phân loại chi phí đo lường chi phí

26 743 0
phân loại chi phí  đo lường chi phí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần (Part) 8 KẼ TOAN GIA THANH/ CHI PHi (COSTING ACCOUNTING) Phần này bao gồm các c h ư ơ n g (Chapters in this part) 31. Phân loại chi phí và đo lường ứng xử chi phí (Cost classification & measurement of cost behavior) 32. Phân bổ chỉ phi (Cost allocation) 33. Kếtoán các yếu tố của sản xuất, giá thành theo công vỉệc và giá thành dịch vụ (Accounting for manufacturing elements, job order costing & service costing) 34. Giá thành theo quá trình và giá thành hoạt động (Process costing & operation costing) 861 Chương 31 PHÂN LOẠI CHI PHÍ VÀ ĐO LƯỜNG ÚNG x ử CHI PHÍ (COST CLASSIFICATION & MEASUREMENT OF COST BEHAVIOR) Đối tượng chương: 1. Cấc hệ thông quản trị chi phi (Cost management systems) 2. Các khải niệm chi phí (Cost concepts) 3. Các yếu tố của giá thành sản phẩm (Elements of product cost) 4. Chi phỉ sản phẩm và chi phỉ thời kỳ (Product cost and Period costs) 5. ứng xử chi phí (Cost behaviour) 6. Các hàm chi phí (Cost functions) 7. Các phương pháp đo lường hàm chi phỉ (Methods of measuring cost functions) *** 1. Các hệ thống quản trị chi phí (Cost management systems) Đê hỗ trợ cho các nhà quản trị ra được quyết định tốt hơn, kế toán viên phải hiểu sâu hơn về việc xác định đơn giản giá thành sản phẩm và dịch vụ. Hệ thống quản trị chỉ phí (cost management system - CMS) ỉà một tập hợp các công cụ và kỹ thuật để nhận biết các quyết định quản trị ảnh hưởng đến cấc chi phỉ như thế nào, bằng việc đầu tiên là đo lường các nguồn ỉực được sừ dụng để thực hiện các hoạt động của tể chức và sau đó đánh giá cấc ảnh hưởng đến cấc chỉ phí từ việc thay đỏi các hoạt động ãố. Các mục đích ban đầu của hệ thống giá thành ià để cung cấp: (1) Các thước đo tổng thể của giá trị hàng tồn kho, giá vốn hàng đã sản xuất và giá vốn hàng bán ra cho việc báo cáo ra bên ngoài cho các nhà đầu tư, các nhà cung cấp tín dụng và các đối tượng bên ngoài liên quan đến doanh nghiệp. (2) Thông tin giá thành và chi phí cho các quyết định quản trị chiến lược và (3) Thông tin giá thành, chi phí cho việc kiểm soái các hoạt động hàng ngày. Những người sử dụng bên ngoài về các thông tin chi phí, giá thành như là các nhà đầu tư, nhà cung cấp tín dụng, cần các thước đo tổng thể về giá trị hàng tồn kho và giá vốn hàng bán. Họ không cần các thông tin chi phí chính xác về từng sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó là mục đích thứ hai và thứ ba của CMS mà chúng cần các công cụ và kỹ thuật phức tạp hơn. Các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp cần các thông tin chi phí một cách chính xác và đúng thời điểm cho các yêu cầu chiến lược, như quyết định tối ưu hóa hỗn hợp sản phẩm và khách hàng; lựa chọn các Trần Xuân Nam - MBA 862 Phần VIII: KỂ TOÁN GIÁ THÀNH/ CHI PHÍ chức năng chuỗi giá trị để có thể thuê ngoài, và các quyết định đầu tư. Cho các quyết định này, các nhà quản tộ muốn biết giá thành của các sản phẩm, dịch vụ và khách hàng riêng biệt. Việc đánh giá quá trình cố gắng hoàn thiện và các chương trình kiểm soát chi phí hoạt động cũng yêu cầu sự chính xác và phản hồi đúng thời điểm về chi phí và giá thành. Các hệ thống kế toán glá thành (Cost accounting systems) Tất cả các loại tổ chức từ các doanh nghiệp sản xuất, dịch .vụ, đến các tổ chức phi lợi nhuận đều cần một hình thức kế toán giá thành và chi phí. Ke toán giá thành hay chi phí (Cost accounting) là một phần của hệ thong quản trị chi phí mà chúng đo lường các chi phí cho mục đích ra các quyết định quản trị và âê ỉập các báo cảo tài chính, mà nó là một phần của hệ thống quản trị chi phí. Vì hầu hết các trường hợp chung, Ĩ1Ó gắn liền với sản xuất cũng như các chức năng chuỗi giấ trị (value chain functions), chúng ta sẽ tập trung vào hệ thống kế toán giá thành trong một doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng bộ khung này cho bất cứ tồ chức nào. Hệ thống kế toán giá thành điển hình gồm hai quá trình. (ỉ) Cộng dồn chi phỉ (Cost accumulation) ỉà việc thu thập các chi phí theo việc phãn loại theo bản chất của nổ như nguyên liệu, nhân công hoặc theo cấc hoạt động được thực hiện nhu quá trình đặt hàng hay quá trình máy hoạt động, (2) Phân bỗ chi phỉ (Cost allocation) ỉà việc truy tìm nguồn gốc và phân bổ lại (tracing & reassigning costs) cho một hoặc nhiều hom các đối tượng chỉ phí như các hoạt động, các quả trình, các bộ phận, khách hàng, hoặc sản phẩm. Trước khi mô tả các hệ thống kế toán giá thành chúng ta cần hiểu một số các khái niệm chi phí, giá thành được sử đụng rộng rãi trên thực tế. Bạn cần nhớ rằng có nhiều loại chi phí cho các quyết định khác nhau của nhà quản trị và những người bên ngoài công ty. 2. Các kháỉ niệm chi phí (Cost concepts) 2.1. Định nghĩa (Definition) Chi phỉ (Cost) là một thước đo bằng những khoản tiền của một sổ các nguồn lực được sử dụng cho một mục đích. Định nghĩa này bao gồm ba ý nghĩa quan trọng là: - Thước đo (Measurement) được sử dụng các nguồn ỉực hữu hình hoặc vô hình như nguyên liệu, nhẵn công, chi phỉ sản xuất chung. - Được thế hiện bằng các khoản tiền để cỏ thể tổng hợp được các nguồn sử dụng. - Chi phí luôn luôn liên hệ với một mục đích nào đỏ, vỉ dụ cho sản phẩm, cho dự ấn, cho các phòng ban, cho một khách hàng. 2.2. Đối tượng chi phí (Cost object/ Cost objective) Đối tượng chỉ phí (Cost objective) là một sản phẩm, dự án, tổ chức, một mục đích mà các chi phí được tập hợp, đo ỉường và tỉnh toán. KỂ TOÁN TÀI CHÍNH Chương 31: Phân loại chi phí và đo lường ứng xử chi phí 863 2.3. Giá thành toàn bộ hay chi phí toàn bộ (Full cost) Giả thành toàn bộ hay chì phí toàn bộ (Full cost) ỉà tat cả các nguồn được sử dụng cho một đối tượng chi phí. Chi phí toàn bộ của một đối tượng chi phỉ là tong của chi phí trực tiếp của nó và một phần hợp lý của các chi phí gián tiếp được phân bể hay sử dụng. 2.4. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp (Direct & indirect cost) Chi phí trực tiếp (Direct cost) của một đối tượng chi phí ỉà một khoản chỉ phỉ mà chúng để lại hoặc tạo ra những dấu vết cụ thế đổi với đối tượng chi phí. Các chỉ phí này ỉỉên hệ trực tiếp đến số ỉượng và chất lượng của sản phẩm sản xuất ra. Nó thay đoi tỷ ỉệ thuận với số ỉượng, chất lượng sản phẩm sàn xuất ra. Ví dụ: Vải bồng được dùng sản xuất ra quần áo là chi phí trực tiếp của chiếc quần và tiền công để người công nhân sản xuất ra quần cũng là chi phí trực tiếp. Chi phí gián tiếp (Indirect cost) ỉà các khoản chi phí mà chủng được tập hợp với nhau, hoặc được gây ra bởi hai hay nhiều đối tượng chi phí cùng nhau nhưng chúng không trực tiếp để lại những dấu vết cụ thể đổi với môi đối tượng chỉ phỉ. Ví đụ, chi phí lương quản đốc, giám đốc công ty, chi phí khấu hao TSCĐ. 3. Các yếu tố của giá thành sản phẩm (Elements of product cost) 3.1. Chi phí nguyên liệu trực tiếp (Direct Materials) Chi phí nguyên liệu trực tiếp (Direct Materials) của một đối tượng chi phí là chi phí nguyên liệu, theo đố số lượng nguyên liệu mà chủng cố thế được xác định rõ ràng đổi với một đối tượng chi phí theo một cách kinh tế nhất cố thể thực hiện được, giá được tính theo đon giá của nguyên ỉỉệu trực tiếp. Đối ỉập với nó cần phân biệt với nguyên liệu gián tiếp hoặc vật dụng rẻ tiền là những vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất nhưng không trực tiếp để lại dấu vết cho các sản phẩm riêng biệt 3.2. Chi phí nhân công trực tiếp (Direct labour cost) Chi phí nhân công trực tiếp (Direct labor cost) cho một đẳỉ tượng chi phí là sỗ ỉượng lao động mà chúng cỏ thể phân biệt rõ ràng với đối tượng chỉ phí theo một cách kinh tế nhất có thê thực hiện được, giá được tính theo đơn giả của lao động trực tiêp. Chúng ta sẽ thảo ỉuận chi tiết chi phí nhân công trực tiếp ở chương 33 giá thành công việc. 3.3. Các chi phí trực tỉếp khác (Other direct costs) Theo khái niệm, bất cứ chi phỉ nào mà chúng để lại dấu vết đổi với từng sản phẩm riêng biệt là chi phỉ trực tiếp của sản phẩm đó. Ví đụ: Chi phí năng lượng là chi phí trực tiếp của các sản phẩm phải sử dụng rất nhiều năng lượng cho quá trình sản xuất, như các đồ thủy tinh, hoặc các địch vụ từ ngoài công ty là chi phí trực tiếp nếu nó có thể được xác định cho một sản phẩm riêng biệt. > Trần Xuân Nam - MBA 864 Phần VIII: KỂ TOÁN GIÁ THÀNH/ CHI PHÍ Tuy vậy hầu hết các công ty chỉ phân loại chi phí nguyên liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp là các chi phí sản xuất trực tiếp. 3.4. Chi phí sản xuất chung (Factory overhead) Chi phỉ sản xuất chung (Factory overhead/ FOH or Production overhead) là tắt cả cấc chi phí sản xuất gián tiếp và tất cả chi phỉ sản xuất ngoại trừ chi phí trực tiếp. 3.5. Chi phí chế biến (Conversion cost) Chỉ phí chế biến (Conversion cost) là tổng của chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung để biến đoi nguyên lỉệu thành thành phẩm. Khác với chi phí chế biến, Chỉ phí ban đầu (Primary cost) gồm chỉ phí nguyên liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp. 3.6. Giá thành (Chi phí) sản xuất toàn bộ (Full Production cost) Giá thành sản xuất toàn bộ (Full Production Cost) là tổng của chỉ phí nguyên ỉiệu trực tiếp và chỉ phí chế biến. Trong công ty sản xuất nỏ còn được gọi ỉà chi phí hàng tằn kho hay chi phí sản phẩm. 3.7. Chi phí không sản xuất hay chi phí thời kỳ (Nonproduction cost/ Period cost) Chi phí thời kỳ (Period cost) là tat cả các chỉ phí phải gánh chịu của một tẻ chức trong một thời kỳ ngoại trừ chi phí hàng tồn kho. Nó bao gồm chi phí bán hàng, chi phí chung và hành chính, chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí lãi tiền vay 3.8. Giá thành toàn bộ (Full cost) Giá thành toàn bộ (Full cost) của một sản phẩm ĩà tong chi phỉ của tất cả các yếu tố nổi ở trên bao gồm chi phỉ hàng tồn kho hay chi phí sàn xuất toàn bộ và chi phỉ không sản xuất. Tuy vậy trong kế toán, khái niệm chi phí toàn bộ thường chỉ dùng cho chi phí sản xuất toàn bộ. 4. Chi phí sản phẳm và chi phí thời kỳ (Product cost and period costs) Các hoạt động trong một doanh nghiệp sản xuất có thể chia thành hai loại hoạt động là hoạt động sản xuất ra sản phẩm và các hoạt động phi sản xuất gồm bán hàng và hoạt động chung khác và chi phí cho quá trình không sản xuất này được gọi là chi phỉ thời kỳ. Hoạt động sản xuất tạo nên chi phỉ hàng tồn kho, chúng được tách riêng biệt ra khỏi cấc chỉ phí bản hàng và quản trị của doanh nghiệp. Vì thế các kế toán viên thường phải phân biệt chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. KỂ TOÁN TÀI CHÍNH Chương 31: Phân loại chi phỉ và đo lường ứng xử chi phí 865 4.1. Giá thành sản phẩm hay chi phí sản phẩm (Product costs) Giá thành (chi phỉ) sản phẩm (Product costs) là chỉ phí hay giá vốn của hàng hóa mua vào (trong doanh nghiệp thương mại) và giá thành sản phẩm sản xuất ra (trong doanh nghiệp sản xuất) để bản. Chỉ phí sản phẩm bao gồm chỉ phỉ nguyên ỉiệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung như đă được trình bày ở phần trên. Chi phí sản phẩm sẽ nằm trong giá vốn hàng tồn kho (trên BCĐKT), nếu sản phẩm chưa bán ra và vì thế được gọi là hàng tồn kho. Chi phí sản phẩm sẽ trở thành chi phí “Giá vốn hàng bán” trên báo cáo kết quả khi sản phẩm đẫ bán ra. 4.2. Chi phí thòi kỳ (Period costs) Chi phí thời kỳ (period costs) là các chi phỉ để hoạt động kinh doanh nhưng không bao gồm chi phí hàng tồn kho, Nỏ thường gồm hai khoản chỉ phí lởn là chỉ phỉ bán hàng, chỉ phí chung và hành chính (chi phỉ quản lý doanh nghiệp) 4.3. Tóm lược các khái niệm chi phí (Cost summary) Để dễ hiểu hơn về các khái niệm chi phí, chúng ta hãy xem một ví dụ sau: Công ty A sản suất sản phẩm X, đã sử dụng nguyên liệu trực tiếp là 50$, nhân công trực tiếp 10$, chi phí sản xuất chung 20$. Chi phí bán hàng trong kỳ là 6$ và các chi phí chung và hành chính là 4$. Các khái niệm chi phí có thể biểu diễn tóm lược như Bảng 31-1. 5. ứng xử chi phí (Cost behaviour) 5.1. Biến phí, định phí và cách “ứng xử” của chi phí (Variable, fixed cost 8c cost behaviour) Bảng 31-1: Tóm lược các loại chỉ phí trong một doanh nghiệp sản xuất. Giá thành toàn bộ -9 0 Chi phí trực tiếp/ Ban ổầu 60$ (=50+10) Chi phí Chế biến 30 (=10 + 20) và hành chính Trần Xuân Nam - MBA Bảng cân đối kế toán 866 Phần VIII: KẾ TOÁN GỈÁ THÀNH/ CHI PHỈ Báo cáo kết quà kinh doanh Trong việc lập kế hoạch, kiểm tra và ra quyết định kinh doanh vấn đề phân loại chi phí ra thành biến phí (hay chi phí khả biến) và định phí (hay chi phí bất biến) là vô cùng quan trọng. Trong kế toán quản trị và quản trị chi phí người ta gọi đó là phân loại chi phí theo cách “ứng xử”. Cách “ứng xử” của chỉ phỉ (cost behavior) nghĩa ỉà các chi phí này tăng hoặc giảm như thế nào đỗi với sự thay đổi về mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho các mục tiêu lập kế hoạch, người quản lý phải có khả năng thấy được điều gì sẽ xẩy ra, chi phí sẽ tăng, giảm, hay không đổi nếu thay đổi thì số đó là bao nhiêu khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh với mức độ hoạt động khác nhau. Đẻ có được những thông tin này các chi phí được phân chia thành biến phí và định phí. Việc phân ỉoại chi phí thành biến phí và định phí cũng có ý nghĩa trong việc phân bổ chi phí cho chính xác để tính giá thành sản phẩm cho kế toán tài chính. 5.2. Biến phí (Variable expenses/ Variable costs) Biến phi (Variable costs) ỉà các khoản chi phỉ thay đỗi về tồng số, tỷ ỉệ với những biến đoi của mức độ hoạt động. Hoạt động ở đây được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau như là sỗ lượng sản phẩm sản xuất ra hay bản ra, sỗ giờ mảy hoạt động, Sỡ km đi được. Khi nói biến phí chúng ta phải nói biến phí cho cái gì. Ví đụ biến phí sản xuất khác với biến phí của doanh thu bán hàng. KỂ TOÁN TÀI CHÍNH Chương 31: Phân loại chi phí và đo lường ứng xử chi phí 867 Trong các công ty sản xuất, từ góc độ tính giá thành sản phẩm, biến phí bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và một số khoản của chi phí sản xuất chung như nguyên liệu gián tiếp, dầu nhờn bôi trơn máy, điện nước dùng cho sản xuất. Đối với biến phí so với doanh thu bán hàng thì đó là biến phí của giá vốn hàng bán cộng với các biến phí bán hàng (như hoa hồng bán hàng, chi phí vận chuyển hàng bán). Trong công ty thương mại có chi phí giá vốn hàng bán, hoa hồng cho người bán. Biến phí cố thế chia thành hai loại: (1) Biến phí thực thụ (True variable costs) (2) Biến phí tùng bậc (Step variable costs) Biến phí thực thụ (True variable costs) về tong so ỉà biến đổi tỳ ỉệ thuận với mức độ hoạt động nhưng không đổỉ cho mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất ra hay doanh thu bán hàng. Ví dụ: Nguyên liệu trực tiếp để lắp ráp một xe máy là 1.000$, mức sản xuất càng tăng thì chi phí này cũng tăng tương ứng. Ví dụ: cho 2 sản phẩm thì chi phí nguyên liệu trực tiếp sẽ là 2.000$, cho 3 xe sẽ là 3.000$ nhưng chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm vẫn không đổi là 1.000$. Biến phỉ từng bậc (Step variable cost) ỉà các khoản chi phí tăng hoặc giảm chỉ với những biến động nhiều, rổ ràng của mức độ hoạt động. Ví dụ như chi phí lao động gián tiếp, lao động thợ sửa chữa bảo trì. Ví dụ một tổ sửa chữa bảo trì có thể làm việc với tốc độ thong thả nếu không có việc hoặc không đủ việc nhưng có thể sẽ phải tăng cường độ lên khi sức ép cao và nhiều việc. Khác với chi phí nguyên liệu trực tiếp, nếu nguyên liệu chưa sử dụng có thể tồn kho để sử dụng cho kỳ sau, nhưng thời gian lao động gián tiếp như thời gian của tổ bảo trì nếu không được sử dụng thì sẽ mất đi không thể để dành và chuyển sang kỳ sau được. Thời gian lao động gián tiếp là khá linh hoạt, trong khi việc sử dụng nguyên liệu trực tiếp là rất khắt khe. Vì các lý do trên mà các biến động nhỏ của mức độ sản xuất có thể không ảnh hưởng đến số lượng thợ bảo trì và chi phí cho họ. Đồ thị biểu diễn biển phí thực thụ và biến phí cấp bậc: 5.3. Định phí (Fixed costs/ Fixed expenses) 5.3.1. Bản chất định phí (Nature of fixed costs) Định phi (Fixed costs/ Fixed expenses) là chi phí không đỏi về tong so dù cỏ sự thay đối về mức độ hoạt động trong một phạm vi nhất định nào đó. Ví dụ như chi phí thuê nhà đã được ký kết hợp đồng dài hạn. Chẳng hạn VMEP thuê nhà xưởng dài hạn để sản xuất xe máy, theo hợp đồng mỗi tháng VMEP phải trả 60.000$. Như vậy dù mức độ sản xuất của VMEP có thay đổi tăng hay giảm thì chi phí thuê đó vẫn không thay đổi. Vì thế nếu mức độ sản Trần Xuân Nam - MBA 868 Phần Vili: KẾ TOÁN GIÁ THÀNH/ CHi PHÍ xuất của VMEP tăng lên thì chi phí thuê nhà cho mỗi sản phẩm sản xuất ra giảm đi. Ta hãy xem bảng sau: 5.3.2. Xu hướng hướng tới các định phí (Trend of fixed costs) Có hai lý đo cơ bản tại sao iại có xu hướng hướng tới các định phí. Một là sự tự động hóa sản xuất là một xu hướng tất yếu. Điều đó có nghĩa là tăng cườĩìg về máy móc thiết bị và giảm số công nhân do vậy các định phí về khấu hao, bảo trì, bảo hiểm tài sản cũng có xu hướng cao lên. Hai là công đoàn lao động cũng như luật pháp ngày càng có xu hướng ổn định công việc làm thông qua các hợp đồng lao động dài hạn. Do vậy trong một thời gian nhất định công ty vẫn phải trả lương ổn định cho người lao động kể cả trong trường hợp công ty không có đủ việc làm. 53.3. Các loại định phí (Types of fixed costs) Cho mục tiêu lập kế hoạch, các định phí có thể được phân ra thành định phí cam kết (bắt buộc) và định phí tùy ý hay không bắt buộc. a. Định phí cam kết (Committed fixed costs) ỉà các chi phí có ỉỉên quan tới máy móc thiết bị và các cấu trúc tổ chức cơ bản của một công ty, thông thường nỏ được coi là chi phỉ không thể cắt bỏ được. Thí dụ như chi phí khẩu hao, bảo hiểm tài sản, lương của ban quản lý cao cấp, phòng kế toán, nhân sự được xem là bắt buộc vì (1) chúng có bản chất lâu dài và (2) chúng không thể giảm đến số không dù chỉ một thời gian ngắn. b. Định phí tùy ỷ (không bắt buộc)(Discretĩonary fixed costs) ỉà các định phí phát sinh từ các quyết định hàng năm của cấp quản lý nhằm đạt được các mục tiêu của to chức. Chúng thường không có moi liên hệ rõ ràng với các mức độ của khả năng hay hoạt động đầu ra như chi phí quảng cảo, chi phí nghiên cứu và phất triển. Kế hoạch của các định phí không bắt buộc là ngắn hạn, thường là một năm. Các chi phí này có thể bị cắt giảm trong những trường hợp khẩn cấp đặc biệt. 53.4. Định phí và phạm vi phù hợp (Fixed costs & relevant range) Như đã nói trong định nghĩa, tổng định phí không thay đổi trong một phạm vi thay đồi nhất định của các mức độ hoạt động. Ví dụ chi phí thuê nhà xưởng là 60.000$/ tháng sẽ không thay đổi trong mức độ sản xuất của công ty từ 6.000 - 12.000 sản phẩm một tháng. Nhưng nếu công ty tăng năng lực sản xuất lên trên 12.000 sản phẩm/ tháng thì công ty phải thuê thêm nhà xưởng, chi phí thuê nhà xưởng sẽ tăng lên. ỹi Như vậy bạn có thể hỏi định phí này khác gì so với biến phí từng bậc? Câu trả ỉời: một là biến phí từng bậc có thể được điều chỉnh rất nhanh khi các điều kiện thay đổi trong khi định phí thường rất khó thay đổi. Một biến phí từng bậc như chi phí thuê thợ sửa chữa, bảo trì có thể điều chỉnh lên xuống rất nhanh theo yêu cầu cùa công việc đề thuê vào hoặc sa thải người làm Chi phí thuê nhả hànq thảnq 60.000$ 60.000$ 60.000$ Số lươnq xe sản xuất 5.000 9.000 12.000 Chi phỉ thuê nhả cho mồt xe 10,00$ 6,60$ 5,00$ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Chương 31: Phân loại chi phí và đo lường ứng xử chi phí 869 công. Ngược lại địnlì phí như chi phí quảng cáo thì lại khó điều chỉnh khi mà họp đồng quảng cáo đã được ký kết cho cả năm, thì công ty phải thực hiện hết hợp đồng đó mới thôi. Điểm khác thứ hai là độ rộng của bậc thang của định phí là rất rộng trong khi các biến phí là rất hẹp, hẹp đến nỗi chúng được xem như là biến phí. Chi phí Khối lượng 5.4. Chi phí hỗn hợp (Mixed costs) Chi phí hỗn hợp (Mixed costs) lữ các khoản chỉ phỉ bao gồm cả hai yếu tố biến phỉ và định phí. Loại chi phí này rất phổ biến như chi phí điện thoại, Fax, điện, sửa chữa, bảo trì. Một ví dụ rất điển hình là chi phí điện thoại, mỗi tháng công ty sử đụng điện thoại phải trả một số tiền thuê bao cố định, ví dụ 68.000 đ/máy/tháng cho công ty điện thoại bất kể công ty có sử dụng hay không, đồng thời nếu công ty gọi điện thoại đường dài thì mỗi cuộc gọi điện thoại đường dài phải trả thêm một số tiền cho mỗi phút gọi đó. Như vậy chi phí hỗn họp điện thoại có thể biểu diễn dưới dạng đồ thị như sau: Chi phíẶ 68 Yếu tố biến phí Yếu tố định phí “Ó8.000đ/tháng __ Khối lượng Phần định phí trong chi phí hỗn hợp phản ánh cơ sở phí tốn tối thiểu đế có một dịch vụ sẵn sàng đế sử dụng ngay, phần biến phí phản ánh chi phí cho sự tiêu dùng thực tế của dịch vụ, Yeu tố biến phí tỷ lệ với số ỉượng các dịch vụ mà nó được sử dụng. 5.5. Chi phí có thể kiểm soát và không thể kiểm soát (Controllable and noncontrolable costs) Chi phỉ có thế kiếm soát (Controllable costs) ở một cấp quản lý nào đó là chi phỉ mà cấp đó cố thấm quyền ra quyết định. Ví đụ như chi phí vận chuyển của bộ phận bán hàng là một chi phí có thể kiểm soát của bộ phận bán hàng nếu nó được quyết định bởi người quản lý phòng đó. Ngược lại chi phí khấu hao nhà cửa không phải ỉà chi phí có thể kiểm soát của phòng bán hàng vì họ không có quyền quyết định việc mua nhà hay xãy dụng nhà đó. Các chi phí này được ứng dụng như thế nào trong quản trị? Đó là trong việc lập báo cáo lãi lỗ các bộ phận thông thường nó chỉ liệt kê chi phí vào báo cáo lãi ĩỗ của bộ phậíi nếu chi phí đó Trần Xuân Nam - MBA [...]... xử của chi phí nghĩa là các chi phí này tăng giảm như thế nào đối với sự thay đổi về mức độ hoạt động của sản xuất kinh doanh Theo cách ứng xử, chi phí được chia ra thành biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp (nửa biến phí nửa định phí) Chi phí cũng được phân loại theo khả năng kiếm soát được hay không, tức ià các chi phí có thể kiểm soát được và chi phí không thể kiểm soát được Đo lucmg chi phí (cost... 10 y tá) Tiền sửa chữa máy tính Tiền đào tạo cho các nhân viên 2 Xác định các chi phí kế hoạch sau là a) Chi phí biến đổi thuần tuý, (b) Chi phí cố định tuỳ ý, (c) Chi phí cố định cam kết, (đ) Chi phí cố định, (e) Chi phí từng bước, (f) Chi phí hỗn hợp KỂ TOÁN TÀỈ CHÍNH Chương 31: Phân loại chi phí và đo lường ứng xử chi phí 881 1) Đội giám sát trong một công ty xây dựng nhỏ Cứ 12 công nhân được tuyển... giờ chi phí nhân công chỉ chi m khoảng 5% tổng chi phí của công ty Hơn thế nữa các nhà phân tích hoạt động đã chỉ ra rằng hầu hết các chi phí hỗ trợ ngày nay được điều khiển bởi số chi tiết được lắp vào sản phẩm (đo lường việc phức tạp của sản phấm), chứ không phải là chi phí nhân công Phân xưởng 1 lắp 4 chi tiết, phân xưởng 2 iắp ráp 11 chi tiết Bình quân các chi phí hỗ trợ cao gấp hai lần chi phí. .. cost) Tiếp theo nhà phân tích xác định chi phí nào có thể là định phí và chì phí nào ỉà biến phí Giả định nhà phân tích đã thực hiện việc phân loại chi phí theo ứng xử như sau: Chi phí hàng tháng (Monthly cost) Tiền tháng 1 2008 Lương và các chi phí liên quan của giám sát Lương và ăn trưa của công nhân Chi phí khẩu hao máy móc, thiết bị Chi phí thuê thiết bị 1,100 Định phí Biến phí 1.100 16.100 16.100... Tính các mục sau: a Chi phí hỗ trợ phân bổ cho sản phẩm A, nếu chi phí nhân công trực tiếp được sử dụng là khoản điều khiển phí b Chi phỉ hỗ trợ phân bổ cho sản phẩm B, nếu chi phí nhân công trực tiếp được sử dụng ìà khoản điều khiển phí c Chi phí hỗ trợ phân bổ cho sản phẩm A, nếu số chi tiết sản phẩm được sử dụng là khoản điều khiển phí đ Chi phí hỗ trợ phân bổ cho sản phẩm B, nếu số chi tiết sản phẩm... 8.100 8.100 600 600 Chi phí sửa chữa thiết bị 4.000 4.000 Chi phí vệ sinh các dụng cụ, thiết bị 5.100 5.100 Tồng chi phí bảo tri (total maintenance cost) 3ẫm 9,800 25,200 Đo lường ứng xử chi phí bảo trì: Bạn cộng các định phí cùng nhau cho mỗi tháng Chia tổng biến phí cho số lượng hoạt động điều khiển phí để có được biến phí cho mỗi đom vị điều khiển phí Tồng định phí là 9.800 $ Biến phí mỗi ngày bệnh... hoặc đo lường ứng xử của chi phí là một hàm số của các điều khiển phí phù hợp Bước thứ hai là sử dụng các đo lường chi phí để ước tính chi phí tương lai ở một mức độ hoạt động của điều khiển phí tương lai Hàm chi phí (Cost functions) là một phương trình đại số được sử dụng để mô tả ĩĩiối liên hệ giữa một chi phí và khoản điều khiển phí của nó (its cost driver(s)) Khi chỉ có một khoản điều khiển phí, ... chi phí không sản xuất là các chi phí phải gảnh chịu của một tổ chức trong một thời kỳ, ngoại trừ chi phí hàng tồn kho (hay chi phí sản phẩm) Ngược lại chi phí sản phẩm là các chi phí gắn liền với việc mua bán trong doanh nghiệp thương mại hoặc việc sản xuất sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất '* Trần Xuân Nam - MBA Phần VIII: KẾ TOÁN GIÁ THÀNH/ CHI PHÍ 880 Trong quản trị, việc phân loại chi phí. .. các biến phí và định phí tương lai Bước đầu tiên để ước tính chi phí là đo lường chi p h í (cost measurement) hoặc đo ỉường ứng xử của chi phí là một hàm số của các điều khiển phí phù hợp Bước thứ hai là sử dụng các đo lường chi phí để ước tính chi phí tương lai ở một mức độ hoạt động của điều khiển phí tương lai 6.1 Hình thức của các hàm chi phí (Form of cost functions) Hàm chì phỉ (Cost functions) là... khiển phí vì một số các hoạt động riêng biệt có thể liên quan Lợi ích lớn nhất của việc phân tích hoạt động là Ĩ1Ó hướng dẫn các kế toán quản trị đến các khoản điều khiển phí phù họp cho mỗi chi phí Phân tích hoạt động là việc đặc biệt quan trọng cho việc đo lường và dự đo n chi phí mà các khoản điều khiển phí không rõ ràng đối với chúng Dự đo n chỉ phí (Cost prediction) ỉà áp dụng việc đo ỉường chi phí . viên thường phải phân biệt chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. KỂ TOÁN TÀI CHÍNH Chương 31: Phân loại chi phỉ và đo lường ứng xử chi phí 865 4.1. Giá thành sản phẩm hay chi phí sản phẩm (Product. và (3) chi phí sản xuất chung. Tổng của chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung gọi ỉà chi phí chế biến. Chi phí thời kỳ hay còn gọi là chi phí không sản xuất là các chi phí phải. tính được chi phí một cách chính xác của các biến phí và định phí tương lai. Bước đầu tiên để ước tính chi phí là đo lường chi phí (cost measurement) hoặc đo ỉường ứng xử của chi phí là một

Ngày đăng: 16/05/2015, 17:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan