1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

47 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Trang 1

-   

-BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN

TRẠI NUÔI HEO SINH HỌC

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do –Hạnh phúc -    -

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN

TRẠI NUÔI HEO SINH HỌC

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1

1.1 Giới thiệu về chủ đầu tư 1

1.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án 1

1.3 Căn cứ pháp lý 2

CHƯƠNG II: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN 4

2.1 Phân tích môi trường dự án 4

2.1.1 Môi trường kinh tế 4

2.1.2 Môi trường xã hội 4

2.1.3 Môi trường chính trị và luật pháp 4

2.1.4 Môi trường tự nhiên 4

2.1.5 Môi trường công nghệ 4

2.1.6 Chính sách của nhà nước 4

2.2 Thực trạng hiện nay 5

2.3 Lý do lựa chọn mô hình chăn nuôi an toàn sinh học 5

CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN 7

3.1 Địa điểm đầu tư dự án 7

3.2 Hạng mục đầu tư 7

3.3 Tiến độ thực hiện dự án 8

CHƯƠNG IV:KẾ HOẠCH DỰ ÁN 9

4.1 Rủi ro kinh doanh 9

4.1.1 Nguồn cung cấp không đảm bảo 9

4.1.2 Nguồn tiêu thụ 9

4.1.3 Dịch bệnh 9

4.2 Kế hoạch hoạt động 9

4.2.1 Nguồn cung ứng con giống cho dự án 9

4.2.2 Phương án kinh doanh trong tương lai 10

4.2.3 Chiến lược cạnh tranh 10

4.2.4 Chiến lược Marketing 10

CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT 11

5.1 Nguyên tắc của chăn nuôi an toàn 11

5.1.1 Giữ đàn vật nuôi trong môi trường được bảo vệ 11

5.1.2 Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn vật nuôi 11

5.1.3 Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi 11

5.1.4 Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn cho người sử dụng 11

5.2 Xây dựng chuồng trại 11

5.2.1 Nguyên tắc xây dựng chuồng trại 11

5.2.2 Xây dựng nền đệm lót 11

5.3 Kỹ thuật ủ men thức ăn 12

5.4 Kỹ thuật chăn nuôi lợn (heo) nái 14

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang i

Trang 4

5.4.1 Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn (heo) nái 14

5.4.2 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) hậu bị 15

5.4.3 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) nái chửa 17

5.4.4 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) nái đẻ, và lợn (heo) con 18

5.5 Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn (heo) thịt 21

5.5.1 Đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật đối với lợn (heo) nuôi thịt 21

5.5.2 Mục tiêu nuôi dưỡng 21

5.5.3 Nhập lợn (heo) 21

5.5.4 Cách cho ăn, uống 22

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 24

6.1 Đánh giá tác động môi trường 24

6.1.1 Giới thiệu chung 24

6.1.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 24

6.2 Các tác động của môi trường 24

6.2.1 Trong quá trình xây dựng 25

6.2.2 Trong giai đoạn sản xuất 25

6.3 Kết luận 26

CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 27

7.1 Cơ sở lập tổng mức đầu tư 27

7.2 Nội dung tổng mức đầu tư 27

7.2.1 Nội dung 27

7.2.2 Kết quả tổng mức đầu tư 29

7.2.3 Vốn lưu động 29

CHƯƠNG VIII: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN 30

8.1 Kế hoạch đầu tư 30

8.2 Nguồn vốn thực hiện dự án 30

8.3 Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay 31

CHƯƠNG IX: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH 35

9.1 Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 35

9.2 Tính toán chi phí chăn nuôi 35

9.2.1 Chi phí thức ăn 35

9.2.2 Chi phí chăm sóc 36

9.2.3 Chi phí vận chuyển 36

9.3 Doanh thu từ dự án 36

9.4 Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 38

9.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 42

CHƯƠNG X: KẾT LUẬN 43

10.1 Kết luận 43

10.2 Kiến nghị 43

Trang 5

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 Giới thiệu về chủ đầu tư

Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau

Mã số doanh nghiệp : 2001153997

Đăng ký lần đầu : 14/4/2014

Người đại diện : Tô Văn Xén Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ trụ sở : Đường Mậu Thân, Phường 9, Thành phố Cà Mau

Vốn điều lệ : 3,000,000,000 đồng (Ba tỷ đồng)

Ngành nghề KD : Chăn nuôi

1.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án

Tên dự án : Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Địa điểm đầu tư : Đường Mậu Thân, khóm 5, phường 9, thành phố Cà Mau

Diện tích khu đất : 1.5ha

Mô hình chăn nuôi : Chăn nuôi an toàn sinh học Đây là các biện pháp kỹ thuật nhằmngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do conngười tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái

Đối tượng phục vụ : Để đáp ứng nhu cầu lượng thịt ngày một tăng của thị trường trong

và ngoài tỉnh Dự án xác định rõ đối tượng phục vụ là các lò mổ nằm trên địa bàn tỉnh cũng nhưcác tỉnh lân cận, với phương châm “mang nguồn thực phẩm sạch cho cộng đồng”, đồng thờithực hiện mục tiêu hạn chế ô nhiễm môi trường, giúp bà con nông dân chăn nuôi xóa đói giảmnghèo

 Giai đoạn 1: xây chuồng trại với 40 chuồng x 20m2/chuồng, với tổng diện tích xây dựng

là 1.500m2, bắt đầu từ Quý II/2014

 Giai đoạn 2: quy mô xây dựng 80 chuồng x 20m2/chuồng Với tổng diện tích 4.000m2,xây dựng vào tháng 4/2015

 Giai đoạn 3: với quy mô 40 chuồng x 20m2/chuồng, xây dựng vào tháng 3/2016

 Giai đoạn 4: 40 chuồng x 20m2/chuồng, xây dựng vào tháng 10/2016

Mục tiêu đầu tư : Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao quy mô 3,000 con cónhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội Đóng góp vào sự phát triển và tăngtrưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng Nhà nước và địa phương

có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp Tạo ra công ăn việc làmcho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư; không những thế còn giúp bà con nông dân cóthể ứng dụng công nghệ chăn nuôi mới, đạt năng suất và hiệu quả cao

Hình thức đầu tư : Do chủ đầu tư bỏ vốn một phần và vay ngân hàng tỉnh Cà Mau.Thuê lao động theo quy đinh của pháp luật trên nguyên tắc cùng có lợi

Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án

Trang 6

Vốn vay : chiếm 70% trên tổng vốn đầu tư, tức tổng số tiền cần vay là16,208,161,000 đồng (Mười sáu tỷ, hai trăm lẻ tám triệu, một trăm sáu mươi mốt ngàn đồng)của ngân hàng.

Vòng đời của dự án : 15 năm và dự tính từ tháng 9 năm 2014 dự án sẽ đi vào hoạt động;

1.3 Căn cứ pháp lý

Báo cáo đầu tư được xây dựng trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau :

 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN ViệtNam;

 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN ViệtNam;

 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCNViệt Nam;

 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN ViệtNam;

 Luật Kinh doanh Bất động sản 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nướcCHXHCN Việt Nam;

 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nướcCHXHCN Việt Nam;

 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nướcCHXHCN Việt Nam;

 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN ViệtNam;

 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nướcCHXHCN Việt Nam;

 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu

tư xây dựng công trình

 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thunhập doanh nghiệp;

 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hànhLuật Thuế giá trị gia tăng;

 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo

vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược,quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu

tư và xây dựng công trình;

 Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc sửa, đổi bổ sungmột số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự

án đầu tư và xây dựng công trình;

 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một sốđiều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Trang 7

 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tưxây dựng công trình;

 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điềuluật phòng cháy và chữa cháy;

 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chấtlượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ

về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghịđịnh số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;

 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;

 Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tíndụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

 Nghị quyết số 03/2000 NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính Phủ về phát triển trang trại;

 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập vàquản lý chi phí khảo sát xây dựng;

 Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh

dự toán xây dựng công trình;

 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập vàquản lý chi phí khảo sát xây dựng;

 Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự

án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;

 Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, ban hành, quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại;

 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trườnghướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệmôi trường;

 Quyết định số 225/1999/QĐ/TTg ngày 10/12/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về chuyểnđổi giống cây trồng vật nuôi và giống cây nông nghiệp;

 Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức

dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, ống và phụ tùngống, bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị khai thác nước ngầm;

 Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức

dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

 Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dựtoán công trình;

 Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế trang trại của nhân dân tỉnh Cà Mau;

Trang 8

CHƯƠNG II: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN

2.1 Phân tích môi trường dự án

2.1.1 Môi trường kinh tế

Từ trước đến nay thịt lợn (heo) luôn là một loại thức ăn thông dụng, phù hợp với nhu cầudinh dưỡng, khi thu nhập của người dân tăng lên, đời sống đã được cải thiện, mọi người đều cónhu cầu nâng cao chất lượng bữa ăn gia đình và nhu cầu về các loại thức ăn có nhiều chất dinhdưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm cũng được nâng cao trong đó có thịt lợn (heo)

2.1.2 Môi trường xã hội

Cùng với sự phát triển kinh tế, sự biến đổi về khí hậu, môi trường sống ngày càng bị đedọa cùng với sự biến đổi về các yếu tố xã hội ngày càng có tác động mạnh mẽ như tỷ lệ sinh

đẻ, sự tự hóa hoặc lão hóa của dân số, quy mô gia đình…

2.1.3 Môi trường chính trị và luật pháp

Nước ta được coi là nước có nền chính trị ổn định nhất ở châu Á cũng như trên toàn thếgiới, đây là một điều hết sức thuận lợi khuyến khích mọi người dân yên tâm tham gia làm kinh

tế, tuy nhiên các hoạt động kinh tế này phải tuân theo các quy định của nhà nước như về thuêmướn nhân công, thuế, bảo vệ môi trường …

2.1.4 Môi trường tự nhiên

Hiện nay Đảng và Nhà nước đang có chính sách giao đất giao rừng cho từng hộ gia đìnhquản lý, do đó ta có thể tận dụng được những khu đất bằng phẳng ở dưới chân đồi hoặc đối vớikhu vực miền Tây đặc biệt là Cà Mau ta có thể tận dụng vườn làm kinh tế, khai thác nhữngtiềm năng sẵn có của vùng, mang lại giá trị kinh tế cao

2.1.5 Môi trường công nghệ

Ngày nay yếu tố công nghệ được coi là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh, thay đổi vềcông nghệ có thể cho ta thu được lợi nhuận rất cao và đặt biệt là các công nghệ mới có phù hợpvới xu thế phát triển của xã hội, đòi hỏi nhiều yếu tố: xã hội, môi trường, sinh thái, chấtlượng, Vì vậy chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ những cơ sở đi trước về phương phápchọn giống phù hợp, chuồng trại, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi như thế nào để thu được chấtlượng thịt tốt, chống ô nhiễm môi trường, năng suất và trọng lượng cơ thể lợn (heo) được cảithiện và có hiệu quả cao

2.1.6 Chính sách của nhà nước

Trong những năm trở lại đây nhà nước đã cố gắng rất nhiều trong việc đẩy mạnh phát triểnkinh tế ở các vùng sâu,vùng xa, vùng có những khó khăn, bằng các chính sách khuyến khíchphát triển kinh tế, hỗ trợ sản xuất, đã tạo điều kiện cho người dân mạnh dạn làm giàu

Nhà nước đã hình thành ngân hàng phục vụ người nghèo đảm bảo hầu hết số hộ nghèo cónhu cầu vay vốn có thể vay vốn để sản xuất kinh doanh Tăng cường quy mô cho vay, trả lãi ưuđãi, cơ chế vay phù hợp

Trang 9

2.2 Thực trạng hiện nay

Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng thịt của thị trường ngày một tăng cao, trong khi đó ngườidân trong vùng chỉ đáp ứng được khoảng từ 60% đến 70% thịt mỗi ngày, cho thấy lượng thịtthiếu so với nhu cầu thị trường là rất lớn, nguyên nhân chính là cung cấp lượng thịt hơi cho các

là lý do để chủ đầu tư chúng tôi thực hiện dự án

2.3 Lý do lựa chọn mô hình chăn nuôi an toàn sinh học

Những năm gần đây, môi trường nông thôn tỉnh Cà Mau ta nói riêng và cả nước nói chungxuống cấp nặng, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người nông dân khi mà ngành chăn nuôiphát triển và hình thành các khu chăn nuôi tập chung theo quy mô lớn Số liệu thống kê củaTổng cục Thống kê năm 2012 cho thấy, hàng năm có khoảng 80 triệu tấn phân, 60 triệu tấnnước tiểu từ vật nuôi Và vì thiếu nơi chôn lấp, thu gom do đó người dân thường chọn ao, hồ,kênh, mương, ven thôn xóm để đổ, xả tràn lan Bên cạnh đó việc thu gom, xử lý rác thải vàchất thải trên địa bàn tỉnh hiện nay còn hạn chế Việc xử lý môi trường trong chăn nuôi rất quantrọng, ở nước ta cũng đang tồn tại rất nhiều công nghệ xử lý các chất thải này Một trong nhữngcông nghệ phải kể tới, công nghệ khí sinh học, công nghệ khí ngược dòng, vi sinh vật, hóachất trong đó có công nghệ mới là ĐLSH (đệm lót sinh học)

Nguyên liệu để làm ĐLSH là các nguồn chất xơ, mùn cưa, bột bắp, bã sắn hoặc có thể tậndụng phần rau, cải, cây trồng dư thừa của miền Tây … Đệm lót làm nền chuồng nuôi sẽ thaycho nền bê tông như truyền thống Các loại vi sinh vật sinh sôi phát triển trong mùn cưa sẽphân giải toàn bộ nước tiểu và phân gia súc gia cầm thải ra Thời gian để phân giải nước tiểumất khoảng 3 giờ, còn phân trong vòng 2 – 3 ngày Do đó, giảm đáng kể mùi hôi thối của phân,giảm ruồi muỗi, tạo môi trường thông thoáng cho lợn phát triển khỏe mạnh và chống ô nhiễmmôi trường, không ảnh hưởng đến đời sống của con người Đặc biệt, protein vi sinh vật tạo ratrong mùn cưa của đệm lót sẽ trở thành thức ăn sinh thái cho lợn Khi được phân giải, các chấtdinh dưỡng trong phân lợn sẽ chuyển hóa thành protein của vi sinh vật có lợi Khi lợn dũi mùncưa sẽ nhai nuốt nguồn protein này vào Các vi sinh vật có lợi sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóacủa lợn tốt hơn Theo kết quả đánh giá, phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn Việctiêu hóa tốt còn làm tăng khả năng hấp thu axit amin nên làm tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiêncho thịt lợn và trọng lượng lợn cũng tăng 5% so với chăn nuôi thông thường Đồng thời tiếtkiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm, rửa chuồng mà chỉ cho heo uống nướcbằng vòi nước tự động Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái cũng giúp tiết kiệm 60% chi phí laođộng do giảm được công tắm rửa và dọn chuồng Với phương pháp này một lao động có thểnuôi được 800 con lợn Ngoài ra phần phân và đệm lót sau 2 đến 5 năm sẽ tái sử dụng chotrồng cây, cung cấp phân sinh học xanh, sạch và chất lượng cao

Tóm lại, trong quá trình chăn nuôi, người dân có thể tiết kiệm được 60-80% lượng nước;60% chi phí lao động; giảm 20% chi phí thức ăn … Một phần về dịch bệnh cũng giảm và đặcbiệt là có ý nghĩa lớn đối với vệ sinh môi trường, an toàn sinh học Đây là mô hình phù hợp với

Trang 10

hiện nay, chống ô nhiễm môi trường, không gây mùi hôi thối xung quanh, tận dụng triệt đểnguồn lương thực sẵn có của địa phương (phần rau, cải, cây trồng dư thừa ở miền Tây), đơngiản và dễ làm Mô hình này được Đảng và Nhà nước đã và đang khuyến khích phát triển trên

cơ sở ưu đãi về vốn vay Là đơn vị tiên phong tại tỉnh Cà Mau, chúng tôi sẽ đầu tư mô hìnhĐLSH này vào trạu chăn nuôi heo và đây sẽ là mô hình mẫu để cho các hộ gia đình học hỏi noitheo tại tỉnh Cà Mau nhằm thay thế cho phương pháp nuôi truyền thống của nông dân miền Tâyđồng thời tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân

2.4 Ý nghĩa dự án mang lại

Góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, tăng thu nhập đồng thời tận dụng những loạilương thực thừa có sẵn trong nông nghiệp như: rau, bắp, sắn, cám gạo,… đặc biệt nguồn phânlợn (heo) sau khi thải ra đã được xử lý bằng men sinh học, hạn chế trên 95% mùi hôi thối, cóthể dùng làm phân sinh học trồng cây, góp phần cải thiện môi trường sinh thái trong sạch Tuy

mô hình chưa được đi sâu vào cộng đồng, nhưng với quyết tâm, chúng tôi hi vọng mô hình sẽđược đông đảo bà con hưởng ứng và được quý cơ quan nhà nước hỗ trợ cùng nhau phát triển

Trang 11

CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN

3.1 Địa điểm đầu tư dự án

Dự án “Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao” được đầu tư tại đường Mậu Thân, khóm 5,phường 9, thành phố Cà Mau

Hình: Vị trí đầu tư

3.2 Hạng mục đầu tư

 Giai đoạn 1: xây chuồng trại với 40 chuồng x 20m2/chuồng, với tổng diện tích xây dựng

là 1.500m2, bắt đầu từ Quý II/2014

 Giai đoạn 2: quy mô xây dựng 80 chuồng x 20m2/chuồng Với tổng diện tích 4.000m2,xây dựng vào tháng 4/2015

 Giai đoạn 3: với quy mô 40 chuồng x 20m2/chuồng, xây dựng vào tháng 3/2016

 Giai đoạn 4: 40 chuồng x 20m2/chuồng, xây dựng vào tháng 10/2016

Trang 12

3.3 Tiến độ thực hiện dự án

+ Tiến độ xây dựng

T6 T7 T8 T4 T5 T11 T3 T4 T5 T10 T11 T12

1 Đầu tư giai đoạn 1 x x x

+ Từ tháng 9 năm 2014 dự án sẽ đi vào hoạt động.

Trang 13

CHƯƠNG IV:KẾ HOẠCH DỰ ÁN

4.1 Rủi ro kinh doanh

Thịt lợn (heo) là hàng hóa thiết yếu, là loại thịt có hàm lượng đạm cao, dễ chế biến, ngonmiệng và cung cấp lượng chất dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể con người, xu hướng tiêu thụ thịtlợn (heo) ngày càng tăng không chỉ tại địa phương mà còn trên phạm vi diện rộng cả nước Rủi

do trong kinh doanh chỉ có thể đến do dịch bệnh, nguồn cung ứng không đảm bảo hoặc donguồn tiêu thụ không ổn định, các yếu tố khác như: lạm phát, sự thay đổi cơ chế giá cả khôngảnh hưởng tới khả năng kinh doanh lợn (heo) thịt Rủi do kinh doanh là rất thấp do trên thịtrường không có đối thủ cạnh tranh một cách gay gắt, sản phẩm cung cấp có ưu điểm là rất ổnđịnh và đảm bảo

4.1.1 Nguồn cung cấp không đảm bảo

Nguồn đầu vào của dự án phải nhập lợn (heo) giống của địa phương nên nguồn giống banđầu là rất quan trọng Dự án sẽ phải thu mua giống lợn (heo) ở địa phương, nếu số lượng không

đủ sẽ phải mua ở các địa phương lân cận, như vậy sẽ gặp phải khó khăn trong thu mua Đồngthời cũng phải kể đến những người cung ứng khác trong quá trình chăn nuôi như không muađược rau, bắp, cám …Vì vậy chủ đầu tư chúng tôi sẽ phải liên hệ với một trang trại lợn (heo)giống để mua con giống thường xuyên (đảm bảo được giống khỏe, hay ăn chóng lớn ) cần có

kế hoạch dự trữ cám bắp, cám gạo, (đã được phơi sấy khô) để phòng những lúc khan hiếm,…như vậy sức rủi ro từ phía nguồn cung cấp đầu vào không phải là lớn

4.1.2 Nguồn tiêu thụ

Nguồn tiêu thụ luôn được đảm bảo ,số lượng xuất ra không lớn đối với các cơ sở giết mổtại địa bàn,tuy nhiên nếu trong khoảng thời gian nhất định không bán được lợn (heo) (lợn (heo)

đã đến kỳ xuất ) thì sẽ làm tăng thêm chi phí cho dự án (mất thêm tiền chăm sóc cho lợn (heo)

mà lợn (heo) chỉ béo đến một giới hạn nhất định) Do vậy khi dự án đi vào hoạt động ổn địnhcần có những hợp đồng tiêu thụ cụ thể và rõ ràng với các cơ sở giết mổ để có kế hoạch bán lợn(heo) hợp lí

4.1.3 Dịch bệnh

Trong trường hợp có dịch bệnh lây lan trong vùng, cần phải có các biện pháp phòng dịchthích hợp, nếu trong chuồng xuất hiện lợn (heo) mắc bệnh cần nhanh chóng cách ly khỏi đàn đểtheo dõi và điều trị, tránh lây lan cho các con khác, tiến hành phun vệ sinh phòng dịch toàn bộchuồng Tuy nhiên khả năng lợn (heo) bị bệnh là rất thấp vì lợn (heo) là giống vật dễ nuôi, khảnăng miễn dịch tốt, hàng tháng lợn (heo) luôn được tiêm phòng bệnh, được tắm hàng ngày, hệthống chuồng trại đạt tiêu chuẩn vệ sinh phòng dịch đồng thời đảm bảo cho lợn (heo) thoángmát Như vậy khả năng xảy ra dịch bệnh là ít, dù có cũng dễ dàng khắc phục, không nguyhiểm

4.2 Kế hoạch hoạt động

4.2.1 Nguồn cung ứng con giống cho dự án

Để đảm bảo cho lợn (heo) giống phục vụ dự án sinh trưởng và phát triển tốt đem lại hiệuquả kinh tế cao cho chủ đầu tư, cần phải xác định rõ nơi cung cấp con giống cho dự án mộtcách rõ ràng đáng tin cậy trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật sau:

Trang 14

+ Thứ nhất: Cần nắm vững được xuất xứ, thể trạng, hình dáng của lợn (heo) mẹ chính là thểhiện tốt tính di truyền của bố mẹ.

+ Thứ hai: Tai phải to rũ về phía trước, mình dài cân đối, lưng thẳng mông tròn bụng thongọn, chân thanh thẳng và vững chắc

+ Thứ ba: Nhanh nhẹn, mắt tinh sáng, ham hoạt động chạy nhảy khỏe mạnh, da mỏng hồnghào

Dựa trên cơ sở phương pháp lựa chọn lợn (heo) con giống ở trên chủ đầu tư chúng tôi điđến thống nhất địa điểm mua con giống cho dự án là: Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh SócTrăng, đây là địa điểm đáng tin cậy của người dân trong và ngoài vùng cách địa điểm đặt dự ánchừng 100km, tuy vận chuyển khá xa, nhưng giống heo được lựa chọn kỹ và kháng bệnh cao,năng suất và chất lượng giống tốt

4.2.2 Phương án kinh doanh trong tương lai

Khi hoạt động của dự án đi vào ổn định chủ đầu tư chúng tôi sẽ mở rộng quy mô nuôi đisâu vào dân, giúp người dân chăn nuôi tăng thu nhập, có thể dùng mô hình này xóa đói giảmnghèo trong vùng nông thôn Bên cạnh đó chúng tôi sẽ tận dụng tối đa nguồn lao động sẵn cócủa địa phương và nguồn lương thực dư thừa, đồng thời nâng cao chất lượng nuôi hơn nữa đểlợn (heo) thịt có trọng lượng nặng hơn Như vậy hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn, sản phẩm lúc

đó không chỉ dừng lại ở lợn (heo) thịt xuất bán cả con cho lò mổ nữa mà xây dựng hệ thốnggiết mổ ở ngay cạnh dự án, thực hiện việc giết mổ trước khi đưa ra thị trường mà vẫn đảm bảocác tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiến tới thay thế một phần cho lợn (heo) thịt nhậpkhẩu Khi đó chúng ta có thể tự nhân giống, cải tạo về giống kết hợp với một khẩu phần ăn hợp

lí hơn để có thể cung cấp lợn (heo) thịt với chất lượng cao nhất, đồng thời cần thiết lập mộtkênh phân phối với chiến dịch marketing phù hợp để lo phần tiêu thụ sản phẩm của trang trại

4.2.3 Chiến lược cạnh tranh

Thịt lợn (heo) là hàng hóa thiết yếu có hàm lượng dinh dưỡng rất cao nên theo thời giannhu cầu tiêu thụ thịt lợn (heo) ngày một gia tăng, đồng thời về khía cạnh bảo vệ môi trườngsống, tận dụng được nguồn lao động địa phương, nguồn lương thực dư thừa, đồng thời với mụctiêu xóa đói giảm nghèo, giúp bà con nông dân tăng thu nhập, vượt khó trong chăn nuôi Do đó,đây chính là chiến lược cạnh tranh chủ yếu của dự án

4.2.4 Chiến lược Marketing

Marketing có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sản phẩm đầu ra của dự án Ngay từ đầukhi dự án đi vào hoạt động cần thiết lập kênh tiêu thụ sản phẩm bằng cách hợp đồng với các cơ

sở giết mổ tại địa phương và các cửa hàng buôn bán sĩ và lẻ trong vùng Với lợi thế về mặt qui

mô chăn nuôi cùng với sự đảm bảo về mặt chất lượng đầu ra của sản phẩm đủ điều kiện tạoniềm tin cho các cơ sở giết mổ tiêu thụ sản phẩm của dự án

Sau này khi qui mô của dự án được nhân rộng cần có kế hoạch quảng bá sản phẩm tới cácvùng lân cận, lựa chọn nơi tiêu thụ được giá bán cao nhất để xuất lợn (heo) Tập trung vàonhững biện pháp Marketing độc đáo tác động trực tiếp vào tâm lý cảm nhận trực quan củakhách hàng bước đầu đến nơi tiêu thụ giới thiệu, cho địa chỉ liên hệ truyền tin trên đài phátthanh, truyền hình của địa phương trên mục đời sống vệ sinh, an toàn thực phẩm

Trang 15

CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT

5.1 Nguyên tắc của chăn nuôi an toàn

5.1.1 Giữ đàn vật nuôi trong môi trường được bảo vệ

+ Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở;

+ Có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác;

+ Hạn chế tối đa người lạ đi vào khu vực chăn nuôi;

+ Trước cổng, trước mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng;

+ Phải thường xuyên định kỳ tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực chăn nuôi;

+ Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp

5.1.2 Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn vật nuôi

+ Cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng tốt;

+ Nước uống sạch cho gia súc;

+ Chuồng nuôi đúng quy cách và đảm bảo mật độ nuôi hợp lý;

+ Định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho vật nuôi

5.1.3 Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi

+ Phải biết rõ lai lịch nguồn gốc, tình trạng bệnh tật của đàn vật nuôi mới nhập

+ Vật nuôi mới mang về phải nuôi cách ly theo quy định

+ Kiểm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại

+ Không để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó, mèo, chuột và người lạ vào khu vựcchăn nuôi

5.1.4 Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn cho người sử dụng

+ Thời gian ngưng thuốc trước khi bán để giết mổ đúng quy định

+ Có sổ sách ghi chép thời gian dùng vacin và thuốc phòng trị bệnh cụ thể của từng đàn, cáthể

5.2 Xây dựng chuồng trại

5.2.1 Nguyên tắc xây dựng chuồng trại

Nguyên tắc xây dựng chuồng trại phải thông thoáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, cơbản đáp ứng các chỉ tiêu sau:

- Diện tích chuồng: tùy thuộc quy mô nuôi, song phải đảm bảo tối thiểu là 1.5 m2/con

- Chiều cao chuồng tính từ mặt nền chuồng đến đỉnh cao của mái từ 3 m - 3.5 m

- Tường gạch xây bao xung quanh cao 0.8m – 1.2m; phía ngoài có hệ thống bạt kéo nhằmche chắn khi mưa, che gió lùa mùa đông, khi nắng nóng thì kéo bạt lên cho thoáng mát (có thểchống nóng bằng trồng cây dây leo phủ toàn bộ mái chuồng hoặc tận dụng hộp xốp làm trần)

Trang 16

+ Mùn cưa, vỏ trấu: cứ mỗi m2 làm đệm lót cần 1m3 (gồm 2/3 là mùn cưa và 1/3 vỏ trấu)nguyên liệu phải sạch, không độc hại được phơi nắng khô 1 tuần trước khi làm đệm lót.

+ Bắp nghiền nhỏ: 1.8 kg/m2

+ Men vi sinh: 0.1kg/m2

3 Cách làm đệm lót như sau:

- Bước 1 tạo nước men: ngâm 0.8 kg bột bắp + 50 gam men vi sinh vào 10 lít nước khoấy

đều để khoảng 1 - 2 giờ, rồi đậy kín và ủ ấm 2 ngày, sau đó ta mở nắp ra thấy có mùi men bốclên

- Bước 2 tạo hỗn hợp bột: Sau 2 ngày lấy 1kg bắp nghiền + 50 gam men vi sinh trộn đều

với một ít nước men (bước 1) trộn đều bảo đảm độ ẩm vừa phải không ướt, không khô để rảitrên nền đệm lót Sau khi tạo hỗn hợp bột xong tiến hành làm đệm lót

- Bước 3 làm nền đệm lót: gồm 3 lớp

+ Lớp 1: Cho mùn cưa (hoặc trấu) vào nền chuồng làm đệm lót có độ dày 20cm sau đótưới nước sạch, trộn đều bảo đảm độ ẩm vừa phải không khô và không ướt, đồng thời tưới 5 lítnước men và rắc 0,5 kg bột hỗn hợp (bước 2) trên nền đệm lót và đảo đều

+ Lớp 2: Cho tiếp mùn cưa vào nền chuồng dày 20 cm và phun nước, trộn đều bảo đảm độ

ẩm vừa phải không khô và không ướt, đồng thời tưới 3 lít nước men và rắc 0,25 kg bột hỗn hợp(bước 2) trên nềm đệm lót và đảo đều

+ Lớp 3: Cho tiếp mùn cưa vào nền chuồng dày 20 cm và phun nước trộn đều bảo đảm độ

ẩm vừa phải không khô và không ướt đồng thời tưới số nước men còn lại và rắc số bột hỗn hợpcòn lại (bước 2) trên nền đệm lót và đảo đều, dẫm nhẹ bề mặt đệm lót, sau đó phủ bạt kín

- Bước 4 thả lợn: Sau 3 - 5 ngày đậy bạt, ta mở bạt ra và kiểm tra độ ấm trong nền chuồngthấy ấm tay thì cào xới lên, sau 60 phút thì cho lợn vào

4 Chăm sóc nền đệm lót

Sau khi thả lợn vào chuồng, hàng ngày khi lợn thải phân ra, cần phải cào phân trải đều trênnền chuồng Nếu mặt nền đệm lót trong chuồng khô thì cần phun đều nước sạch cho đủ độ ẩm.Sau 4 tháng bổ sung men gốc 10 gam/m2 nền đệm lót của nền chuồng

* Chú ý:

- Dùng hệ thống vòi uống nước tự động có máng hứng ở dưới vòi không để nước uốnghoặc thức ăn rơi vãi vào nền đệm lót

- Mùa đông sau khi làm nền đệm lót xong có thể thả lợn vào ngay

- Nên thả lợn cùng lứa, trọng lượng tương đối đồng đều nhau

- Nền đệm lót lúc nào cũng phải cao 30 cm so với mức nước cao nhất hàng năm nhằmkhông cho nước ngấm vào chuồng

- Nền đệm lót luôn giữ độ ẩm vừa phải không khô quá và không ướt quá

- Nền đệm lót có thời gian sử dụng từ 4 – 5 năm sau đó làm lại như ban đầu

5.3 Kỹ thuật ủ men thức ăn

1 Phương pháp lên men bằng men vi sinh hoạt tính: Dùng 0,5 kg men dùng để lên men

cho 100 kg bột

+ Phương pháp lên men ướt: Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm, đỡ tốn công, cho lên

men nhanh trong mọi điều kiện; có thể lên men cả bã đậu, bã sắn, các loại rau và thức ăn lênmen đạt chất lượng tốt

Cách lên men như sau: Để lên men 100 kg bột bắp, cám gạo… Lấy 0,5 kg men và 4 kg bộtbắp hoặc cám gạo cho vào thùng sau đó cho vào 100 lít nước sạch (nước không có sắt, nước

Trang 17

không nhiễm mặn… ), khuấy đều để trong 1 giờ Cân số bột còn lại, trộn sơ qua cho đều, đổ từ

từ vào thùng có nước men cho đến hết, nếu thấy nước hơi ngập mặt bột là được

Chú ý: Trước khi đổ bột vào thùng cần phải khuấy cho đều nước men Để hở miệng 4-5giờ sau mới đậy kín thùng Thời gian lên men: Phụ thuộc nhiệt độ ngoài trời: Nhiệt độ từ 30oCtrở lên thì khoảng 24 giờ, nhiệt độ từ 30oC trở xuống thì từ 24 - 48 giờ, khi nào thức ăn có mùithơm mát và chua nhẹ là được

Khi lên men thức ăn bị đẩy nổi lên trên, vì thế không được cho bột vào đầy mà phải đểcách miệng một khoảng chừng 15 cm Nếu thùng lên men bị lọt khí hay bị mở ra nhiều lần sẽ

dễ bị nấm trắng trên mặt nên cần chú ý đậy thật kín thùng lên men và tốt nhất chỉ nên cho lênmen lượng thức ăn trong 1-2 ngày vào một thùng Nếu bị một ít nấm trắng thì vẫn dùng choheo lớn ăn được Trước khi cho ăn phải ấn cho chìm phần bột ở trên xuống để được trộn đềuvới dịch lên men ở dưới

+ Phương pháp lên men ẩm: Đây là phương pháp lên men đòi hỏi điều kiện lên men chặt

chẽ hơn, làm tốn công hơn và chỉ dùng lên men được với các loại bột (không tận dụng được bãđậu, bã sắn… Dùng để nuôi heo số lượng lớn hoặc khi cần thức ăn có độ ẩm thấp để dùngmáng ăn tự động, … và để người chăn nuôi muốn ủ trong bao tải cho tiện và tiết kiệm

Cách lên men như sau: Để lên men 100 kg bột bắp và cám gạo Cho 0,5 kg men vi sinh

hoạt tính và 2 kg bột bắp hoặc cám vào thùng có 40 - 45 lít nước sạch, khuấy và để trong 1 giờ.Trộn bắp và cám cho đều sau đó tưới nước men lên Sau khi dùng máy trộn qua thì dùng tayxoa (hoặc dùng sàng) làm cho bột tơi và ẩm đều

Cách trộn: Cho các nguyên liệu vào máy trộn sơ qua, sau đó cho nước men vào trộncho đến khi bột tơi và ẩm đều Bốc vào thùng hoặc bao tải có lót nilông nhưng không được nén

và dỗ chặt, để hở miệng sau 5-6 giờ thì buộc chặt hoặc đậy kín, để ở nơi ấm (trời lạnh), nơithoáng mát (trời nóng) để ủ

Thời gian ủ lên men: Nhiệt độ ngoài trời cao (trên 30oC) 24-36 giờ, nhiệt độ ngoài trời thấp(dưới 25oC) thường từ 36-48 giờ, thức ăn có sự tăng nhiệt độ và có mùi thơm mát và chua nhẹ

là được Có thể thực hiện một lần ủ men để cho ăn vài ngày

Cách cho ăn: Phải dùng phối hợp với thức ăn đậm đặc để bổ sung đạm và các thành phần

vitamin và khoáng vi lượng để con vật tăng trọng nhanh, sinh sản tốt, tiết kiệm được thức ăn.Trước khi cho ăn mới trộn thức ăn lên men với thức ăn đậm đặc Cần chọn loại thức ăn đậmđặc có hàm lượng đạm trên 45% được bán tại các công ty sản xuất thức ăn có uy tín thì mới cóđược hiệu quả nuôi dưỡng cao như ý muốn

Lượng thức ăn cho ăn: Thường cho ăn ngày 2 bữa, lượng thức ăn không hạn chế

2 Phương pháp trộn thức ăn đậm đặc với thức ăn đã lên men và định lượng cho ăn:

- Khi sử dụng phương pháp lên men ướt: 100 kg bột sau khi lên men ướt sẽ được 200

kg thức ăn đã lên men (trong đó có trên dưới 100 lít nước) Tỷ lệ phối trộn đậm đặc với thức ăn

đã lên men và định lượng cho ăn như sau:

Heo lai F1: Heo tách mẹ - 15 kg: 1 phần đậm đặc/5-6 phần thức ăn đã lên men Lượng

thức ăn cho ăn: 0,7 - 1,1 kg/ngày Heo từ 16-30 kg: 1 đậm đặc/6-7 phần thức ăn đã lên men.Lượng thức ăn cho ăn: 1,2 - 1,7 kg/ngày Heo từ 31-60 kg: 1 đậm đặc/7-8 phần thức ăn lên đãmen Lượng thức ăn cho ăn: 1,7 - 3,3 kg/ngày Heo từ 61 kg đến xuất chuồng: 1 đậm đặc/9phần thức ăn lên đã men Lượng thức ăn cho ăn: 3,4-4kg/ngày Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc/8thức ăn đã lên men Heo nái chửa và hậu bị: 1 đậm đặc/11 thức ăn đã lên men Lượng thức

ăn lên men đã trộn với đậm đặc cho heo nái ăn sẽ tăng hơn 80-90% so với dùng thức ăn hỗn

Trang 18

hợp cho ăn hay thức ăn viên (vì thức ăn lên men có trên 80-90% là nước) Ví dụ: Nếu dùngthức ăn hỗn hợp cho ăn là 2,0 kg/ngày thì lượng thức ăn lên men cho ăn sẽ là 3,6-3,8kg/ngày.

Heo siêu nạc: Heo tách mẹ - 15 kg: 1 đậm đặc/4-5 thức ăn đã lên men Heo từ 16-30 kg: 1

đậm đặc/5-6 thức ăn đã lên men Heo từ 31-60 kg: 1 đậm đặc/6-7 thức ăn lên đã men Heo từ

61 kg đến xuất chuồng: 1 đậm đặc/8 thức ăn đã lên men Lượng thức ăn sử dụng giống nhưnuôi heo lai F1 Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc/7 thức ăn đã lên men Heo nái chửa và hậu bị: 1đậm đặc/10 thức ăn đã lên men Lượng thức được tính tương tự như nuôi heo lai F1

- Khi sử dụng phương pháp lên men ẩm: 100 kg bột sau khi lên men ẩm sẽ được 135-140

kg thức ăn đã lên men (trong đó có 35-40 kg nước) Tỷ lệ phối trộn đậm đặc với thức ăn đã lênmen và định lượng cho ăn như sau:

Heo lai F1: Heo tách mẹ - 15 kg: 1 đậm đặc/4-5 thức ăn đã lên men Lượng thức ăn cho

ăn: 0,5 - 0,8 kg/ngày Heo từ 16-30 kg: 1 đậm đặc/5-6 thức ăn đã lên men Lượng thức ăn choăn: 0,8-1,2 kg/ngày Heo từ 16-60 kg: 1 đậm đặc/6-7 thức ăn đã lên men Lượng thức ăn choăn: 1,2-2,3 kg/ngày Heo từ 61 kg đến xuất chuồng: 1 đậm đặc/8 thức ăn lên đã men Lượngthức ăn cho ăn: 2,3-3,0 kg/ngày Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc/7 thức ăn đã lên men Heo náichửa và hậu bị: 1 đậm đặc/10 thức ăn đã lên men Lượng thức ăn lên men đã trộn với đậm đặccho heo nái ăn sẽ tăng hơn 35% so với dùng thức ăn hỗn hợp cho ăn hay thức ăn viên (vì thức

ăn lên men có trên 35% là nước) Ví dụ: Nếu dùng thức ăn hỗn hợp cho ăn là 2,0 kg/ngày thìlượng thức ăn lên men cho ăn sẽ là 2,7-2,8 kg/ngày

Heo siêu nạc: Heo tách mẹ - 15 kg: 1 đậm đặc/3-5 thức ăn đã lên men Heo từ 16 - 30 kg:

1 đậm đặc/4-5 thức ăn đã lên men Heo từ 31 kg đến 60 kg: 1 đậm đặc/5-6 thức ăn đã lên men.Heo từ 61 kg đến xuất chuồng: 1 đậm đặc/7,5 thức ăn đã lên men Lượng thức ăn sử dụnggiống như nuôi heo lai F1 Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc/6,5 thức ăn đã lên men Heo nái chửa

và hậu bị: 1 đậm đặc/9 thức ăn đã lên men Lượng thức ăn cho heo nái ăn tương tự như nuôiheo nái lai F1

5.4 Kỹ thuật chăn nuôi lợn (heo) nái

5.4.1 Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn (heo) nái

1 Chọn lợn (heo) cái giống hậu bị

Chọn lần 1 vào thời điểm chọn từ 2- 3 tháng tuổi; chọn lần 2 khi lợn (heo) 6-8 tháng tuổiNguyên tắc chọn: dựa vào đặc điểm ngoại hình, thể chất và nguồn gốc

*Về ngoại hình thể chất:

- Có ngoại hình đặc trưng của giống

- Khối lượng đạt chuẩn theo yêu cầu của giống theo từng giai đoạn

- Lông da mượt, dáng đi nhanh nhẹn, mắt tinh nhanh

- Không có khuyết tật, thân hình cân đối, có sự liên kết hài hòa giữa các phần của cơ thể:đầu – cổ, vai- ngực, lưng sườn bụng và mông

- Bốn chân thẳng khỏe, không dị tật, chân đi bằng móng không đi bằng bàn chân

- Có từ 12 vú trở lên, phân bố cách đều Đầu vú lộ rõ( núm vú dài)

- Âm hộ phát triển bình thường không có dị tật

* Về nguồn gốc

- Chọn những con của cặp bố mẹ có năng suất cao (mẹ đẻ trên 10 con / lứa, mắn đẻ, tốtsữa, nuôi con khéo) Tốt nhất là mua từ các công ty giống có chất lượng tốt và an toàn dịchbệnh

* Sinh lý động dục: Tuổi động dục lần đầu phù hợp với đặc trưng của giống.

Trang 19

5.4.2 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) hậu bị

a Mục tiêu

Mục tiêu nuôi lợn (heo) hậu bị để đạt được các yêu cầu sau:

- Lợn (heo) cái thành thục tính dục đúng độ tuổi, tuổi đẻ lứa đầu đúng độ tuổi

- Lợn (heo) nái đẻ sai con ngay từ lứa đầu

- Lợn (heo) nái khai thác sử dụng được lâu

b Yêu cầu

- Lợn (heo) cái hậu bị được tính từ lần chọn đầu tiên lúc 2-3 tháng tuổi đến ngày phốigiống lần đầu

- Lợn (heo) cái phải đạt tiêu chuẩn ngoại hình, khỏe mạnh

- Lợn (heo) cái không quá gầy hoặc quá béo, đạt khối lượng chuẩn theo yêu cầu của từnggiống

- Lợn (heo) nái được tiêm phòng đầy đủ các loại vacin theo quy định

c Nuôi dưỡng, chăm sóc

*Mức ăn cho lợn (heo) cái hậu bị /ngày

Loại lợn (heo) Khối lượng lợn (heo)(kg) Thức ăn hỗn hợp

- Tẩy giun sán khi lợn (heo) 15kg

- Tiêm phòng đầy đủ các bệnh như: Tụ huyết trùng, Đóng dấu, Dịch tả LMLM

d Phát hiện lợn (heo) nái động dục và phối giống

Các giống lợn (heo) khác nhau có tuổi động dục lần đầu khác nhau

Các giống lợn (heo) nội như Móng Cái, Mường Khương… có tuổi động dục sớm Lợn(heo) móng cái động dục lần đầu ở lúc 4-5 tháng tuổi, khối lượng 30-40 kg

Các giống lợn (heo) nái lai ngoại với nội có tuổi động dục lần đầu muộn hơn so với lợn(heo) nội và thường có tuổi động dục là 6 tháng tuổi, khối lượng 70-75 kg

Chu kỳ động dục ở lợn (heo) nái thường là 21 ngày( dao động từ 17- 23 ngày) Thời gianđộng dục 3-4 ngày

Lợn (heo) nái sau khi cai sữa lợn (heo) con khoảng 4 đến 6 ngày sẽ động dục trở lại

Phát hiện lợn (heo) nái động dục là việc quan trọng nhất trong công tác phối giống

Trang 20

Cần kiểm tra mỗi ngày ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ Nên kiểm tra động dục vàolúc 5- 6 giờ sáng và lúc 5-6 giờ chiều là lúc lợn (heo) thường có biểu hiện triệu chứng động dục

rõ rệt nhất

Để phát hiện chính xác thời điểm lợn (heo) nái động dục, cần nắm vững chu kỳ động dục

và các quan sát biểu hiện của lợn (heo) nái

* Biểu hiện động dục ở lợn (heo) nái như sau:

+ Ngày động dục thứ nhất

Lợn (heo) nái đi lại kêu rít muốn nhảy ra khỏi chuồng

Lợn (heo) nái kém ăn hoặc bỏ ăn, phá máng

Nếu sờ vào nó nó sẽ né tránh, bỏ chạy

Âm hộ sưng mọng, đỏ hồng, căng bóng Nước nhờn chảy ra ngoài âm hộ lỏng, trong vàchưa keo dính

Lợn (heo) nái đạt tỷ lệ đậu thai cao

Lợn (heo) nái đẻ sai con

Cần quan tâm đến các yếu tố sau

+ Phối giống lần đầu (Phối giống cho lợn (heo) cái hậu bị)

Điều kiện cần và đủ để phối giống cho lợn (heo) cái hậu bị là lợn (heo) phải đủ tháng tuổi

và khối lượng cần thiết

Tuổi phối giống lần đầu với lợn (heo) cái giống nội là 7-7,5 tháng tuổi và giống lai (ngoại

x nội) là 7,5-8 tháng tuổi, nái ngoại 7,5- 8,5 tháng tuổi

Lợn (heo) hậu bị cần đạt đến khối lượng phù hợp khi phối giống:

Lợn (heo) móng cái 50-55 kg

Lợn (heo) F1 ( Landracce x MC) 75-85kg

Lợn (heo) F1 ( Yorshire x MC) 75-85kg

Lợn (heo) ngoại 115-120kg

Đối với tất cả các giống lợn (heo) không bao giờ cho phối ngay ở lần động dục đầu tiên, vì

cơ thể lợn (heo) phát triển chưa hoàn thiện, số trứng rụng lần đầu it… nếu phối giống thì sốlượng con đẻ ra ít Vì vậy nên phối giống những con lợn (heo) đã qua 2 lần động dục trở lên.Đối với lợn (heo) cái phối giống lần đầu nên phối giống trực tiếp là tốt nhất

Trang 21

Cần xác định chính xác thời điểm mê ì ở lợn (heo) cái hậu bị để cho phối giống ngay Sau

đó phối lại lần thứ 2 cách lần đầu 10-12 giờ

Cần phải ghi lại ngày phối giống để tính ngày lợn (heo) đẻ

+ Phối giống cho lợn (heo) nái rạ( lợn (heo) đẻ từ lứa 2 trở đi)

Đối với lợn (heo) nái rạ, phối giống theo phương pháp nhân tạo không ảnh hưởng đến tỷ lệthụ thai và số con đẻ ra

Lợn (heo) mẹ sau cai sữa 3- 6 ngày sẽ động dục trở lại

Khi phát hiện lợn (heo) nái mê ì không phối ngay như ở lợn (heo) cái hậu bị mà phối giốnglần 1 trong vòng 10-12 giờ kể từ khi phát hiện lợn (heo) mê ì

Để lợn (heo) nái đẻ sai con nên phối giống lặp lại lần 2 sau lần đầu 10-12 giờ

Cần ghi chép ngày phối giống để tính ngày lợn (heo) đẻ

5.4.3 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) nái chửa

a Đặc điểm của lợn (heo) nái trong thời gian có chửa

Thời gian có chửa kéo dài 114 ngày (3 tháng 3 tuần 3 ngày, dao động từ 110 – 118 ngày).Căn cứ vào mức độ phát triển của bào thai, thời gian có chửa được chia làm 2 giai đoạn

Chửa kỳ 1: từ ngày phối giống có chửa đến ngày thứ 84 Đây là giai đoạn đầu nái mangthai, nếu thức ăn bị mốc dễ gây lên hỏng thai

Chửa kỳ 2: từ ngày chửa thứ 85 đến khi đẻ, giai đoạn này bào thai phát triển rất mạnh,chiếm ¾ khối lượng sơ sinh

Nhu cầu thức ăn của lợn (heo) nái không những phải đáp ứng cho lợn (heo) mẹ mà cònphải nuôi thai phát triển

Lợn (heo) nái chửa rất nhạy cảm bởi yếu tố ngoại cảnh, do đó đòi hỏi phải có chế độ chămsóc cẩn thận

b Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) nái chửa:

Mục tiêu nuôi dưỡng là thai phát triển bình thường, không sảy thai, chết thai Lợn (heo) nái

đủ dinh dưỡng để tiết sữa tốt và ít bị hao mòn trong thời kỳ nuôi con Lợn (heo) con sinh rađồng đều và đạt khối lượng sơ sinh theo tiêu chuẩn của giống

Bảng mức ăn cho lợn (heo) nái chửa

Khối lượng lợn (heo) nái đầu kỳ

Trang 22

Giống ngoại 1,8 – 2,5 2,5 – 3,0 2

Lưu ý : số lượng thức ăn của lợn (heo) nái chửa kỳ 2 tăng hơn 25-30% so với chửa kỳ 1.

Trước khi đẻ 2 ngày giảm lượng thức ăn của lợn (heo) nái

* Thức ăn và cách cho ăn:

Thức ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng không ôi thiu, mốc Cho lợn (heo) nái ănthức ăn mốc sẽ gây tiêu thai, sảy thai hoặc lợn (heo) con đẻ ra yếu Cung cấp đủ nước sạch cholợn (heo) con uống

Mức ăn cho lợn (heo) nái chửa còn phụ thuộc thể trạng của lợn (heo) nái (gầy béo hay bìnhthường) Lợn (heo) nái gầy tăng thức ăn, lợn (heo) nái quá béo giảm thức ăn

Vào mùa đông khi nhiệt độ trong chuồng nuôi dưới 15oC lợn (heo) nái cần được ăn tăngthêm (0,2-0,3kg thức ăn/nái/ngày) để bù vào năng lượng mất đi do chống lạnh

* Chăm sóc vú cho lợn (heo) nái chửa

- Mục đích để kích thích thông tia sữa Trước khi đẻ cần kích thích đầu vú cho lợn (heo)nái 1-2 lần ngày

- Nếu vú bị xây xước hoặc nứt nẻ cần bôi thuốc vaselin và kháng sinh phòng chống nhiễmtrùng

* Những vấn đề cần lưu ý trong chăn nuôi lợn (heo) nái chửa

- Không cho lợn (heo) nái chửa ăn quá nhiều vì lợn (heo) nái béo sẽ dẫn đến khó đẻ, có thể

đè chết con, tiết sữa kém

- Không để lợn (heo) nái chửa ăn quá ít, lợn (heo) sẽ bị gầy dẫn đến: Dễ mắc bệnh, thiếusữa nuôi con, lợn (heo) nái hao mòn nhiều trong giai đoạn nuôi và sẽ lâu động dục trở lại saukhi cai sữa lợn (heo) con

- Đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn: Thiếu vitamin lợn (heo) con sẽphát triển chậm, sức sống kém dễ chết yểu Thiếu chất khoáng, xương lợn (heo) con kém pháttriển, lợn (heo) nái chửa có nguy cơ bại liệt hai chân sau

- Một số loại thức ăn không nên dùng cho lợn (heo) nái chửa, bỗng, bã rượu tốt cho lợn(heo) thịt nhưng không tốt cho lợn (heo) nái, nếu ăn nhiều sẽ gây kích thích sảy thai Khô dầubông có thể gây chết thai Lá đu đủ tốt với nái nuôi con nhưng không tốt cho nái chửa vì làmgiảm nhịp đập của tim gây khả nằng nuôi thai kém

5.4.4 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) nái đẻ, và lợn (heo) con

a Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) nái đẻ

*Xác định thời gian nái đẻ

- Để làm tốt việc chuẩn bị cho lợn (heo) nái đẻ, cần dự tính ngày lợn (heo) đẻ bằng cáchcộng thêm 114 ngày kể từ ngày phối giống có kết quả

* Đặc điểm của lợn (heo) nái đẻ:

Trang 23

- Những ngày gần đẻ, lợn (heo) nái chửa bụng căng to, vú căng ra hai bên Có hiện tượngsụt mông (do giãn khớp xương chậu) trước khi đẻ lợn (heo) nái đi lại nhiều, cào ổ, đái dắt; âm

hộ tiết dịch nhờn và nở to; vú có thể có sữa chảy ra…

b Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) nái nuôi con

- Mục tiêu nuôi dưỡng là lợn (heo) nái tiết sữa tốt, lợn (heo) con phát triển tốt, đồng đều; tỷ

lệ hao hụt lợn (heo) con thấp nhất; lợn (heo) mẹ hao mòn ít sau khi cai sữa lợn (heo) con

Bảng mức ăn cho lợn (heo) nái nuôi con ở tuần đầu

Giai đoạn nuôi con Lượng thức ăn hỗn hợp/ con/ ngày đêm

Có máng ăn máng uống riêng và cung cấp đủ nước sạch cho lợn (heo) mẹ uống

c Chăm sóc lợn (heo) con theo mẹ

* Cho lợn (heo) con bú

- Cho lợn (heo) con bú sữa đầu càng sớm càng tốt (sữa đầu là sữa của lợn (heo) nái 3 ngàyđầu sau đẻ) vì sữa đầu là nguồn cung cấp kháng thể giúp cho lợn (heo) con đề kháng bênh tật,đặc biệt là trong 3 tuần đầu

- Cố định vú bú, giữ cho con yếu, nhỏ trong đàn được bú 2 cặp vú đầu liên tục trong 2-3ngày đầu để giúp đàn lợn (heo) con phát triển đồng đều

- Nếu số lợn (heo) con đẻ ra nhiều hơn số vú của lợn (heo) mẹ thì nên chia làm 2 thực hiệncho bú luân phiên Nhóm 1 bú xong cho vào ổ ấm, chờ 1-2 tiếng sau cho nhóm 2 vào

* Tiêm sắt cho lợn (heo) con

- Cần bổ sung sắt để chống thiếu máu cho lợn (heo) con

- Tiêm vào bắp cổ hoặc cơ đùi dung dịch sắt (Dextran Fe)

- Lợn (heo) nội cần được tiêm 2 lần Tiêm lần thứ nhất vào ngày thứ 3 sau đẻ liều1ml(100mg), lần tiêm thứ 2 vào ngày thứ 10 sau đẻ, liều 1ml(100mg)

- Lợn (heo) lai F1 chỉ cần tiêm 1 lần 2ml(200mg) vào ngày thứ 3 sau đẻ

Ngày đăng: 16/05/2015, 14:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w