng với từng khách hàng - người sử dụng máy vi tính [17]
b Tương tác với khách hàng trong giao dịch thương mại B2C
Trong quan hệ mua bán, người bán tìm đến người mua để cung cấp các thông tin, giới thiệu về hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ Về phần mình, người mua cũng cần có thông tin từ những người bán để so sánh và quyết định lựa chọn sản phẩm,
Trang 32dịch vụ của nhà cung cấp nào Do vậy, nhu cầu giao tiếp giữa người bán và người mua trong thương mại đóng vai trò rất quan trọng đặc biệt là với TMĐT
Tại mức ban đầu, khi khách hàng chưa biết đến website , doanh nghiệp phải truyền tải được thông tin đến với họ Đó là việc gửi các bản tin (newsletter), đặt banner, icon quảng cáo tại các website khác để giới thiệu về hoạt động kinh doanh
và dịch vụ của mình Đó là “giao tiếp bước một”: phát tán thông tin đến đối tượng
những người chưa biết đến hoạt động kinh doanh và dịch vụ của website Một công
cụ giao tiếp khá hiệu quả để xây dựng lòng tin của khách hàng là cung cấp các tính năng hỗ trợ khách hàng như cho phép khách hàng dowload các phần mềm, hướng dẫn cách sử dụng dịch vụ…
Xây dựng các công cụ trợ giúp cá nhân cũng là biện pháp hiệu quả Đó là các công cụ khách hàng có thể sử dụng để thoả mãn nhu cầu tìm kiếm thông tin của mình Tính năng tìm kiếm là một thí dụ Khách hàng có thể sử dụng tính năng này
để tìm kiếm thông tin mình muốn theo từ khoá, tìm sản phẩm theo nhà sản xuất, theo giá bán, theo thể loại… Đối với các website có số lượng mặt hàng còn hạn chế, công cụ này có thể chưa được đánh giá cao Tuy nhiên, khi số lượng hàng hoá có mặt trên trang Web ngày một nhiều, phong phú về chủng loại, giá bán, nhà sản xuất… công cụ tìm kiếm trong trang là một công cụ hữu hiệu
Tuy nhiên, để xây dựng được những trang web mang lại hiệu quả nhất thì công việc đầu tiên của doanh nghiệp là phải thu thập thông tin khách hàng và truyền tải thông tin tới khách hàng Thu thập thông tin khách hàng cho phép nhà sản xuất xác định được khả năng phải cải tiến sản phẩm theo hướng nào và mức độ nào Những nhận xét và phản ứng của khách hàng chính là thước đo của nhu cầu thị trường trọng tâm, bởi những người phản hồi chính là những khách hàng đã từng hoặc đang tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ của website
Từ các thông tin thu được về nhu cầu của khách hàng, người bán sẽ quyết định cách thức truyền tải thông tin, thu hút khách hàng một cách thích hợp nhất Truyền tải thông tin tới khách hàng được chia làm các dạng:
Trang 33- Truyền tải không phản hồi: là những hình thức website gửi tới khách hàng
các thông tin, hỗ trợ về sản phẩm, dịch vụ của mình dựa vào những thông số thu được từ khách hàng Việc gửi thông tin này là một chiều, từ doanh nghiệp tới khách hàng mà không cần sự phản hồi nào từ phía khách hàng Truyền tải không phản hồi gồm hai dạng:
+ Một tới một: Hình thức giao tiếp này dựa vào những thông số tinh
xảo và những phán đoán tâm lý, tình huống doanh nghiệp thu được qua hành vi khách hàng trên mạng Khi một khách hàng vào thăm website, các hoạt động của anh ta sẽ được lưu trữ Ví dụ, nếu vị khách đó ghé thăm gian hàng bán máy ảnh, qua thống kê, hệ thống tự động nhận định rằng, vị khách tiềm năng này đang có nhu cầu mua một máy ảnh Tất nhiên, sau đó anh ta sẽ nhận được một bức thư tự động, giới thiệu về các chủng loại máy ảnh và đặc tính của từng loại có bán trên website Thậm chí, anh ta còn nhận được thư giới thiệu về các loại phim ảnh và pin hiện đang có bán trên trang web Điển hình cho sự thành công của hình thức này là website Amazon.com
+ Một tới nhiều: Hình thức phổ biến nhất của giao tiếp một tới nhiều
không có phản hồi là những hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng và sử dụng các tin thư (newsletter) Việc hỗ trợ được tiến hành với việc giới thiệu chi tiết về sản phẩm, cách thức sử dụng, phần mềm bổ sung Trong khi đó, gửi newsletter có nghĩa chủ website sẽ tiến hành gửi các thông tin vào hộp thư của toàn bộ các khách hàng có trong cơ sở dữ liệu khách hàng theo định kỳ (cơ sở dữ liệu này được chủ website thu thập qua hình thức tổ chức đăng ký hội viên hoặc mua của các website khác) So với hình thức giao tiếp một tới một không phản hồi, hình thức này kém hơn về khả năng đáp ứng trực tiếp nhu cầu người tìm kiếm, song lại đơn giản và dễ dàng thực hiện hơn
- Truyền tải thông tin có phản hồi: là hình thức mà những giao tiếp trong đó
khách hàng cũng sẽ là người bày tỏ quan điểm và ý kiến của mình xung quanh
Trang 34website và sản phẩm có trong đó Tuy khá phức tạp song đây lại là hình thức có hiệu quả cao [21]
c Đặt hàng trong thương mại B2C
Các chức năng thực hiện đơn đặt hàng trong mô hình giao dịch TMĐT B2C bao gồm các bước như sau:
- Hỏi hàng: Giai đoạn hỏi hàng được thực hiện bằng việc người mua tiếp
cận vào cửa hàng ảo trên website của doanh nghiệp hoặc bằng cách gửi thư hỏi hàng điện tử Thư hỏi hàng điện tử, cũng giống như thư hỏi hàng truyền thống ở chỗ
nó không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi hàng Sau khi vào xem cửa hàng ảo, người mua có thể xem xét các sản phẩm của cửa hàng giống như xem xét các món hàng tại các cửa hàng thực Khi tìm thấy một mặt hàng muốn mua, khách hàng chọn
nó và quyết định số lượng cần mua Món hàng đó sẽ được tự động bỏ vào chiếc giỏ mua hàng điện tử bằng cách nhấn chuột Việc làm này không hoàn toàn ràng buộc trách nhiệm của người mua với đơn hàng vừa lựa chọn Nếu chưa ưng ý, người mua hàng có thể huỷ bỏ phiên mua bán này bằng cách nhấn chuột vào lệnh huỷ bỏ (cancel) hoặc thoát ra khỏi website của doanh nghiệp
- Báo giá: Phần mềm quản trị bán hàng (Sale Management Programe – SMP
được cài đặt trên máy chủ mạng (OTS – Online Transaction Server) sẽ ghi lại các mặt hàng được khách hàng lựa chọn và tính toán giá ngay trong thời gian thực Hệ thống sẽ theo dõi các lựa chọn của khách hàng để sử dụng cho các phân tích sau này
về hành vi của khách hàng, đồng thời các dữ liệu về số lượng và chủng loại hàng hoá mà khách hàng lựa chọn sẽ được chuyển sang phần mềm quản trị kho hàng WMP – Warehouse Management Programe - để kiểm tra lượng hàng trong kho Hệ thống sẽ phân tích cơ sở dữ liệu kho hàng để đảm bảo có đủ số lượng khách hàng
yêu cầu và báo giá Nếu kho hàng đã hết hàng, hệ thống sẽ từ chối đơn hàng Đặc
điểm của báo giá trong giao dịch TMĐT B2C là người mua phải chấp nhận báo giá chứ không thể thương lượng được
Trang 35- Xác nhận mua hàng: Nếu hài lòng với sản phẩm, người mua xác nhận
mua hàng bằng việc nhập các dữ liệu liên quan đến vấn đề thanh toán như mã số của ví điện tử (e-cash) hoặc của thẻ ghi nợ (debit card) hay thẻ tín dụng (credit card), ngày tháng phát hành và hết hạn của thẻ Khi được nhập vào máy tính các thông tin này sẽ được mã hoá theo nguyên tắc bảo mật đường truyền trên mạng và chỉ có người phát hành thẻ mới biết được mật khẩu để giải mã Khi người mua hoàn tất việc khai báo, hệ thống máy chủ mạng OTS sẽ yêu cầu người mua xác nhận xem anh ta có đồng ý thanh toán cho đơn hàng không Nếu người mua nhấn chuột vào chữ xác nhận (confirm) trên màn hình máy tính có nghĩa là anh ta đồng ý ràng buộc mình với nghĩa vụ thanh toán và tài khoản của anh ta sẽ bị ghi nợ một khoản tiền tương ứng với trị giá của đơn hàng
- Kiểm tra tính chân thực của các dữ liệu tài chính mà khách hàng khai báo: Máy chủ mạng sau khi nhận được các dữ liệu liên quan đến việc thanh toán đã
mã hoá của người mua sẽ chuyển tới hệ thống dịch vụ thanh toán điện tử để kiểm tra tính chân thực của các thông tin này Hệ thống dịch vụ thanh toán điện tử (Electronic Payment Server – EPS) có thể là phòng tín dụng của chính doanh nghiệp cung cấp hàng nếu doanh nghiệp cung cấp hàng chính là người cấp tín dụng cho người mua Trong trường hợp doanh nghiệp không phải là người cấp tín dụng cho người mua thì EPS chính là hệ thống liên ngân hàng điện tử (trong đó ngân hàng của người mua và người bán là thành viên của hệ thống này) được kết nối với nhau thông qua Hệ thống mạng xử lý – Processing Network Hệ thống mạng xử lý
sẽ ra lệnh cho hệ thống quản trị thông tin ở ngân hàng người mua giải mã các dữ liệu thanh toán mà hệ thống mạng xử lý vừa nhận được từ mạng máy chủ nhằm kiểm tra tính chân thực của chúng Nếu các dữ liệu đó là chính xác thì hệ thống sẽ ghi nợ tài khoản của người mua đồng thời thông báo cho mạng máy chủ OTS về việc chấp nhận thanh toán
- Xác nhận bán hàng: Dựa trên xác nhận của hệ thống dịch vụ thanh toán
điện tử về khả năng thanh toán cho đơn hàng, máy chủ mạng OTS sẽ gửi ngay thông báo chấp nhận đơn hàng cho người mua Hợp đồng coi như đã được ký kết,
Trang 36người bán bị ràng buộc bởi nghĩa vụ giao hàng.Thời điểm ký kết hợp đồng có thể hiểu là thời điểm mà người mua nhận được thông báo chấp nhận đơn hàng ở trên màn hình máy tính
- Giao nhận hàng: Đồng thời với thông báo chấp nhận đơn hàng, máy chủ mạng OTS sẽ ra lệnh cho kho hàng và đơn vị vận tải để chuẩn bị vận chuyển hàng của đơn hàng đó Hàng hoá sẽ được vận chuyển tới địa điểm mà người mua đã lựa chọn Trong trường hợp mua bán sản phẩm thông tin thì việc giao hàng được tiến hành ngay trên mạng, người bán sẽ cung cấp cho người mua mã số để mở tệp thông tin Khi nhận hàng, người mua phải ký (xác nhận bằng chữ ký điện tử) và gửi trả lại biên lai nhận hàng cho người bán giống như quá trình giao nhận hàng truyền thống Như vậy, giao dịch TMĐT chỉ làm thay đổi bản chất của phương thức giao hàng đối với các hàng hoá là sản phẩm thông tin, có thể số hoá còn đối với các sản phẩm vật chất hữu hình thì vẫn phải sử dụng các phương thức giao hàng thông thường [6]
d, Hoàn tất dịch vụ thanh toán
Nhìn chung việc thanh toán chưa được thực hiện cho đến khi người bán chuẩn bị sẵn sàng phân phối hàng hoá Khi thẻ tín dụng được sử dụng để thanh toán, các quy định của Hiệp hội thẻ tín dụng mặc dù cho phép thanh toán có thể xảy
ra vào thời điểm và thời gian bán hàng vẫn yêu cầu việc tiến hành thanh toán kéo theo sự dịch chuyển ngân quỹ chỉ được phép xảy ra trong thời gian vận chuyển Điều này có nghĩa là hoặc phải có thông báo từ bộ phận dịch vụ thực hiện đến bộ phận thanh toán hoặc giải quyết thanh toán phải là một phần việc của bộ phận dịch
vụ thực hiện
1.2.2 Mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (Business to Business – B2B)
1.2.2.1 Khái niệm mô hình giao dịch TMĐT giữa các doanh nghiệp (B2B)
Mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (B2B) là mô phỏng các giao dịch TMĐT trong đó các doanh nghiệp bán buôn thông qua các
Trang 37trao đổi dữ liệu, mua bán, thanh toán hàng hoá và dịch vụ với mục đích chính là nâng cao hiệu quả trong kinh doanh
Mô hình giao dịch thương mại điện tử B2B thường liên quan đến các hàng hoá phục vụ bảo hành, sửa chữa và vận hành (MRO- Maintainance, Repaire and Operation) và các chi tiết sản phẩm Lĩnh vực thương mại này được đặc trưng bởi các cuộc mua bán với dung lượng lớn, giá trị nhỏ, giao dịch lặp đi lặp lại với cùng một khách hàng, chi phí đặt hàng lớn đối với cả người mua và người bán
Các giao dịch trong mô hình này thuộc lĩnh vực hoạt động của mạng trao đổi
dữ liệu điện tử (EDI – Electronics Date Interchange) EDI là tiêu chuẩn truyền thông nhằm chia sẻ các tài liệu kinh doanh như hoá đơn, đơn đặt hàng, vận đơn… hoặc xử lý các thông tin kinh doanh giữa các bộ phận trong cùng tổ chức (doanh
nghiệp) và giữa các đối tác kinh doanh
Trang 381.2.2.2 Các giao dịch cơ bản trong mô hình thương mại B2B
a Marketing và quảng cáo trong giao dịch thương mại B2B
Các kỹ thuật xúc tiến thương mại của thương mại bán lẻ B2C cũng áp dụng cho thương mại bán buôn Vấn đề then chốt đối với người bán là thu hút được sự chú ý của người giới thiệu mua hàng và trở thành người bán hàng có trình độ cao, được người mua ưa thích
Máy chủ xử lý EDI
của người mua
Máy chủ xử lý EDI của người bán
Sàn giao dịch B2B
Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính
Thanh toán điện tử
Thông báo
Yêu cầu
thông tin đặt hàng
Xác nhận đặt hàng
Trang 39Tương tự với mô hình thương mại B2C, mô hình thương mại điện tử B2B được sử dụng ở đây cũng là mô hình bán hàng qua Catalogue Về cơ bản, hai mô hình Catalogue này là giống nhau Tuy nhiên giữa hai mô hình cũng có một số điểm khác biệt
Trong mô hình B2B, chức năng tìm kiếm được chú ý đặc biệt Một
Catalogue có thể chứa tới 50.000 đến 100.000 tên chi tiết khác nhau Vì vậy, khả năng tìm kiếm là cần thiết Đối với các chi tiết sản phẩm công nghiệp, một cơ chế tìm kiếm có thể không có một cấu trúc cấp bậc định trước
Giả sử, một khách hàng cần tìm các ống đồng dạng khuỷu góc 900, rộng 2 inch, khó có thể tìm đầy đủ hết các đặc trưng sản phẩm theo cách thức bình thường Giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là sử dụng cơ chế tìm kiếm theo thông số Khách hàng có thể phải đối mặt với một Catalogue bao gồm hàng ngàn loại ống dẫn Sau khi lựa chọn “ bằng đồng”, Catalogue có thể thông báo cho khách hàng
300 Lựa chọn loại “ 2 inch” sẽ làm giảm số loại sản phẩm xuống 1 Tại đây số loại sản phẩm tương đối ít, một thanh cuốn sẽ liệt kê chi tiết, đầy đủ 10 sản phẩm này
Trong mô hình B2B, các Catalogue tuỳ biến hay được áp dụng Doanh
nghiệp thường giao dịch với các khách hàng thường xuyên, nên sẽ ký kết hợp đồng, thoả thuận mức giá, thậm chí cung ứng chi tiết theo thiết kế riêng cho từng khách hàng theo số hiệu chi tiết riêng Bản chất điện tử của Catalogue trên Internet cho phép thiết lập một dị bản Catalogue riêng biệt dành cho mỗi khách hàng quan trọng
Số hiệu các chi tiết trình bày trong Catalogue có thể là số hiệu theo cách sắp xếp của khách hàng, không nhất thiết phải trình bày theo cách sắp xếp của nhà cung ứng
Đặc điểm nổi bật trong giao dịch thương mại B2B là giá cả được thoả thuận riêng đối với từng khách hàng, phụ thuộc vào lượng hàng dự tính mua bán được thể hiện trong Catalogue trực tuyến
Trang 40Yêu cầu về an toàn: Để giữ hoạt động của một khách hàng được bí mật
trước các khách hàng khác, Catalogue B2B có các yêu cầu về chứng thực và an toàn cao hơn so với Catalogue B2C Ví dụ, nếu trong Catalogue có trình bày giá cả riêng biệt được Công ty thoả thuận với một khách hàng riêng biệt thì chỉ các nhân viên của doanh nghiệp và khách hàng đó mới được phép tiếp cận tới Catalogue
c Đặt hàng trong thương mại B2B
Quá trình đặt hàng trong thương mại B2B có thể phức tạp hơn so với quá trình đặt hàng trong các giao dịch thương mại B2C Về phía người bán, cần kiểm tra tình trạng hiện hữu của hàng hoá và tính chắc chắn của đơn đặt hàng, cũng như các thành phần của quá trình đặt hàng có liên quan tới các cơ chế thanh toán để định hướng khách hàng doanh nghiệp Về phía người mua, quá trình đặt hàng phức tạp hơn nhiều
Chức năng đặt hàng lớn, cần thiết cho các trình ứng dụng B2B là cơ chế dòng chấp thuận, cho phép một đơn đặt hàng sau khi đã hình thành được chuyển sang một quá trình thực hiện tiếp theo tương ứng Các vấn đề bổ sung bao gồm các yêu cầu về chi tiết tuyến sản phẩm, xác định chi phí, kiểm tra sát sao vận chuyển
và phân phối hàng hoá đã mua
Một vấn đề quan trọng trong các hệ thống thương mại B2B là khả năng cho phép một người sử dụng có thẩm quyền để có thể uỷ quyền cho một người sử dụng khác:
- Trưởng bộ phận (ban, phòng…) uỷ quyền cho các nhân viên truy nhập và tìm các Catalogue của nhà cung ứng
- Nhà quản lý ( tổng giám đốc, giám đốc…) uỷ quyền cho người dưới quyền chấp thuận mua hàng khi họ đi vắng
d Thực hiện đơn đặt hàng trong giao dịch thương mại B2B
Thương mại B2B cần một số yêu cầu bổ sung cho hệ thống thực hiện