1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt và ý kiến pháp lý nhằm khắc phục”.

12 2,5K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 106 KB

Nội dung

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt được chính thức ban hành ở nước ta từ năm 1990, sau đó trải qua nhiều lần sửa đổi bổ sung để phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội, đất nước, đã giúp chúng ta nhận thấy nhiều ưu điểm và hạn chế trong việc ban hành pháp luật và sự áp dụng các quy định vào thực tiễn cuộc sống

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt được chính thức ban hành ở nước ta từ năm 1990, sau đó trải qua nhiều lần sửa đổi bổ sung để phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội, đất nước, đã giúp chúng ta nhận thấy nhiều ưu điểm hạn chế trong việc ban hành pháp luật sự áp dụng các quy định vào thực tiễn cuộc sống. Nhóm E2-2 xin nghiên cứu “Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ý kiến pháp nhằm khắc phục”. Để thấy được bức tranh toàn cảnh về thuế tiêu thụ đặc biệt dưới góc độ thực tiễn. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÊ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT. 1. Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu được áp dụng khá phổ biến ở các nước trên thế giới. Đây là loại thuế đánh vào một số loại hàng hóa dịch vụ đặc biệt, cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất tiêu dùng đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Trên thế giới, loại thuế này có lịch sử lâu đời, xuất hiện từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại. Ở Việt Nam, thuế tiêu thụ đặc biệt được đưa vào áp dụng từ năm 1990. Các mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế là thuốc hút, rượu, bia, pháo, bài lá, vàng mã. Trước năm 1990, loại thuế đánh vào những hàng hóa không thiết yếu gọi là thuế hàng hóa quy định trong Điều lệ thuế hàng hóa, ban hành kèm theo Quyết nghị số 487-NQ/QHK4 ngày 26 tháng 09/1974. So với đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặt biệt theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành, đối tượng chịu thuế hàng hóa theo Điều lệ thuế hàng hóa rộng hơn nhiều. Năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đã thu hẹp diện các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuống còn 4 loại hàng hóa chịu thuế là: thuốc lá điếu, rượu, bia pháo. Năm 1995, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt được bổ sung, mở rộng diện các mặt hàng chịu thuế, trong đó có 2 mặt hàng đáng chú ý nhất là xăng ô tô từ 24 chỗ ngồi trở xuống. Ngày 20 tháng 05 năm 1998, Quốc hội thông qua Luật thuế tiêu thụ đặc biệt mới thay thế cho Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990 (sửa đổi năm 1993, 1995). Bối cảnh ra đời của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990 là việc Luật thuế giá trị gia tăng áp dụng trong thực tiễn sự kiện Việt Nam tham gia quá trình hội nhập Quốc tế. Điểm nổi bật của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998 so với luật thuế tiêu thụ đặc biệt cũ là đã đưa các dịch vụ không thiết yếu vào danh mục đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, theo đó, bốn nhóm dịch vụ phải chịu thuế là kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke, kinh doanh ca-si-no, trò chơi bằng máy giắc- pót, kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe, kinh doanh golf. Năm 2003, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998 đã được sửa đổi, bổ sung. Hướng sửa đổi là mở rộng đối tượng chịu thuế. Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật thuế tiêu thụ 1 đặc biệt năm 1998 sửa đổi năm 2003 lại tiếp tục được sửa đổi. Mục đích sửa đổi lần này là đảm bảo các quy định trong pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt thống nhất với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, đặc biệt tránh phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước hàng hóa nhập khẩu. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đã sửa đổi giá tính thuế thuế suất đối với một số mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trước sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, trước yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô, giảm nhập siêu, kiềm chế lạm phát, tránh gây đột biến trong sản xuất, tiêu dùng, bảo đảm nguồn thu ngân sách Nhà nước; nhằm thực hiện các cam kết của Chính phủ Việt Nam khi gia nhập WTO cũng như bảo đảm tính phù hợp với thông lệ quốc tế, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008. 2. Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt +/ Thuế tiêu thụ đặc biệt có diện đánh thuế hẹp. Việc quy định các hàng hóa, dịch vụ nào thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt còn tùy thuộc vào chính sách điều tiết của từng quốc gia, hoạt động sản xuất tiêu dùng của từng nước; thu nhập quốc dân; phong tục tập quán tiêu dùng của một số loại hàng hóa, dịch vụ trong từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội cụ thể. Nhìn chung, các quốc gia thường đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào một số mặt hàng được coi là cao cấp không thiết yếu, Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng như: thuốc hút, rượu, bia, xăng dầu. +/ Thuế suất tiêu thụ đặc biệt có thể là thuế suất cố định hoặc thuế suất tỉ lệ thường cao hơn so với thuế suất của các loại thuế gián thu khác. Thuế suất tiêu thụ đặc biệt có thể là thuế suất cố định hoặc thuế suất tỉ lệ, tùy theo quan điểm của các nhà làm luật ở mỗi quốc gia. Ở Mỹ, Nhật, một số nước Châu Âu, biểu thuế suất tiêu thụ đặc biệtthuế suất cố định. Mức thuế tuyệt đối là mức thuế được quy định bằng số tiền tính trên một đơn vị hàng hóa chịu thuế. Còn tại Việt Nam, áp dụng biểu thuế suất tỉ lệ cho thuế tiêu dùng đặc biệt. Ví dụ như : thuốc lá điếu, xì gà các chế phẩm khác từ cây thuốc lá có thuế suất là 65% (Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008). +/ Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hóa chịu thuế một cách gián tiếp thông qua giá cả. Người sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là người nộp thuế cho nhà nước, từ đó thấy đây là một loại thuế gián thu. +/ Thuế tiêu thụ đặc biệt thường có mức thuế suất cao nhằm điều tiết sản xuất hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, thông qua đó nhằm điều tiết một phần thu nhập của những người tiêu dùng các hàng hoá, dịch vụ này. +/ Thuế tiêu thụ đặc biệt được đánh giá một lần vào khâu sản xuất kinh 2 doanh hàng hóa, dịch vụ. Đây là loại thuế tiêu dùng một giai đoạn nên không gây sự trùng lặp qua các khâu của quá trình luân chuyển hàng hóa. Khi hàng hoá dịch vụ này chuyển qua khâu lưu thông thì không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cơ sở được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có chứng từ hợp pháp. Vì vậy, việc quản thuế tiêu thụ đặc biệt đòi hỏi phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đảm bảo hạn chế đến mức tối đa sự thất thu thuế tiêu thụ đặc biệt tại khâu sản xuất, cung ứng dịch vụ hoặc nhập khẩu. 3. Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc ban hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm đảm bảo các mục tiêu sau: - Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng cho ngân sách Nhà nước một cách hợp lý; - Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, giảm nhập siêu, kiềm chế lạm phát, không gây đột biến trong sản xuất, tiêu dùng; - Thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế; - Bảo đảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. II. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 1. Chủ thể quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt Quan hệ thuế tiêu thụ đặc biệt là quan hệ hình thành giữa một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền bên kia là chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế, phát sinh trong quá trình các chủ thể này thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngân sách nhà nước. Các chủ thế tham gia vào quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt vì vậy có thể được phân thành 2 nhóm: chủ thể quyền lực chủ thể mang nghĩa vụ. 1.1 Cơ quan nhà nước: chủ thể quyền lực tham gia vào quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực thu thuế xem xét quyết định miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt gồm Bộ tài chính, Tổng cục thuế các cơ quan thu. Bộ tài chính Tổng cục thuế chủ yếu chỉ tham gia vào quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt với tư cách chủ thể quyền lực, tiến hành xem xét quyết định các trường hợp miễn hoặc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho đối tượng nộp thuế khi nhận được hồ sơ xin miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt của đối tượng này do cơ quan thu gửi tới. 3 Cơ quan thu gồm cơ quan thuế, hải quan, cơ quan tài chính, chủ yếu tham gia vào các quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt với tư cách chủ thể quyền lực, có thẩm quyền hướng dẫn kiểm tra, thanh tra việc thu nộp thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng các chế tài khi cần thiết nhằm tăng cường kỉ luật tài chính trong lĩnh vực thu nộp thuế. Cơ quan hải quan chủ yếu tham gia vào các quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó đối tượng nộp thuế là tổ chưc, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 1.2 Chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt Theo Điều 4 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 (LTTTĐB.2008) chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trường hợp tổ chức cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu dùng trong nước, thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Phạm vi chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt vì vậy hoàn toàn phụ thuộc vào phạm vi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Những hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Điều 2 LTTTĐB 2008 Điều 2 của nghị định số 26/2009 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt Điều 2 Thông tư số 64/2009/TT- BTC về thuế Tiêu thụ đặc biệt. 2. Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt là các sự kiên pháp xảy ra trong thực tiễn đươc dự liệu cụ thể trong các quy phạm pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt, cần xem xét những quy định pháp luật xác định nghĩa vụ của các chủ thể thuộc diện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngân sách nhà nước ngay từ khâu đăng kí thuế của chủ thể nộp thuế. Đăng kí thuế là hàng vi bắt buộc với chủ thể nộp thuế tại cơ quan thuế sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc khi bắt đầu hoạt động kinh doanh (đối với chủ thể không thuộc diện đăng kí kinh doanh). Điều 21 Luật quản thuế quy định: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh . đều thuộc diện phải đăng kí thuế. Điều 22 luật quản thuế quy định: đối tượng đăng kí thuế phải đăng kí thếu trong vong 10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (giấy phép thành lập hoạt động hoặc giầy chứng nhận đầu tư) hoặc từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng kí kinh doanh hoặc đối với cá nhân hộ gia đình . Như vậy, hành vi đăng kí thuế được tiến hàng sau khi cơ sở xản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được cấp chứng nhận đăng kí kinh 4 doanh, bất kể cơ sở kinh doanh đã hay chưa thực tế tiến hành sản xuất, kinh doanh. Mặc dù xác định căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt, người ta thường đề cập tới 2 hành vi: (1) đăng kí thuế (2) sản xuất, tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ hoặc nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, hành vi thứ nhất không nhất thiết là điều kiện cần để làm phát sinh quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Trên thực tế có những trường hợp, quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt còn phát sinh ngay cả khi người nộp thuế không đăng kí thuế nhưng có hành vi sản xuất tiêu thụ hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Như vậy, sự kiện pháp làm phát sinh quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt là hành vi sản xuất tiêu thụ hàng hóa chịu thuế, hoặc nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 3. Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt. Điều 5 Luật thuế TTĐB quy định: “Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt”. Căn cứ tính thuế được hướng dẫn chi tiết tại Chương II của nghị định số 26/2009 chương II của thông tư số 64/2009/TT-BTC của bộ Tài chính. Trong đó quy định chi tiết các xác định đối với giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt (tại Điều 4 Nghị định số 26/2009 Điều 5 Thông tư số 64/2009/TT-BTC) Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (Điều 5 Nghị định số 26/2009 Điều 6 Thông tư số 64/2009/TT-BTC). - Giá tính thuế, so với Luật Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 05/1998 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt Luật thuế giá trị gia tăng số 57/2005 (Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 1998 luật sửa đổi), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 có quy định về giá tính thuế có ưu điểm sau: Theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 1998 luật sửa đổi thì giá tính thuế đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt; đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu. Giá tính thuế đối với mặt hàng bia lon hiện hành được trừ giá trị vỏ lon. Đối với bia chai giá tính thuế là giá bán của cơ sở sản xuất trên thực tế đại bộ phận các cơ sở sản xuất bia áp dụng chính sách đổi vỏ chai, từ đó giá tính thuế thực chất đối với bia chai không bao gồm giá trị vỏ chai. Để thực hiện được mục tiêu hướng dẫn tiêu dùng đối với mặt hàng bia, đồng thời đảm bảo thực hiện cam kết khi gia nhập WTO áp dụng một mức thuế suất đối với mặt hàng bia, đồng thời không làm giảm lớn tới số thu ngân sách, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 đã quy định rõ giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối 5 với hàng hoá, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt thuế giá trị gia tăng. Việc quy định giá tính thuế là giá do cơ sở sản xuất bán ra, vì vậy giá tính thuế đối với bia lon, bia chai là giá bao gồm cả vỏ lon, vỏ chai. Mặt khác, việc không trừ vỏ lon, vỏ chai là phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo đảm bình đẳng với các mặt hàng khác cũng có bao bì như rượu, thuốc lá. - Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đã khăc phục được đáng kể hạn chế phân biệt nguồn gốc của đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là hàng hoá trong nước hay hàng hoá nước ngoài, đảm bảo được nguyên tắc đối xử quốc gia, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong ngoài nước. 4. Quản thu, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. 4.1 Quản lý, giám sát việc khai thuế, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt 4.1.1 Khai thuế Việc khai thuế được pháp luật quy định có phân biệt giữa chủ thể nộp thuế theo phương pháp người nộp thuế tự tính thuế với chủ thể nộp thuế theo phương pháp khoán 4.1.1.1 Khai thuế trong trường hợp người nộp thuế tự tính thuế Chủ thể nộp thuế tiêu thụ đặc biệt có nghĩa vụ khai thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp hồ sơ khai thuế theo tháng. Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa dịch vụ sản xuất trong nước gồm: tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt, bảng kê hóa đơn bán hàng, dịch vụ chịu thuế bảng kê thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có). Đối vơi hàng hóa nhập khẩu là hồ sơ hải quan. Hồ sơ trên phải được nộp đến cơ quan thuế quản trực tiếp của người nộp thuế. 4.1.1.2 Khai thuế trong trường hợp người nộp thuế theo phương pháp khoán. Các hộ kinh doanh cá nhân kinh doanh không có đăng kí kinh doanh hoặc không thực hiện đăng kí kinh doanh hoặc không thực hiện chế độ hóa đơn chứng từ, hoặc những chủ thể rơi vào trường hợp luật định phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo phương pháp khoán, sẽ nộp hồ sơ khai thuế khoán một lần trong 1 năm, chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 của năm trước. Hồ sơ đươc nộp cho chi cục thuế địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 4.1.2 Nộp thuế Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nếu người nộp thuế tự tính thuế, Nếu cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định số thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ 6 quan thuế. Người nộp thuế có thê được gia hạn nếu gặp phải khó khăn khách quan, . để được gia hạn người nộp thuế cần lập hồ sơ gia hạn nộp thuế gửi đến cơ quan quan thuế trực tiếp phải có quyết định gia hạn của cơ quan này. 4.2 Quản hóa đơn, chứng từ trong quá trình thu, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt 4.2.1 Vai trò của quản hóa đơn, chứng từ Công tác quản hóa đơn chứng có những ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả quản thu thuế tiêu thụ đặc biệt: - Thứ nhất, quản tốt hóa đơn, chứng từ sẽ tạo cơ sở để xác định chính xác giá bán hàng hóa dịch vụ, một trong những yếu tố cần thiết để xác định giá tính thuế từ đó có căn cứ để tính số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. - Thứ 2, tạo điều kiện để xác định chính xác số lượng, trọng lượng hàng hóa đã tiêu thụ, từ đó cho phép xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. - Thứ 3, tạo điều kiện thực hiện tốt việc khấu trừ thuế. - Thứ 4, cho phép cơ quan thuế kịp thời phát hiện những đối tượng nộp thuế không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ để có biện pháp xử tránh thất thu cho ngân sách nhà nước. - Thứ 5, giúp cho việc xác định tính không chịu thuế của hàng hóa, từ đó loại trừ nghĩa vụ nộp thuế của cơ sở sản xuất hàng hóa đó. 4.2.2 Nội dung quản hóa đơn, chứng từ Các cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải tuân thủ nghiêm túc chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ khi mua, bán hàng hóa, kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa. 4.3 Hoàn thuế, khầu trừ thuế, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt 4.3.1 Hoàn thuế Hoàn thuế là việc trả lại cho người nộp thuế 1 phần hoặc toàn bộ số thuế mà người nộp thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước. Để được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt, người nộp thuế phải nộp hồ sơ hoàn thuế tại cơ quan quản thuế trực tiếp hoặc cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế. 4.3.2 Khấu trừ thuế Việc khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ được thực hiện trong trường hợp người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng chính nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ khi người nộp thuế có chứng từ hợp pháp. Số thuế TTĐB phải nộp – số thuế TTĐB phải nộp của hàng chịu thuế TTĐB xuất kho tiêu thụ trong kì = số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với số hàng xuất kho tiêu thụ trong kì. 7 4.3.3 Giảm thuế Khi người nộp thuế sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ, mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiên tai không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường. Kết luận: Qua việc nghiêm cứu nội dung pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt nói trên, ta nhận thấy các quy định của pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành là tương đối đầy đủ chi tiết đã khắc phục được những hạn chế cũng như thiếu sót của pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt trước kia, ngày càng phù hợp hơn với thực tế hội nhập với toàn cầu của nước ta. III. THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP 1. Thực trạng 1.1 Phạm vị của đối tượng chịu thuế So với luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998 thì Luật thuê tiêu thụ đặc biệt năm 2008 đã đánh thuế trên 10 nhóm hàng hoá 6 nhóm dịch vụ (quy định tại Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt Điều 7 Luật thuế TTĐB 2008) đây là một trong những điểm mới nhằm đánh thuế triệt để hơn đối với việc sử dụng các hàng hoá xa xỉ, mà Nhà nước không khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, theo ý kiến như của luật sư Lê Nga, Công ty Luật Kinh Bắc là nên mở rộng thêm diện chịu thuế TTĐB, ví dụ dịch vụ làm đẹp giải phẫu thẩm mỹ vì đây là loại dịch vụ “xa xỉ” hoặc theo TS. Lê Thị Thúy Nga, như điện thoại di động giá đắt, dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp, các thiết bị điện, điện tử gia dụng cao cấp, vật dụng cao cấp bằng pha lê, thảm len, mỹ phẩm cao cấp . Chúng tôi đồng ý với quan điểm trên, đây là những vật dụng xa xỉ mang tính chất tiêu dùng phục vụ cho một bộ phân dân cư cao cấp, không phải mặt hàng thiết yếu cho quốc kế dân sinh, cần tính tới chuyện đánh thuế những mặt hàng này. 1.2 Chuyển giá nhằm trốn thuế Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá, đã khai báo giá của đối tượng chịu thuế (như thuế tiêu thụ đặc biệt) thấp hơn trên thị trường, thậm chí thấp đến mức vô để giảm các loại thuế (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, lệ phí đăng ký). Việc cơ quan hải quan phải chứng minh mức giá mà DN khai báo là không đúng cũng hết sức phức tạp. Từ kinh nghiệm trên, nên trong “cuộc chiến” chống chuyển giá lần này, cơ quan thuế, hải quan phải xây dựng bộ dữ liệu về giá trên thị trường thế giới, thị trường trong nước, thông tin về hoạt động của DN… phải phối hợp với cơ quan hải quan nước ngoài cùng với tham khảo nhiều nguồn thông tin chính 8 thống khác để xác định chính xác giá thị trường của sản phẩm trong giao dịch liên kết. Việc xác định giá thị trường sẽ được thực hiện theo phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập; giá bán lại; giá vốn cộng lãi; so sánh lợi nhuận; hoặc phương pháp tách lợi nhuận. 1.3 Quy định điều chỉnh thu thuế đối với xe chạy bằng nhiên liệu sạch Việc giải thích quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 7 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 theo các Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô tiết kiệm xăng Hybrid tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng hải quan đã truy thu thuế tiêu thụ đặc biệt là bất hợp lý. Việc xác định tỷ lệ nhiên liệu để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe trên rất khó khăn. Bản thân cơ quan giám định là Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng cho rằng rất khó xác định tỷ lệ xăng điện đối với dòng xe này vì tỷ lệ nhiên liệu của xe không cố định mà phụ thuộc vào cơ chế vận hành của xe. Các doanh nghiệp này đã nhờ cơ quan độc lập đứng ra giám định đối với dòng xe này. Tuy nhiên, theo một quan chức hải quan, việc đánh giá xe có tiết kiệm hay không thì cả doanh nghiệp hải quan đều khó xác định. Hiện nay, trên thế giới chưa có nước nào sản xuất được loại xe theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt chính sách ưu đãi của Việt Nam là: Sử dụng dưới 70% xăng khoảng 30% điện. Cục Đăng kiểm Việt Nam còn khẳng định trong lĩnh vực ôtô khi đánh giá về dòng xe Hybrid người ta chỉ đánh giá loại xe này có mức tiêu hao bao nhiêu nhiên liệu (xăng hoặc diezel) hệ số phát thải các khí gây ô nhiễm thấp hơn nhiều so với loại xe sử dụng nhiên liệu truyền thống chứ chưa thấy có tài liệu nào đề cập đến hệ số giữa 2 nguồn năng lượng xăng - điện hoặc diezel - điện. 1 Vì vậy, theo chúng tôi Nhà nước nên có chính sách khuyến khích các phương tiện xử dụng tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng nhiên liệu sạch, trên cơ sở căn cứ vào cấu tạo, cơ chế hoạt động, thải khí của các chủng loại xe trên thực tế, để quy định của pháp luậtáp dụng giá trị thực tiễn. Mặt khác, xu thế giá nguyên liệu trồi sụt bất thường cũng như nhu cần bức xúc giảm thiểu khí thải thì xe dưới 1.000 phân khối được khuyến khích sử dụng ở các đô thị trên thế giới. Bằng chứng là các kiểu xe được giải thưởng năm 2008 toàn là xe nhỏ. Vì thế cần quy định thêm đối với “Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e 4g Điều này Loại có dung tích xi lanh từ 1.000 cm 3 trở xuống áp mức thuế suất 30%” vào Điểm a Khoản 4 Điều 7 luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 thì sẽ hợp hơn mà khoản thu vào ngân sách vẫn đảm bảo được. 1 Xem Loạt bài viết “Rắc rối về thuế nhập xe tiết kiệm xăng” trên http://vnexpress.net 9 2. Biện pháp, hướng hoàn thiện pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt. 2.1 Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2015. Theo Tổng cục Thuế kế hoạch cải cách Thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ có hướng đi như sau: nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để hướng dẫn điều tiết tiêu dùng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội; xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu, ôtô . để điều tiết tiêu dùng thực hiện các cam kết quốc tế; nghiên cứu, bổ sung quy định về giá tính thuế đối với một số trường hợp hợp tác, phân công giữa các nước trong chuỗi sản xuất toàn cầu, bảo đảm điều tiết công bằng giữa hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu; nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ thuế suất tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. 2.2 Quản chặt hoá đơn chứng từ Một trong những yêu cầu mà pháp luật đặt ra đối với cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là phải thực hiện đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ khi mua, bán hàng hoá, kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hoá theo quyđịnh của pháp luật. Công tác quản hoá đơn, chứng từ do đó có những ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả quản thuthuế tiêu thụ đặc biệt: Quản tốt hoá đơn, chứng từ sẽ tạo cơ sở để xác định chính xác giá bán hàng hoá, dịch vụ, một trongnhững yếu tố cần thiết để xác định giá tính thuế từ đó có căn cứ để tính số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính thuế cũng như cho hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế của các cơ quan thuế, pháp luật quy định: cơ sở sản xuất khi bán hàng, giao hàng cho các chinhánh, cơ sở phụ thuộc, đại đều phải sử dụng hoá đơn. Điều kiện để xác định chính xác số lượng, trọng lượng hàng hoá đã tiêu thụ, từ đó cho phép xác định được số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Quản hiệu quả hoá đơn, chứng từ còn tạo điều kiện thực hiện tốt việc khấu trừ thuế. Theo quy định củapháp luật, cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng nguyên liệu đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì khi kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nếu có chứng từ hợp pháp. Quản chặt chẽ chứng từ hóa đơn sẽ cho phépcơ quan thuế kịp thời phát hiện những đối tượng nộp thuế không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ để có biện pháp xử tránh thất thu cho ngân sách nhà nước. Theo pháp luật hiện hành, đối vớinhững đối tượng nộp thuế không chấp hành nghiêm chỉnhchế độ kế toán, hoá đơn, chứng tu. cơ quan thuế sẽ có quyền' ấn định số thuế tiêu thụ đặc biệt phái nộp. Đây là một trong những quyền 10 [...]... Minh “Chống chuyển giá ở Việt Nam” Tạp chí Khoa học pháp lý- số 02/2006 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệtLuật thuế giá trị gia tăng số 57/2005; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 4 Nghị định số 26/2009/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 64/2009/TTBTC của Bộ tài chính về thuế Tiêu thụ đặc biệt 5 Các trang báo điện tử: - http://www.tapchitaichinh.vn/... chuyển giá – đây là cơ sở pháp quan trọng nhất cho hoạt động chống chuyển giá, không chỉ có ý nghĩa đối với quản thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn liên quan đến quản thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên ; (ii) Có quy định pháp cụ thể về các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động kiểm tra, thanh tra điều tra chống chuyển giá; (iii) Hoàn thiện quy... chỉnh thuế suất cá mặt hàng cho phù hợp đồng bộ với các luật thuế suất khẩu, nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng Sửa đỏi áp dụng môt thuế suất thống nhất cho các nhóm sản phẩm 2.5 Một số đề xuất chuyển giá Những nội dung cụ thể cần hoàn thiện hành lang pháp về chống chuyển giá là: (i) Trước mắt cần bổ sung một điều luật về chống chuyển giá vào Luật Quản thuế, về lâu dài nên ban hành Luật Chống... quan thuế trong hoạt động chống chuyển giá, đặc biệt là sự phối hợp của các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài Kết Luận Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đã đạt được mục tiêu đặt ra khi ban hành Luật là “để hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng cho ngân sách Nhà nước một cách hợp lý, tăng cường quản sản xuất, kinh doanh đối với một số hàng hoá dịch... dịch vụ” Tuy nhiên, để áp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn tới, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần được nghiên cứu, xem xét để bổ sung sửa đổi cho phù hợp 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trường đại học Luật Hà Nội- Giáo trình Luật thuế Việt Nam NXB Công an nhân dân – Hà Nội 2010 2 Phan thị Thành Dương – ThS Đại học Luật TP Hồ Chí Minh... quan thuế nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước 2.3 Bổ sung thêm đối tượng chịu thuế Bổ sung vào đối tượng chịu thuế các hàng hoá, dịch vụ sau: dịch vụ làm đẹp giải phẫu thẩm mỹ vì đây là loại dịch vụ “xa xỉ” hay như điện thoại di động giá đắt, dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp, các thiết bị điện, điện tử gia dụng cao cấp, vật dụng cao cấp bằng pha lê, thảm len, mỹ phẩm cao cấp 2.4 Về thuế suất Về thuế. .. biệt 5 Các trang báo điện tử: - http://www.tapchitaichinh.vn/ - http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/ - http://www.bsc.com.vn/News/2010/11/17/121479.aspx\ - Thời báo kinh tế Việt Nam Chuyên mục Tài chính /Thuế- Ngân sách http://vneconomy.vn - Thời báo kinh tế Sài Gòn: http://www.thesaigontimes.vn/ 12 . của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng số 57/2005 (Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 1998 và luật sửa đổi), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. nước. II. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 1. Chủ thể quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt Quan hệ thuế tiêu thụ đặc biệt là quan hệ hình

Ngày đăng: 07/04/2013, 14:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w