Cách cho ăn, uống

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trại nuôi heo sinh học chất lượng cao (Trang 26 - 33)

- Có thể cho lợn (heo) ăn tự do hoặc theo bữa.

- Đối với lợn (heo) nhỏ dưới 30 kg cho ăn 3 bữa/ngày, lợn (heo) lớn hơn cho ăn 2 bữa/ngày.

- Lợn (heo) được cung cấp đầy đủ nước sạch bằng vòi uống tự động. - Cho lợn (heo) ăn đúng và đủ khẩu phần đối với từng giai đoạn lợn (heo). - Cách tính lượng thức ăn cho lợn (heo) thịt

Giai đoạn Cách tính lượng thức ăn/ ngày Số bữa/ngày

10-30 kg 5% x Khối lượng lợn (heo) 3

31-60 kg 4% x Khối lượng lợn (heo) 2

61- xuất chuồng 3% x Khối lượng lợn (heo) 2

Ví dụ lợn (heo) có khối lượng 40 kg lượng thức ăn cần 1 ngày là 40 x 5% = 2 kg

* Về chuồng nuôi và mật độ nuôi

- Không nên nuôi lợn (heo) với mật độ quá dày, tối đa là 1 con/m2

- Nền chuồng cần chắc chắn không trơn trượt, có độ dốc 2-3% để thoát nước thải - Chuồng có máng ăn và vòi uống tự động cho lợn (heo)

* Vệ sinh thú y

- Tẩy giun sán cho lợn (heo) khi 18-22kg

- Kết thúc nuôi 1 lứa lợn (heo) cần vệ sinh chuồng trại bằng nước vôi pha loãng hoặc các chất sát trùng và để trống chuồng trong thời gian 1 tuần mới nuôi lứa khác.

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vacin theo quy định

Lịch tiêm phòng cho lợn (heo) con và lợn (heo) thịt

Loại tiêm phòng Thời gian tiêm(ngày tuổi)

Tiêm sắt lần 1 2-3

Tiêm sắt lần 2 10-13

Vacin dịch tả lợn (heo) lần 1 20

Vacin phó thương hàn lần 1 20

Vacin phó thương hàn lần 2 28-34

Vacin Phù đầu lợn (heo) con 28-35

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 6.1. Đánh giá tác động môi trường

6.1.1. Giới thiệu chung

Dự án xây dựng “Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao” được đầu tư tại đường Mậu Thân, khóm 5, phường 9, thành phố Cà Mau.

Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng trang trại và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng trang trại khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.

6.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường

Các cơ sở pháp lý

- Luật Đầu tư 2005 được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Luật Bảo vệ môi trường 2005 được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI thông qua ngày 19/11/2005;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;

- Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; - Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;

- Các văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường của địa phương nơi thực hiện dự án; - Các văn bản pháp lý liên quan đến việc thực hiện dự án.

Cơ sở kỹ thuật

- WHO - Assessment of sources of air, water, and land pollution, A guide to rapid

- Source inventory techniques and their use in formulating environmental control strategies. Part 1: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution. Geneva, Switzerland, 1993;

- Các kết quả nghiên cứu đã có về chất thải vật nuôi;

6.2.1. Trong quá trình xây dựng

Trong khu vực dự án hiện tại dân cư sinh sống còn ở mật độ thưa thớt không có dấu hiệu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên trong quá trình thi công và xây lắp, bụi và tiếng ồn là hai yếu tố ảnh hưởng đáng kể nhất đến môi trường trong khu vực. Để khắc phục các tác động này, chủ đầu tư và các đơn vị tham gia thi công dự án cần thực hiện các biện pháp.

Các xe chở vật liệu phải được che phủ cẩn thận theo đúng qui định của địa phương nơi dự án thực hiện. Vật liệu tập kết tại khu công trường cũng được che phủ để tránh gió và không khí.

Tuyến đường vào khu vực thi công cần được phun nước thường xuyên để hạn chế tối đa bụi.

Có kế hoạch thi công hợp lý nhằm hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn tới sinh hoạt của người dân nơi có dự án. Không sử dụng các phương tiện cơ giới chuyên chở vào ban đêm để tránh gây tiếng ồn ảnh hưởng đến đời sống của dân cư trong khu vực lân cận. Phương tiện thi công cần được lựa chọn tránh sử dụng thiết bị, máy móc lạc hậu sinh nhiều khói, bụi và tiếng ồn làm ô nhiễm môi trường.

6.2.2. Trong giai đoạn sản xuất

Tác động và hiệu quả môi trường

Chăn nuôi heo theo quy mô lớn và tập trung sẽ tạo ra nguồn phân hữu cơ lớn cũng như nguồn nước thải ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người- vật nuôi.

Tuy nhiên, với phương pháp chăn nuôi sinh học (đệm lót sinh học) mà chúng tôi áp dụng sẽ không ảnh hưởng đến môi trường. Bởi các loại vi sinh vật trong nguyên liệu để làm đệm lót chúng tôi sử dụng như mùn cưa, bột bắp, bã sắn, rau, cải, cây trồng dư thừa của miền Tây sẽ sinh sôi phát triển và làm phân giải toàn bộ nước tiểu cũng như phân gia súc gia cầm thải ra. Thời gian để phân giải nước tiểu mất khoảng 3 giờ, còn phân trong vòng 2 – 3 ngày. Do đó, giảm đáng kể mùi hôi thối của phân, giảm ruồi muỗi, tạo môi trường thông thoáng cho lợn phát triển khỏe mạnh và chống ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến đời sống của con người.

Bên cạnh đó, do sử dụng ít nước so với phương pháp chăn nuôi truyền thống (lượng nước chỉ chiếm 10% so với phương pháp nuôi thường) nên nước thải ra đã có phần vi sinh lớp đệm phân hủy hết. Ngoài ra phần phân hữu cơ sau khi xử lý và đệm lót sinh học sau 2 đến 5 năm sẽ tái sử dụng cho trồng cây, cung cấp phân sinh học xanh, sạch và chất lượng cao nhằm nâng cao năng suất cây trồng và độ phì nhiêu của đất.

Phương án xử lý môi trường

- Phân lấy ra một phần xử lý bằng phương pháp Biogas tạo ra khí ga để phục vụ sản xuất tinh heogiống, xử lý thú y và phục vụ sinh hoạt khác của trại.

- Nước thải: Lắng lọc qua hệ thống xử lý trước khi đưa ra hệ thống sông ngòi.

- Phần phân khô: Phân heo được dọn khô, một phần được đưa vào hầm Biogas để lấy khí ga để phục vụ sản xuất, xử lý thú y và phục vụ sinh hoạt khác của trại. Phần còn lại sẽ được xử lý bằng phương pháp sinh học hoặc phần còn lại có thể sấy khô ép thành bánh để làm phân bón cho cây cây trồng.

- Phần phân nước: Toàn bộ nước tiểu và nước rửa chuồng được đưa về hầm chứa Biogas, qua các hầm xử lý nước thải khác nhau và sử dụng chế phẩm vi sinh ở khu vực chuồng trại để khử mùi và phân hủy nhanh chất hữu cơ dư thừa trước khi đưa ra sử dụng cho cây trồng.

- Hàng ngày sử dụng các hệ thống bơm rửa chuồng trại hiện đại có công suất cao để làm vệ sinh chuồng trại. Hàng tuần tiến hành phun các chế phẩm vi sinh ở khu vực chuồng trại để khử

mùi. Định kỳ tiến hành phun thuốc khử trùng cho chuồng trại, cắt cỏ sạch sẽ tiêu diệt nơi sản sinh ra ruồi, muỗi.

- Trồng cây xanh ở khu vực chuồng trại, vừa có tác dụng tạo bóng râm vừa làm đẹp cảnh quan môi trường, sản sinh khí O2, hút khí CO2, ưu tiên các loại cây có khả năng xử lý được mùi cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.3. Kết luận

Việc hình thành dự án từ giai đoạn xây dựng đến giai đoạn đưa dự án vào sử dụng ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực. Nhưng Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau chúng tôi đã cho phân tích nguồn gốc gây ô nhiễm và đưa ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, đảm bảo được chất lượng môi trường trang trại và môi trường xung quanh trong vùng dự án được lành mạnh, thông thoáng và khẳng định dự án mang tính khả thi về môi trường.

CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 7.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư cho dự án “Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao” được lập dựa trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây:

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3, số 14/2008/QH12 Ngày 03 tháng 06 năm 2008 ;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng;

- Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP;

- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/05/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”;

- Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP;

- Thông tư 130/2008/TT-BTT ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.

- Thông tư số 02/2007/TT–BXD ngày 14/2/2007. Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

- Thông tư 33-2007-TT/BTC của Bộ Tài Chính ngày 09 tháng 04 năm 2007 hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;

- Thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

7.2. Nội dung tổng mức đầu tư 7.2.1. Nội dung

Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dự án “Trang trại nuôi heo sinh học chất lượng cao”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án là 23,154,515,000 (Hai mươi ba tỷ, một trăm năm mươi bốn

triệu, năm trăm mười lăm ngàn đồng) bao gồm: Chi phí xây dựng chuồng trại, Chi phí máy

móc thiết bị; Dự phòng phí. Đầu tư thành 4 giai đoạn:

• Giai đoạn 1: xây chuồng trại với 40 chuồng x 20m2/chuồng, với tổng diện tích xây dựng là 1.500m2 , bắt đầu từ Quý II/2014

• Giai đoạn 2: quy mô xây dựng 80 chuồng x 20m2/chuồng. Với tổng diện tích 4.000m2, xây dựng vào tháng 4/2015.

• Giai đoạn 3: với quy mô 40 chuồng x 20m2/chuồng, xây dựng vào tháng 3/2015 • Giai đoạn 4: 40 chuồng x 20m2/chuồng, xây dựng vào tháng 10/2016

Chi phí xây dựng và lắp đặt

Trang trại chăn nuôi heo sinh học được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn công nghệ mới, đáp ứng được những yêu cầu chung thiết kế và phối hợp các bộ phận thành một hệ thống hoàn chỉnh.

Chi phí quản lý dự án (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:

Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.

Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.

Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình;

Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;

Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; Chi phí khởi công, khánh thành;

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Bao gồm:

- Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư; - Chi phí lập thiết kế công trình;

- Chi phí thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư, dự toán xây dựng công trình;

- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng thầu xây dựng;

- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị;

- Và các khoản chi phí khác như: Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng; Chi phí tư vấn quản lý dự án;

Dự phòng phí

Ngoài ra còn dự trù thêm một khoảng gọi là Chi phí dự phòng khoảng 5% tổng giá trị xây dựng và đầu tư thiết bị hạ tầng.

7.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư

Bảng Tổng mức đầu tư cho 04 giai đoạn

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trại nuôi heo sinh học chất lượng cao (Trang 26 - 33)